Điều Kiện Cơ Bản Vùng Mía Lam Sơn Thanh Hóa Trong Mối Quan Hệ Với Cân Bằng K Cho Mía


3 5+F 1 3+F

CCS = x Pol nước mía x (1 - ) - Bx nước mía x (1- ) 2 100 2 100


Trong đó F là hàm lượng xơ của mía được xác định bằng phương pháp khuyếch tán trong bao (Diffusion en sac).

2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu

- Xác định phương trình và vẽ đồ thị tương quan bằng EXCEL - 2007.

- Xử lý số liệu bằng chương trình IRIRSTAT 5.0.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Điều kiện cơ bản vùng mía Lam Sơn Thanh Hóa trong mối quan hệ với cân bằng K cho mía

Để có cơ sở xác định các nguồn dinh dưỡng đầu vào, đầu ra của cân bằng K cho mía vùng Lam Sơn, chúng tôi tiến hành điều tra, đánh giá điều khí hậu, đất đai, hiện trạng sản xuất mía trong vùng thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và điều tra tình hình sản xuất mía của các hộ trồng mía theo mẫu phiếu in sẵn. Kết quả cụ thể như sau:

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vùng mía Lam Sơn Thanh Hóa nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có tổng diện tích đất trồng mía (qui hoạch đến năm 2020) là 54.314 ha, phân bổ trên địa bàn 10 huyện, thuộc 3 tiểu vùng địa hình: tiểu vùng đồng bằng (Yên Định, Thiệu Hóa, Triệu Sơn), tiểu vùng trung du (Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Ngọc Lặc), tiểu vùng núi cao (Thường Xuân, Lang Chánh). Diện tích mía đứng toàn vùng (niên vụ 2008 - 2009) là 15.571 ha, năng suất trung bình 62,7 tấn/ha, chữ đường 8,34 CCS, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường (công suất 6.500 tấn mía cây/ngày) thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn. Đến nay, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, vùng mía Lam Sơn được đánh giá là có năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía cao so với các vùng trồng mía khác thuộc khu vực Bắc miền Trung và trong cả nước (Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, 2008 [14]).

3.1.1.2. Khí hậu

Vùng mía Lam Sơn thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của của gió mùa Tây nam khô, nóng và gió mùa Đông bắc khô, lạnh. Diễn biến các yếu tố khí hậu qua các tháng trong năm (số liệu trung bình trong 20 năm, từ 1993 - 2012) được trình bày trong hình 3.2.


Hình 3. 1


(Nguồn: Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, 2008 [14]).


tháng

Hình 3.2. Diễn biến các yếu tố khí hậu vùng Lam Sơn Thanh Hóa

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa)[50]

Từ kết quả ở hình 3.2, đặc điểm các yếu tố khí hậu chi phối sự sinh trưởng, năng suất, chất lượng mía ở vùng Lam Sơn được tóm tắt như sau:

- Nhiệt độ: tổng số nhiệt độ trong năm trung bình 8.960o. Nhiệt độ

không khí trung bình năm 23,80C, trong đó sáu tháng có nhiệt độ cao (tháng 5 - 10) trung bình 27,6oC, sáu tháng có nhiệt độ thấp (tháng 11 - 4) trung bình 20oC. Ba tháng mùa đông (tháng 1, 2, 3) có nhiệt độ thấp nhất trong năm, trung bình 18,1oC.

- Lượng mưa: tổng lượng mưa trong năm trung bình 1.659 mm, cao nhất

2.375 mm (năm 1996), thấp nhất 1.070 mm (năm 1993), trong đó 84,5% tổng lượng mưa (1.402 mm) tập trung trong 6 tháng, từ tháng 5 - 10. Ba tháng (tháng 8, 9, 10) có lượng mưa cao nhất, trung bình 289,6 mm/tháng (chiếm 52,4% tổng lượng mưa cả năm). Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình chỉ đạt 42,9 mm/tháng, trong đó ba tháng (tháng 12, 1,

2) có lượng mưa thấp nhất, trung bình 21,9 mm/tháng.


- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình trong năm 84,8%, cao nhất 88,4%, thấp nhất 82,8%. Ba tháng (tháng 11, 12, 1) có độ ẩm không không khí thấp nhất trong năm, trung bình 82,3%.

- Ánh sáng: lượng bức xạ ở vùng Lam Sơn thuộc mức trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Tổng số giờ nắng trong năm 1.542 giờ, trung bình 4,2 giờ/ngày. Số giờ nắng trung bình trong 6 tháng, từ tháng 5 - 10 là 5,6 giờ/ngày.

- Lượng bốc hơi: tổng lượng bốc hơi trong năm trung bình 987 mm.

Các tháng có lượng bốc hơi cao (tháng 6, 7, 11), trung bình 82 mm/tháng.

Từ các kết quả nêu trên cho thấy, khí hậu vùng Lam Sơn Thanh Hóa có nhiều điểm thuận lợi, cho phép khai thác tốt tiềm năng năng suất và hàm lượng đường cao của cây mía. Thời kỳ mía sinh trưởng mạnh (vươn dóng, tạo năng suất kinh tế) trùng với các tháng có nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng và lượng mưa cao (tháng 5 - 10). Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng và lượng mưa thấp, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao là những điều kiện rất thuận lợi cho quá trình tích lũy đường của cây mía, quá trình thu hoạch, vận chuyển và chế biến đường.

Bên cạnh những điểm thuận lợi nêu trên, nhược điểm của điều kiện khí hậu (đồng thời cũng là những khó khăn trong sản xuất mía) là vấn đề nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng mưa thấp trong thời vụ trồng và xử lý mía để lưu gốc (tháng 12, 1, 2), gây ảnh hưởng xấu đến khả năng nảy mầm, tái sinh, dẫn đến làm giảm năng suất mía. Mặt khác, lượng mưa cao trong các tháng 8, 9, 10 gây xói mòn, rửa trôi là nguyên nhân làm giảm độ phì nhiêu đất, giảm hiệu suất phân bón, giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất mía.

3.1.1.3. Đất trồng mía

Cây mía ở vùng Lam Sơn được trồng chủ yếu trên vùng đồi. Đất trồng mía (theo qui hoạch mở rộng vùng nguyên liệu đến năm 2020) được trình bày trong bảng 3.1.


Bảng 3.1. Đất trồng mía theo qui hoạch mở rộng vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hóa đến năm 2020


TT


Nhóm đất


Ký hiệu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

So với

toàn vùng

So với

nhóm đất


Toàn vùng


54.314

100


1

Nhóm đất xám ferralit

AC

48.064

88,5

100

1.1

Đất xám ferralit điển hình

ACfa-h

40.225

74,1

83,7

1.2

Đất xám ferralit đá lẫn nông

ACfe

7.839

14,4

16,3

2

Nhóm đất phù sa

FL

6.250

11,5

100

2.1

Đất phù sa trung tính ít chua

P-h

3.408

6,3

54,5

2.2

Đất phù sa chua

Pgc

2.842

5,2

45,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa - 9

(Nguồn: Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, 2008 [14])

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, đất qui hoạch cho trồng mía tập trung chủ yếu trong hai nhóm chính là đất xám ferralit và đất phù sa.

- Nhóm đất xám ferralit (AC): diện tích 48.064 ha, chiếm 88,5% tổng diện tích đất qui hoạch cho trồng mía, trong đó đất xám ferralit điển hình (ACfa - h) chiếm 83,7% (40.225 ha), đất xám ferralit đá lẫn nông (Acfe) chiếm 16,3% (7.839 ha), bằng 74,1% và 14,4% so với tổng diện tích toàn vùng, tương ứng.

Đặc điểm chung của nhóm đất xám: đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ - sét, đất chua (pH < 5,0), chất hữu cơ tổng số nghèo đến trung bình, P tổng số nghèo đến trung bình, K tổng số nghèo, P dễ tiêu nghèo, K dễ tiêu nghèo đến rất nghèo, khả năng trao đổi cation thấp đến trung bình.

- Nhóm đất phù sa (FL): diện tích 6.250 ha, chiếm 11,5% tổng diện tích đất qui hoạch cho trồng mía, trong đó đất phù sa trung tính ít chua (P - h) chiếm 54,5% (3.408 ha), đất phù sa chua (Pgc) chiếm 45,5% (2.482 ha), bằng 6,3% và 5,2% so với tổng diện tích toàn vùng, tương ứng.

Đặc điểm chung của nhóm đất phù sa: đất có thành phần cơ giới cát pha

- sét. Phản ứng của đất từ rất chua đến ít chua (pH 4,0 - <6,5), chất hữu cơ tổng số, P tổng số, P dễ tiêu, K tổng số ở mức trung bình đến giàu, kali dễ tiêu nghèo - trung bình, khả năng trao đổi cation trung bình đến khá.


3.1.2. Hiện trạng sản xuất mía

3.1.2.2. Giống mía

Kết quả điều tra diện tích, năng suất của các giống mía, niên vụ 2007 - 2008 tại vùng Lam Sơn Thanh Hóa được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cơ cấu giống mía vùng Lam Sơn Thanh Hóa


TT

Giống mía

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Tỷ lệ diện tích (%)

So với

tổng số

So với

nhóm giống


Tổng toàn vùng

15.571

61,15



I

Nhóm chín sớm

2.180

62,46

14,0


1

QĐ 93 – 59

2.107

62,80

13,5

96,7

2

QĐ 95 -168

13

49,80

0,1

0,6

3

Quế dẫn 9

60

53,10

0,4

2,8

II

Nhóm chín sớm - trung bình

2.893

66,61

18,6


1

ROC 10

426

63,60

2,7

14,7

2

ROC 16

78

66,50

0,5

2,7

3

ROC 22

247

70,80

1,6

8,5

4

ROC 23

416

67,80

2,7

14,4

5

Viên Lâm 1

40

53,80

0,3

1,4

6

Viên Lâm 2

140

65,90

0,9

4,8

7

QĐ 94 -116

226

62,40

1,5

7,8

8

QĐ 94 -119

842

70,10

5,4

29,1

9

Đài Ưu

71

72,10

0,5

2,5

10

Đài Ưu 6

174

72,20

1,1

6,0

11

ROC 27

233

53,80

1,5

8,1

III

Nhóm chín trung bình - muộn

10.498

59,38

67,4


1

Quế dẫn P8

195

75,50

1,3

1,9

2

Viên Lâm 6

3

40,00

0,0

0,0

3

MY 55 – 14

9.589

58,30

61,6

91,3

4

Giống khác

711

69,60

4,6

6,8

(Nguồn: Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, 2009)[15]


Từ kết quả ở bảng 3.2, cơ cấu giống mía của vùng Lam Sơn được tóm tắt như sau:

- Nhóm giống chín sớm: diện tích 2.180 ha, chiếm 14% cơ cấu giống toàn vùng. Năng suất trung bình 62,46 tấn/ha, trong đó giống chủ lực QĐ 93 - 159 chiếm 96,7% và 13,5% trong cơ cấu của nhóm và của toàn vùng, tương ứng.

- Nhóm giống chín sớm - trung bình: diện tích 2.893 ha, chiếm 18,6% cơ cấu giống toàn vùng. Năng suất trung bình 66,61 tấn/ha, trong đó ba giống chủ lực (QĐ 94 - 119, ROC 10 và ROC 23) chiếm 58,2% và 10,8% trong cơ cấu của nhóm và của toàn vùng, tương ứng.

- Nhóm giống chín trung bình - muộn: diện tích 10.498 ha, chiếm 67,4% cơ cấu giống toàn vùng. Năng suất trung bình 59,38 tấn/ha, trong đó giống chủ lực MY 55 - 14 (năng suất 58,3 tấn/ha) chiếm 91,3% và 61,6% trong cơ cấu của nhóm và của toàn vùng, tương ứng.

Như vậy có thể thấy, MY 55 - 14 là giống mía chủ lực trong cơ cấu giống hiện tại của vùng Lam Sơn Thanh Hóa.

3.1.2.2. Diện tích, năng suất mía

Kết quả điều tra diện tích, năng suất mía của 200 hộ, thuộc 4 huyện trồng mía trọng điểm (Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Lang Chánh) ở vùng Lam Sơn Thanh Hóa, phân loại theo 3 nhóm đất: đất đồi, đất ruộng (đất chuyên lúa chuyển sang trồng mía), đất bãi (đất phù sa ngoài đê) trình bày trong bảng 3.3, cho thấy:

Ở vùng Lam Sơn, 77,1% diện tích mía được trồng trên đất đồi, năng suất trung bình 58,8 tấn/ha (năng suất mía trồng mới 61,9 tấn/ha, cao hơn mía gốc trung bình 10%). Tỷ lệ diện tích giữa mía trồng mới và mía lưu gốc là 44,8% và 55,2%. So với mía trồng trên đất ruộng và đất bãi, năng suất mía trồng trên đất đồi thấp hơn 22,2% (16,8 tấn/ha) và 26,1 (20,8 tấn/ha), tương ứng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022