2013 cho thấy, có 65,8% khách nội địa; 50,9% khách quốc tế sẽ quay trở lại du lịch đến Bến Tre và 57,8% du khách trong nước; 52,1% du khách quốc tế sẵn sàng giới thiệu cho người khác đến với du lịch đến Bến Tre (Bảng 4.36). Qua kết quả này cho thấy công tác marketing, giữ mối quan hệ với khách hàng của các doanh nghiệp được khách hàng đánh giá cao tỷ lệ quay lại và giới thiệu lớn hơn 50%.
Bảng 4.36: Tỷ lệ khách du lịch quay lại và giới thiệu về Bến Tre
Khách nội địa | Khách quốc tế | ||
Quay lại | Có | 65,8 | 50,9 |
Không | 30,2 | 49,1 | |
Giới thiệu | Có | 57,8 | 52,1 |
Không | 42,2 | 47,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Số Các Thành Phần Tạo Ra Yếu Tố Điều Kiện Môi Trường Điểm Đến
- Phân Tích Thực Trạng Và Nguyên Nhân Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đền Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Du Lịch Bến Tre
- Thống Kê Mô Tả Mức Độ Đồng Ý Về Yếu Tố Người Dân Địa Phương
- Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bến Tre Đến Năm 2020
- Thẻ Điểm Cân Bằng – Công Cụ Hữu Hiệu Để Thực Hiện Chiến Lược Kinh Doanh
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 25
Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.
Nguồn : Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bến Tre Nhược điểm: Nhìn chung, khách du lịch đánh giá hoạt động marketing của doanh
nghiệp ở mức trên 50%, đây là mức chưa thật sự cao. Điều này cho thấy một thực trạng của các doanh nghiệp du lịch Bến Tre chưa thực hiện tốt chiến lược marketing, mối quan hệ với khách hàng, khả năng thu hút khách hàng.
Nguyên nhân: Thực trạng hoạt động marketing tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu vốn, ý chí kinh doanh bị giảm, thiếu cơ hội để tiếp cận với công nghệ hiện đại, thông tin thị trường, các phương tiện quảng bá thương hiệu cho sản phẩm chưa mang tính chuyên nghiệp cao.
4.2.3.7 Thực trạng phát triển thương hiệu
Theo kết quả nghiên cứu, thương hiệu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Bảng 4.37: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố thương hiệu
Mẫu | Giá trị thấp nhất | Giá trị cao nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
Thương hiệu được nhiều người biết đến. | 359 | 1 | 5 | 3,56 | ,989 |
Thương hiệu được xây dựng, quản lý bài bản. | 359 | 1 | 5 | 3,42 | .996 |
Thương hiệu đảm bảo niềm tin và cảm xúc với khách hàng. | 359 | 1 | 5 | 3,42 | ,968 |
Các thành phần chính trong thương hiệu như tên; biểu trưng, biểu tượng; đặc tính; khẩu hiệu; nhạc hiệu rất thu hút và dễ hiểu. | 359 | 1 | 5 | 3,48 | ,964 |
Thương hiệu thân thiện với môi trường. | 359 | 1 | 5 | 3,60 | 1,004 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của yếu tố thương hiệu cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát rất cao (>3). Với kết quả này thì hầu hết các biến quan sát trong yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Thực trạng về thương hiệu của doanh nghiệp du lịch Bến Tre:
Ưu điểm: Các doanh nghiệp du lịch trong Tỉnh rất quan tâm nâng cấp cơ sở kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, tăng cường quan hệ với các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh nhằm thu hút nguồn khách về Bến Tre. Các công ty du lịch, khu du lịch, hệ thống nhà hàng – khách sạn, các dịch vụ phục vụ khách du lịch ngày càng nhiều nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng. Tỉnh Bến Tre thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá về hình ảnh của Bến Tre như lễ hội Dừa, lễ hội cây cảnh, liên hoan ẩm thực Nam bộ. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng phối hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong Tỉnh với các doanh nghiệp các Tỉnh lân cận như xúc tiến – khảo sát du lịch tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; Tổ chức và tham gia khảo sát tại các điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; Tham gia hội chợ thương mại – du lịch tại Bạc Liêu; Hội chợ quốc tế Việt Nam – VITM Hanoi 2014; Tổ chức họp giữa 4 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang và Vĩnh Long để bàn về liên kết xúc tiến du lịch,… Bên cạnh các loại hình du lịch sinh thái, loại hình du lịch Homestay đã được các doanh nghiệp khai thác mạnh ở Bến Tre trong những năm gần đây. Loại hình này đã mang đến cho du khách những trải nghiệm thực tế với sinh hoạt đời thường của người dân, khám phá cuộc sống làng quê sông nước và văn hóa bản địa. Ấn tượng đầu tiên của du khách khi đặt chân đến Homestay là hàng rào hoa kiểng đẹp mắt, ngôi nhà nhỏ nép mình dưới những hàng dừa xanh; xung quanh ngôi nhà là vườn cây xanh tươi với các loại trái cây: bưởi da xanh, xoài, mít, sa pô,… Không gian yên tĩnh, sự mát mẻ của miệt vườn sông nước xứ dừa mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu cho du khách. Trên địa bàn Bến Tre có gần 20 điểm Homestay, chủ yếu tập trung ở huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, con số này đã tăng dần và mức độ phục vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Nhược điểm: Tuy các hoạt động xây dựng và quảng bá của các doanh nghiệp có phát triển nhưng nó mang tỉnh nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp vẫn chưa có tiếng nói chung và hiểu được vai trò của mình trong chuỗi các dịch vụ du lịch để tạo ra thương hiệu cho du lịch sinh thái tại Bến Tre.
Nguyên nhân: Hầu hết doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tại Bến Tre có qui mô nhỏ, vốn thấp nên chí phí, nguồn lực đầu tư cho xây dựng thương hiệu và quảng bá hình
ảnh cũng hạn chế. Vì thế, mỗi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh của mình theo những cách khác nhau, những kênh khác nhau đôi khi mâu thuẫn, trái ngược nhau đã làm hạn chế đến NLCT của mình. Bên cạnh đó, Tỉnh vẫn còn thiếu nhiều cơ chế quản lý về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu với các đơn vị, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Việc xử lý các trường hợp vi phạm về thương hiệu trong các hoạt động du lịch chưa được nghiêm minh. Công tác tuyên truyền vận động người dân và doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, giữ hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp mình vẫn chưa được quan tâm.
4.2.3.8 Thực trạng trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp du lịch
Theo kết quả nghiên cứu, trách nhiệm xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Bảng 4.38: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố trách nhiệm xã hội
Mẫu | Giá trị thấp nhất | Giá trị cao nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
Doanh nghiệp nộp thuế đầy đủ. | 359 | 1 | 5 | 3,56 | ,987 |
Doanh nghiệp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động. | 359 | 1 | 5 | 3,42 | ,996 |
Doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. | 359 | 1 | 5 | 3,42 | 1,048 |
Doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của khách hàng. | 359 | 1 | 5 | 3,48 | ,964 |
Doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 359 | 1 | 5 | 3,60 | ,994 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của yếu tố trách nhiệm xã hội cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát rất cao (>3). Với kết quả này thì hầu hết các biến quan sát trong yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Thực trạng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp du lịch Bến Tre:
Ưu điểm: Ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Bến Tre nói riêng trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước hàng năm tạo nguồn thu cho ngân sách góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Theo số liệu thống kê năm 2013, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đã đóng 132,2 tỷ đồng vào ngân sách của Tỉnh chiếm tỷ lệ 8,77% ngân sách. Các doanh nghiệp du lịch cũng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo các quyền lợi, chế độ chính sách cho khoảng 4.400 người lao động vào năm 2014, chiếm tỷ lệ 6,7% lực lượng lao động của Tỉnh.
Tỉnh cũng đã xây dựng đề án quy hoạch tổng thể về việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất, đảm bảo sự phát triển bền vững. Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý môi trường, xã hội hóa việc bảo vệ môi trường sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp du lịch tốt hơn.
Nhược điểm: Nhìn chung các doanh nghiệp du lịch có đóng góp vào ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho lao động của địa phương nhưng tỷ lệ này con rất khiêm tốn, chưa xứng với năng lực hiện có. Các doanh nghiệp du lịch hoạt đông kinh doanh luôn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, quyền lợi của khách hàng, có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nhưng vẫn còn một số đơn vị chặt chém khách hàng, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, vệ sinh môi trường chưa tốt.
Nguyên nhân: Việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và chồng chéo. Nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, việc đầu tư tôn tạo và bảo vệ tài nguyên chưa được quan tâm thỏa đáng. Nhiều tài nguyên và môi trường du lịch có nguy cơ suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động tiêu cực của con người và thiên tai ngày càng tăng. Công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch chưa được quan tâm đúng mức cũng như việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong các hoạt động du lịch chưa được xử lý nghiêm minh. Công tác tuyên truyền quảng bá của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế về kinh phí, chưa có cơ chế thực hiện phối hợp giữa cơ quan quản lý về du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
4.2.3.9 Đánh giá chung tình hình hoạt động của các doanh nghiệp du lịch
Nhìn chung, tiềm năng phát triển và thu hút khách du lịch của Bến Tre còn rất lớn. Để phát huy được thế mạnh này rất cần sự đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp du lịch nói riêng và ngành du lịch Bến Tre nói chung vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch đến với mình:
Thứ nhất, Mặc dù có sự tăng trưởng về số lượng khách du lịch hàng năm nhưng diện mạo của công ty du lịch, các khu du lịch ở Bến Tre như du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch vẫn chỉ là sự tự sao chép lẫn nhau của các doanh nghiệp các địa phương trong vùng ĐBSCL mà chưa có định hướng phát triển các lợi thế riêng, tạo ra các sắc thái riêng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch của mình. Các sản phẩm du lịch thiếu sự đa dạng, thường gắn kết với loại hình du lịch sinh thái như đi thuyền trên sông, thăm vườn cây ăn trái, nghe ca nhạc tài tử,… đều bắt gặp hầu hết ở các hoạt động của các doanh nghiệp ở các Tỉnh trong
khu vực. Vì vậy, các doanh nghiệp du lịch Bến Tre chưa khai thác được các tiềm năng, lợi thế của Bến Tre và chưa tạo được sự khác biệt; tính đặc trưng về du lịch so với các tỉnh ĐBSCL. So với các địa phương khác, Bến Tre có những đặc thù riêng, còn tiềm ẩn chưa được khai thác triệt để cho phát triển du lịch. Trong đó, phải kể đến những đặc sản nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Bến Tre, đó là các sản phẩm từ cây dừa.
Thứ hai, Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong Tỉnh và các địa phương còn lỏng lẻo, kém hiệu quả. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, liên doanh -
Thứ ba, đáng kể nhưng còn khoảng cách xa với yêu cầu xã hội hóa; với tầm nhìn phát triển dài hạn. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành, chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án, dự án được xây dựng khá nhiều nhưng việc triển khai còn khó khăn do thiếu nguồn lực và cơ
cầu quản lý, kiểm soát doanh nghiệp ngành du lịch trước xu thế phát triển nhanh và sự cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực.
Thứ tư, Việc xúc tiến, quảng bá trong hoạt động marketing; việc đầu tư xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp và ngành du lịch của Tỉnh còn thiếu cơ chế chính sách, thiếu nguồn lực và tính chuyên nghiệp dẫn tới kém hiệu quả, chưa chủ động định vị vững chắc được tại các thị trường mục tiêu.
Thứ năm, cơ sở vật chất hạ tầng trong thời gian qua được các doanh nghiệp du lịch của Tỉnh quan tâm đầu tư rất lớn, nhưng còn thiếu tính đồng bộ, còn mang tính chắp vá, tự phát chưa có một quy hoạch chung cho toàn Tỉnh nên chưa thực sự được phát huy hiệu quả.
Thứ sáu, nguồn nhân lực cho du lịch tuy có sự tăng trưởng lớn về số lượng và chất lượng nhưng so với yêu cầu của các doanh nghiệp vẫn còn chưa đáp ứng và hạn chế về
ngữ, khả năng giao tiếp,… nói chung là tính chuyên nghiệp còn hạn chế.
Thứ bảy, nhiều dịch vụ hỗ trợ du lịch như:
hợp kiểm soát chặt chẽ, do vậy còn nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ thiếu chất lượng, mang tính chộp giật. Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch nằm trong sự quản lý của nhiều sở, ban ngành, nhiều thành phần khác nhau nhưng chưa có cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp quản lý.
Thứ tám, phần lớn các doanh nghiệp du lịch, khu du lịch, cơ sở du lịch Bến Tre còn hạn chế về số lượng và
lịch ở nhiều nơi trong Tỉnh phát triển mang tính tự phát; thiếu sự gắn kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp thành một chuỗi; đòi hỏi việc liên kết hóa doanh nghiệp du lịch trở thành yêu cầu cấp bách.
Kết luận
Chương này tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu chính thức bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kết quả CFA cho thấy, các chỉ tiêu trên đều đạt yêu cầu, mô hình nghiên cứu chính thức phù hợp với dữ liệu thị trường. Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu chính thức và thành phần trong từng khái niệm đạt được giá trị phân biệt. Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của từng thang đo đều lớn hơn 0.5 nên các thang đo đảm bảo độ tin cậy. Phương pháp kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng SEM trên cơ sở ứng dụng phần mềm AMOS . Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) mô hình nghiên cứu cho thấy, các giá trị đều đạt yêu cầu, mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap (N= 500) cho thấy, độ chệch (bias) tuy có xuất hiện nhưng rất nhỏ. Vì vậy, có thể kết luận các ước lượng trong mô hình đảm bảo độ tin cậy. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM cho thấy, mối quan hệ được giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức có mức ý nghĩa thống kê vì p có giá trị cao nhất là 0.028 nhỏ hơn 0.05, đạt mức ý nghĩa cần thiết (ở độ tin cậy 95%). Do đó, các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức đều được chấp nhận với mức độ tác động khác nhau. Bên cạnh đó chương này cũng tiến hành phân tích thực trạng và nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp du lịch Bến Tre; kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng xác định mức độ ảnh của các yếu tố này đến NLCT; định hướng làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre trong thời gian tới.
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
5.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 8 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến NLCT của doanh nghiệp là khác nhau (chi tiết theo Bảng 5.1).
Bảng 5.1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh
Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh | Hệ số γ | |
1 | Nguồn nhân lực. | 0.282 |
2 | Chất lượng sản phẩm, dịch vụ. | 0.236 |
3 | Điều kiện môi trường điểm đến. | 0.185 |
4 | Cạnh tranh về giá. | 0.182 |
5 | Năng lực tổ chức, quản lý. | 0.175 |
6 | Năng lực marketing. | 0.093 |
7 | Thương hiệu. | 0.088 |
8 | Trách nhiệm xã hội. | 0.088 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
- Nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với hệ số bằng 0.282. Các thành phần tạo nên yếu tố nguồn nhân lực với mức độ quan trọng như sau: (1) Nguồn nhân lực đảm bảo các kỹ năng cho hoạt động du lịch như nhiệt tình, vui vẻ, hòa đồng, tận tình phục vụ khách hàng,… (NNL2: 0.901); (2) Chiến lược sử dụng và quản lý nhân viên hiệu quả (NNL3: 0.811); (3) Nguồn nhân lực luôn được đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức (NNL4: 0.725); (4) Nguồn nhân lực đã qua đào tạo về kỹ thuật và chuyên môn (NNL1: 0.725).
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố ảnh hưởng thứ 2 đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với hệ số bằng 0.236. Các thành phần tạo nên chất lượng sản phẩm, dịch vụ với mức độ quan trọng như sau: (1) Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp mang nét đặc trưng riêng của du lịch sinh thái xứ dừa Bến Tre (SP4: 0.868); (2) Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp rất phong phú, đa dạng (SP2: 0.798); (3) Các sản phẩm, dịch vụ du lịch doanh nghiệp cung cấp luôn đảm bảo chất lượng và uy tín (SP3: 0.797); (4) Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp thân thiện với môi trường xanh của xứ dừa Bến Tre (SP5: 0.771); (5) Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp luôn gắn liền với các sản phẩm từ cây dừa (SP1: 0.733).
- Điều kiện môi trường điểm đến là yếu tố ảnh hưởng thứ 3 đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với hệ số bằng 0.185. Có 3 thành phần tạo nên điều kiện môi trường điểm đến với mức độ quan trọng như sau:
(1) Người dân địa phương với hệ số 0.833 gồm 3 biến quan sát theo mức độ quan trọng: sự hiếu khách của người dân địa phương địa phương (ND1: 0.849); những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương (ND2: 0.789); đặc tính của người dân địa phương (anh hùng trong chiến tranh và chân chất, sáng tạo trong cuộc sống) (ND3: 0.851).
(2) Cơ chế chính sách với hệ số 0.827 gồm 3 biến quan sát theo mức độ quan trọng: chính sách phát triển du lịch (chiến lược, tầm nhìn, quy hoạch) của địa phương khuyến khích doanh nghiệp phát triển (CC1: 0.812); kinh phí đầu tư phát triển cho du lịch (cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường) của địa phương tốt (CC2: 0.756); cơ chế quản lý du lịch (thuế, quản lý hành chính, giá cả dịch vụ) minh bạch, rõ ràng (CC3: 0.801).
(3) Môi trường tự nhiên với hệ số 0.517 gồm 3 biến quan sát theo mức độ quan trọng: cảnh quan thiên nhiên đẹp bởi đặc trương của cây dừa, cồn và vùng sông nước miệt vườn (MMTN1: 0.748); nước và không khí trong lành bởi những hàng dừa xanh (MTTN2: 0.829); các di tích văn hóa - lịch sử mang đậm chất lịch sử, bản sắc văn hóa địa phương (MTTN3: 0.723).
- Cạnh tranh về giá là yếu tố là ảnh hưởng thứ 4 đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với hệ số bằng 0.82. Các thành phần tạo nên yếu tố cạnh tranh về giá với mức độ quan trọng như sau: (1) Giá cả sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn có mức chiết khấu theo đối tượng, số lượng khách du lịch (GC3: 0.868); (2) Giá các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp rất linh hoạt phù hợp với nhu cầu và thu nhập của từng khách hàng (GC4: 0.858);
(3) Giá tương xứng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp (GC1: 0.808); (4) Giá các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp luôn cạnh tranh so với đối thủ (GC2: 0.780).
- Năng lực tổ chức, quản lý là yếu tố là ảnh hưởng thứ 5 đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với hệ số bằng 0.175. Các thành phần tạo nên yếu tố năng lực tổ chức, quản lý với mức độ quan trọng như sau: (1) Doanh nghiệp tổ chức được các liên minh, hợp tác tốt với các đối tác trong và ngoài tỉnh (TCQL3: 0.827); (2) Doanh nghiệp có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt tận dụng được các lợi thế của Bến Tre (TCQL1: 0.785); (3) Việc bố trí, sắp xếp và thay thế nhân sự luôn đảm bảo tốt cho các hoạt động dịch vụ