Ảnh Hưởng Của Tưới Nước Và Bón N, P Đến Khối Lượng K2O Tích Lũy Trong Cây Mía


Ảnh hưởng của điều kiện tưới nước (không tưới và tưới ẩm thường xuyên) và bón phân (không bón và bón 200 kg N/ha + 100 kg P2O5/ha) đến tình hình sinh trưởng của mía trình bày trong bảng 3.9 cho thấy:

- Trong điều kiện có tưới, các chỉ tiêu sinh trưởng của mía tăng nhanh so với không tưới trong cả hai trường hợp không bón và bón N, P. Khi bón N, P, các chỉ tiêu sinh trưởng của mía tăng so với không bón N, P trong cả hai trường hợp không tưới và có tưới, song mức tăng thấp hơn so với mức tăng trong điều kiện tưới nước.

Tưới nước kết hợp với bón N, P, các chỉ tiêu sinh trưởng của mía tăng cao so với các trường hợp hoặc là chỉ tưới, không bón N, P hoặc là chỉ bón N, P, không tưới nước. So với công thức chỉ bón N, P - không tưới và công thức chỉ tưới nước - không bón N, P, hệ số đẻ nhánh của mía ở công thức tưới nước kết hợp với bón N, P tăng 29,3% và 16,6%; chiều cao cây tăng 41,1% và 20,9%; đường kính thân tăng 38,2% và 18,8%; khối lượng cây tăng 32,7% và 31,4%; mật độ cây tăng 25,6% và 20%, tương ứng.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của tưới nước và bón N, P đến khối lượng K2O tích lũy trong cây mía

Khối lượng K2O tích lũy trong các bộ phận khác nhau của cây mía phụ thuộc vào khối lượng tươi, khối lượng khô và hàm lượng K2O có trong chúng. Kết quả nghiên cứu khối lượng K2O tích lũy trong các bộ phận của cây mía trong các điều kiện tưới nước và bón N, P khác nhau ở thời điểm mía ngừng sinh trưởng trình bày trong bảng 3.10 cho thấy:

So với điều kiện không tưới nước, các công thức có tưới làm giảm hàm lượng chất khô ở tất cả các bộ phận của cây trong cả hai trường hợp không bón và bón N, P. Song do sinh khối, khối lượng chất khô và hàm lượng K2O tăng cao, dẫn đến khối lượng K2O tích lũy trong cây tăng cao: tăng 32,4% và 70,6% so với không tưới, trong trường hợp không bón và bón N, P, tương ứng.



Công thức


Bộ phận cây

Khối lượng tươi

(g/vại)

Hàm lượng chất khô

(%)

Khối lượng khô

(g/vại)

Hàm lượng K2O

(%)

Lượng K2O

tích lũy

(g/vại)


Thân

395,3

27,8

109,9

0,21

0,23

1. Không tưới

Lá theo thân

13,8

30,4

4,2

0,12

0,01

- không N, P

Ngọn tươi

112,5

23,4

26,3

0,39

0,1


Gốc, rễ

46,4

28,1

13,1

0,04

0,01


Cộng

568,0

27,4

153,5

0,19

0,34


Thân

496,1

29,8

147,6

0,25

0,37

2. Không tưới

Lá theo thân

16,7

31,4

5,2

0,14

0,01

- bón N, P

Ngọn tươi

118,0

24,8

29,3

0,42

0,12


Gốc, rễ

53,5

28,8

15,4

0,05

0,01


Cộng

684,3

28,7

197,5

0,22

0,51


Thân

546,2

22,8

124,4

0,25

0,31

3. Có tưới

Lá theo thân

22,2

25,5

5,7

0,12

0,01

- không N, P

Ngọn tươi

137,3

19,4

26,6

0,45

0,12


Gốc, rễ

60,5

23,9

14,5

0,06

0,01


Cộng

766,3

22,9

171,1

0,22

0,45


Thân

755,5

25,5

193,0

0,32

0,62

4. Có tưới

Lá theo thân

30,7

27,5

8,4

0,16

0,01

- bón N, P

Ngọn tươi

190,0

21,5

40,8

0,55

0,22


Gốc, rễ

83,7

26,5

22,2

0,08

0,02


Cộng

1059,9

25,3

264,4

0,280

0,870


Thân

52,70

2,40

13,50

0,019

0,030

LSD0,05

Lá theo thân

Ngọn tươi

1,50

11,20

2,20

2,20

1,30

2,00

0,007

0,030

0,001

0,001


Gốc, rễ

2,70

4,30

0,80

0,004

0,001

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tưới nước và bón N, P đến khối lượng K2O tích lũy trong cây


Bón N, P làm tăng sinh khối, hàm lượng chất khô và hàm lượng K2O, dẫn đến khối lượng K2O tích lũy trong cây tăng 50% và 93,3% so với không bón N, P, trong trường hợp không tưới và có tưới, tương ứng.

Tưới nước kết hợp với bón N, P, khối lượng K2O tích lũy đạt giá trị cao nhất (0,87 g/vại), tăng 93,3% so với trường hợp chỉ tưới nước, không bón N, P và 70,6% so với trường hợp chỉ bón N, P, không tưới nước.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của tưới nước và bón N, P đến khả năng cung cấp K của đất cho cây

Khả năng cung cấp K của đất cho cây trong các điều kiện tưới nước và bón N, P được xác định thông qua tổng khối lượng K2O tích lũy trong tất cả các bộ của cây mía sau khi đã trừ đi lượng K2O có trong hom giống khi trồng. Lượng K2O đất có khả năng cung cấp cho cây (kg K2O/ha) được qui đổi từ khối lượng số lượng đất trong vại và khối lượng đất trong phạm vi hoạt động của 90% bộ rễ mía (40 cm, dung trọng đất 1,05 g/cm3).

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tưới nước và bón N, P khác nhau đến khả năng cung cấp K của đất cho mía trình bày trong bảng 3.11; 3.12 cho thấy:

Trồng mía trong điều kiện có tưới, lượng K2O đất có khả năng cung cấp cho cây mía tăng 37,9% và 78,3% so với điều kiện không tưới trong trường hợp không bón và có bón N, P, tương ứng.

Trồng mía trong điều kiện có bón N, P, lượng K2O đất có khả năng cung cấp cho cây tăng 58,6% và 105% so với điều kiện không bón N, P trong trường hợp không tưới và có tưới, tương ứng.

Trồng mía trong điều kiện có tưới kết hợp với bón N, P, khối lượng K2O đất có khả năng cung cấp cho mía đạt giá trị cao nhất: đạt 0,82 g/chậu (kg/ha), tăng 105% (0,42 g/chậu) so với trường hợp chỉ tưới, không bón N, P và 78,3% (0,36 g/chậu) so với trường hợp chỉ bón N, P, không tưới nước.


Bảng 3.11. Lượng K2O có trong hom giống khi trồng


Số hom

(hom)

Khối lượng

hom (g/hom)

Hàm lượng

chất khô (%)

Hàm lượng

K2O (%)

Lượng K2O (g/chậu)

3

11,5

31,2

0,47

0,05

Bảng 3.12. Lượng K2O đất có khả năng cung cấp cho mía trong điều kiện tưới nước và bón N, P khác nhau


Công thức

Lượng K2O tích lũy trong cây (g/vại)

Lượng K2O cây hút được từ đất

(g/vại)

Lượng K2O đất có khả năng cung cấp

(kg K2O/ha)

1. Không tưới - không N, P

0,34

0,32

44,8

2. Không tưới - bón N, P

0,51

0,44

61,6

3. Có tưới - không N, P

0,45

0,38

53,2

4. Có tưới - bón N, P

0,87

0,80

112,0

LSD0,05

0,03

0,05

6,93

Từ kết quả trên cho thấy, trên loại đất xám ferralit điển hình vùng Lam Sơn, tưới nước và bón N, P có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng cung cấp K của đất. Tưới nước kết hợp với bón N, P, lượng K2O đất có khả năng cung cấp đạt mức cao nhất: 112,0 kg K2O/ha. Trong trường hợp chỉ tưới nước, không bón N, P hoặc chỉ bón N, P, không tưới nước, lượng K2O đất có khả năng cung cấp giảm xuống chỉ còn 53,2 kg K2O/ha (giảm 47,5%) và 61,6 kg K2O/ha (giảm 55,0%) so với trường hợp tưới nước kết hợp bón N, P.


Hình 3.3. Một số hình ảnh thí nghiệm nghiên cứu khả năng cung cấp K của đất


Bố trí thí nghiệm nghiên cứu khả năng cung cấp K của đất Gốc rễ mía trong 1


Bố trí thí nghiệm nghiên cứu khả năng cung cấp K của đất

Gốc rễ mía trong thí nghiệm nghiên cứu khả năng cung cấp K của đất 3 2 2 2


Gốc, rễ mía trong thí nghiệm nghiên cứu khả năng cung cấp K của đất


3.2.2. Lượng K do nước mưa cung cấp

So với các nguồn dinh dưỡng K đầu vào của hệ thống cây trồng nói chung, cây mía nói riêng, nguồn K do nước mưa cung cấp chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể. Do vậy, trong nhiều trường hợp nghiên cứu về cân bằng dinh dưỡng, nguồn K do nước mưa cung cấp thường không được đề cập trong tính toán cân bằng.

Xuất phát từ giả thuyết cho rằng: trong khu vực các nhà máy đường, hàm lượng K có trong nước mưa cao hơn so với các khu vực khác do trong quá trình chế biến đường, các nhà máy đường sử dụng bã mía để làm nguyên liệu đốt lò hơi và thải vào khí quyển một lượng đáng kể bụi tro lò. Bên cạnh đó, tập quán đốt NLM sau mỗi vụ thu hoạch của nông dân cũng góp phần làm tăng hàm lượng tro bụi trong không khí. Khi gặp mưa, tro bụi trong không khí sẽ theo nước mưa đi vào đất, qua đó trả lại cho đất một lượng K nhất định. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nguồn K do nước mưa cung cấp được coi là một nguồn đầu vào của cân bằng K cho mía.

Lượng K do nước mưa cung cấp cho đất được xác định thông qua lượng mưa và hàm lượng K2O có trong nước mưa qua các tháng trong năm. Kết quả theo dõi diễn biến lượng mưa, hàm lượng K trong nước mưa và lượng K nước mưa cung cấp cho đất trong ba năm (2010, 2011, 2012) ở vùng Lam Sơn Thanh Hóa được trình bày trong bảng 3.13 và hình 3.4; 3.5 cho thấy:

Trong năm, các tháng 6, 7, 8, 9, 10 và 11 có tổng lượng mưa cao nhất (trung bình 1.684,3 mm, chiếm 87,5% tổng lượng mưa trong năm), hàm lượng K2O trong nước mưa ở mức thấp (trung bình 0,38 mg/l), lượng K2O cung cấp cho đất đạt 5,81 kg K2O/ha/năm, chiếm 70,8% tổng lượng K do nước mưa cung cấp trong năm. Ngược lại, các tháng 12, 1, 2, 3, 4 và 5 có hàm lượng K trong nước mưa cao (trung bình 1,18 mg/l, cao gấp 3,1 lần so với trung bình của các tháng 6, 7, 8, 9, 10 và 11), song do tổng lượng mưa thấp (chỉ bằng 12,47% tổng lượng mưa trong năm) nên hàm lượng K cung cấp cho đất chỉ đạt ở mức 2,4 kg K2O/ha/năm.

72


Bảng 3.13. Lượng K do nước mưa cung cấp (2010 – 2012)


TT

Chỉ tiêu

Năm

Tháng trong năm

Cộng/

(TB)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


1

Lượng mưa (mm/năm)

2010

2011

2012

TB

73,0

1,8

23,0

32,6

7,5

9,0

14,0

10,2

6,1

57,7

35,1

33,0

44,7

43,7

24,2

37,5

31,6

23,7

141,9

65,7

79,4

379,1

185,2

214,6

248,3

153,1

194,6

198,7

688,7

294,9

315,0

432,9

347,6

726,9

414,3

496,3

471,9

147,8

216,5

278,7

10,6

13,7

166,8

63,7

53,1

39,1

91,2

61,1

2062,5

1890,5

1821,8

1924,9


2

Hàm lượng K2O trong nước mưa (mg/l)

2010

2011

2012

TB

2,43

1,56

1,76

1,92

2,34

1,42

1,42

1,73

1,57

1,18

0,84

1,20

1,42

0,91

0,67

1,00

1,01

0,45

0,53

0,66

0,59

0,39

0,51

0,50

0,41

0,31

0,42

0,38

0,31

0,25

0,34

0,30

0,33

0,29

0,31

0,31

0,36

0,31

0,38

0,35

0,55

0,39

0,41

0,45

0,73

0,43

0,52

0,56

1,00

0,66

0,68

0,78


3

Lượng K2O nước mưa cung cấp (kg/ha)

2010

2011

2012

TB

1,77

0,03

0,40

0,73

0,18

0,13

0,20

0,17

0,10

0,68

0,29

0,36

0,63

0,40

0,16

0,40

0,32

0,11

0,75

0,39

0,47

1,48

0,94

0,96

1,02

0,47

0,82

0,77

2,13

0,74

1,07

1,31

1,15

2,11

1,28

1,51

1,70

0,46

0,82

0,99

0,06

0,05

0,68

0,26

0,39

0,17

0,47

0,34

9,91

6,82

7,91

8,21


Lượng mưa (mm)

Tháng


Hình 3.4. Lượng mưa qua các tháng (2010 - 2012)


Hàm lượng K2O(mg/l)

Tháng


Hình 3.5. Hàm lượng K2O trong nước mưa qua các tháng (2010 - 2012)

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí