Khối Lượng K Mất Theo Nước Xói Mòn


Như vậy, ở vùng Lam Sơn, với tổng lượng mưa trong năm từ 1.822 mm (năm 2012) đến 2063 mm (năm 2010), hàm lượng K2O trung bình trong nước mưa qua các tháng biến động trong khoảng 0,3 - 1,92 mg/l. Lượng K do nước mưa cung cấp cho đất trung bình 8,21 kg K2O/ha/năm.

3.2.3. Lượng K mất do xói mòn

Lượng K mất do xói mòn bề mặt được xác định thông qua theo dõi lượng nước xói mòn, lượng đất huyền phù xói mòn, lượng đất cặn lắng xói mòn và hàm lượng K2O có trong chúng.

Kết quả xác định lượng K mất theo nước xói mòn, mất theo đất huyền

phù xói mòn, mất theo đất cặn lắng xói mòn và tổng lượng K mất do xói mòn trình bày trong các bảng 3.14; 3.15; 3.16 và 3.17, cho thấy: trong điều kiện thời tiết khí hậu năm 2010, 2011, 2012 ở vùng Lam Sơn, mía trồng trên đất xám ferralit điển hình vùng đồi, độ dốc khu vực 5 - 8o, giống mía MY 55 - 14, không có tưới, dựa hoàn toàn vào nước trời, trên nền 200 kg N/ha + 100 kg P2O5/ha, bón K có ảnh hưởng tích cực đến việc hạn chế lượng K mất do xói mòn. Với các mức bón K (0 - 300 kg K2O/ha), lượng nước xói mòn, đất huyền phù xói mòn và đất cặn lắng xói mòn có xu hướng giảm khi tăng lượng bón K, ngược lại, hàm lượng K2O trong chúng có xu hướng tăng. Do mức giảm về lượng nước xói mòn, lượng đất huyền phù và lượng đất cặn lắng xói mòn nhanh hơn mức tăng về hàm lượng K2O có trong chúng, dẫn đến lượng K mất theo nước, mất theo đất huyền phù và mất theo đất cặn lắng xói mòn cũng như tổng lượng K mất do xói mòn giảm dần khi tăng lượng bón K. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ thể hiện rõ khi so sánh giữa các công thức bón K với công thức đối chứng không bón K. Giữa các mức bón K, sự khác biệt chỉ thể hiện ở các lượng bón thấp (100 -150 kg K2O/ha). Từ mức bón 200 trở lên, mức chênh lệch nhỏ, không đáng kể.


Bảng 3.14. Khối lượng K mất theo nước xói mòn



Công thức


Vụ mía

Lượng nước xói mòn hứng được (m3/ha)

Hàm lượng K2O trong nước xói mòn (mg/l)

Lượng K2O mất do nước xói mòn (kg/ha)


Mía tơ

857,30

2,71

2,32

1. Nền

Mía gốc 1

Mía gốc 2

615,29

667,75

3,10

2,99

1,91

2,00


TB

713,45

2,91

2,08


Mía tơ

642,98

3,09

1,99

2. Nền + 100 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

461,47

500,81

3,53

3,40

1,63

1,70


TB

535,09

3,32

1,78


Mía tơ

531,53

3,23

1,72

3. Nền + 150 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

381,48

414,01

3,68

3,55

1,40

1,47


TB

442,34

3,46

1,53


Mía tơ

462,94

3,17

1,47

4. Nền + 200 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

332,26

360,59

3,62

3,49

1,20

1,26


TB

385,26

3,40

1,31


Mía tơ

360,07

3,28

1,18

5. Nền + 250 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

258,42

280,46

3,67

3,58

0,95

1,00


TB

299,65

3,49

1,05


Mía tơ

334,35

3,31

1,11

6. Nền + 300 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

239,96

260,42

3,63

3,57

0,87

0,93


TB

278,24

3,48

0,97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa - 12

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy: lượng nước xói mòn (trung bình của các công thức bón 100 - 300 kg K2O/ha) là 388,1 m3/ha (giảm 47,0%), hàm lượng K trong nước xói mòn là 3,43 mg/l (tăng 17,9%), lượng K mất theo nước xói mòn là 1,33kg K2O/ha (giảm 36,2%), so với công thức không bón K, tương ứng.


Bảng 3.15. Khối lượng K mất theo đất huyền phù xói mòn



Công thức


Vụ mía

Lượng đất huyền phù xói mòn

(kg/ha)

Hàm lượng K2O trong đất huyền

phù (%)

Lượng K2O mất theo đất huyền phù

(kg/ha)


Mía tơ

1.918

1,27

24,36

1. Nền

Mía gốc 1

Mía gốc 2

1.592

1.155

1,50

1,40

23,88

16,17


TB

1.555

1,38

21,46


Mía tơ

1.284

1,45

18,62

2. Nền + 100 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

1.362

988

1,54

1,43

20,97

14,13


TB

1.211

1,48

17,92


Mía tơ

1.099

1,48

16,27

3. Nền + 150 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

1.189

863

1,57

1,46

18,67

12,60


TB

1050

1,51

15,86


Mía tơ

959

1,52

14,58

4. Nền + 200 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

1.055

765

1,58

1,45

16,67

11,09


TB

926

1,52

14,08


Mía tơ

851

1,53

13,02

5. Nền + 250 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

978

710

1,61

1,49

15,75

10,58


TB

846

1,55

13,11


Mía tơ

789

1,55

12,23

6. Nền + 300 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

1.391

1.189

1,21

1,24

16,83

14,74


TB

1.123

1,30

14,60

Kết quả ở 3.15 cho thấy: lượng đất huyền phù xói mòn (trung bình của các công thức bón từ 100 - 300 kg K2O/ha) là 1.031 kg/ha (giảm 33,7%). Hàm lượng K trong đất huyền phù xói mòn là 1,47%, cao hơn (0,09%), lượng K mất theo đất huyền phù xói mòn là 15,1 kg K2O/ha (giảm 26,6%), so với công thức không bón K, tương ứng.


Bảng 3.16. Khối lượng K mất theo đất cặn lắng xói mòn



Công thức


Vụ mía

Lượng đất cặn lắng xói mòn (kg/ha)

Hàm lượng K2O trong đất cặn lắng

(%)

Lượng K2O mất theo đất cặn lắng

(kg/ha)


Mía tơ

926,70

0,52

4,82

1. Nền

Mía gốc 1

Mía gốc 2

796,96

595,81

0,64

0,59

5,10

3,52


TB

773,16

0,58

4,48


Mía tơ

625,05

0,59

3,69

2. Nền + 100 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

676,49

505,74

0,65

0,60

4,40

3,03


TB

602,43

0,61

3,67


Mía tơ

530,56

0,60

3,18

3. Nền + 150 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

630,16

471,10

0,64

0,59

4,03

2,78


TB

543,94

0,61

3,32


Mía tơ

494,22

0,59

2,92

4. Nền + 200 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

528,22

394,90

0,66

0,61

3,49

2,41


TB

472,45

0,62

2,93


Mía tơ

414,28

0,61

2,53

5. Nền + 250 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

463,35

346,40

0,66

0,61

3,06

2,11


TB

408,01

0,63

2,57


Mía tơ

363,40

0,61

2,22

6. Nền + 300 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

692,80

505,10

0,49

0,43

3,39

2,17


TB

520,43

0,50

2,60

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy: lượng đất cặn lắng xói mòn (trung bình của các công thức bón 100 - 300 kg K2O/ha) là 509,5 kg/ha (giảm 34,1%), hàm lượng K trong đất cặn lắng xói mòn là 0,59 (cao hơn 0,01%), lượng K mất theo cặn lắng xói mòn là 3,02 kg K2O/ha (giảm 32,6%), so với công thức không bón K, tương ứng.


Bảng 3.17. Tổng lượng K mất do xói mòn

Đơn vị tính: kg K2O/ha/năm



Công thức


Vụ mía

K mất theo nước xói mòn

K mất theo đất huyền phù xói

mòn

K mất theo đất cặn lắng

xói mòn

Tổng K mất do xói mòn


Mía tơ

2,32

24,36

4,82

31,50

1. Nền

Mía gốc 1

Mía gốc 2

1,91

2,00

23,88

16,17

5,10

3,52

30,89

21,69


TB

2,08

21,46

4,48

28,02


Mía tơ

1,99

18,62

3,69

24,30

2. Nền + 100 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

1,63

1,70

20,97

14,13

4,40

3,03

27,00

18,86


TB

1,78

17,92

3,67

23,37


Mía tơ

1,72

16,27

3,18

21,17

3. Nền + 150 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

1,40

1,47

18,67

12,60

4,03

2,78

24,10

16,85


TB

1,53

15,86

3,32

20,71


Mía tơ

1,47

14,58

2,92

18,97

4. Nền + 200 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

1,20

1,26

16,67

11,09

3,49

2,41

21,36

14,76


TB

1,31

14,08

2,93

18,32


Mía tơ

1,18

13,02

2,53

16,73

5. Nền + 250 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

0,95

1,00

15,75

10,58

3,06

2,11

19,76

13,69


TB

1,05

13,11

2,57

16,73


Mía tơ

1,11

12,23

2,22

15,56

6. Nền + 300 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

0,87

0,93

16,83

14,74

3,39

2,17

21,09

17,84


TB

0,97

14,60

2,60

18,17

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy: tổng lượng K mất do xói mòn (trung bình của các lượng bón K từ 100 - 300 kg K2O/ha) là 19,5 kg K2O/ha/năm, trong đó 77,7% (15,1 kg K2O/ha) mất theo đất huyền phù xói mòn. Lượng K mất theo đất cặn lắng xói mòn chỉ chiếm 15,5% (3,0 kg K2O/ha). Lượng K


mất theo nước xói mòn chỉ chiếm một phần nhỏ (6,8%, tương ứng 1,3 kg K2O/ha). Trong trường hợp không bón K, lượng K mất do xói mòn là 28,0 kg K2O/ha, cao hơn 8,56 kg K2O/ha (44,0%), so với trung bình của các công thức có bón từ 100 - 300 kg K2O/ha. Lượng K mất do xói mòn (trung bình của ba lượng bón 200, 250, 300 kg K2O/ha) là 17,7 kg K2O/ha, giảm 5,6 kg K2O/ha (giảm 23,4%), so với lượng bón 100 kg K2O/ha.

Trên cơ sở các kết quả nêu trên, lượng K mất do xói mòn hàng năm đề nghị sử dụng trong đánh giá cân bằng dinh dưỡng và xác định lượng bón K phù hợp cho mía trồng trên đất xám ferralit điển hình, không có tưới, giống MY 55

- 14, nền bón 200 kg N + 100 kg P2O5 ở vùng Lam Sơn là 17,7 kg K2O/ha.

3.2.4. Lượng K mất do rửa trôi

Cùng với xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng theo chiều sâu cũng được xác định là một trong những nguồn đầu ra quan trọng trong cân bằng dinh dưỡng K cho mía vùng Lam Sơn. Lượng K mất do rửa trôi được xác định thông qua theo dõi lượng nước rửa trôi, lượng đất huyền phù có trong nước rửa trôi thu được từ Lizimet và hàm lượng K2O có trong chúng.

Kết quả xác định lượng K mất theo nước rửa trôi, mất theo đất huyền phù

rửa trôi và tổng lượng K mất theo rửa trôi trình bày trong các bảng 3.18; 3.19 cho thấy: tương tự như xói mòn, trong thời tiết khí hậu các năm 2010, 2011, 2012, mía trồng trên đất xám ferralit điển hình vùng đồi, độ dốc khu vực 5 - 8o, giống mía MY 55 - 14, không có tưới, dựa hoàn toàn vào nước trời, nền bón 200 N + 100 P2O5, bón K có ảnh hưởng tích cực đến việc hạn chế lượng K mất do rửa trôi. Với lượng bón từ 100 - 300 kg K2O/ha, lượng nước rửa trôi, lượng đất huyền phù rửa trôi có xu hướng giảm khi tăng lượng bón K, ngược lại, hàm lượng K2O trong chúng có xu hướng tăng. Do mức giảm về lượng nước rửa trôi, lượng đất huyền phù rửa trôi nhanh hơn mức tăng về hàm lượng K2O có trong chúng, nên lượng K mất theo nước, mất theo đất huyền phù rửa trôi cũng như tổng lượng K mất do rửa trôi cũng giảm dần khi tăng lượng bón K.


Bảng 3.18. Khối lượng K mất theo nước rửa trôi



Công thức


Vụ mía

Lượng nước rửa trôi thu được từ

Lizimet (m3/ha)

Hàm lượng K2O trong nước rửa trôi

(mg/l)

Lượng K2O mất theo nước rửa trôi

(kg/ha)


Mía tơ

1.0549

4,08

43,04

1. Nền

Mía gốc 1

Mía gốc 2

9.402

7.608

3,88

3,74

36,48

28,45


TB

9.186

3,92

36,01


Mía tơ

8.334

5,02

41,84

2. Nền + 100 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

7.428

6.010

4,78

4,61

35,51

27,71


TB

7.257

4,82

34,98


Mía tơ

7.490

5,14

38,50

3. Nền + 150 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

6.675

5.402

4,89

4,72

32,64

25,50


TB

6.522

4,94

32,22


Mía tơ

6.962

5,22

36,34

4. Nền + 200 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

6.205

5.021

4,97

4,79

30,84

24,05


TB

6.063

5,02

30,44


Mía tơ

5.696

5,26

29,96

5. Nền + 250 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

5.077

4.108

5,01

4,83

25,44

19,84


TB

4.961

5,06

25,10


Mía tơ

5.275

5,39

28,43

6. Nền + 300 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

4.701

3.804

5,13

4,94

24,12

18,79


TB

4.593

5,18

23,79

Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy: lượng nước rửa trôi (trung bình của các lượng bón từ 100 - 300 kg K2O/ha) là 5.879m3/ha (giảm 36%), hàm lượng K trong nước rửa trôi là 5,0 mg/l (tăng 27,7%), lượng K mất theo nước rửa trôi là 29,3 kg K2O/ha (giảm 18,6%), so với công thức không bón K, tương ứng.


Bảng 3.19. Khối lượng K mất theo đất huyền phù rửa trôi



Công thức


Vụ mía

Lượng đất huyền phù rửa trôi (kg/ha)

Hàm lượng K2O trong đất huyền phù (%)

Lượng K2O mất theo đất huyền phù (kg/ha)


Mía tơ

13,25

2,32

0,31

1. Nền

Mía gốc 1

Mía gốc 2

10,98

7,78

2,22

2,07

0,24

0,16


TB

10,67

2,23

0,24


Mía tơ

10,47

2,88

0,30

2. Nền + 100 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

8,67

6,15

2,75

2,56

0,24

0,16


TB

8,43

2,76

0,23


Mía tơ

10,07

2,95

0,30

3. Nền + 150 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

8,34

5,91

2,82

2,62

0,24

0,16


TB

8,11

2,83

0,23


Mía tơ

9,67

3,02

0,29

4. Nền + 200 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

8,02

5,68

2,89

2,69

0,23

0,15


TB

7,79

2,89

0,23


Mía tơ

9,81

3,04

0,30

5. Nền + 250 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

8,13

5,76

2,91

2,71

0,24

0,16


TB

7,90

2,92

0,23


Mía tơ

9,14

3,09

0,28

6. Nền + 300 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

7,58

5,37

2,95

2,75

0,22

0,15


TB

7,36

2,96

0,22

Kết quả ở 3.19 cho thấy: lượng đất huyền phù rửa trôi (trung bình của các lượng bón từ 100 - 300 kg K2O/ha) là 7,92 kg/ha (giảm 25,8%), hàm lượng K trong đất huyền phù rửa trôi là 2,87% (cao hơn 0,64%), lượng K mất theo đất huyền phù rửa trôi là 0,23 kg K2O/ha (giảm 4,2%), so với công thức không bón K, tương ứng.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí