nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Quá trình công nghiệp hóa và di dân sẽ kéo theo đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đô thị sẽ mở rộng và dân số tích tụ trong khu vực đô thị và công nghiệp sẽ tăng lên. Bộ mặt quần cư và cư trú, không gian sẽ thay đổi mạnh mẽ.
Rõ ràng, cần có kế hoạch mở rộng phát triển các đô thị lớn để chủ động đón dòng di cư đến nhưng cũng cần tránh sự hình thành các siêu đô thị với những thảm họa về môi trường và các vấn đề xã hội bằng cách xây dựng đô thị vừa và nhỏ, tạo điều kiện phân bố dân cư hợp lý. Tính đến các dự báo dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội, nhất là quy hoạch xây dựng các công trình như đường sá, cầu cảng, nghĩa trang... để tránh những tổn thất do quy hoạch treo, quy hoạch sai lầm gây nên.
2.4. CẬP NHẬT HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DCXH THEO VÙNG
2.4.1. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
2.4.1.1. Khái quát chung
Vùng bao gồm 14 tỉnh, bao gồm 04 tỉnh TB và 10 tỉnh ĐB. Diện tích tự nhiên: 101.500 km2; dân số: 12 triệu người (2006). Vùng còn tiếp giáp với các vùng khác trong nước, với hai nước láng giềng Trung Quốc và Lào, thuận lợi giao lưu kinh tế thông qua các cửa khẩu; đây là vùng cư trú của trên 30 dân tộc thiểu số, có nhiều di tích lịch sử, cái nôi của cách mạng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật của vùng còn nghèo và lạc hậu.
Vùng TDMNBB là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta : than, sắt, thiếc, chì - kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi, sét xi măng.... Khu ĐB có vùng than Quảng Ninh có trữ lượng lớn (trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn, hiện nay khai thác trên 20 triệu tấn /năm). Ngoài ra, than còn có ở Thái Nguyên, Lạng Sơn), sắt (Yên Bái, Thái Nguyên), thiếc, bôxit (Cao Bằng), chì - kẽm (Bắc Cạn). Khu TB có đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), apatit
(Lào Cai). Về thủy điện, hệ thống sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước (11000 Mw). Các nhà máy thuỷ điện đã xây dựng và đang vận hành: Hoà Bình (công suất 1920 Mw), Thác Bà (110Mw). Các nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng : Sơn La (2400 Mw), Tuyên Quang (300Mw). Một số nhà máy thuỷ điện cỡ vừa và nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu thuộc lưu vực sông Đà (Lai Châu, Huổi Khoang, Bản Chát).
Vùng TDMN Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới trên cơ sở khai thác các tài nguyên : đất đai như đất feralít phát triển trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ (ở trung du); đất phù sa dọc theo các thung lũng sông và cánh đồng giữa núi và tài nguyên khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Một số cây trồng cận nhiệt đới và ôn đới có giá trị như : Các loại chè đặc sản nổi tiếng : Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La. Đặc biệt các loại chè vùng núi cao : Suối Giàng (Yên Bái), chè shan tuyết (Hà Giang), quế, hồi (Yên Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn); cây dược liệu : tam thất, thảo quả, đỗ trọng...vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Hà Giang và cây ăn quả cận nhiệt : (đào, lê, mận, táo...). Sản xuất rau ôn đới và hạt giống Sa Pa. Tuy nhiên vùng cũng có nhiều khó khăn do hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước về mùa đông.
Các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển. Tài nguyên đất, rừng bị suy thoái. Về chăn nuôi gia súc, vùng có một số thế mạnh như : Đồng cỏ phát triển trên các cao nguyên ở độ cao 600-700 m; Một số vùng có khí hậu mát mẻ thuận lợi cho chăn nuôi bò sữa và bò thịt. Vấn đề lương thực được giải quyết, một phần lương thực chuyển sang chăn nuôi. Tuy nhiên cũng có không ít khó khăn trở ngại. Đó là đồng cỏ phân bố không tập trung, năng suất thấp; công nghiệp chế biến chưa phát triển; việc chuyên chở sản phẩm chăn nuôi đến thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Vùng TDMNBB có thế mạnh về kinh tế biển : Khu vực Đông Bắc (Quảng Ninh) có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển : du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long, Trà Cổ); giao thông vận tải biển, hệ thống cảng biển (cảng Cái Lân); đóng và sửa chữa tàu biển; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ.
2.4.1.2. Cập nhật chỉ tiêu phát triển DCXH
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Đông Bắc, Tây Bắc)
Năm thống kê | Đơn vị tính | TDMNBB | Toàn quốc | ||
Đông Bắc | Tây Bắc | ||||
Mật độ dân số | 2009 | Người/km2 | 149 | 71 | 257 |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số | 2009 | % | 1.2 | 1.9 | 1.4 |
Tỉ lệ hộ nghèo | 2007 | % | 21.4 | 38.1 | 14.8 |
Tir lệ thất nghiệp ở đô thị | 2007 | % | 3.97 | 3.4 | 4.64 |
Tỉ lệ có việc làm việc ở nông thôn | 2007 | % | 81.7 | 78.8 | 81.8 |
Thu nhập bình quân người / tháng | 2006 | Nghìn đồng | 511 | 373 | 630 |
Tỉ lệ người lớn biết chữ | 2004 | % | 90.4 | 76 | 92.2 |
Tuổi thọ trung bình | 2004 | Năm | 69.6 | 67.6 | 71.9 |
Tỉ lệ dân số thành thị | 2009 | % | 18.7 | 13.8 | 26.5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Tiêu Hóa Trong Dạy Học Địa Lí 9 Theo Hướng Tích Cực Hóa
- Phân Hóa Vùng Dưới Tác Động Của Quá Trình Cnh-Hđh
- Tỉ Lệ Thất Nghiệp Ở Đô Thị / Thiếu Việc Làm Ở Nông Thôn (%)
- Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Dân Cư, Xã Hội Ở Đông Nam Bộ
- Nêu Ý Nghĩa Của Việc Tính Tỷ Lệ Người Biết Chữ?
- Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học địa lí 9 - 10
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Nguồn : 1. Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2009.
2. Báo cáo về PT con người Việt Nam 1999 - 2004, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006.
3. Tổng kiểm tra kê dân số và nhà ở 01.4.2009 (Thông báo ban đầu, TCTK 7/2009)
2.4.2. Vùng Đồng bằng sông Hồng
2.4.2.1. Khái quát chung
Vị trí địa lí của ĐBSH có ý nghĩa quan trọng đặc biệt do tiếp giáp với TDMNBB, BTB, vịnh Bắc Bộ, lại cận kề với các tỉnh phía nam Trung Quốc.
Vùng gồm 11 tỉnh (thành phố) với diện tích 15.000 km2 (4,5% diện tích cả nước), dân số 18,2 triệu người (21,6% cả nước, năm 2007).
Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, ĐBSH là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai ở nước ta, đất phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (đất nông nghiệp chiếm gần 60% diện tích của vùng. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh (thuận lợi và khó khăn). Tài nguyên nước phong phú nhờ nguồn nước của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đường bờ biển dài gần 400 km, thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản và nghề muối. Ngoài ra, phát triển giao thông biển và du lịch biển. Khoáng sản: đá vôi, sét cao lanh, khí tự nhiên, đặc biệt than nâu, theo dự báo thăm dò với trữ lượng gấp 20 lần trữ lượng than Quảng Ninh.
Về điều kiện KTXH, đây là vùng có dân số đông (18,4 triệu người – năm 2007), nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và truyền thống sản xuất. Cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các ngành kinh tế khá hoàn thiện nhất cả nước. Cơ sở hạ tầng giao thông vào loại tốt nhất so với cả nước. Mạng lưới đô thị tương đối dày đặc, tài nguyên nhân văn phong phú đa dạng. Tuy nhiên vùng cũng có một số khó khăn hạn chế, đó là : Số dân đông và mật độ dân số cao, gấp 4,8 lần mức trung bình cả nước; các tai biến thiên nhiên (bão lụt, hạn hán, rét đậm...); tài nguyên đất, nước bị suy thoái do hậu quả của việc khai thác quá mức; cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng và chậm được đổi mới; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
ĐBSH đang chuyển động theo hướng : giảm tỉ trọng khu vực I (nông, lâm và ngư nghiệp), tăng nhanh tỉ trọng khu vực CN và DV; phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng nhanh tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản; phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm để phát huy thế mạnh yếu tố con người và tự nhiên của vùng; phát triển du lịch, coi đó là ngành dịch vụ mũi nhọn.
Việc mở rộng Thủ đô Hà Nội, cùng với triển khai các DA hai hành lang
/ Một vành đai sẽ đem lại gương mặt mới cho vùng.
VKTTĐ Bắc Bộ : Vùng có diện tích 15.500 km2 với dân số khoảng 13,7 triệu người (2005), bao gồm 8 tỉnh, thành phố. Ví trí địa lí thuận lợi, cơ sở hạ tầng khá tốt (hệ thống đường sắt, quốc lộ 1A, 5 và 18, sân bay quốc tế Nội Bài). Thủ đô Hà Nội là trung tâm của vùng. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động vào hàng đầu cả nước. Vùng có lịch sử phát triển lâu đời, các ngành công nghiệp phát triển khá sớm nhờ lợi thế gần nguồn nguyên, nhiên liệu và lao động, thị trường. Vùng tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, các khu công nghiệp tập trung, chú trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là du lịch, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
2.4.2.2. Cập nhật chỉ tiêu phát triển DCXH vùng ĐBSH
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu phát triển DCXH ở Đồng bằng sông Hồng
Năm thống kê | Đơn vị tính | Toàn quốc | Đồng bằng sông Hồng | |
Mật độ dân số | 2009 | Ng./km2 | 257 | 1238 |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số | 2009 | % | 1.4 | 1.1 |
Tỉ lệ hộ nghèo | 2007 | % | 14.8 | 9.6 |
Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị | 2007 | % | 4.6 | 5.7 |
Tỉ lệ có việc làm ở nông thôn | 2007 | % | 81.8 | 80.6 |
Thu nhập bình quân đầu người / tháng | 2006 | Ngìn đồng | 630 | 653 |
Tỉ lệ người lớn biết chữ | 2004 | % | 92.2 | 96.2 |
Tuổi thọ trung bình | 2004 | Năm | 71.9 | 74.5 |
Tỉ lệ dân số thành thị | 2009 | % | 26.5 | 24.5 |
Nguồn : 1. Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2009.
2. Báo cáo về Phát triển con người Việt Nam 1999 - 2004, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006.
3. Tổng kiểm tra kê dân số và nhà ở 01.4.2009 (Thông báo ban đầu, TCTK 7/2009)
2.4.3. Vùng Bắc Trung Bộ
2.4.3.1. Khái quát chung
Bắc Trung Bộ có diện tích 51.500 km2; dân số 10,7 triệu người (2007). Là vùng lãnh thổ hẹp nhất nước ta (chỗ hẹp nhất chưa đầy 50 km). Từ tây sang đông, các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo. Đất phù sa pha cát phân bố ở các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, đất feralít ở vùng đồi núi phía tây. Nạn cát bay lấn đồng ruộng và làng mạc. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, vẫn chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc vào mùa đông. Hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão, hiện tượng gió nóng khô (fơn) vào đầu hè. Sông ngắn và dốc, lũ lên nhanh và xuống nhanh. Lũ lụt và hạn hán diễn ra bất thường. Tài nguyên rừng còn tương đối khá, phân bố giáp biên giới Việt – Lào. Khoáng sản chính: sắt, crômít, thiếc, vàng, đá vôi....
Về đặc điểm KTXH : Người dân kiên cường, giàu kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên. Mức sống dân cư còn thấp. Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn nghèo nàn, nhất là vùng núi phía tây. Vùng KTTĐ miền Trung đang tạo sự bứt phá cho sự phát triển vùng
Về phát triển kinh tế, BTB đang nỗ lực hình thành cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với cá tỉnh trong vùng. Trước hết là phát triển lâm nghiệp : Diện tích rừng toàn vùng là 2,5 triệu ha (chiếm 20% diện tích rừng cả nước). Độ che phủ rừng đạt 47,8% (2006), chỉ đứng sau Tây Nguyên. Rừng có nhiều loại gỗ quý, nhất là khu vực giáp biên giới Việt - Lào. Hình thành nhiều lâm trường khai thác đi đôi với tu bổ vốn rừng. Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là hạn chế lũ trên các sông ngắn và dốc. Trồng rừng ven biển nhằm ngăn chặn nạn cát bay, chắn bão.
Định hướng cơ bản của BTB là khai thác tổng hợp thế mạnh về nông nghiệp ở trung du, đồng bằng và ven biển. Vùng đồi trước núi chăn nuôi đại gia súc. Vùng đất feralít và bazan trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cao su, hồ tiêu..).Vùng đất phù sa ven biển trồng cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá, lạc). Trong nuôi trồng thủy sản vùng ven biển, vùng nước lợ cửa sông, đầm phá. Phát triển ngành chế biến thủy hải sản. Hạn chế lớn là hầu hết tàu thuyền có công suất nhỏ, do vậy chủ yếu đánh bắt ven bờ, nguy cơ suy giảm nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, vùng thường xuyên bị thiên tai: bão lụt và hạn hán; sự suy giảm về diện tích và chất lượng rừng; sơ sở công nghiệp nhỏ bé, hạ tầng yếu kém; nguồn lợi hải sản suy giảm.
Vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng ở BTB bao gồm : Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa; Công nghiệp được phát triển dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản của vùng; Các ngành công nghiệp : xi măng (Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai), khai thác crômit (Thanh Hóa) và sắp tới là khai thác vè chế biến quặng sắt (Thạch Khê); Phát triển công nghiệp thủy điện: Bản Vẽ (300.000 Kw) trên sông Cả; Cửa Đạt (97.000 kw) trên sông Chu.
Các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa : Thanh Hóa – Bỉm Sơn, Vinh, Huế. Khu liên hợp hóa dầu – cảng Nghi Sơn. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải; Nâng cấp và cải tạo quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất, các tuyến đường ngang. DA đường Hồ Chí Minh góp phần phát triển vùng đồi núi phía tây. Hầm Hải Vân, kết nối với Hành lang kinh tế Đông
– Tây. Xây dựng và nâng cấp hệ thống cảng biển (Nghi Sơn, Vũng Áng, Cửa Lò, Chân Mây). Khôi phục một số sân bay, xây dựng các cửa khẩu quốc tế (Lao Bảo, Cầu Treo, Na Mèo).
2.4.3.2. Cập nhật chỉ tiêu phát triển DCXH vùng BTB
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội Bắc Trung Bộ
Năm thống kê | Đơn vị tính | Bắc Trung Bộ | Toàn quốc | |
Mật độ dân số | 2009 | Người/km2 | 208 | 257 |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số | 2009 | % | 0.9 | 1.4 |
Tỉ lệ hộ nghèo | 2007 | % | 25.8 | 14.8 |
Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị | 2007 | % | 4.92 | 4.64 |
Tỉ lệ có việc làm ở nông thôn | 2007 | % | 77.9 | 81.8 |
Thu nhập bình quân người một tháng | 2006 | Nghìn đồng | 418 | 630 |
Tỉ lệ người lớn biết chữ | 2004 | % | 93.9 | 92.2 |
Tuổi thọ trung bình | 2004 | Năm | 71.3 | 71.9 |
Tỉ lệ dân số thành thị | 2009 | % | 13.6 | 26.5 |
Nguồn : 1. Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2009.
2. Báo cáo về Phát triển con người Việt Nam 1999 - 2004, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006.
3. Tổng kiểm tra kê dân số và nhà ở 01.4.2009 (Thông báo ban đầu, TCTK 7/2009)
2.4.4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
2.4.4.1. Khái quát chung
Vùng có diện tích 44.300 km2; dân số 8,9 triệu người (2007). Đây là vùng lãnh thổ có đặc điểm tự nhiên đặc sắc: một dải đất hẹp ven biển xen kẽ đồng bằng nhỏ hẹp và đồi núi, phía tây lưng dựa vào dãy Trường Sơn Nam; đồng thời là cửa ngõ thông ra biển của TN và Hạ Lào. Từ tây sang đông, các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo. Bờ biển nhiều vũng vịnh kín gió, mực nước sâu thuận lợi xây dựng cảng lớn nhiều bãi tắm đẹp. Đất phù sa pha cát phân bố ở các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa phức tạp, khu vực phía nam ít mưa. Hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão. Sông ngắn và dốc, lũ lên xuống nhanh. Lũ lụt và hạn hán diễn ra bất thường.
Nền kinh tế biển phát triển theo hướng tổng hợp : Vùng biển giàu hải sản : tỉnh nào cũng có bãi cá, bãi tôm lớn. Sản lượng thủy sản của vùng năm
2005 đạt 624.000 tấn (chiếm 18,0% sản lượng cả nước). Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển đa dạng.
Du lịch biển có triển vọng lớn do có các bài biển nổi tiếng : Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn, Nha Trang, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)... Các thành phố cảng Đà Nẵng và Nha Trang là các trung tâm du lịch biển nổi tiếng. Dịch vụ hàng hải thực hiện tại các cảng biển lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Tiềm năng xây dựng cảng nước sâu trung chuyển: Văn Phong, Cam Ranh, Dung Quất. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối. Thăm dò và khai thác dầu khí (hiện đang khai thác mỏ nhỏ ngoài khơi Bình Thuận); sản xuất muối (Cà Ná, Sa Huỳnh).
Vùng KTTĐ miền Trung : có diện tích 28.000 km2 với dân số khoảng 6,3 triệu người (2005), bao gồm 5 tỉnh, thành phố. Nằm ở vị trí địa lí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam, của ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và hành lang kinh tế quốc tế Đông - Tây. Thế mạnh của vùng KTTĐ là khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng đầu nguồn. Vùng đang được nhà nước đầu tư xây dựng KCN Dung Quất, KKTM Chu Lai, Nhơn Hội…
2.3.4.2. Cập nhật chỉ tiêu phát triển DCXH ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Năm thống kê | Đơn vị tính | DH Nam Trung Bộ | Toàn quốc | |
Mật độ dân số | 2009 | Người/km2 | 217 | 257 |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số | 2009 | % | 1.2 | 1.4 |
Tỉ lệ hộ nghèo | 2007 | % | 16.3 | 14.8 |
Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị | 2007 | % | 4.99 | 4.64 |
Tỉ lệ có việc làm ở nông thôn | 2007 | % | 79.81 | 81.79 |
Thu nhập bình quân người / tháng | 2006 | Nghìn đồng | 551 | 630 |
Tỉ lệ người lớn biết chữ | 2004 | % | 92.8 | 92.2 |
Tuổi thọ trung bình | 2004 | Năm | 71.7 | 71.9 |
Tỉ lệ dân số thành thị | 2009 | % | 29.1 | 26.5 |
Nguồn : 1. Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2009.
2. Báo cáo về Phát triển con người Việt Nam 1999 - 2004, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006.
3. Tổng kiểm tra dân số và nhà ở 01.4.2009 (Thông báo ban đầu, TCTK 7/2009 )
2.4.5. Vùng Tây Nguyên
2.4.5.1. Khái quát vùng
Là vùng duy nhất ở nước ta không tiếp giáp biển, địa bàn có ý nghĩa chiến lược. Diện tích 54.700 km2; dân số 4,9 triệu người (2007), bằng 16,5% diện tích và 5,8% dân số cả nước. Địa hình là cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng. Đất đai màu mỡ (gần 2 triệu ha), tầng phong hóa sâu, phân bố trên các mặt bằng rộng. Khí hậu cận xích đạo, phân hóa thành 2 mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa) và có sự phân hóa theo đai cao. Sông ngòi có giá trị về thủy lợi và thủy điện. Bô xít là khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn, khoảng 6 tỉ
tấn, xếp hàng thứ 3 thế giới về trữ lượng bô xit. Trữ lượng thủy điện khá lớn: sông Xê Xan, Xrêpok, thượng nguồn sông Đồng Nai. Tây Nguyên là địa bàn tập trung 52% sản lượng gỗ có thể khai thác và 36% diện tích đất có rừng của cả nước. Độ che phủ rừng gần 60%.
Đặc điểm kinh tế - xã hội và nhân văn: TN là vùng thưa dân nhất nước ta đồng thời là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xơ Đăng, Ba Na, Gia rai...). Vùng thu hút mạnh dân cư và lao động từ cả nước đến TN là cái nôi của văn hóa cồng chiêng, các dân tộc có truyền thống văn hóa đặc sắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo, điều kiện KTXH khó khăn, kém phát triển. Mức sống dân cư còn thấp, thiếu lao động có trình độ. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội thiếu thốn. Công nghiệp trong vùng mới hình thành với các trung tâm công nghiệp mới triển vọng, các nông lâm trường phát triển theo quy mô lớn.
Về vấn đề phát triển cây công nghiệp: vùng TN có tiềm năng to lớn để phát triển nông lâm nghiệp nói chung và cây công nghiệp nói riêng : Cây cà phê : Diện tích hiện nay (2006) là 468,8 nghìn ha (chiếm 80% diện tích cà phê cả nước). Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (chiếm hơn 1/2 diện tích trồng cà phê của vùng). Nổi tiếng là cà phê Buôn Ma Thuật. Cà phê vối là chủ yếu, cà phê chè được trồng ở những vùng cao hơn, khí hậu mát. Cây chè trồng chủ yếu ở nhưng cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng, Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. Các nhà máy chế biến chè B'lao (Lâm Đồng), Biển Hồ (Gia Lai). Cây cao su có diện tích lớn thứ 2 cả nước, sau vùng Đông Nam Bộ, chủ yếu trồng ở Đắk Lắk, Gia Lai.Trồng dâu nuôi tằm ở Lâm Đồng. Những năm gần đây, cây điều, hồ tiêu, bông, ca cao cũng phát triển mạnh.
Việc phát triển cây công nghiệp ở TN thu hút hàng vạn lao động từ các vùng khác trong cả nước đến, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc.
Vấn đề khai thác thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi : Trữ năng thuỷ điện của TN khá lớn. Các nhà máy đã được xây dựng trước đây: Đa Nhim (160.000 kw) trên thượng nguồn sông Đồng Nai, Đrây - H'Linh trên sông Xrêpok. Nhà máy thuỷ điện lớn Yaly (720.000 kw) đã được xây dựng trên sông Xê Xan. Các bậc thang thuỷ điện sẽ tiếp tục được xây dựng trên con sông Xê Xan, Xpêpok, thượng nguồn sông Đồng Nai.
2.4.5.2. Cập nhật chỉ tiêu phát triển DCXH vùng TN
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Tây Nguyên
Năm thống kê | Đơn vị tính | Tây Nguyên | Toàn quốc | |
Mật độ dân số | 2009 | Người/km2 | 90 | 257 |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số | 2009 | % | 2.3 | 1.4 |
Tỉ lệ hộ nghèo | 2007 | % | 23 | 14.8 |
Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị | 2007 | % | 2.11 | 4.64 |
Tỉ lệ có việc làm ở nông thôn | 2007 | % | 82.7 | 81.79 |
Thu nhập bình quân người / t tháng | 2006 | Nghìn đồng | 522 | 630 |
Tỉ lệ người lớn biết chữ | 2004 | % | 88.2 | 92.2 |
Tuổi thọ trung bình | 2004 | Năm | 65.4 | 71.9 |
Tỉ lệ dân số thành thị | 2009 | % | 28.1 | 26.5 |
Nguồn : 1. Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2009.
2. Báo cáo về PT con người Việt Nam 1999 - 2004, Nxb CTQG, Hà Nội,2006.
3. Tổng điều tra dân số và nhà ở 01.4.2009 (Thông báo ban đầu, TCTK7/2009
2.4.6. Vùng Đông Nam Bộ
3.6.1.1. Khái quát chung
Vùng có diện tích 23.500 km2, dân số 12,0 triệu (năm 2006). Ưu thế nổi bật về vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và tài nguyên thiên nhiên. Đây là