1g Mẫu khô
60C
24h
50ml HCl 0,5M
Máy li tâm 2000
(vòng/phút)
Gạn lấy phần dung dịch ở trên
Dịch chiết
Lọc (0,45 µm)
Dịch chiết
5,5 ml CH2Cl2
lắc 15 phút
Pha hữu cơ
10ml n-hexan (3 lần)
Pha nước
5ml
CH2Cl2
(2 lần)
Dịch chiết pha nước
Dịch chiết Pha nước
lắc 5 phút
lắc 5 phút
DPCSV
LiClO4/EtOH HCl
Xác định DMDSe
làm lạnh 60C
DPCSV
Se-Cyst
Se(IV)
Hình 3.81: Sơ đồ chiết tách và xác định một số dạng selen trong mẫu hải sản
3.6.2.2. Áp dụng phân tích mẫu thật
Cân chính xác 1g mẫu khô đông, thêm vào 50ml HCl 0,5M và ngâm chiết ở nhiệt độ khoảng 60C. Sau 24h lấy mẫu ra và đổ vào ống ly tâm 50ml, ly tâm 20 phút với tốc độ 2000 vòng/phút. Gạn lấy phần dung dịch và lọc qua màng lọc cỡ 0,45µm, thu được dịch chiết. Thêm vào dịch chiết 5,5ml diclometan, lắc 15 phút rồi để yên trong ngăn mát của tủ lạnh, chờ phân lớp. Tách riêng pha hữu cơ (pha CH2Cl2) và pha nước. Tiếp tục xử lý các pha như sau:
- Pha hữu cơ
Lấy 5ml dịch chiết pha hữu cơ, thêm vào 0,3ml HCl 2M, 1ml LiClO4 2M/EtOH và định mức bằng etanol đến 10ml. Làm lạnh hỗn hợp đến nhiệt độ khoảng 60C. Sử dụng các điều kiện ghi đo tối ưu đưa ra ở bảng 3.28, tiến hành định lượng bằng phương pháp thêm chuẩn.
Để nghiên cứu độ thu hồi dạng DMDSe, chuẩn bị mẫu tương tự nhưng thêm vào mỗi mẫu ban đầu 50µl DMDSe 1000µg/l, khi đó trong 50ml dung dịch HCl ngâm chiết mẫu, nồng độ DMDSe thêm vào là 1,0µg/l. Tiến hành chiết tách và định lượng tương tự như mẫu thật. Kết quả nghiên cứu thu được (xem phần phụ lục), được dùng để tính toán độ thu hồi theo công thức (*).
- Pha nước
Lấy toàn bộ dịch chiết pha nước, thêm vào 10ml n-hexan và lắc 5 phút (làm 3 lần) để loại bỏ chất béo. Tách bỏ pha n-hexan, thu lấy dịch chiết pha nước, tiếp tục thêm vào 5ml CH2Cl2 và lắc 5 phút (2 lần) để loại bỏ protein. Tách bỏ pha CH2Cl2, thu dịch chiết pha nước. Hút 1ml dịch chiết pha nước cho vào bình định mức 10ml, thêm vào 1ml HCl 1M và định mức bằng nước cất siêu sạch tới vạch. Sử dụng các điều kiện ghi đo tối ưu đưa ra ở bảng 3.14, tiến hành định lượng bằng phương pháp thêm chuẩn.
Để nghiên cứu độ thu hồi dạng Se-Cyst, chuẩn bị mẫu tương tự nhưng thêm vào mỗi mẫu ban đầu 100µl Se-Cyst 100.000µg/l, khi đó trong 50ml dung dịch HCl ngâm chiết mẫu, nồng độ Se-Cyst thêm vào là 200µg/l. Tiến hành chiết tách và định
lượng tương tự như mẫu thật. Kết quả nghiên cứu thu được (xem phần phụ lục),
được dùng để tính toán độ thu hồi theo công thức (*).
Các kết quả phân tích mẫu thể hiện trên các hình 3.82 đến 3.90.
* Mẫu cá Khoai
DMDSe
c = 3.733 µg /L
+/- 0.006 µg /L (0.16%)
- 60.0n
- 50.0n
- 40.0n
- 30.0n
- 20.0n
- 10.0n
3.7e-006
0
-4 .00e --62 .00e -6 0 2 .00e-64.00 e-66.00e-6
c (g /L )
- Pha hữu cơ
I (A)
Hình 3.82: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong mẫu cá Khoai
Chúng tôi tiến hành chiết lặp lại với 5,5ml diclometan một lần nữa và tiến hành ghi đo DPCSV xác định dạng DMDSe (hình 3.83). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù tăng thời gian điện phân làm giàu nhưng vẫn không xuất hiện pic của DMDSe.
Hình 3.83: Đường DPCSV xác định dạng DMDSe trong mẫu cá Khoai (chiết lần 2)
- Pha nước
Se-cyst
c = 21.045 µg/L
+/- 1.034 µg/L (4.91%)
-2.00e-5-1.00e-5 0 1.00e-52.00e-53.00e-5
c (g/L)
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, đối với mẫu cá Khoai, béo hơn so với các mẫu hải sản khác nên chúng tôi phải chiết 4 lần bằng n-hexan để loại bỏ chất béo.
0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Ghi Đo Quang Phổ Hấp Thụ Nguyên Tử Lò Graphit Của Một Số Mẫu Hải Sản
- Đường Dpcsv Và Đồ Thị Thêm Chuẩn Xác Định Dạng Selen Trong Pha Nước Sau Khi Loại Chất Béo Bằng 5Ml N-Hexan (1 Lần)
- Đường Dpcsv Xác Định Dạng Selen Trong Pha Nước Sau Khi Tách Dạng Dmdse Bằng 5,5Ml Ch 2 Cl 2
- Nghiên cứu xác định một số dạng selen trong hải sản bằng phương pháp von-ampe hòa tan - 16
- Một Số Hình Ảnh Của Mẫu Hải Sản Nghiên Cứu
- Nghiên Cứu Độ Thu Hồi Của Phép Xác Định Se Tổng Trong Mẫu Chuẩn Dorm-2
Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.
I (A)
Hình 3.84: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu cá Khoai
Trên đường DPCSV, pic của Se-Cyst cho rất rõ còn pic của Se(IV) có cường độ nhỏ bên cạnh pic của Se-Cyst. Do đó, chúng tôi tiến hành ghi đo riêng Se(IV) với thế điện phân đặt âm hơn (-0,3V) so với khi ghi đo chung (-0,2V) để quan sát phổ rõ và đẹp hơn. Kết quả nghiên cứu thu được trên hình 3.85.
Hình 3.85: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se(IV) trong mẫu cá Khoai
* Mẫu tôm Sú
- Pha hữu cơ
Hình 3.86: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong mẫu tôm Sú
Chúng tôi tiến hành chiết lặp lại với 5,5ml diclometan một lần nữa và tiến hành ghi đo DPCSV xác định dạng DMDSe. Kết quả thu được tương tự trường hợp mẫu cá Khoai, mặc dù tăng thời gian điện phân làm giàu nhưng vẫn không xuất hiện pic của DMDSe.
- Pha nước
Se-cyst
c = 13.394 µg/L
+/- 1.383 µg/L (10.33%)
-30.0n
-20.0n
-10.0n
-1.3e-005
0
-1.00e-5
0
c (g/L)
1.00e-5 2.00e-5
I ( A )
Hình 3.87: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu tôm Sú
Đối với dạng Se(IV), cũng giống như trường hợp của cá Khoai, phải ghi đo riêng rẽ với thế điện phân đặt âm hơn (-0,3V) so với khi ghi đo chung (-0,2V). Kết quả thu được thể hiện trên hình 3.88.
Hình 3.88: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se(IV) trong mẫu tôm Sú
* Mẫu Mực
- Pha hữu cơ
Hình 3.89: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong mẫu Mực
Chúng tôi tiến hành chiết lặp lại với 5,5ml diclometan một lần nữa và tiến hành ghi đo DPCSV xác định dạng DMDSe. Kết quả cho tương tự trường hợp mẫu cá Khoai và tôm Sú, mặc dù tăng thời gian điện phân làm giàu nhưng vẫn không xuất hiện pic của DMDSe. Do hàm lượng DMDSe trong dịch chiết mẫu còn ít, nên mặc dù được làm giàu vào pha hữu cơ nhưng hàm lượng vẫn nhỏ hơn giới hạn phát hiện.
Se-cyst
c = 31.567 µg/L
+/- 2.308 µg/L (7.31%)
-10.0n
-8.00n
-6.00n
-4.00n
-2.00n
-3.2e-005
0
-3.00e-5 -2.00e-5 -1.00e-5 0 1.00e-5
c (g/L)
- Pha nước
I (A)
Hình 3.90: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu Mực
Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Trên đường DPCSV chỉ xuất hiện pic của Se-Cyst, không có tín hiệu pic của Se(IV).
Tổng hợp các kết quả định lượng một số dạng selen trong mẫu hải sản được trình bày trong bảng 3.52.
Bảng 3.52: Kết quả xác định hàm lượng một số dạng selen trong mẫu hải sản bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan
Se(IV) | Se-Cyst | DMDSe | Hàm lượng selen tổng (pp DPCSV) (µg/g) | |||
Hàm lượng TB (µg/g) | Hàm lượng TB (µg/g) | Rev (%) | Hàm lượng TB (µg/g) | Rev (%) | ||
Cá Khoai | 0,143 | 10,596 | 92,33 | 0,042 | 88,26 | 51.81 |
Tôm Sú | 0,166 | 6,269 | 85,44 | 0,028 | 82,79 | 15,16 |
Mực | 0,000 | 15,494 | 91,37 | 0,051 | 81,42 | 42,37 |
Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, trong các mẫu đã phân tích, hàm lượng dạng Se-Cyst lớn nhất sau đó đến Se(IV) và dạng DMDSe ít nhất. Hàm lượng dạng Se-Cyst và DMDSe trong mẫu mực lớn nhất, tiếp đến là cá Khoai và nhỏ nhất là trong tôm Sú. Trong khi đó, hàm lượng selen tổng của cá Khoai lại lớn nhất rồi đến Mực và nhỏ nhất là tôm Sú. Tuy nhiên, đối với mẫu Mực, mặc dù hàm lượng selen tổng lớn nhưng lại không tìm thấy được dạng Se(IV) trong mẫu.
Tóm lại: Phương pháp DPCSV có thể xác định một số dạng selen có hoạt tính điện hóa như: Se(IV), Se-Cyst, DMDSe trong hải sản. So với một số phương pháp khác như HPLC-ICP-MS, HPLC-HG-AFS thì phương pháp DPCSV không lợi thế bằng khi không xác định được đồng thời nhiều dạng selen hơn nữa bao gồm cả dạng hoạt động điện hóa (Se(IV), Se-Cyst) cũng như không hoạt động điện hóa (Se(VI), SeMet, SeEt, TMSe, selencystein v.v..) với giới hạn phát hiện rất thấp cỡ ng/l. Tuy nhiên, bằng phương pháp DPCSV với giai đoạn tiền xử lý bằng kỹ thuật chiết lỏng-lỏng làm giàu dạng DMDSe vào pha hữu cơ dùng dung môi CH2Cl2, có thể xác định được dạng DMDSe mà các phương pháp trên không xác định được. Để xác định dạng DMDSe cũng như một số dạng selen dễ bay hơi khác cần phải kết hợp sử dụng phương pháp GC-MS.