Hệ Thống Quầy Thông Tin Và Bốt Thông Tin Du Lịch Tự Động

việc mở rộng diện tích, nâng số lượng phòng rất khó. Qui mô nhỏ, thiếu các dịch vụ bổ trợ nên các cơ sở lưu trú ở khu vực này thường gặp khó khăn khi đón các đoàn khách lớn mà chủ yếu là đón khách lẻ, đoàn nhỏ, khả năng chi tiêu thấp, thời gian lưu trú ngắn.

Cũng như vậy, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch trên địa bàn đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng hội nhập, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; số lượng và chất lượng các loại hình dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư, hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng cáo, mở rộng liên doanh, liên kết còn hạn chế.

Về các cửa hàng kinh doanh ăn uống, trong những năm gần đây phát huy thế mạnh về một nền văn hóa ẩm thực phong phú, tinh tế, hấp dẫn, nhiều cửa hàng mọc lên đã đáp ứng phần nào nhu cầu của khách du lịch, góp phần vào giới thiệu, quảng bá về phố cổ Hà Nội và xây dựng nên một đặc trưng, một thương hiệu cho “ẩm thực phố cổ” trong lòng người dân địa phương và du khách gần xa. Đặc biệt cuối năm 2014, quận Hoàn Kiếm đã cho tổ chức phố Hàng Buồn thành phố ẩm thực vào 3 ngày cuối tuần với khoảng 40 quầy hàng bán quà bánh, đồ ăn đồ uống truyền thống và du nhập. Do có cùng lịch hoạt động với chợ đêm nên con phố này cũng thu hút một lượng lớn khách du lịch và người dân các vùng lân cận tới thưởng thức, trải nghiệm ẩm thực đường phố trong không gian phố cổ.

Về dịch vụ mua sắm ở phố cổ, hiện nay trong khu phố cổ chưa có một trung tâm thương mại, khu mua sắm nào đảm bảo uy tín và đáp ứng được nhu cầu này của du khách. Ngoài 3 khu chợ truyền thống là chợ Bắc Qua, chợ Cầu Đông và chợ Đồng Xuân, trên địa bàn có rất nhiều các cơ sở kinh doanh tự phát nằm rải rác trong các tuyến phố song chất lượng, mẫu mã của các mặt hàng bày bán tại các cửa hàng này vẫn là một điểm yếu rất cần được khắc

phục. Mặc dù nổi tiếng với các phố nghề nhưng hiện nay các món quà là các sản phẩm thủ công truyền thống rất ít về số lượng, nghèo nàn về mẫu mã, thậm chí nhiều cửa hàng bày bán các món đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém gây thiệt hại về kinh tế cho khách du lịch và ảnh hưởng đến uy tín của du lịch phố cổ. Trung tâm thương mại (TTTM) Hàng Da Galleria với kinh phí xây dựng lên đến 250 tỷ đồng sau một thời gian hoạt động èo uột đã đóng cửa để tái cơ cấu và đổi tên thành Hà Nội Square nhưng cũng không cải thiện được thực trạng. Tình hình như vậy khiến cho khách du lịch ngày càng không mặn mà với hoạt động mua sắm khi đến phố cổ Hà Nội và ngay cả các công ty lữ hành cũng gặp khó khăn trong việc thiết kế tour vì không biết đưa khách vào đâu để mua được các mặt hàng lưu niệm đặc sắc, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.

2.1.4.2. Hệ thống quầy thông tin và bốt thông tin du lịch tự động


Trước dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Năm du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội, Sở VHTT&DL Hà Nội đã cho triển khai lắp đặt 5 quầy thông tin du lịch tại sân bay Nội Bài, phố Bảo Khánh, Lê Thạch, tuyến phố đi bộ Hàng Ngang, Hàng Đào và 37 bốt thông tin điện tử được đặt tại các khách sạn, các di tích và các địa điểm ở khu vực trung tâm có nhiều khách du lịch nhằm cung cấp các thông tin về du lịch Hà Nội nói chung và phố cổ Hà Nội nói riêng cho khách du lịch. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, các quầy và bốt thông tin trên đã không đạt được kết quả như mong muốn, các bốt thông tin đã xuống cấp nghiêm trọng, các quầy thông tin cũng không đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Hiện nay các bốt thông tin này đã chính thức ngừng hoạt động.

Các quầy thông tin hỗ trợ thì hầu như không phát huy được tác dụng, nhân viên hỗ trợ không được trang bị đầy đủ kiến thức về địa danh, địa lý và đặc biệt là về ngoại ngữ. Quầy thông tin mở không thường xuyên, các tài liệu trưng bày ít hơn so với những hàng lưu niệm bày bán khiến khách hàng cảm

thấy mục đích của các quầy thông tin du lịch là bán hàng, giới thiệu sản phẩm nhiều hơn là hỗ trợ thông tin cho khách du lịch.

2.1.4.3. Nhà vệ sinh công cộng


Hiện tại 4 quận nội thành cũ của Hà Nội có 310 nhà vệ sinh công cộng do Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội quản lý, riêng khu phố cổ và khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm có 16 nhà. Theo nhận định của các cơ quan liên quan, các nhà vệ sinh chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách do số lượng, mức độ phân bố, diện tích sử dụng, đặc biệt là chất lượng còn hạn chế. Thực tế kết quả khảo sát cũng cho thấy có tới 28% khách du lịch được hỏi phàn nàn về số lượng, chất lượng của nhà vệ sinh công cộng trong khu vực.

2.1.4.4. Phương tiện vận chuyển khách du lịch


Xích lô

Theo thống kê của các hãng lữ hành Hà Nội, trên 90% khách quốc tế đến Hà Nội đều sử dụng xích lô làm phương tiện tham quan phố cổ.

Hiện nay, Hà Nội cấp phép cho gần 300 xe xích lô thuộc 4 doanh nghiệp: Công ty Sans - Souci, Công ty cổ phần Huy Phong, Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Lâm Anh và Công ty Thương mại Dịch vụ Văn hóa. Theo quy định, mỗi đoàn xích lô chỉ được tối đa 5 xe, khoảng cách mỗi đoàn 100m và khung giờ cấm xích lô là sáng từ 7g đến 8g30, chiều từ 16g30 đến 19g để giảm ùn tắc giao thông.

Hiện tại các công ty xích lô hình thành 3 tour du lịch, hoạt động trên khoảng 50 phố. Ngoài tham quan khu phố cổ, các tour du lịch này còn đưa khách đến với các khu phố cũ, các di tích lịch sử, văn hoá của Thủ đô. Tuỳ theo yêu cầu của du khách, các công ty xích lô thực hiện tour dài 1 giờ, 1,5 giờ hoặc 2 giờ.

Do vấn đề ùn tắc giao thông ở đô thị ngày càng nghiêm trọng, những năm gần đây Hà Nội đã thực hiện một số biện pháp để hạn chế dần như giữ

nguyên số xe đã đăng ký, đồng thời tiến hành “quét” xích lô dù núp bóng doanh nghiệp.

Xe điện

Xuất hiện từ tháng 7 năm 2010, xe điện nằm trong dự án Phương tiện giao thông sạch trong lòng phố cổ Hà Nội do Công ty cổ phần Đồng Xuân quản lý. Với số lượng 12 xe ban đầu, trung bình mỗi ngày đã có tới 500 - 600, thậm chí 700 khách du lịch sử dụng dịch vụ du lịch này.

Lộ trình hoạt động của xe điện dài khoảng 6,5km, đi qua 28 tuyến phố thương mại, 13 phố nghề, 22 đình, 9 đền, 3 chùa, 8 di tích lịch sử, thắng cảnh khu vực hồ Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân. Khu vực cổng chợ Đồng Xuân và đường đôi Đinh Tiên Hoàng được chọn làm ga đầu và ga cuối trong lộ trình tham quan.

Hiện Công ty cổ phần Đồng Xuân đã triển khai loại hình du lịch tham quan phố cổ bằng xe điện với 5 tour du lịch, gồm: Khám phá nét đặc trưng trong lòng phố cổ; Tìm hiểu văn hóa tâm linh của đình, đền, chùa cổ; Tìm hiểu văn hóa ẩm thực đất Kinh kỳ; Tham quan các tuyến phố thương mại và mua sắm hàng hóa; Tham quan các nhà nghề và nghệ nhân trong phố nghề.

Bên cạnh giá thành hợp lý (15.000 đồng/người/lượt và 150.000 đồng/ xe), khi sử dụng xe điện, du khách được thong thả ngắm phố phường Hà Nội cận cảnh và rõ nét hơn mà không phải vội vàng, gấp gáp như đi xe máy hoặc ô tô.

Hiện nay tổng số xe điện là 30 chiếc hoạt động từ 8h30‟ đến 23h00‟ các ngày trong tuần, trong đó 10 xe nhập giai đoạn hai có ứng dụng công nghệ pin năng lượng mặt trời. Từ tháng 7/2010 đến nay, xe ô tô điện đã phục vụ hơn 2,2 triệu lượt khách, đến hết tháng 1/2015, tổng doanh thu của xe ô tô điện đạt trên 37,8 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 15,4 tỷ đồng.


2.1.5. Kết quả hoạt động du lịch

Với sự đầu tư, quan tâm của Nhà nước và thành phố cũng như sự nỗ lực cố gắng của các ban ngành hữu quan của quận Hoàn Kiếm, trong những năm qua du lịch quận Hoàn Kiếm cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.


Năm

Lượng khách nước ngoài


(lượt khách)

Lượng khách Việt Kiều


(lượt khách)

2012

828.966

12.076

2013

935.000

9.972

2014

864.000

8.166

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội - 7

Bảng 2.1: Thống kê lượng khách nước ngoài và khách Việt kiều đến quận Hoàn Kiếm

Nguồn: Bài phát biểu của ông Dương Đức Tuấn – Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm tại hội thảo Gặp mặt đại diện các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch năm 2015

Năm 2014, kinh tế trên địa bàn toàn quận tiếp tục phát triển; tốc độ tăng trưởng dịch vụ, thương mại, du lịch tăng 17,75% về doanh thu, chiếm tỷ trọng 97% trong cơ cấu kinh tế quận. Không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quận Hoàn Kiếm, du lịch phố cổ đã có đóng góp rất lớn vào kết quả chung của du lịch Hà Nội những năm vừa qua. Theo báo cáo về thực trạng du lịch Hà Nội của ông Đỗ Đình Hồng – Giám đốc sở du lịch Hà Nội, giai đoạn 2010 – 2014 dù gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế chung nhưng lượng khách du lịch thành phố có tốc độ tăng trưởng khá ấn ượng, mức tăng bình quân đạt hơn 10%, năm 2014 đạt 15,4 triệu lượt khách du lịch nội địa, 3 triệu lượt khách quốc tế, gấp 2 lần so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 40% so với cả nước. Tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch ổn

định mức 15,1%, năm 2014 đạt doanh thu là 48.000 tỷ đổng. Trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng lượng khách đến Hà Nội đạt 15.079.544 lượt, tăng 8%, khách quốc tế đạt 2.299.544 lượt tăng 14%, khách trong nước đạt 12.780.000 lượt tăng 6.5% , doanh thu đạt 38.579 tỷ đồng tăng 7% cùng kỳ. [20, Tr.4]


2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội

2.2.1. Công tác thực hiện chiến lược, quy hoạch


Với vị trí trung tâm và vai trò mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế, xã hội của quận Hoàn Kiếm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, công tác xây dựng chiến lược, qui hoạch của khu phố cổ luôn được UBND thành phố Hà Nội quan tâm và trực tiếp chỉ đạo UBND quận Hoàn Kiếm cùng các cơ quan chuyên ngành như Viện Bảo tồn di tích, Viện Qui hoạch nghiên cứu thực hiện. Gần đây nhất, tháng 5 năm 2014 đề án phân khu đô thị H1-1 tỉ lệ 1/2.000 đã được UBND thành phố Hà Nội chính thức thông qua. Trong đó, khu phố cổ có diện tích 81ha, nằm trên địa bàn 10 phường của quận Hoàn Kiếm, có giá trị lịch sử, văn hóa cần bảo tồn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị, phát huy giá trị văn hóa lịch sử của Hà Nội nằm trong diện tích quy hoạch này.

Phố cổ Hà Nội mang đặc trưng là một đô thị cổ với nhiều di tích kiến trúc, lịch sử, văn hóa lâu đời do đó công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược, qui hoạch ở khu vực này phần lớn hướng tới bảo tồn, tôn tạo hơn là xây mới. Chủ trương đó được thể hiện rõ trong định hướng phát triển nhà ở giai đoạn đến năm 2030 của UBND thành phố Hà Nội: Thành phố sẽ thực hiện giãn dân từ đô thị lõi lịch sử tới các khu đô thị mới hoặc đô thị vệ tinh với các tiêu chuẩn nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và đa dạng về loại hình đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng trong xã hội. Đối với khu phố cổ, không phát triển nhà ở mới, tập trung cải thiện chất lượng ở, bảo tồn giá trị kiến trúc nhà ở, không gian ở truyền thống.

Về qui hoạch ngành, ngày 16 tháng 10 năm 2012, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 4597 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Phố cổ được xác định là vùng lõi nằm trong cụm du lịch Trung tâm Hà Nội với định hướng trở thành trung tâm du lịch văn hóa của thành phố. Để thực hiện các mục tiêu đề ra các cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách và đề án nhằm phát triển khu vực phố cổ Hà Nội theo định hướng đề ra.

Một trong những đề án quan trọng nhất và đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu qui hoạch chiến lược đối với khu phố cổ Nội đó là Giãn dân phố cổ Hà Nội. Mục tiêu của đề án là giảm mật độ dân cư khu vực Phố cổ từ 823 người/ha xuống còn 500 người/ha tính đến năm 2020. Theo đó, sẽ có 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 nhân khẩu sẽ được di dời, góp phần cải thiện môi trường đô thị, cải thiện đời sống cho nhân dân trong khu Phố cổ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo các di tích và các công trình kiến trúc cổ có giá trị trong khu Phố cổ.

Thực tế, giãn dân phố cổ là quá trình điều tiết cơ học mật độ dân cư với sự hỗ trợ của nhà nước về nơi định cư và một số chính sách ưu đãi. Do đó công tác giãn dân không mang yếu tố cưỡng chế, bắt buộc mà chủ yếu dựa trên sự tự nguyện của người dân. Nhận thức được điều đó các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức Đoàn thể quận Hoàn Kiếm đã tích cực vào cuộc để phổ biến tuyên truyền về công tác giãn dân, làm cho người dân thấy rõ được lợi ích cho xã hội cũng như cho từng hộ dân. Các tổ chức đã giới thiệu về quy hoạch, thiết kế khu đô thị giãn dân Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội nhằm giúp người dân có đầy đủ thông tin về khu định cư mới trước khi quyết định di chuyển.

Tuy còn nhiều khó khăn trong thực hiện do người dân phố cổ vẫn băn khoăn lo lắng về kế sinh nhai ở nơi ở mới nhưng đề án giãn dân phố cổ đã thu hút sự quan tâm, ủng hộ của nhiều chuyên gia cũng như người dân Hà Nội nói

chung với mong muốn mật độ dân cư giảm sẽ giúp giảm áp lực lên cơ sở vật chất hạ tầng của khu phố cổ góp phần bảo tồn di tích, cảnh quan, môi trường nơi đây.

Một hoạt động qui hoạch quan trọng khác nhằm bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác tiềm năng của khu phố cổ việc tổ chức triển khai tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân kết hợp với phát triển dịch vụ, thương mại, văn hóa trong khu phố cổ vào các tối ngày cuối tuần bắt đầu từ năm 2004. Qua hơn 10 năm triển khai, tuyến phố đi bộ đã tạo nên một sản phẩm đặc trưng của du lịch Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của tuyến phố đi bộ cũng bộc lộ nhiều bất cập. Tuyến phố đi bộ Hàng Đào- Đồng Xuân có phạm vi hạn hẹp, quy mô nhỏ, ít di tích lịch sử văn hóa, thiếu các dịch vụ ăn uống mà chủ yếu là hoạt động thương mại. Việc bố trí, sắp xếp các gian hàng dưới lòng đường hoặc kinh doanh ngay trên vỉa hè đã làm ảnh hưởng đến mục đích đi bộ và thưởng ngoạn của du khách.

Trước những bất cập đó, UBND quận Hoàn Kiếm đã đề ra chủ trương mở rộng tuyến phố đi bộ sang Khu bảo tồn cấp I, thuộc địa bàn phường Hàng Buồm, nơi tập trung nhiều di tích, công trình lịch sử, văn hóa, kiến trúc như: Đền Bạch Mã, đền Hương Tượng, đình Quán Đế, nhà cổ 87 Mã Mây. Khu vực này còn mang một bản sắc văn hóa đặc biệt, đó là văn hóa ẩm thực, với nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nội. Đặc biệt, người dân và khách du lịch còn được thưởng thức miễn phí các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống như hát xẩm, chầu văn, ca trù và ca nhạc đương đại như nhạc jazz,... Đây là nét mới trong không gian đi bộ của phố cổ Hà Nội.

Đề án “Mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội” với 6 tuyến phố gồm: Hàng Buồm, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Mã Mây, Đào Duy Từ, Tạ Hiện, chính thức hoạt động vào tháng 10-2014. Việc kết nối không gian đi bộ mở rộng với tuyến phố thương mại Hàng Đào - Đồng Xuân đã tạo thành chuỗi kết nối giữa tuyến phố dịch vụ với tuyến phố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/08/2023