Số Lượt Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Tham Quan Vịnh Hạ Long


Căn cứ vào biểu đồ 2.5. cho thấy lượng du khách đến thành phố Hạ Long ngày gia tăng với tổng số du khánh cho cả giai đoạn từ 2013-2017 tăng 16.9%, trong đó lượng du khách quốc tế tăng 23.4%, tăng hơn 10% so với lượng du khách trong nước là 11.7%. Nhưng đến giai đoạn 2017-2019 có sự trững lại nhưng vẫn ở mức khá cao là 10.8%, do lượng du khách quốc tế sụt giảm chỉ còn tăng ở mức 8% do sự tác động của dịch bệnh Covid 10 diễn biến phức tạp cuối năm 2019 và năm 2020, nhưng giai đoạn này khách nội địa có xu hướng tăng mạnh do các dịch vụ kích cầu du lịch trong nước.


Triệu lượt khách du lịch

+16,6%

+8,0%

+23,4%

2,2

2,2

1,8

2,1

1,1

0,8

1,0

1,0

13

14

15

16

17

18

19

20

Biểu đồ 2.4. Số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan Vịnh Hạ Long


Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh 2014 Nhìn chung, trong cả giai đoạn từ 2014 đến 2020, lượng du khách đến Hạ Long vẫn được đánh giá là rất lớn. Tuy nhiên, nếu được quản lý tốt thành phố vẫn

tiếp tục đáp ứng nhu cầu khách du lịch và còn tiềm năng để phát triển hơn nữa.

* Doanh thu từ hoạt động du lịch

Nhờ sự khai thác hiệu quả những tài nguyên du lịch chủ yếu trên Vịnh Hạ Long, doanh thu du lịch hàng năm của Thành phố đã đạt mức tăng trưởng khoảng 20%, từ 1,1 nghìn tỷ đồng năm 2016 lên đến 2,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2020. Hiên nay, doanh thu từ HĐDL chiếm khoảng 5% giá trị sản xuất kinh tế và khoảng 10% giá trị tăng thêm.


+19,5%

2,3

1,6

2,0

1,1

1,3

2016

2017

2018

2019

2020


Biểu đồ 2.5. Doanh thu du lịch của thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020


Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh 2015

Phần lớn sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi lưu lượng khách du lịch quốc tế. Số lượt khách du lịch đã tăng hàng năm ở mức khoảng 17% trong thập kỷ qua từ 0,8 triệu vào năm 2012 lên đến 2,2 triệu vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao từ năm 2006 đến năm 2010 (khoảng 23%/năm). Do sự suy thoái kinh tế toàn cầu và những căng thẳng ở biển Đông, tỷ lệ tăng trưởng này đã giảm nhẹ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, số lượt khách du lịch quốc tế vẫn tiếp tục tăng trư ởng đáng kể ở mức 8%/năm từ năm 2014 đến năm 2019.

Thành phố Hạ Long cũng tăng cường quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ Vịnh Hạ Long. Đây là khoản thu đóng góp tỷ trọng lớn cho ngân sách Thành phố, mỗi năm hơn 1.000 tỷ đồng. Đến thời điểm nay, tổng thu phí tham quan Vịnh Hạ Long ước đạt 1.173 tỷ đồng (Trung tâm truyền thông và Văn hóa Thành phố Hạ Long, 2020). Để đạt khoản thu này, Thành phố đã rà soát nguồn phí Vịnh, lập dự án nghiên cứu điều chỉnh mức phí cho phù hợp. Đồng thời, chấn chỉnh toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên địa bàn, trả lại môi trường kinh doanh trong sạch cho Vịnh Hạ Long. Với những nỗ lực của các cấp, ngành, cùng những giải pháp linh hoạt, quyết liệt trong công tác thu ngân sách, đến thời điểm này, Thành phố Hạ Long đã đảm bảo hoàn Thành và vượt các chỉ tiêu đề ra. Trong đó, năm 2020 thu nội địa ước đạt 12.769,1 46 tỷ đồng, bằng 109,1% dự toán tỉnh giao, bằng 104,9% kế hoạch, bằng 136,0% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu do Thành phố thu (14 chỉ tiêu) tính đến nay ước đạt 4.261,1 tỷ đồng, bằng 124,9% dự toán tỉnh giao đầu năm, bằng 109,9% kế hoạch Thành phố, bằng 117,6% so với năm 2017 (Hoàng Phúc, 2021).


Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng ngành Du lịch của thành phố Hạ Long còn tương đối nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng vẫn đang bị bỏ ngỏ, đặc biệt là khi đem so sánh với các nước châu Á khác, ví dụ: Khách du lịch thường không lưu trú lâu ở Hạ Long. Khách du lịch chỉ đi và về trong ngày hoặc ở lại một đêm ở Thành phố trong khi khách du lịch đến Phuket thường lưu lại 3 - 5 ngày. Cùng với thời gian lưu trú dài hơn, mức chi tiêu trung bình của khách du lịch khi đến Bali và Phuket (khoảng 100 -150 đô la Mỹ/ngày) cũng cao hơn Hạ Long (khoảng 50 đô la Mỹ/ngày). Những điểm đến du lịch khác ở Việt Nam như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều đạt được những mức này.

Bảng 2.3. So sánh mức chi tiêu và lưu trú của khách tại Hạ Long


Thành phố

Mức chi trả (USD)

Số ngày ở (ngày)

Hạ Long

55

1

Hà Nội

155

3

Thành phố Hồ Chí Minh

146

5

Phuket

Từ 100-150

3-5

Bali

Từ 100-150

3-5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 8

Nguồn: UBND thành phố Hạ Long, 2015 Như vậy, để phát triển du lịch xa hơn, thành phố không những cần tập trung vào những giải pháp nhằm làm tăng số lượng khách du lịch mà còn cần tăng độ dài lưu trú trung bình và mức chi tiêu theo ngày của từng khách du lịch. Thành phố cần phải vượt

qua những thách thức dưới đây để có thể hoàn thành được các mục tiêu đề ra.


* Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch


Trong những năm qua, hạ tầng du lịch của thành phố đã được đầu tư mạnh. Số lượng khách sạn, nhà hàng, du thuyền cao cấp được đưa vào hoạt động ngày càng gia tăng phục vụ cho ngành du lịch của thành phố Hạ Long. Du lịch cũng là một phương tiện hiệu quả để giao lưu quảng bá văn hóa và kinh tế cũng như xúc tiến đầu tư. Ví dụ: Lễ hội hoa Anh Đào được tổ chức và thành phố Hạ Long đã góp phần tăng cường quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam; Hay lễ hội Carnaval Hạ Long khởi đầu từ năm 2007, đến nay đã trở thành một thương hiệu du lịch của Quảng Ninh với rất nhiều sự đổi mới, sáng tạo nhằm “Việt hoá” một lễ hội rất “Tây” để thu hút khách du lịch bốn


phương. Ngoài ra trong năm 2014, thành phố Hạ Long đã thực hiện hiệu quả công tác thu hút đầu tư tư nhân để hỗ trợ phát triển ngành Du lịch, với mục tiêu là đưa Bãi Cháy và Tuần Châu trở thành một khu vui chơi đẳng cấp quốc tế.

Các khu vui chơi giải trí, điểm mua sắm thương mại trên địa bàn Thành phố được chú trọng đầu tư phát triển mang tính đặc trưng như: Công viên Quốc tế Hoàng Gia, Casino Hoàng Gia; Sân khấu biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử, Công viên nhạc nước Tuần Châu; Go, Vincom center Hạ Long, dịch vụ thủy phi cơ ngắm Vịnh Hạ Long... Chỉ tính riêng trong năm 2016, thành phố Hạ Long đã thực hiện hiệu quả công tác thu hút đầu tư tư nhân để hỗ trợ phát triển ngành du lịch, với mục tiêu đưa Bãi Cháy và Tuần Châu trở Thành một khu vui chơi đẳng cấp quốc tế. Trong đó phải kể đến các dự án Hạ Long Marina của Tập đoàn Bim Group với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 50 triệu đô la Mỹ, Khu phức hợp nghỉ dưỡng và du lịch Tuần Châu với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ đô la Mỹ, Côngviên Hạ Long Ocean Park của Tập đoàn Sun Group với tổng vốn đầu tư 300 triệu đô la Mỹ và Khu nghỉ dưỡng cao cấp Đảo Rều với số vốn đầu tư 50 triệu đô la Mỹ và cùng rất nhiều các nhà đầu tư chiến lược khác đang quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại thành phố Hạ Long (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014).

2.2. Tình hình quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020

2.2.1. Về xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn


Trong bối cảnh hiện nay, để quản lý và phát triển các HĐDL, tỉnh Quảng Ninh không xây dựng và ban hành kế hoạch, chiến lược riêng cho ngành du lịch Hạ Long, mà tỉnh Quảng Ninh xây quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Hạ Long đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã đựợc phê duyệt tại Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 5 tháng 3 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, quan điểm và mục tiêu phát triển của Quyết định 619/QĐ-UBND ngày 5 tháng 3 năm 2010 không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của tỉnh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng. Tại Kết luận số 08- KL/BCĐ ngày 25 tháng 6 năm 2014, Ban Chỉ đạo quy hoạch của Tỉnh đã chỉ đạo cần hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát


triển KT-XH của các địa phương vào quý cuối năm 2014, trong đó có quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của thành phố Hạ Long. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH được lập phù hợp với những quy định pháp luật hiện hành tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH.

Quy hoạch này được lập dựa trên đóng góp và chỉ đạo của nhiều sở/ban/ngành (Sở KH&ĐT, Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Cục Thống kê, Sở GTVT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Sở Công thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các phòng ban trực thuộc Thành phố Hạ Long. Quy hoạch cũng tham khảo các nguồn tài liệu khác từ Diễn đàn Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, đơn vị tư vấn cũng đã tiến hành phỏng vấn các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có hoạt động đầu tư trong thời gian gần đây hoặc đang có kế hoạch đầu tư vào thành phố trong thời gian tới. Khảo sát thực địa để đánh giá các tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực trong Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long, núi Bài Thơ, đền thờ đức ông Trần Quốc Nghiễn, Hạ Long Marina, khu vực Hùng Thắng, trung tâm Thương mại VINCOM, Khu Công nghiệp Cái Lân, Khu công nghiệp Việt Hưng và các khu vực khác trên địa bàn Thành phố. Cùng với những kinh nghiệm trong nước, những ý kiến chuyên gia quốc tế cũng được đưa vào Quy hoạch, cụ thể là các chuyên gia toàn cầu về lĩnh vực phát triển KT-XH đã tham mưu cho quy hoạch trong suốt thời gian lập quy hoạch về những ý kiến chuyên gia và quan điểm quốc tế, xuất phát từ những kinh nghiệm của các nước trước đây trong các dự án phát triển KT-XH cho các chính phủ trên khắp thế giới.

Ngày 07 tháng 6 năm 2019, Chính phủ đã ban hành quyết định số: 702/QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu: (i). Nâng cao vai trò, vị thế của Thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung trong khu vực và quốc tế. Xây dựng Thành phố Hạ Long theo hướng phát triển bền


vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu; (ii). Xây dựng, phát triển Thành phố Hạ Long trở Thành Thành phố du lịch biển văn minh, thân thiện; là trung tâm dịch vụ - du lịch đẳng cấp quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; (iii). Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị hiện đại, đồng bộ; phát huy vai trò là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Căn cứ vào các cơ sở nêu trên, sau khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức công bố quy hoạch này. Trong đó, về định hướng phát triển du lịch, thành phố phát triển du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, resort cao cấp, cảng tàu khách quốc tế, bến du thuyền, bến thủy nội địa hiện đại đẳng cấp quốc tế tại Bãi Cháy - Hùng Thắng; du lịch văn hóa tại khu vực Hòn Gai, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao tại Tuần Châu, Đại Yên, kết hợp với địa phương lân cận để bổ sung các dịch vụ hỗ trợ du lịch. Thành phối thu hút đầu tư hệ thống các khách sạn, resort, khu vui chơi giải trí chất lượng cao để cung cấp dịch vụ đa dạng cho khách du lịch. Đồng thời, bố trí quỹ đất 524 ha để xây dựng các cơ sở lưu trú như resort, khách sạn, nhà nghỉ.

Ngoài ra, Hạ Long cũng Phát triển hệ thống các bãi tắm và dịch vụ công cộng tại các khu vực ven biển Hồng Gai, Hồng Hà, Hà Phong, Cao Xanh, Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu... để phục vụ du khách và cộng đồng...

Để triển khai thực hiện quy hoạch, thành phố Hạ Long đã căn cứ vào các vùng, không gian và phân khu chức năng được quy hoạch để xây dựng và trình phê duyệt các quy hoạch cụ thể, kế hoạch chi tiết về vốn, thu hút đầu tư, thiết kế...Đồng thời, cần rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch trước đây cho phù hợp với điều chỉnh quy hoạch mới; nhanh chóng xây dựng các quy chế và hệ thống công cụ quản lý quy hoạch, trình xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh để việc triển khai quy hoạch được đảm bảo đúng tiến độ.


2.2.2. Về tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn

* Về tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn do mình quản lý

UBND thành phố Hạ Long cũng đã tích cực tham gia đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch; tích cực thực hiện Quyết định số 410/QĐ-UB và Quyết định số 4117/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh về quản lý tàu thuyền du lịch, quy chế xếp hạng top 05 doanh nghiệp phong phú du lịch, 5 doanh nghiệp lữ hành, tàu thuyền du lịch và các nhà hàng đạt chuẩn mua sắm du lịch hàng đầu của tỉnh; tham gia xây dựng các chính sách góp phần quan trọng cho quản lý nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.

UBND Thành phố đã phối hợp với các thị xã, Thành phố, huyện có tiềm năng vềdu lịch để tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch cho các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Đề xuất các giải pháp, phương án tăng cường hợp tác phát triển du lịch Hạ Long với các địa phương trong tỉnh, trong nước.

Căn cứ trên quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố đến năm 2030 định hướng đến 2040, UBND thành phố Hạ Long cũng đưa ra những kế hoạch cụ thể để khuyến khích sự phát triển du lịch trên địa bàn thành phố bằng các chính sách và ưu đãi đặc biệt.

Thành phố Hạ Long đã tổ chức công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trọng điểm tại Thành phố Hạ Long đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt. Trong giai đoạn 2016 – 2020 có 42 dự án thuộc 06 lĩnh vực, trong đó có 14 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch. Các dự án trên đã và sẽ góp phần thay đổi mạnh mẽ về du lịch trên địa bàn đồng thời đã minh chứng định hướng đúng đắn, chính sách phù hợp của thành phố trong việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư các dự án phát triển KT-XH trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, để UBND thành phố Hạ Long đã tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện hiện chương trình trong kế hoạch công tác hằng năm do tỉnh Quảng Ninh đã giao nhiệm vụ.


Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 mới được UBND tỉnh phê duyệt cũng xác định mục tiêu phát triển của thành phố, đó là: Lấy phát triển du lịch và dịch vụ làm trọng tâm, gắn với việc phát huy giá trị của Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, mở rộng kết nối với Vịnh Bái Tử Long; đồng thời tập trung xây dựng các dự án ưu tiên để xúc tiến đầu tư, xây dựng phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hoá dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức ở trình độ cao, tạo ra sự đột phá, khác biệt và giá trị gia tăng cao. Để hiện thực hoá mục tiêu này, Thành phố đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp trên quan điểm phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo vệ giá trị tài nguyên và môi trường, đưa du lịch Hạ Long phát huy thế mạnh và đạt hiệu quả cao. Trong đó, đẩy mạnh quy hoạch các khu, điểm du lịch trên địa bàn thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch kết nối du lịch giữa các địa phương, phát triển sản phẩm du lịch; tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến và hợp tác, cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

* Tổ chức tuyên truyền pháp luật về du lịch

Trên cơ sở các chính sách, kế hoạch, công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật về du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch đã được các bên liên quan tập trung đẩy mạnh, bởi đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý HĐDL. Hàng năm, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh đều tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến cho các huyện Thành thị trong toàn tỉnh về chính sách phát triển du lịch của tỉnh và phối hợp với chính quyền thành phố Hạ Long, cùng các thành phố và huyện thị khác tổ chức hội nghị tập huấn cho các công ty du lịch - lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú trên địa bàn về nghiệp vụ du lịch, chính sách, pháp luật về du lịch, đặc biệt là trước các dịp có các chương trình du lịch lớn như du lịch hè tại thành phố Hạ Long ...

Tại thành phố Hạ Long, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch được tiến hành thường xuyên. Việc tuyên truyền, phổ biến được diễn ra với nhiều hình thức, đa dạng và phong phú. Trong những năm qua thành phố đã xây dựng và tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền lồng ghép với các sự kiện chính trị văn hóa

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí