Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 21

nâng cao ý thức pháp luật của người dân, từ đó tự giác chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta.

- Các ngành chức năng tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm và VSATTP trong từng tác nhân của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Đối với những tác nhân tham gia chuỗi CCSPTN này không nằm trên địa bàn hành chính của tỉnh quản lý thì liên hệ với các tỉnh, thành liên quan để phối hợp kiểm tra, xử lý. Mạnh dạn loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng ra khỏi chuỗi cung… nhằm giúp hộ nuôi và các tác nhân khác trong CCSPTN nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam..

4.3. Tóm tắt chương 4

Phân tích CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, cho thấy để phát triển ngành hàng tôm nuôi cần phải hoàn thiện chuỗi cung theo các quan điểm đảm bảo quá trình thực hiện chuỗi cung thông suốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, phát huy những lợi thế của ngành nuôi tôm, nâng cao hiệu quả kinh tế ngành hàng tôm nuôi, và phát triển ngành hàng tôm nuôi đảm bảo chất lượng, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Theo định hướng phát huy những lợi thế cạnh tranh từ nguồn lực tự nhiên như đất đai, mặt nước và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái ven biển. Quy hoạch vùng nuôi tôm tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế của của ngành hàng. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các công đoạn (mắt xích) CCSPTN, đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ tôm, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tăng cường xây dựng sở hạ tầng vùng nuôi tôm theo quy hoạch gắn với các chương trình phát triển nông thôn mới. Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật cho các tác nhân tham gia chuỗi cung, đặc biệt là các hộ nuôi tôm. Hệ thống giải pháp hoàn thiện CCSPTN xây dựng bao gồm các nhóm giải pháp đối với các tác nhân ở dòng thượng nguồn và hạ nguồn của CCSPTN ở Quảng Nam và nhóm các giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ngành hàng tôm nuôi nhằm đảm bảo khắc phục những mặt hạn chế của chuỗi cung đã được phân tích, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam.


Kết luận

Phần III KẾT LUẬN

Mô hình phân tích CCSPTN tập trung vào phân tích các tác nhân tham gia chuỗi cung, quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất, quá trình tạo giá trị, quá trình chi trả, quá trình trao đổi thông tin và các mối quan hệ trong chuỗi. Trong đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất và cũng là mục đích của chuỗi cung. Phân tích CCSPTN không chỉ dừng lại việc phân tích các bộ phận, thành phần của nó mà còn phân tích các nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, chủ thể nuôi tôm, thị trường, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, về quản lý chuỗi cung, về cơ sở hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ hậu cần hỗ trợ. Các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn thích hợp, nhất là phương pháp phân tích chuỗi cung, phân tích hàm sản xuất, lợi thế cạnh tranh nhằm giải quyết mối liên hệ cơ bản giữa phân tích chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi. Với nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp, thực trạng CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam đã được phân tích cụ thể.

Kết quả nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam cho thấy để sản phẩm tôm nuôi đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều trung gian, đó là người thu gom, bán buôn, bán lẻ, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản, nhà nhập khẩu nước ngoài với các dòng sản phẩm đa dạng. Chuỗi hướng đến việc thỏa mản nhu cầu sản phẩm tôm nuôi cho các thị trường xuất khẩu, ngoài tỉnh, trong tỉnh. Hình thành 2 dòng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ chính với tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cao, dòng xuất khẩu trong tỉnh chiếm 87,4%, dòng tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm 8,5% so với tổng sản lượng tôm nuôi do người thu gom lớn cung cấp. Mỗi tác nhân đều phát huy được vị trí, vai trò của mình trong quá trình tạo giá trị của sản phẩm tôm nuôi trong chuỗi, được phản ánh qua kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân và toàn bộ chuỗi cung.

Tuy nhiên, qua phân tích CCSPTN của tỉnh, còn có những mặt hạn chế sau:

Người nuôi tôm có quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất và sản lượng phụ thuộc vào dịch bệnh và môi trường ô nhiễm, chính vì vậy làm ảnh hưởng đến dòng sản phẩm vật chất qua chuỗi ở mắt xích này, làm giảm khả năng sản xuất của các tác nhân

cung cấp tôm giống, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y, đồng thời giảm khả năng cung ứng sản phẩm tôm cho các tác nhân ở chuỗi cung đầu ra tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong khi đó nhu cầu ở các thị trường này được dự báo là rất lớn. Vì vậy, tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi của hộ nuôi có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn đối với ngành hàng tôm nuôi hiện nay. Sản phẩm tôm nuôi có lợi thế cạnh tranh (DRC<1), nhưng khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng và giá xuất khẩu giảm 30% so với điệu kiện hiện nay thì sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam rơi vào tình thế bất lợi cho nuôi TC vụ 2 và ở một số địa phương.

Dòng thông tin trong chuỗi cung chưa hoàn hảo, các tác nhân được chia sẻ thông tin chủ yếu qua các mối quan hệ mua bán trực tiếp. Điều này ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuỗi cung ở từng mắt xích, đặc biệt là người nuôi tôm với thu gom. Mức độ quan hệ hợp tác trong chuỗi còn lỏng lẻo, chưa xác lập các mối liên kết chặt chẽ, hình thành các liên minh chiến lược thông qua các mối quan hệ tích hợp theo chiều dọc, lẫn chiều ngang. Cụ thể cho thấy trong CCSPTN đầu ra ở thị trường xuất khẩu người cung cấp tôm nguyên vật liệu cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản là các hộ nuôi tôm nhưng lại thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, như giá cả, kích cỡ, chất lượng sản phẩm. Những thông tin này do người thu gom lớn nắm và sử dụng để gây khó dễ với các hộ nuôi và hộ nuôi thường bán với giá thấp hơn giá thị trường. Các công ty chưa thiết lập hệ thống liên kết dọc, nên phụ thuộc vào người thu gom và không kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu ban đầu, khó thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ - một yêu cầu ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành còn có khả năng dẫn đến tình trạng đẩy giá nguyên liệu tăng cao, gây bất lợi cho chính các công ty.

Kết quả phân tích dòng tài chính và quá trình tạo giá trị của CCSPTN cho thấy, các tác nhân đều có được kết quả và hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, ở các chuỗi cung đều cho thấy vị thế tài chính của hộ nuôi là rất lớn (chiếm giữ tỷ trọng chi phí HĐTGT trong tổng chi phí HĐTGT toàn chuỗi) nhưng lợi nhuận được chia sẻ chưa tương xứng, trong khí đó các tác nhân trung gian trong chuỗi như thu gom lớn, bán buôn, bán lẻ, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản có chi phí HĐTGT chiếm tỷ trọng thấp nhưng lợi nhuận thu được lại chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập hỗn hợp bình

quân trên một lao động cao gấp nhiều lần so với hộ nuôi tôm. Qua khảo sát cho thấy, các nhân nhân tố điều kiện tự nhiên, hộ nuôi, thị trường, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về ngành hàng tôm nuôi, quản lý chuỗi cung, cơ sở hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ hỗ trợ đều ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở Quảng Nam. Trong đó các yếu tố về quy hoạch vùng nuôi tôm, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ, quy mô sản xuất (vốn, diện tích), VSATTP, đang là điểm nghẽn ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thực hiện chuỗi cung này.

Trên cơ sở những kết quả đã phân tích, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam, với các giải pháp đã được xây dựng đồng bộ, có tính hệ thống, đột phá và bổ sung cho nhau, mang tính khả thi cao.

Kiến nghị

- Đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần phải có các biện pháp cụ thể đáp ứng cho việc hoàn thiện CCSPTN để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi; Cụ thể, quy định có tính bắt buộc đối với các công ty chế biến và xuất khẩu tôm trong việc cấp hạn ngạch quota xuất khẩu với điều kiện là công ty này phải có vùng nguyên liệu chế biến trên cơ sở các hợp đồng ký kết với hộ nuôi tôm. Biện pháp này nhằm giúp các công ty chế biến và xuất khẩu tích hợp mối quan hệ hợp tác dọc thu mua trực tiếp với người nuôi tôm, cung cấp thông tin đầy đủ về các tiêu chuẩn chất lượng, phẩm cấp, giá cả sản phẩm tôm nuôi để hộ nuôi có căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, giảm bớt tác nhân trung gian, phân phối lại lợi nhuận đáp ứng các lợi ích kinh tế của mình. Thông qua biện pháp này các cơ quan nhà nước truy xuất xuất xứ của sản phẩm, quản lý tốt công tác VSATTP. Có chính sách ổn định đối với giá cả các yếu tố đầu vào như giống, TACN, TTYTS nhằm giảm bớt chi phí đầu vào cho người nuôi tôm.

- Phát huy hơn nữa các mối liên kết giữa “bốn nhà” nhà nông (hộ nuôi tôm), nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước trong việc giải quyết những khó khăn cho người nuôi tôm về kỹ thuật nuôi, vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác kiểm

tra giám sát chất lượng sản phẩm trong quy trình từ khâu sản xuất thức ăn, giống, nuôi trồng và chế biến sản phẩm tôm nuôi.

- Đối với các nhà khoa học và các cơ sở nghiên cứu khoa học cần phải tiếp tục các nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm kiếm các giải pháp cụ thể để hoàn thiện CCSPTN, nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam.

- Đối với các tác nhân tham gia CCSPTN phải tự nâng cao năng lực sản xuất và khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế, tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia một cách chủ động vào CCSPTN toàn cầu.

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Mai Văn Xuân, Lê Văn Thu (2012), “Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 72B(3), tr.413-425.

2. Lê Văn Thu, Mai Văn Xuân (2014), “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4(77) 2014, tr 141-144.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tiếng Việt

1

Nguyễn Thị Kim Anh (2006), “Phân tích từ góc độ so sánh: đồng quản lý và

quản lý dựa vào cộng đồng”, Tạp chí thủy sản (9/2006), tr33-37.

2

AQUA Culture AsiaPacific (2010), “Nuôi tôm ở châu Á năm 2009: xu hướng sản

lượng”, Tạp chí Thương mại thủy sản, Số 123, Tháng 3 năm 2010.

3

AQUA Culture AsiaPacific (2011), “Nuôi tôm ở châu Á năm 2010: xu hướng sản

lượng”, Tạp chi Thương mại thủy sản, Số 147, Tháng 3 năm 2012.

4

Lê Bảo (2010), “Phát triển nuôi tôm bền vững ở các tỉnh duyên hải miền Trung”,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng.

5

Bộ Thủy sản (2004), Chương trình phát triển LHQ, Tổ chức lương thực thế giới, “Ngành nuôi tôm Việt Nam, hiện trạng, cơ hội và thách thức”, Dự án

VIE/97/030, Hà Nội.

6

Trần Duy Biên (2013), “Phân tích chuỗi giá trị ngành thủy sản Việt Nam”, Tạp

chí Thủy sản tháng 4/2013, Hà Nội.

7

Cục Thống kê Quảng Nam (2012), “Niên giám thống kê” , Quảng Nam.

8

Cục Thống kê Quảng Nam (2011), “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng

Nam”, Quảng Nam.

9

Cục Thống kê Quảng Nam (2012), “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng

Nam”, Quảng Nam.

10

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam (2013), “Báo cáo tổng kết năm 2012 và kết

hoạch phát triển NTTS năm 2013”, Quảng Nam.

11

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam (2013), “Báo cáo kết quả thực hiện

chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012”, Quảng Nam.

12

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam (2011), “Báo cáo tổng kết năm 2011 và

kết hoạch phát triển NTTS năm 2012”, Quảng Nam.

13

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam (2010), “Báo cáo tổng kết năm 2010

và kết hoạch phát triển NTTS năm 2011”, Quảng Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 21


14

Kim Dung (2010), “Động thái chiến lược mới trên con đường chinh phục thị

trường thủy sản của người Thái”, AGROINFO.

15

Dương Ngọc Dung (2005),“Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E.

Porter”, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.

16

Phạm Vân Đình và đồng sự (2006), “Nghiên cứu lợi thế so sánh của các sản

phẩm đặc trưng ở các vùng sinh thái Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17

Phùng Thị Hồng Hà (2008), "Tiêu thụ thuỷ sản nuôi trồng ở Thừa Thiên Huế", Đề

tài NCKH-CN cấp bộ, Huế.

18

Thái Hà; Đặng Mai (2011), “Bạn của nhà nông- kỹ thuật nuôi và chăm sóctôm”,

Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

19

Nguyễn Thị Minh Hòa (2011), “Nghiên cứu chuỗi cung thịt lợn trên địa bàn tỉnh

Nghệ An”, đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Huế.

20

Phan Văn Hòa (2009), Luận án tiến sĩ, “Nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế

trong bối cảnh tự do hóa thương mại”, Huế.

21

Trần Thế Hoàng (2011),“Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất

khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

22

Vương Đình Huệ (2012), “Định hướng, giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Tạp chí Tài

chính số 7/10

23

Michael Hugos (2006),“Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng”, Nxb Tổng hợp,

Thành phố Hồ Chí Minh.

24

Ngô Việt Hương (2013), “Cần tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông

thôn” Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 17/2013.

25

Michael E. Porter (2008), “Lợi thế cạnh tranh”, Nxb Trẻ.

26

Phạm Ngọc Kiểm, Nguyễn Công Nhự (2004), “Thống kê kinh doanh”, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

27

Khoa Kinh tế và Phát triển - Trường ĐH Kinh tế Huế (2011), “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của nông sản phẩm miền Trung Việt Nam trong thị trường

hội nhập”, Huế.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí