Thực Trạng Chất Lượng Chương Trình Du Lịch Nội Địa

- Người điều khiển phương tiện có kinh nghiệm bảo đảm an toàn

- Người điều khiển phương tiện vui vẻ

Các điểm tham quan: các thuộc tính này thuộc về đối tượng tham quan và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến đối tượng tham quan tại các điểm tham quan, là các thuộc tính tạo nên sự khác biệt của các CTDL trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trong nhóm các nhân tố thuộc về các điểm tham quan bao gồm các thuộc tính sau:

- Các điểm du lịch có những nét đặc thù địa phương

- M i trường tự nhiên tại các điểm tham quan bảo đảm vệ sinh, tạo không khí trong lành

- Địa điểm tham quan hấp dẫn

- Nhân viên trong các điểm tham quan phục vụ chu đáo

- Diện mạo nhân viên tại các điểm tham quan mang đặc thù địa phương

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng của địa phương tạo điều kiện trong quá trình thực hiện CTDL để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Các tuyến đường bảo đảm cho các xe du lịch tiếp cận điểm tham quan

- Các tuyến đường đảm bảo cho phương tiện vận chuyển êm ái

- Hệ thống thông tin liên lạc lu n đảm bảo thông suốt

Các dịch vụ phụ trợ: đây là nhóm các nhân tố thuộc về các dịch vụ b xung trong quá trình thực hiện CTDL

- Có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí tại điểm du lịch

- Có các điểm mua sắm đặc sản địa phương

- Có nhiều hoạt động giải trí về đêm

- Có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Tiểu kết chương 1

CTDL là một sản ph m dịch vụ t ng hợp đặc thù của các c ng ty lữ hành. Nhìn nhận CTDL dưới góc độ là một sản ph m dịch vụ, từ đó tiến hành nghiên cứu đánh giá dựa trên quan điểm: chất lượng được đánh giá dựa vào cảm nhận của du khách – người sử dụng dịch vụ về chất lượng thực hiện của CTDL sau khi kết thúc CTDL.

Việc nghiên cứu đánh giá dựa trên các thuộc tính chất lượng của CTDL, các thuộc tính này phải được xác định dựa trên tính năng chính của marketting hỗn hợp, các nghiên cứu trước đó về cùng một đối tượng nghiên cứu hoặc cùng địa bàn để làm cơ sở cho nghiên cứu kết hợp đồng thời đồng thời việc thảo luận nhóm hoặc phỏng vấn cá nhân.

Từ những cơ sở lý thuyết trên đây, đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng chất lượng CTDL làm cơ sở để đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng CTDL nội địa của các c ng ty lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp (được t chức thực hiện trên địa bàn tỉnh).

Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH NỘI ĐỊA‌

CỦA CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP


2.1. Khái quát về ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp

2.1.1. Các điều kiện phát triển du lịch


2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên, văn hóa ã hội


Những điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội của tỉnh đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch v cùng phong phú và đặc sắc cho du lịch Đồng Tháp.

Tính đến năm 2013, Đồng Tháp nằm trong khu vực Đồng Bằng S ng Cửu Long với diện tích 3.378,8 km2 với số dân là 1.680.300 người (theo số liệu của T ng cục thống kê). Phía Ð ng giáp tỉnh Tiền Giang và Long An, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Bắc giáp với Vương quốc Campuchia (Ðồng Tháp có 52 km đường biên giáp với Campuchia với 4 cửa kh u) thích hợp t chức các CTDL liên tuyến trong vùng hoặc kết nối với nước bạn Campuchia. Có khí hậu n hoà, nhiệt độ trung bình 27oC và là tỉnh có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười tạo nên cảnh quan và hệ sinh thái có nhiều nét hoang sơ đặc sắc hấp dẫn với những cánh rừng tràm bạt ngàn, những đầm sen, đầm b ng súng, những vườn cò, sân chim thuộc hệ sinh thái đất ngập nước tiêu biểu với những điểm du lịch sinh thái n i tiếng như: Đồng sen Tháp Mười, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đặc biệt là Vườn Quốc gia Tràm Chim được xem như một Đồng Tháp Mười thu nhỏ được c ng nhận là khu Ramsa thứ tư của Việt Nam với diện tích trên 7.580

ha. Đây là một trong 8 khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng nhất của Việt Nam với hơn 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước. Đặc biệt, nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như sếu đầu đỏ, te vàng, bồ n ng, gà đãy Java… liên tục xuất hiện nhiều ở Vườn Quốc gia Tràm Chim. Với cảnh quan và tài nguyên sinh thái đặc thù này tạo điều kiện hình thành nên những sản ph m như du lịch khám phá, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái.

Tỉnh có hệ thống s ng, ngòi, kênh, rạch chằng chịt với hai nhánh s ng lớn chảy qua là s ng Tiền và s ng Hậu (hai nhánh của s ng Mê K ng khi đ vào Việt Nam). Trong đó s ng Tiền chảy qua địa phận Đồng Tháp với chiều dài 132km. Dọc theo hai bên bờ s ng Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang tạo nên một lưu vực phù sa màu mỡ hình thành nên những cánh đồng lúa bạt ngàn, những vườn trái cây đặc sản như xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung, bưởi Phong Hòa, nhãn Châu Thành, hoa Sa Đéc,....Tạo điều kiện cho những CTDL sinh thái miệt vườn. Ngoài ra cảnh quan ven s ng với những bãi đất bồi, những cồn n i có cảnh quan mát mẻ trong lành như cồn Bình Thạnh, cồn Tiên, bãi tắm An Hòa,... là điều kiện để xây dựng những khu nghỉ dưỡng nhằm phục vụ du khách đến lưu trú khi đến bằng đường bộ hoặc các du thuyền liên vận từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phn mPênh (Cam Pu Chia) đi qua Đồng Tháp.

Thiên nhiên phong phú cùng với quá trình kh n hoang cũng đã tạo cho Đồng Tháp có nét m thực độc đáo với các món ăn đặc sản như: Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non, chuột đồng quay lu, cơm gạo huyết rồng, l u cá linh b ng điên điển, bánh xèo Mỹ Trà,... Ngoài cách thưởng thức tại chỗ, du khách còn có thể đem về làm quà tặng với các món đặc sản như nem Lai Vung, quýt hồng Lai Vung, xoài Cao Lãnh, hủ tiếu Sa Đéc, bánh phồng Sa Giang, kh cá Tam N ng, mận Hòa An, trà tim sen, Hồng Sen tửu,...

Hơn nữa, Đồng Tháp còn có những nét văn hóa phong phú và đặc sắc với nhiều t n giáo như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Phật giáo và C ng giáo. Là tỉnh có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh với nhiều điểm du lịch văn hóa n i tiếng như: Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Xẻo Quýt, khu di tích Gò Tháp, chùa Kiến An Cung, nhà c Huỳnh Thủy Lê,...trong đó khu di tích Gò Tháp được chính phủ xếp hạng là di tích khảo c và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Bên cạnh đó, Đồng Tháp còn có những làng nghề truyền thống như làng chiếu Định Yên, làng hoa kiểng Sa Đéc, làng quýt hồng Lai Vung và những ngành sản xuất n ng nghiệp mang dấu ấn địa phương phù hợp để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của

khách du lịch như nghề nu i cá bè ven s ng Tiền, trồng lúa nước, trồng ấu, trồng sen, làm nem,... Cùng với đó, Đồng Tháp còn có những lễ hội hấp dẫn t chức thường niên như: lễ hội hoa Sa Đéc, lễ hội Sinh Vật Cảnh, hội đình Định Yên, lễ giỗ ng bà Đỗ C ng Tường, lễ hội Dinh ng Đốc Binh Vàng, lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, lễ hội Gò Tháp,…với nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc, thu hút đ ng đảo du khách trong và ngoài tỉnh tham gia.

Cùng với tính tình người dân Đồng tháp đậm chất bưng biền cần cù, hiền lành, cởi mở và giàu lòng mến khách, tài nguyên du lịch văn hóa và tài nguyên du lịch sinh thái là cơ sở cho Đồng Tháp tạo nên những nét riêng trong việc xây dựng và thực hiện nên những CTDL hấp dẫn, chất lượng và đặc thù.

2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng v cơ sở vật chất kỹ thuật


Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch là điều kiện để hiện thực hóa nguồn tài nguyên du lịch phong phú thành những sản ph m du lịch phục vụ nhu cầu của du khách.

Tại Đồng Tháp các cơ sở hạ tầng đang được đầu tư mạnh mẽ và từng bước hoàn thiện trong đó có các tuyến đường quốc lộ đi qua như: QL30, QL54, QL80, đường N1, đường N2 cùng với hệ thống tỉnh lộ th ng suốt trong toàn tỉnh. Nếu như trước kia Đồng Tháp được xem như một địa phương “khuất nẻo” với vị trí địa lý bị cách trở thì nay với các cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp đã dần khắc phục những cách trở đó. Hai c ng trình xây dựng cầu Cao Lãnh bắc qua s ng Tiền nối liền phía Bắc và phía Nam Đồng Tháp, cầu Vàm Cống bắc qua s ng Hậu nối liền Đồng Tháp và An Giang giúp Đồng Tháp th ng thương bằng đường bộ đến các tỉnh phía Nam đồng bằng S ng Cửu Long tạo điều kiện liên tuyến với các địa danh du lịch n i tiếng của vùng này như Châu Đốc, Hà Tiên, Phú Quốc; Các tuyến đường N1, đường N2 thuộc dự án đường Trường Sơn giúp Đồng Tháp nối liền với các tỉnh phía Đ ng trước kia bị cách trở bởi vùng Đồng Tháp Mười hoang sơ; đặc biệt là có đường biên giới giáp với Campuchia dài 52 km qua hai huyện Hồng Ngự và Tân Hồng, với 4 cửa kh u

(Th ng Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước) trong đó có 2 cửa kh u quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà cùng tuyến đường 28km nối liền cửa kh u quốc tế Dinh Bà đến đường Xuyên Á do c ng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Đồng Tháp thi c ng trên đất bạn Campuchia, tạo điều kiện th ng thương kinh tế giữa hai nước góp phần hình thành nên những chương trình nối liền Đồng Tháp với các điểm du lịch trọng điểm bên phía xứ sở chùa tháp như Phn mpênh, Siêm Riệp, thành phố biển Sihanoukville,…

Hơn nữa, với những tuyến giao th ng đường thủy chằng chịt tạo bởi hệ thống s ng Tiền, s ng Hậu, các nhánh s ng nhỏ tự nhiên và hệ thống kênh đào nối liền s ng Tiền đ ra s ng Vàm Cỏ Tây (Long An) xuyên qua vùng trũng Đồng Tháp Mười tạo điều kiện xây dựng những CTDL đường thủy nối ba tỉnh vùng Đồng Tháp Mười và ngược dòng Mekong lên tận Phn mpênh (Campuchia).

Hệ thống khách sạn phục vụ du lịch cũng ngày càng được cải thiện nâng cấp qua các năm cả về chất lượng và số lượng. Đến tháng 6 năm 2014 đã có 2 khách sạn 3 sao, 3 khách sạn 2 sao, 27 khách sạn 1 sao cùng nhiều cơ sở đạt chu n với 1387 buồng phục vụ khách lưu trú.

ảng 2.1. Hệ thống khách sạn tại Đồng Tháp giai đoạn 2009 – 2013


Năm thống kê

ĐVT

2009

2010

2011

2012

2013

Số cơ sở lưu trú (Tổng số)

Cơ sở

25

33

35

60

82

T ng số khách sạn làng du lịch đã xếp hạng

Cơ sở

15

18

14

41

34

T ng số khách sạn 3 sao

Cơ sở

1

1

2

2

2

T ng số khách sạn 2 sao

Cơ sở

5

5

4

4

3

T ng số khách sạn 1 sao

Cơ sở

9

12

8

35

27

Nhà nghỉ nhà có phòng cho thuê đạt chuẩn

Cơ sở

10

10

21

20

48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chất lượng CTDL nội địa của các công ty lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp - 6

ĐVT

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng số uồng lưu trú du lịch

uồng

593

734

800

1.041

1.387

T ng số buồng lưu trú khách sạn 3 sao

Buồng

47

47

110

110

110

T ng số buồng lưu trú khách sạn

2 sao

Buồng

209

209

197

189

149

T ng số buồng lưu trú khách sạn

1 sao

Buồng

143

180

314

538

745

T ng số buồng lưu trú nhà nghỉ, nhà có phòng cho thuê đạt chu n

Buồng

194

307

179

204

383

Năm thống kê

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp)


Thêm vào đó các dự án do các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đang thực hiện thủ tục đầu tư để chu n bị triển khai, gồm: Dự án nâng cấp khu di tích Xẻo Quýt; Dự án nâng cấp khu di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; Dự án Khu Văn hóa Lúa nước ở xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò do C ng ty TNHH MTV Hai Lúa đầu tư 150 tỷ đồng; Dự án du lịch sinh thái ở Khu di tích Gò Tháp, do C ng ty c phần Đầu tư -Thương mại - Du lịch Đồng Tháp Mười đầu tư 20 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng ven s ng Tiền ở phường 6, thành phố Cao Lãnh, do C ng ty c phần Đầu tư Hưng Hưng Thịnh đầu tư 666 tỷ đồng; Dự án C ng viên bảo tồn sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, do C ng ty c phần Thiên nhiên Đồng Tháp đầu tư 400 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch sinh thái phù sa Cửu Long ở Cồn An Hòa, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, do C ng ty c phần đầu tư Cần Giờ đầu tư 30 tỷ đồng. Các dự án này hoàn thành sẽ góp phần đa dạng hóa sản ph m du lịch, tạo ra sản ph m đặc trưng cho du lịch Đồng Tháp, đưa ngành du lịch tỉnh thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh[26].

Tuy nhiên, hiện tại hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Đồng Tháp còn chưa thực sự hoàn thiện. Các tuyến đường giao th ng chưa đồng bộ như tuyến đường N2, tuyến đường đến Gáo Giồng, tuyến phà Miễu Trắng nối Cao Lãnh – Sa Đéc,… cũng là thách thức cho các đơn vị t chức lữ hành trong việc kết nối các tuyến điểm du lịch ở giai đoạn hiện tại. Thêm vào đó hệ thống

khách sạn chủ yếu tập trung ở hai trung tâm lớn của Đồng Tháp là thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc mà thiếu những khách sạn có vị trí gần (phạm vi 3km) so với các điểm tham quan trọng điểm của tỉnh như vườn quốc gia Tràm Chim, khu di tích Gò Tháp. Điều này làm cho các chương trình tham quan phải liên tục quay về nơi lưu trú gây mất thời gian và chi phí cho du khách.

2.1.1.3. Điều kiện về nh n ực du ịch


Nhân lực phục vụ trong ngành du lịch của tỉnh Đồng Tháp ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 2009 t ng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh là 376 thì đã tăng lên 507 lao động năm 2010, 565 lao động năm 2011, 669 lao động năm 2012. Đội ngũ HDV đạt chu n ngày càng tăng nếu như năm 2010 toàn tỉnh chỉ có 8 người có thẻ HDV (2 thẻ HDV quốc tế và 6 thẻ HDV nội địa) thì năm 2012 đã là 56 HDV (9 thẻ HDV quốc tế và 47 thẻ HDV nội địa). Theo Dự án Phát triển nguồn Nhân lực du lịch Việt Nam (HRDT Project) do Liên minh Châu Âu tài trợ từ năm 2004 đến 2010, Đồng Tháp đã có 19 đào tạo viên của các tiêu chu n nghề VTOS như: lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ điều hành tour, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch,…và 31 hồ sơ học viên đã được đào tạo và cấp chứng chỉ.[51]

Bên cạnh đó nguồn nhân lực trình độ cao từ các cán bộ quản lý du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đồng Tháp; Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp cũng như các giảng viên thuộc khoa Văn hóa – Du lịch trường Đại học Đồng Tháp đang là những nhân tố góp phần tích cực thay đ i diện mạo và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành du lịch tỉnh nhà.

Tuy nhiên, một bộ phận phục vụ tại các cơ sở tư nhân chưa qua đào tạo và cộng đồng địa phương cũng chưa được truyền đạt kiến thức về lợi ích và cách thức ứng xử phù hợp với khách du lịch khi đến địa phương là một trở lực cho việc phát triển bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023