Tình Hình Sử Dụng Phân Bón Cho Mía Ở Vùng Lam Sơn


Bảng 3.3. Diện tích, năng suất mía qua điều tra nông hộ


TT

Đất trồng mía

Loại mía

Diện tích điều tra

(ha)

Tỷ lệ so với diện tích

điều tra (%)

Năng suất trung bình

(tấn/ha)



Tổng số

Trồng mới

244,5

42,8

65,1

Lưu gốc

326,9

57,2

60,8

Cộng

571,4

100,0

62,7


1


Đất đồi

Trồng mới

197,3

34,5

61,9

Lưu gốc

243,1

42,5

56,2

Cộng

440,4

77,1

58,8


2


Đất ruộng

Trồng mới

40,4

7,1

78,0

Lưu gốc

59,4

10,4

73,2

Cộng

99,8

17,5

75,1

3

Đất bãi

Trồng mới

6,8

1,2

82,5

Lưu gốc

24,4

4,3

76,7



Cộng

31,2

2,75

78,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa - 10

3.1.2.3. Kỹ thuật thâm canh mía

Kết quả điều tra nông hộ về các biện pháp kỹ thuật thâm canh mía có liên quan trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng đầu vào, đầu ra của cân bằng K cho mía (phân bón, tưới nước, sử dụng NLM sau thu hoạch), cụ thể như sau:

Phân bón cho mía

Để đáp ứng nhu cầu thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía và đường, từ năm 2007, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn đã tiến hành sản xuất loại phân bón hỗn hợp NPK có bổ sung hữu cơ, chuyên dùng cho cây mía: NPK - HC: 6,4 - 3,2 - 6,6 - HC 9,5 (gọi tắt là NPK Lam Sơn) và đầu tư ứng trước cho người trồng mía thông qua hợp đồng đầu tư thu mua mía nguyên liệu hàng năm. Nguồn nguyên liệu hữu cơ sử dụng cho sản xuất NPK Lam Sơn là bùn thải nhà máy đường. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất mía nói chung, phân NPK Lam Sơn nói riêng được trình bày trong bảng 3.4 và 3.5.


Bảng 3.4. Tình hình sử dụng phân bón cho mía ở vùng Lam Sơn



TT


Loại phân bón

Diện tích điều tra

(ha)

Diện tích phân theo

nhóm đất (ha)

Đất đồi

Đất ruộng

Đất bãi

1

Phân hữu cơ

43,5

16,7

19,2

7,6

2

Phân khoáng

571,4

440,4

99,8

31,2

2.1

Bón hoàn toàn bằng NPK Lam Sơn

542,3

424,6

89,5

28,2

2.2

Bón hoàn toàn bằng N, P, K đơn

3,7

-

2,6

1,1

2.3

Bón NPK Lam Sơn, bổ sung phân đạm

17,4

11,0

5,4

1,0

2.4

Bón bằng các loại NPK hỗn hợp khác

8,0

4,8

2,3

0,9

Bảng 3.5. Tình hình sử dụng phân bón NPK Lam Sơn cho mía ở vùng Lam Sơn


TT

Đất trồng mía

Loại Mía

Diện tích điều tra (ha)

Phân loại theo mức bón (ha)

Mức 1

Mức 2

Mức 3


1


Đất đồi

Trồng mới

197,3

30,2

121,1

22

Lưu gốc

219,1

32,8

186,5

23,8

Cộng

416,4

63

307,6

45,8


2


Đất ruộng

Trồng mới

39,8

8,1

29,2

3,2

Lưu gốc

58,6

13,4

38,2

7,8

Cộng

98,4

21,5

67,4

11


3


Đất bãi

Trồng mới

6,8

1,8

4,5

0,5

Lưu gốc

24,4

5

17,7

1,7

Cộng

31,2

6,8

22,2

2,2



Tổng cộng

Trồng mới

243,9

40,1

154,8

25,7

Lưu gốc

302,1

51,2

242,4

33,3

Cộng

546,0

91,3

397,2

59

Ghi chú: Mức bón NPK Lam Sơn (kg/ha):

Mức 1: 1500 - dưới 2000; Mức 2: 2000 - dưới 2500; Mức 3: 2500 - 3000.


Kết quả ở bảng 3.4 và 3.5 cho thấy:

- Đối với phân hữu cơ: trong tổng số 571,4 ha điều tra (bao gồm cả mía trồng trên đất đồi, đất ruộng và đất bãi), chỉ có 43,5 ha (7,6%) được bón phân hữu cơ. Tỷ lệ diện tích mía trồng trên đất đồi được bón phân hữu cơ chỉ chiếm 3,8%; đất ruộng 19,2%, đất bãi 24,4%, so với diện tích điều tra của từng nhóm.

- Đối với phân khoáng: trong tổng số 571,4 ha điều tra có 542,3 (94,9%) diện tích mía được bón hoàn toàn bằng NPK Lam Sơn (NPK - HC: 6,4 - 3,2 - 6,6 HC 9,5) do Công ty Cổ phần Phân bón Lam Sơn sản xuất và đầu tư ứng trước cho nông dân thông qua hợp đồng thu mua mía nguyên liệu; 3,1% bón bằng NPK Lam Sơn kết hợp với bổ sung N vô cơ. Ngoài ra một tỷ lệ nhỏ diện tích (2%) bón bằng phân vô cơ hoặc các loại phân NPK khác có trên thị trường. Lượng bón NPK Lam Sơn trung bình 2.000 - 2.200 kg/ha. Nguyên liệu hữu cơ cho sản xuất phân NPK Lam Sơn là bùn thải nhà máy đường.

Tưới nước

Các hình thức tưới nước cho mía ở vùng Lam Sơn bao gồm:

- Tưới thủ công: áp dụng đối dụng đối với các diện tích mía trồng trên đất vườn đồi, tưới nước cho mía bằng các loại máy bơm áp lực, công suất nhỏ với hệ thống ống dẫn tưới trực tiếp vào rãnh mía. Nguồn nước tưới được lấy từ giếng khơi hoặc ao, hồ gần ruộng mía.

- Tưới rãnh: áp dụng đối với các diện tích mía trồng trên đất ruộng, địa hình bằng phẳng, có hệ thống kênh mương chủ động tưới, tiêu.

- Tưới nhỏ giọt: từ năm 2005, Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã lập dự án và đầu tư xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất mía có tưới theo công nghệ tưới nước nhỏ giọt (drip irrigation) của Israel cho trên 1.000 ha, trong đó tập trung chủ yếu cho mía trồng trên đất đồi ở các địa phương thuộc huyện Thọ Xuân. Theo đó, phân bón cho mía cũng được áp dụng theo hình thức bón phân thông qua hệ thống tưới (Fertigation). Kết quả điều tra tình hình tưới nước cho mía trồng trên các loại đất khác nhau ở vùng Lam Sơn được trình bày trong bảng 3.6.


Bảng 3.6. Tình hình tưới nước cho mía ở vùng Lam Sơn


Loại đất

Loại Mía

Diện tích điều tra (ha)

Diện tích được tưới nước (ha)

Tỷ lệ diện tích được tưới (%)


Mức 1


Mức 2


Mức 3


Cộng

Tổng số

Trồng mới

244,5

1,8

9,2

13,7

24,7

10,1

Lưu gốc

326,9

0,8

10,8

2,4

14,0

4,3

Cộng

571,4

3,2

20,0

9,0

32,2

5,6

Đất đồi

Trồng mới

197,3

1,3

-

11,0

12,3

6,2

Lưu gốc

243,1

-

-

-

-

-

Cộng

440,4

1,3


11,0

12,3

2,8

Đất ruộng

Trồng mới

40,4

-

9,2

2,7

11,9

29,5

Lưu gốc

59,4

-

10,8

2,4

13,2

22,2

Cộng

99,8


20,0

5,1

25,1

25,2

Đất Bãi

Trồng mới

6,8

0,5

-


0,5

7,4

Lưu gốc

24,4

0,8

-


0,8

3,3

Cộng

31,2

1,3

-

-

1,3

4,2

Ghi chú: Mức 1: tưới 1 lần; Mức 2: tưới 2 - 3 lần; Mức 3: tưới thường xuyên

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: trừ diện tích mía xây dựng mô thử nghiệm tưới nước nhỏ giọt, diện tích mía được tưới theo cả hai hình thức tưới thủ công và tưới rãnh là rất hạn chế. Trong tổng số 571,4 ha điều tra, chỉ có 32,2 ha (5,6%) mía được tưới từ 1 lần trở lên. Trong nhóm đất đồi, chỉ có 6,2% diện tích được tưới theo hình tưới thủ công, tưới 1 lần khi trồng. Đối với đất ruộng, trên 25% diện tích mía được tưới theo hình thức tưới rãnh, trong đó 20% tưới ở mức 2 - 3 lần và 5% tưới ở mức thường xuyên. Đối với đất bãi, diện tích mía được tưới không đáng kể (4,2%).

Sử dụng NLM sau thu hoạch

Ngọn lá mía sau thu hoạch là sản phẩm phụ tất yếu khi thu hoạch mía và là nguyên nhân gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động xử lý mía để lưu gốc (cày cắt rễ, bón phân, xới xáo rãnh và gốc mía) hoặc là quá trình làm


đất đối với diện tích mía phá gốc trồng lại, vì vậy cần phải được xử lý trước khi thực hiện các hoạt động này. Các hình thức xử lý NLM sau thu hoạch bao gồm:

- Thu dọn NLM: là hình thức thu gom toàn bộ NLM ra khỏi đồng ruộng sau khi thu hoạch mía để tiến hành các hoạt động chăm sóc mía để lưu gốc hoặc làm đất trồng mới. Với hình thức này, toàn bộ lượng các chất dinh dưỡng có trong NLM bị lấy ra khỏi đồng ruộng.

- Đốt NLM: sau khi thu hoạch mía, NLM được giữ lại trên đồng ruộng và đốt trước khi thực hiện các hoạt động chăm sóc mía lưu gốc hoặc làm đất trồng mới. Với hình thức này, một phần nhỏ lượng các chất dinh dưỡng có trong NLM (chủ yếu là K, Ca, Mg) được trả lại cho đất qua tro.

- Dồn NLM: là hình thức dồn NLM thành đống, bó và vận chuyển ra ngoài, sau đó tiến hành rải đều trở lại vào rãnh mía sau khi đã hoàn thành công việc chăm sóc mía lưu gốc hoặc trồng mới. Với hình thức này, lượng các chất dinh dưỡng có trong NLM được trả lại cho đất trong quá trình phân giải ngọn NLM.

Kết quả điều tra tình hình sử dụng NLM sau thu hoạch ở vùng Lam Sơn cho thấy: việc quản lý NLM sau thu hoạch chưa được các hộ trồng mía quan tâm đúng mức. Tập quán canh tác trước đây là giữ lại NLM để đốt hoặc dồn và vùi trả lại cho đất. Trong điều kiện hiện nay, một phần do công tác quản lý không tốt, một phần do giá công lao động cao nên các hộ trồng mía áp dụng hình thức chi trả một phần tiền thuê nhân công thu hoạch mía bằng cách cho họ lấy NLM mang về. Vì vậy, gần như toàn bộ NLM đều bị lấy ra khỏi đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch mía. Từ đó có thể nói, hình thức xử lý NLM của các hộ trồng mía ở vùng Lam Sơn hiện nay là thu dọn NLM.

3.1.3. Điều kiện cơ bản vùng Lam Sơn trong mối quan hệ với các nguồn dinh dưỡng đầu vào, đầu ra của cân bằng K cho mía.

Từ kết quả điều tra đánh giá điều kiện cơ bản nêu trên cho thấy, khí hậu vùng Lam Sơn có nhiều điểm thuận lợi cho cây mía sinh trưởng và tích lũy đường, qua đó cho phép khai thác tốt tiềm năng năng suất, chất lượng


cao của các giống mía. Trong điều kiện sản xuất hiện tại, trên 70% diện tích mía của vùng nguyên liệu được trồng trên đất xám ferralit vùng đồi. Năng suất mía trung bình 62 tấn/ha. Giống mía chủ lực MY 55 - 14 (chiếm trên 60% cơ cấu giống toàn vùng). Mía trồng trong điều kiện canh tác không có tưới, nguồn phân hữu cơ khan hiếm, NLM sau thu hoạch không được vùi trả lại cho đất. Phân khoáng sử dụng bón cho mía chủ yếu là NPK Lam Sơn, lượng bón trung bình 2,0 tấn/ha. Điều kiện thời tiết rét, khô hanh trong thời vụ trồng và xử lý mía lưu gốc, tình trạng xói mòn, rửa trôi trong thời kỳ mía sinh trưởng mạnh là những yếu tố có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng mía và độ phì đất.

Trên cơ sở kết quả đánh giá điều kiện khí hậu, đất đai và kỹ thuật sản xuất mía trong vùng, kết hợp với hướng dẫn của FAO và các nguồn tài liệu khác có liên quan về đánh giá cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống cây trồng, các nguồn dinh dưỡng K đầu vào, đầu ra sử dụng cho đánh giá cân bằng K trong điều kiện hiện tại và thiết lập phương trình xác định lượng bón K phù hợp cho mía ở vùng Lam Sơn được xác định và trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Các nguồn dinh dưỡng đầu vào, đầu ra của cân bằng K cho mía vùng Lam Sơn

Nguồn dinh dưỡng K

Ký hiệu

Mô tả


Đầu vào

IN 1

K cung cấp từ phân khoáng

IN 2

K cung cấp từ phân hữu cơ

IN 3

K do nước mưa cung cấp


Đầu ra

OUT 1

K mất theo sản phẩm mía cây

OUT 2

K mất theo NLM sau thu hoạch

OUT 3

K mất do xói mòn bề mặt

OUT 4

K mất do rửa trôi chiều sâu


3.2. Khả năng cung cấp K của đất; K do nước mưa cung cấp và K mất do xói mòn rửa trôi

Để xác định lượng các nguồn dinh dưỡng K đầu vào, đầu ra do các yếu tố tự nhiên, tạo cơ sở cho việc đánh giá cân bằng và thiết lập phương trình xác định lượng bón K phù hợp cho mía, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả cung cấp K của đất, lượng K do nước mưa cung cấp và lượng K mất do xói mòn, rửa trôi trong điều kiện của vùng Lam Sơn. Các thí nghiệm được bố trí trên đất xám ferralit điển hình, thuộc khu vực Trạm nguyên liệu Thọ Xuân - Sao Vàng, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân. Kết quả phân tích tính chất đất thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tính chất đất thí nghiệm


TT

Chỉ tiêu

Giá trị

1

pH(KCl)

4,64

2

OM (%)

1,22

3

N tổng số (%)

0,11

4

P2O5 tổng số (%)

0,05

5

P2O5 dễ tiêu (mg/100 g đất)

4,15

6

K2O tổng số

0,80

7

K2O trao đổi (mg/100 g đất)

5,75

8

CEC (lđl/100 g đất)

11,31

9

10.Thành phần cơ giới



- Cát (%)

55


- Limon (%)

23


- Sét (%)

22

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: đất thí nghiệm có thành phần cơ giới nhẹ, chua, hàm lượng chất hữu cơ nghèo, hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K tổng số và dễ tiêu đều ở mức nghèo, khả năng trao đổi cation thấp.


3.2.1. Khả năng cung cấp K của đất xám ferralit


Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu, tình trạng dự trữ dinh dưỡng trong đất, qua đó đánh giá mức độ thoái hóa đất. Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống cây trồng không chỉ nhằm mục đích bù lại số lượng dinh dưỡng bị lấy ra khỏi hệ thống theo sản phẩm thu hoạch mà còn phải đảm bảo duy trì và nâng cao được dự trữ dinh dưỡng trong đất để đảm bảo sản xuất lâu bền. Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất có sự thay đổi lớn, tùy thuộc vào tính chất đất, khí hậu, đối tượng cây trồng và các biện pháp kỹ thuật canh tác trong những điều kiện cụ thể xác định.

Để đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất xám ferralit, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm trong vại theo phương pháp lô khuyết (không bón K) trong các điều kiện tưới nước và bón N, P khác nhau. Khả năng cung cấp K của đất cho mía được xác định thông qua khối lượng K2O tích lũy trong sinh khối của tất cả các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất của cây mía. Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:

3.2.2.1. Ảnh hưởng của tưới nước và bón N, P đến sinh trưởng của mía

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tưới nước và bón N, P đến sinh trưởng của mía


Công thức

Thời gian nảy mầm

(ngày)

Hệ số đẻ nhánh (lần)

Chiều cao cây (cm)

Đường kính thân (mm)

Khối lượng cây (g/cây)

Số cây (cây/ vại)

1. Không tưới - không N, P

15

1,33

145,1

16,4

103,0

4,0

2. Không tưới - bón N, P

15

1,47

159,8

17,8

115,5

4,3

3. Có tưới - không N, P

10

1,63

186,5

20,7

116,7

4,5

4. Có tưới - bón N, P

10

1,90

225,5

24,6

153,3

5,4

LSD0,05

-

0,06

10,2

1,4

7,14

0,3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022