Sự Hợp Tác Giữa Các Doanh Nghiệp Du Lịch Tại Điểm Đến Du Lịch Vịnh Hạ Long


vi phạm bị lực lượng chức năng xử lý ngừng hoạt động trong một thời gian, sau đó lại tiếp tục hoạt động trở lại. Mặc dù, để tạo công ăn việc làm cho một số đối tượng ăn xin trên Vịnh Hạ Long, BQL Vịnh Hạ Long cũng đã tạo điều kiện bố trí công việc cho một số đối tượng để có thu nhập. Nhưng được một thời gian, các đối tượng lại “ngựa quen đường cũ” với lý do “không kiếm được nhiều tiền bằng nghề ăn xin, bán hàng rong…”

Do các vi phạm không được giải quyết một cách triệt để nên tệ nạn ăn xin, bán hàng rong trên một số tuyến như: Thiên Cung - Đầu Gỗ - Ba Hang - Gà Chọi

- Hoa Cương vẫn tồn tại, có xu hướng phức tạp trên địa bàn rộng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch và lưu trú vẫn chưa thực sự nề nếp, hơn nữa còn có những vi phạm mang tính chất nghiêm trọng: không có giấy phép rời cảng, bến, hành trình sai tuyến, tàu lưu trú neo đậu không đúng khu vực được cấp phép, hoạt động chuyển tải khách trái phép trên Vịnh, trốn lậu vé tham quan trên Vịnh, nhà bè neo đậu trái phép… vẫn còn tồn tại nên môi trường hoạt động kinh doanh du lịch trên Vịnh Hạ Long vẫn chưa thực sự lành mạnh.

Nhìn nhận về môi trường xã hội ở Vịnh Hạ Long, ngoài những vấn đề trên cũng phải thấy rằng, các hoạt động du lịch cộng đồng đã phần nào tạo ra lợi ích cho người dân địa phương, giúp người dân có công ăn việc làm nhằm đảm bảo đời sống kinh tế. Các hoạt động du lịch cộng đồng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Nhờ đó, lối sống của cộng đồng cư dân địa phương vẫn được giữ gìn, các sinh hoạt văn hóa truyền thống như lễ hội, phong tục, tập quán vẫn được bảo tồn không bị thương mại hóa.

2.2.5. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Thời gian qua, hoạt động du lịch của Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, hiện Quảng Ninh còn nhiều thách thức cần giải quyết trong bài toán phát triển du lịch. Đó là công tác huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập, hoạt


động xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương ra thị trường thế giới chưa đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Di sản Hạ Long chủ yếu dựa trên các giá trị tài nguyên sẵn có và tập trung tại khu vực trung tâm...

Không chỉ thế, hiện Vịnh Hạ Long đứng trước thách thức rất lớn về gia tăng số lượng trong khi chất lượng còn nhiều vấn đề. Giá khách sạn của Hạ Long có mức thấp nhất ở Việt Nam, với cách kinh doanh như thế thì không bao giờ có được chất lượng dịch vụ cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Để giải quyết những thách thức lớn đặt ra với Vịnh Hạ Long, các chuyên gia cho rằng, không ai khác ngoài doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề này. Bởi hiện nay, sự yếu kém của hoạt động du lịch một phần là do môi trường hoạt động của các doanh nghiệp còn thiếu chuyên nghiệp; chưa có tính cạnh tranh trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; chất lượng dịch vụ, sản phẩm, nguồn nhân lực, giá cả... Chính vì vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích của các cơ sở kinh doanh cũng như khách du lịch và cả cộng đồng địa phương các câu lạc bộ như câu lạc bộ 849, chi hội tàu du lịch, chi hội lữ hành, chi hội khách sạn 3 – 5 sao đã họp bàn và thành lập Hiệp hội du lịch Quảng Ninh.

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch. Hiệp hội hoạt động theo điều lệ đã được UBND tỉnh Quảng Ninh thông qua và chịu sự quản lý Nhà nước của Sở VHTT&DL Quảng Ninh.

Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - 11

Mục đích của hiệp hội là hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao trình độ quản lý, năng lực quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch cho các thành viên; đảm bảo quyền lợi cho du khách, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. Ngoài ra, hiệp hội còn là diễn đàn trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức hiệp hội khác theo đúng pháp luật, góp phần quan trọng thực hiện chiến lược phát triển du lịch. Hiệp hội sẽ mang lại lợi ích to lớn, là đầu mối giữa các doanh


nghiệp thành viên, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi nếu phát huy tốt các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh điểm đến, danh lam thắng cảnh, con người, truyền thống văn hóa... tới bạn bè quốc tế, xúc tiến du lịch.

- Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động, kinh doanh du lịch trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn.

- Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và hội viên của Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức; cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường liên quan đến du lịch để hội viên tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

- Hướng dẫn nghiệp vụ, công tác quản lý điều hành doanh nghiệp theo định hướng phát triển du lịch bền vững, tư vấn, cung cấp thông tin du lịch cho các thành viên.

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, thiết lập, phát triển các mối quan hệ giữa câu lạc bộ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tìm kiếm các đối tác kinh doanh trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, trên thực tế phải nhìn nhận rằng, hiệp hội du lịch Quảng Ninh được thành lập cách đây 10 năm (từ năm 2005) nhưng chưa thể hiện rõ vai trò của mình đối với hoạt động du lịch tại điểm đến. Phần lớn các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động du lịch trong địa bàn tỉnh khi được hỏi đều không nắm được thông tin một cách rõ ràng về sự ra đời, tồn tại, hoạt động và phát triển của tổ chức này. Đặc biệt, cho tới nay, hiệp hội du lịch Quảng Ninh vẫn chưa xây dựng được trang web riêng của mình và những thông tin về hiệp hội còn rất tản mát, khiêm tốn trên các phương tiện thông tin đại chúng.


2.2.6. Sự hợp tác với các nhà cung ứng

Tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, hoạt động hợp tác với các nhà cung ứng du lịch rất được xem trọng. Sự hợp tác ở đây có thể hiểu là hình thức phối hợp giữa các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế với ngành Du lịch ở Vịnh Hạ Long. Mục đích của sự hợp tác này về cơ bản là tranh thủ nguồn vốn, công nghệ tiên tiến, mở rộng thị trường, giảm thiểu rủi ro,... cho du lịch địa phương.

Trong những năm gần đây, việc hợp tác với các nhà cung ứng ở Vịnh Hạ Long diễn ra rất sôi động, chủ yếu là với các đại lý lữ hành nội địa từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Hải Phòng.... Đặc biệt, Vịnh Hạ Long còn là điểm đến thu hút rất nhiều khách quốc tế, nổi bật là khách ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp... Vì vậy, việc hợp tác với các đại lý lữ hành ở các nước trên rất được quan tâm nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Tuy nhiên, sự hợp tác với các nhà cung ứng ở đây còn gặp phải một số khó khăn do ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch. Vào mùa cao điểm như mùa hè, lượng khách đến Hạ Long đông, các khách sạn, nhà hàng,... thường tăng giá để tranh thủ thời gian chính vụ. Thậm chí những cơ sở cung ứng của điểm đến còn từ chối áp dụng các mức giá ưu đãi thông thường cho các công ty lữ hành vì lý do cầu nhiều hơn cung. Chính điều này đã tạo tâm lý không thoải mái cho khách du lịch, cho các đối tác và ảnh hưởng tới hình ảnh cũng như uy tín của điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long.

2.2.7. Phát triển sản phẩm du lịch

Hiện nay trên Vịnh Hạ Long, các sản phẩm du lịch thực sự chưa phát triển một cách đa dạng. Hoạt động tham quan Vịnh Hạ Long cùng một số hang động điển hình với mục đích khám phá, thẩm nhận các giá trị thẩm mỹ của Vịnh Hạ Long được coi là sản phẩm du lịch chính, điển hình nhất tại điểm đến du lịch này. Cùng với đó là các dịch vụ du lịch lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh. Đây là loại hình dịch vụ du lịch đặc trưng thu hút được nhiều khách tham quan Vịnh, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ngoài ra, trên Vịnh Hạ Long còn có dịch vụ vui


chơi giải trí, đi xuồng cao tốc, dù kéo, dù lượn; dịch vụ du lịch ăn uống, tham quan mua bán hải sản, lưu niệm; dịch vụ chèo đò, du lịch sinh thái, văn hoá... Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì sản phẩm du lịch trên Vịnh vẫn chưa thu hút được đối tượng khách có khả năng chi trả cao giữ chân du khách trong nhiều ngày. Vịnh Hạ Long đang bỏ lỡ những cơ hội phát triển du lịch đặc trưng mà những nơi khác không có được.

Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm du lịch cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phục vụ du khách trên Vịnh Hạ Long, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã xây dựng phương án phát triển các sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long. Theo đó các loại hình du lịch phát triển bao gồm: Tham quan thắng cảnh, lưu trú trên Vịnh, vui chơi giải trí, tìm hiểu và thưởng thức ẩm thực biển, bán, tìm hiểu văn hoá bản địa, khám phá tìm hiểu đa dạng sinh học, giá trị địa chất, MICE v.v.. Về cơ bản, các loại hình du lịch này sẽ được phát triển ở 6 khu vực: Khu ven bờ Vịnh, khu vực công viên Vạn Cảnh, khu công viên hang động, khu thung lũng biển, khu công viên giải trí biển, khu vực Vịnh Bái Tử Long. Việc xây dựng các sản phẩm du lịch được xác định rất rõ trên quan điểm mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững vì phát triển du lịch trên Vịnh Hạ Long là để làm công tác bảo tồn, lấy nguồn kinh phí bảo tồn quay lại để làm sản phẩm phát triển du lịch, phát triển nhưng không phá vỡ bảo tồn, phát triển lấy nguồn lực để bảo tồn. Vịnh Hạ Long sẽ phát triển du lịch từ tiềm năng, từ những thế mạnh về giá trị thẩm mỹ, địa chất của di sản Vịnh Hạ Long để định hướng cho khách du lịch có được những sản phẩm du lịch liên quan tới du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường để phát triển bền vững. Lợi thế của Vịnh Hạ Long mà các khu di sản khác không có được đó là cộng đồng ngư dân ở trên Vịnh. Để bảo tồn nét văn hoá các làng chài trên Vịnh Hạ Long và xây dựng thành các sản phẩm tham quan du lịch, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đang xây dựng phương án bảo tồn các làng chài trên Vịnh Hạ Long.


Đối với các khu vực gần bờ đang tập trung lượng khách khá đông đến tham quan như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, đảo Ti Tốp v.v. chỉ xây dựng một số sản phẩm dành cho khách tham quan trong ngày. Riêng đối với các khu vực nằm tương đối xa bờ, khách đến chưa đông, có nhiều tài nguyên du lịch chưa được khai thác sẽ tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, khám phá văn hoá bản địa, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao sẽ thực hiện khoanh vùng bảo tồn nguyên trạng phục vụ nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, các bên liên quan tới hoạt động du lịch ở điểm đến du lịch này sẽ xây dựng thành sản phẩm du lịch văn hoá, sinh thái, tham quan tìm hiểu, khám phá các loài thực vật đặc hữu trên Vịnh Hạ Long.

Để mang lại cho du khách những cơ hội trải nghiệm tuyệt vời khi tham quan Vịnh Hạ Long, song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị của Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang tiếp tục nghiên cứu, điều tra tổng thể nhu cầu của thị trường khách du lịch, khả năng cung cấp sản phẩm trong mối quan hệ cạnh tranh, mở rộng phạm vi khai thác tại Vịnh Bái Tử Long nhằm mục tiêu xây dựng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng và hấp dẫn nhiều hơn nữa để xứng tầm với vị thế đặc biệt của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

2.3. Khảo sát những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điêm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, trong những nhân tố đó, có những nhân tố có thể kiểm soát và tác động được nhưng có những nhân tố rất khó để làm được điều đó như sự tác động của thời tiết. Yếu tố thời tiết làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long, mang lại tính thời vụ cho điểm du lịch này và chính tính thời vụ đã tác động tới công tác quản lý điểm đến cả chính vụ lẫn ngoài vụ. Ví dụ như khi khách du lịch đến quá đông hay vào thời điểm vắng khách sẽ làm mất


ổn định trong công tác quản lý, hoạt động quản lý sẽ phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.

Bên cạnh yếu tố khí hậu, một loạt các nhân tố khác cũng làm ảnh hưởng tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Có thể kể đến như: khả năng quản lý; chiến lược và chính sách; phương pháp, mô hình quản lý,...

* Khả năng quản lý: Khả năng quản lý tốt, phương thức quản lý hiệu quả là điều kiện thuận lợi để tạo ra một Ban quản lý điểm đến du lịch mạnh. Tuy chưa thật sự toàn diện trong cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự, và cũng chưa hoàn toàn hiệu quả trong các hoạt động nhưng khả năng quản lý của BQLVHL, Sở VHTT&DL Quảng Ninh đã có những tác động không nhỏ trong công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Để quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản, BQLVHL thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại đến Di sản và công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật đến các doanh nghiêp kinh doanh du lịch ở địa phương. Dựa trên kết quả điều tra, 90% doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cho rằng công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật đến các doanh nghiệp du lịch là rất thường xuyên, 10% đánh giá hoạt động này là không thường xuyên, liên tục. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn điểm đến đã thấy được tầm quan trọng của các văn bản pháp luật và công tác thực hiện những quy định đó trong quá trình hoạt động kinh doanh. Sự ý thức này của các doanh nghiệp đã góp phần tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước triển khai công tác tuyên truyền, phố biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật đến từng đơn vị ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Cũng dựa vào kết quả khảo sát, điều tra cho thấy mức độ nhanh chóng, kịp thời của công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND thành phố Hạ Long và Sở VHTT&DL Quảng Ninh đối với các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến là 28 phiếu, chiếm 56% tổng số phiếu thu về. Chỉ có 18 phiếu cho rằng hoạt động này còn chậm trễ và 4 phiếu không có ý kiến gì. Có


được kết quả này một phần quan trọng là nhờ vào sự phối hợp giữa BQL với chính quyền các khu dân cư, với các doanh nghiệp du lịch, các tổ cộng tác viên dân chài, tình nguyện viên trong việc bảo vệ Di sản. Trên cơ sở đó, kết quả điều tra cho thấy 45 phiếu trả lời rất tốt (chiếm 90%) về sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Mạng lưới cộng tác viên tại các làng chài trên Vịnh được duy trì hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát các hoạt động kinh tế xã hội cũng như phát hiện các vi phạm trên Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, do bộ máy tổ chức của ban còn khá cồng kềnh, hoạt động chồng chéo nên đã ảnh hưởng ít nhiều tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long.

* Chiến lược và chính sách: Vịnh Hạ Long là khu vực biển đảo rộng lớn, thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, do vậy cần phải có những cơ chế, chính sách quản lý phù hợp. Những chính sách này sẽ tác động không nhỏ tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Giống như kim chỉ nam, chiến lược và chính sách sẽ giúp cho BQL Vịnh, các sở ban, ngành liên quan có một định hướng rõ ràng trong quá trình hoạt động khai thác, phát triển, gìn giữ và bảo vệ điểm đến du lịch. Kết quả khảo sát cho thấy công tác thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển du lịch ở điểm đến du lịch vịnh Hạ Long được đánh giá là rất phù hợp với thực tế phát triển du lịch của thành phố. Trong tổng số phiếu phát ra là 50 phiếu, số phiếu trả lời là rất phù hợp có 40 phiếu (chiếm 80%), không phù hợp là 10 phiếu (chiếm 20%). Cụ thể, từ khi thành lập đến nay, BQLVHL đã tích cực, chủ động tham mưu cho Trung ương và tỉnh Quảng Ninh ban hành những cơ chế, chính sách quan trọng nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản. Với những cơ chế chính sách quản lý được ban hành, hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đã từng bước được nâng cao, trong đó các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản được bảo tồn nguyên vẹn, các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản được quản lý, giám sát chặt chẽ và giảm thiểu tác động tiêu cực tới Di sản.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 11/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí