Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - 10


nghiệp du lịch có quy mô lớn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chất lượng lao động ở một số cơ sở vẫn còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. Trong quá trình phục vụ vẫn thường thấy nhân viên phục vụ mắc sai sót, phong cách phục vụ của một bộ phận nhân viên trong ngành còn thiếu chuyên nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngành.

Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch chủ yếu của tỉnh là Trường cao đẳng Nghệ thuật và du lịch với các ngành đào tạo Việt Nam học (chuyên ngành quản trị lữ hành – hướng dẫn), quản trị khách sạn – nhà hàng, quản lý văn hoá, quản trị lữ hành - hướng dẫn. Góp phần quan trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn của tỉnh, là nơi cung cấp một đội ngũ nhân viên dịch vụ và hướng dẫn viên tại khu vực du lịch Vịnh Hạ Long.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, nguồn nhân lực du lịch không chỉ là các cán bộ đang trực tiếp làm việc trong ngành khách sạn, nhà hàng hay các doanh nghiệp du lịch mà còn bao gồm cả cư dân địa phương. Thái độ của cư dân địa phương sẽ tạo ra những ấn tượng tốt hoặc ngược lại về điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Căn cứ vào phiếu điều tra, tác giả nhận thấy 57% số lượng khách du lịch được hỏi cho rằng người dân khu vực Vịnh Hạ Long có thái độ thân thiện. Mặc dù đã quá 50% nhưng tại một điểm đến là Di sản thiên nhiên thế giới thì con số này còn bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Các nhà quản lý cần có các biện pháp tuyên truyền giáo dục để giúp người dân nâng cao ý thức và nhận thấy rõ vai trò của du khách cũng như hoạt động của du lịch đối với đời sống của họ.

2.2.4. Công tác quản lý môi trường

2.2.4.1. Công tác quản lý môi trường tự nhiên

* Các văn bản pháp lý có liên quan

Việc quản lý, bảo tồn giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trước hết đều phải dựa trên các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký


kết. Có thể kể đến như: Công ước về quản lý bảo tồn Di sản văn hóa và tự nhiên thế giới; Công ước về quản lý vùng đất ngập nước - RAMSA; Công ước về đa dạng sinh học; Công ước về buôn bán quốc tế những loại động thực vật có nguy cơ bị đe dọa; Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm dầu; Công ước về kiểm soát vận chuyển các chất độc hại xuyên biêng giới...) và rất nhiều các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách do Chính phủ, địa phương ban hành như Luật Môi trường; Luật Thủy sản; Luật Giao thông đường thủy nội địa… Trong nhiều năm qua, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã ban hành một số văn bản thể hiện rõ chủ trương, chính sách và quy định về công tác quản lý, khai thác khu Di sản Vịnh Hạ Long như: Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Bản quy hoạch cũng nêu rõ việc chú trọng công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long gắn với nâng cao, chuyển biến nhận thức của cộng đồng dân cư có tác động đến khu vực Vịnh Hạ Long; đồng thời áp dụng các quy chuẩn về môi trường của Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới nhằm bảo tồn, phát huy, nâng cao giá trị của Vịnh Hạ Long đảm bảo phát triển bền vững; Nghị quyết số 09 ngày 30/11/2002 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về công tác quản lý, bảo tồn và khai thác Vịnh Hạ Long; Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long; Nghị quyết số 68 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Cùng với việc xây dựng cơ chế chính sách, công tác nghiên cứu, quy hoạch, định hướng cho quản lý, phát huy Di sản về lâu dài cũng đã được quan tâm thực hiện. Điển hình là việc xúc tiến triển khai Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sảnVịnh Hạ Long đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2002; xây dựng Kế hoạch quản lý Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long giai đoạn 2011-2015; triển khai nghiên cứu Dự án tiền khả thi xây dựng


Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - 10

Bảo tàng sinh thái Hạ Long được Chính phủ phê duyệt năm 2002, trong đó có Dự án Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn.

* Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, nước thải

Chất thải trên khu vực Vịnh Hạ Long trong nhiều năm trở lại đây chủ yếu là do khách du lịch và từ các hoạt động cung cấp dịch vụ. Thêm vào đó là các chất thải từ các làng chài trong khu vực Vịnh Hạ Long, chất thải rắn từ các hoạt động khai thác đánh bắt trên Vịnh, nguồn rác từ dòng hải lưu và rác từ trên các đảo. Để khắc phục tình trạng này, BQLVHL giao thu gom rác trên Vịnh và tại các làng chài cho tổ thu gom rác của cơ quan. Phương tiện chuyên chở bằng thuyền, có 04 thuyền chuyên dụng và 06 thuyền chuyên thu gom rác nổi trên mặt nước, hang động, khu vực làng chài và các bến thuyền xe, hướng dẫn các hộ ngư dân, tàu du lịch đặt thùng chứa rác, thực hiện phân loại rác; hướng dẫn các chủ tàu sơ chế thức ăn từ trên bờ trước khi vận chuyển xuống tàu để giảm thiểu rác thải. Cùng với đó, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ven bờ. Từ đầu năm đến nay, tại các điểm

tham quan, khu dân cư làng chài trên Vịnh đã thu gom, xử lý được trên 800m3 rác. Đặc biệt, BQLVHL đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofast vào xử lý nước thải sinh hoạt tại các điểm tham quan trên Vịnh; lắp đặt thử nghiệm thiết bị tách nhanh dầu nước để xử lý nước la canh cho các tàu, thuyền du lịch hoạt động trên Vịnh.

* Hoạt động thanh tra và giám sát

Để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, nước thải trên thực tế đã có sự phối hợp với các đơn vị liên quan như hải quan, công an kiểm soát môi trường phát sinh từ trạm nhập tái xuất tại các cửa khẩu trên địa bàn. Công tác thanh tra kiểm tra định kỳ các hoạt động khai thác than, khoáng sản nhằm hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường khu vực và gây áp lực đối với môi trường vùng Vịnh. Song song với hoạt động trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với BQLVHL trong việc bảo vệ môi


trường như việc kiểm tra, thu gom chất thải, rác thải do hoạt động phát triển du lịch, tiến hành xử lý các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc, xử lý triệt để các cơsở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

* Công tác tuyên truyền, giáo dục

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, tỉnh đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ Di sản (phát triển chương trình giáo dục Di sản trong trường học và cộng đồng trên địa bàn tại 5 địa bàn: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Quảng Yên). Ngoài ra, BQLVHL tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường với các hộ dân sinh sống, nuôi trồng, kinh doanh hải sản tại các làng chài và các tàu thuyền vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ Long.... Bên cạnh đó, các ngành, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường Vịnh, như: trồng rừng ngập mặn, tuyên truyền thay phao xốp nhà bè, kiểm soát ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long, đồng thời thiết lập phương án phòng chống thiên tai, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn trên Vịnh. Các hoạt động này đã đem lại một số kết quả: đối với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh du lịch việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đã tốt hơn. Các doanh nghiệp than đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để ngăn ngừa và khắc phục hậu quả nhằm giảm thiểu ô nhiễm do khai thác than gây ra. Theo kết quả khảo sát của tác giả, 35% số phiếu khách du lịch đánh giá về môi trường tự nhiên ở Vịnh Hạ Long là đang đe dọa bị ô nhiễm, 22% cho rằng đã tới giai đoạn bắt đầu ô nhiễm. Như vậy, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường Vịnh Hạ Long đã có nhiều tín hiệu đáng mừng và theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, số liệu khảo sát trên cũng cho thấy công tác bảo vệ môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết.

* Một số tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long

Mặc dù đã có nhiều nguồn lực được huy động, các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường cho Vịnh Hạ Long được Chính phủ và địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên, các nỗ lực này vẫn mang tính đơn ngành, phục vụ cho


lợi ích phát triển của từng ngành chứ chưa toàn cục. Các quy chế môi trường hiện hành và công tác thực thi còn gặp nhiều vướng mắc, dẫn đến việc bảo tồn kém và suy thoái môi trường đang đe dọa Di sản thế giới vịnh Hạ Long. Quy định hiện hành của Vịnh Hạ Long phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, nhưng lại không đủ để bảo vệ môi trường Vịnh. Hiện tại không có cơ chế phạt khi xả rác bừa bãi và mức phạt do gây ô nhiễm lại không tương xứng với chi phí khắc phục. Vấn đề là các quy định, tiêu chuẩn là do cấp bộ quyết định và có những điểm trong các quy định đó chưa bao gồm những ý đóng góp từ phía Sở Tài nguyên và Môi trường. Những quy định hiện đang được nhiều cơ quan, ban, ngành ban hành với sự quan tâm rất ít tới lợi ích của công tác bảo vệ môi trường. Sự phối hợp thực hiện quy chế chưa tốt ở từng đơn vị, dẫn đến sự chồng chéo, quan liêu không cần thiết. Điều đó dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm mà cơ sở gây ô nhiễm không gặp hậu quả tiêu cực nào, các công ty chọn cách gây ô nhiễm thay vì tuân thủ theo quy định vì mục đích lợi nhuận cao hơn. Công tác thực thi các quy định về môi trường chưa được nghiêm ngặt và không được thực hiện bởi những sở ngành độc lập, không có mối liên kết với các ngành. Hoạt động quan trắc nói chung không thực hiện thường xuyên (hàng quý) và chỉ đo một số thông số ô nhiễm chính và không tiến hành đánh giá. Có nhiều cơ quan chịu trách nhiệm về thực hiện quy chế nhưng lại thiếu sự phối hợp, dẫn đến tính hiệu quả không cao. Các ngành tự lập báo cáo về chất lượng khí thải và chất lượng nước thải xả ra môi trường, thông qua việc thuê bất cứ đơn vị nào họ muốn. Vì vậy, có khả năng kết quả được lập có lợi cho ngành đó. Ví dụ, có những báo cáo của các đơn vị khai thác than tại địa phương nhưng thực chất đất đá thải không được xử lý đúng cách và các công ty chỉ "tỏ vẻ" có quản lý công tác xử lý chất thải. Tần suất lập báo cáo hiện nay không đáp ứng được yêu cầu cần xử lý ngay những nguồn phát thải bởi hiện chỉ có các báo cáo về phát thải lập trên cơ sở hàng quý hoặc nửa năm đối với môi trường xung quanh trong khi rác thải ra ngoài môi trường lại tăng theo từng phút, từng giờ.


Các sở ban ngành chủ chốt thường thiếu nguồn lực, không được đào tạo đầy đủ và cũng không đủ thẩm quyền để giám sát và xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Ví dụ như phòng nghiệp vụ du lịch thuộc Sở VHTT&DL không thể theo dõi điều hành tàu du lịch trong khi BQLVHL có rất ít thẩm quyền thực thi các quy định. Nếu không có các chính sách phù hợp, chất lượng môi trường của Vịnh sẽ nhanh chóng bị hủy hoại chính từ các ngành công nghiệp, hộ gia đình và các hoạt động du lịch. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, hoạt động khai thác than là tác nhân chính gây hủy hoại môi trường với lượng nước thải chưa được xử lý, chiếm tới 45% của tổng lượng nước thải xả ra do khai thác than trong năm 2011, được xả trực tiếp vào môi trường Vịnh, biển và các nhánh sông xung quanh.

Kết quả của quá trình trầm tích đang thay đổi dòng chảy bề mặt. Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình cũng đóng góp một lượng lớn lên tới 62% lượng xả thải không được xử lý trước khi xả ra môi trường và 10% chất thải đô thị được xả ra đường phố, nguồn nước hoặc tiêu hủy bằng phương pháp đốt (Số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2013). Bãi rác, bệnh viện, các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng đang gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Các đầm nuôi trồng thủy sản và làng chài cũng xả chất thải rắn và nước thải vào các vùng nước khu vực ven bờ Vịnh. Nhân viên vận hành tàu thăm vịnh thường tranh thủ thời gian ban đêm đổ dầu thải bất hợp pháp xuống biển. UNESCO đang ngày càng lo ngại về sự suy thoái môi trường Vịnh Hạ Long và khuyến cáo sẽ đưa Vịnh Hạ Long vào danh mục địa danh có nguy cơ mất danh hiệu Di sản thế giới nếu tỉnh không cải thiện công tác quản lý, thực hiện đánh giá tác động môi trường và xử lý tất cả các vấn đề liên quan

2.2.4.2. Quản lý môi trường xã hội

Nhằm xây dựng một hình ảnh đẹp về du lịch Hạ Long trong con mắt du khách trong và ngoài nước, thời gian qua, Quảng Ninh đã tăng cường công tác quản lý các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Vịnh Hạ Long, một trong những địa bàn rộng, trọng tâm, nơi diễn ra khá nhiều các hoạt động kinh doanh


dịch vụ du lịch phức tạp, đã và đang được các ngành, địa phương liên quan tích cực triển khai với một quyết tâm bài trừ các tệ nạn ăn xin, đeo bám, kinh doanh dịch vụ không lành mạnh...

Gần đây, khi đến khu vực cảng nổi Hòn Gai, một trong những cảng tàu biển quốc tế cập cảng đưa khách đến tham quan Hạ Long (điểm nóng về tệ nạn đò mủng ăn xin, đeo bám du khách trước đây) đã có những chuyển biến đáng ghi nhận. Tại khu vực cầu tàu Saigontourist này không còn thấy bóng những chiếc đò mủng chở những người ăn xin đỗ 2 bên mạn cầu. Có được kết quả trên là do sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, hiện tượng ăn xin, đeo bám khách du lịch tại khu vực này đã giảm hẳn. Đội ngũ ăn xin, cò mồi không còn hoạt động ngang nhiên như trước nữa. Đại diện Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Hòn Gai cho biết thêm, riêng khu vực cảng nổi Hòn Gai, các đối tượng đò mủng ăn xin đeo bám du khách cũng không còn xuất hiện ở khu vực này.

Theo BQLVHL, sau 9 tháng thực hiện Chỉ thị số 11/CT-UBND tỉnh “Về tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh”, bên cạnh công tác tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân, học sinh các làng chài, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên Vịnh về bảo vệ môi trường, giao tiếp, ứng xử trong hoạt động du lịch thực hiện văn minh thương mại… BQLVHL đã phối hợp với các lực lượng liên quan đẩy mạnh công tác tuần tra, giám sát và phát hiện xử lý vi phạm. Tính đến nay, BQL Vịnh phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức được 384 lượt tuần tra giám sát các hoạt động kinh tế trên Vịnh, mở 8 đợt truy quét tệ nạn bán hàng rong, ăn xin, xử lý 9 vụ vi phạm quản lý nhà bè, 27 trường hợp đò mủng đeo bám, 29 vụ vi phạm của tàu du lịch và 10 vụ vi phạm quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm nay, Đội kiểm tra xử lý vi phạm và các Trung tâm bảo tồn phối hợp với các đơn vị liên quan như Cảng vụ thuỷ nội địa, Sở Giao thông - Vận tải, UBND phường Hùng Thắng… đã tổ chức 119 lượt tuần tra, giám sát các hoạt động kinh tế, xã hội trên Vịnh Hạ Long, trọng tâm là bài trừ tệ nạn đeo bám tàu


du lịch, bán hàng rong, ăn xin trên Vịnh. Nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị hữu quan trong việc tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên Vịnh, bước đầu nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, của cộng đồng cư dân làng chài về công tác bảo vệ Di sản, bảo vệ môi trường du lịch tiếp tục được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp, chủ tàu, cư dân trên Vịnh Hạ Long đã tích cực tham gia thực hiện chỉ thị 11. Một điểm đáng ghi nhận nữa, công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các hang động, điểm tham quan trên Vịnh, hoạt động tàu du lịch đã có những chuyển biến tích cực. Thực hiện chỉ thị 11 của UBND tỉnh, chất lượng đội tàu vận chuyển khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long được nâng lên rõ rệt, ý thức, trình độ nghiệp vụ trong hoạt động du lịch của thuyền viên cũng không ngừng được cải thiện, 100% du khách trên tàu du lịch đã được các thuyền viên hướng dẫn mặc áo phao… Vì vậy, khi điều tra bằng phiếu khảo sát, tác giả thu về được 65 số phiếu được khách du lịch đánh giá là an toàn khi đi du lịch ở Vịnh Hạ Long.

Những kết quả đạt được trong thời gian qua là không thể phủ nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động kinh doanh trên Vịnh Hạ Long vẫn còn không ít thách thức mà các ngành chức năng cần tăng cường sự phối hợp hơn nữa để xử lý triệt để các vi phạm. Ngoài một số khu vực gần bờ, do có sự vào cuộc mạnh mẽ của các lực lượng chức năng, đối tượng ăn xin, bán hàng rong vi phạm đang có xu hướng giảm. Thế nhưng so với thời gian cuối năm 2012 thì sau Tết, các vụ vi phạm đò bán hàng rong, đeo bám tàu du lịch tại một số tuyến du lịch trên Vịnh có xu hướng tăng. Một trong những nguyên nhân là do thời gian ra Tết, các lực lượng chức năng chưa thực sự vào cuộc mạnh mẽ. Các đối tượng lợi dụng điều này để tăng cường các hoạt động vi phạm. Cũng trong thời gian qua, do đã chủ động phối hợp các đơn vị liên quan vào cuộc mạnh mẽ trong việc vận động, tuyên truyền, kiểm tra phát hiện, xử lý các vi phạm môi trường hoạt động kinh doanh du lịch trên Vịnh Hạ Long nên tình hình đã có những chuyển biến; tuy nhiên nó vẫn thiếu tính bền vững. Nhiều đối tượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2023