Thống Kê Mô Tả Mức Độ Đồng Ý Về Yếu Tố Người Dân Địa Phương


như việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong các hoạt động du lịch chưa được xử lý nghiêm minh. Công tác tuyên truyền, quảng bá của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế về kinh phí, chưa có cơ chế thực hiện phối hợp giữa cơ quan quản lý về du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa ngành du lịch với các ngành liên quan như thương mại, văn hóa, thông tin,... nhằm nghiên cứu đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Chưa có cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực cho các ngành của tỉnh nói chung và của ngành du lịch nói riêng, cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, chưa quan tâm đến việc thu hút lao động có trình độ mà họ chỉ tập trung vào lao động phổ thông là chính.

Về yếu tố người dân địa phương

Đặc điểm của người dân địa phương là thành phần quan trọng của yếu tố điều kiện môi trường điểm đến ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.

Bảng 4.30: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố người dân địa phương


Biến quan sát

Mẫu

Giá trị

thấp nhất

Giá trị

cao nhất

Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

Sự hiếu khách của người dân địa phương

địa phương.

359

2

5

3,69

,965

Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng

của địa phương

359

1

5

3,68

,952

Đặc điểm của người dân địa phương: anh

hùng trong chiến tranh, chân chất và sáng tạo trong cuộc sống.


359


1


5


3,60


,992

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 21

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của yếu tố người dân địa phương cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát rất cao (>3). Với kết quả này thì hầu hết các biến quan sát trong yếu tố này là thành phần quan trọng thuộc yếu tố điều kiện môi trường điểm đến tại địa phương ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Thực

trạng yếu tố người dân địa phương:

Ưu điểm: Người dân Bến Tre tự bao đời nay vẫn lưu giữ cho mình nét văn hóa truyền thống của cư dân sông nước miền Tây Nam bộ, họ biết bảo tồn và gìn giữ những nét nguyên sơ của văn hóa miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái với màu xanh trải rộng ngút ngàn của những vườn dừa, vườn trái cây đủ chủng loại với nhiều màu sắc, cùng với nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú... Bên cạnh đó, người dân Bến Tre luôn tự hào đặc điểm thân thiện, hiếu khách, là quê hương của những anh hùng yêu nước “Đồng Khởi –


Bến Tre”. Do đó, khi nói đến Bến Tre là du khách trong và ngoài nước hình dung ra ngay đó là quê hương của xứ dừa, quê hương của tóc dài, của dáng đứng và là quê hương của những anh hùng yêu nước trong chiến tranh. Tất cả hội tụ lại tạo cho Bến Tre một tiềm năng phát triển du lịch bền vững, trong đó có thế mạnh để phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn liền với du lịch cộng đồng. Đây cũng là điều kiện môi trường thuận lợi để doanh nghiệp du lịch của Tỉnh khai thác và quảng bá sản phẩm du lịch của mình gắn liền với các đặc thù này.

Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm về sự hiếu khách, nét văn hóa truyền thống của cư dân sông nước miền Tây Nam bộ vẫn tồn tại một bộ phận người người dân làm công tác du lịch thiếu đạo đức nghề nghiệp, làm cho du khách mất niềm tin. Đồng thời, việc gây ô nhiễm môi trường tại các nơi đó cũng làm giảm đáng kể số lượng du khách.

Về yếu tố môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên của Bến Tre là thành phần quan trọng của yếu tố điều kiện môi trường điểm đến ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.

Bảng 4.31: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố môi trường tự nhiên


Biến quan sát

Mẫu

Giá trị

thấp nhất

Giá trị

cao nhất

Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

Cảnh quan thiên nhiên đẹp bởi đặc trương của cây dừa, cồn và vùng sông nước miệt

vườn.


359


1


5


3,62


,894

Nước và không khí trong lành bởi những

hàng dừa xanh.

359

2

5

3,67

,920

Các di tích văn hóa - lịch sử mang đậm chất

lịch sử, bản sắc văn hóa địa phương.

359

1

5

3,67

,893

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của yếu tố môi trường tự nhiên cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát rất cao (>3). Với kết quả này thì hầu hết các biến quan sát trong yếu tố này là thành phần quan trọng thuộc yếu tố điều kiện môi trường điểm đến tại địa phương ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Thực

trạng về môi trường tự nhiên của địa phương:

Ưu điểm: Bến Tre là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp


tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông. Khí hậu của tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C – 270C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm.

Về tài nguyên đất, Bến Tre là tỉnh có nguồn tài nguyên đất phong phú, với nhiều loại đất như: đất cát, đất phù sa, đất phèn, đất mặn. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng mở rộng, nhu cầu thâm canh, tăng vụ ngày càng được chú trọng. Hơn 20 năm qua, bằng những nổ lực của mình, nhân dân Bến Tre cũng như cả vùng đồng bằng Nam Bộ đã tiến hành nhiều công trình tháo chua rửa mặn, cải tạo đất đai nhằm khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả hơn.

Về tài nguyên nước, tỉnh Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua đó là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Những con sông này giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp du lịch và đời sống của nhân dân trong tỉnh như: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, phát triển các loại hình du lịch sinh thái trên sông, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu. Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có hệ thống sông, rạch, kênh đào chằng chịt nối liền nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện. Trung bình đi dọc theo các sông chính, cứ cách khoảng từ 1 đến 2km là có một con rạch hay kênh. Bến Tre có hàng trăm sông, rạch và kênh, trong đó có nhiều con sông rộng từ 50 đến 100m. Các con sông đã chia vùng đất Bến Tre thành những cù lao hoặc cồn bãi như cù lao Tiên Long, cù lao Thanh Tân, cù lao Lăng, cù lao Ốc, cù lao Lá, cù lao Đất, cồn Phụng, cồn Hố, cồn Lợi,... Chính sự phong phú của hệ thống sông rạch ở Bến Tre mà hai bên bờ của nó, những cánh đồng đất đai màu mỡ, những vườn cây ăn trái sum suê, những xóm làng dân cư sinh sống tụ đông đúc, những bến sông, bến phà, chợ búa tấp nập tàu thuyền, tạo nên cảnh sắc của một vùng quê rộng lớn, trù phú và thơ mộng. Với hệ thống sông, rạch trong Tỉnh rất phong phú sẽ là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch Bến Tre phát triển các loại hình du lịch dưới nước.

Về tài nguyên động vật, thực vật: Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật miền Tây Nam Bộ. Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như: cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối,


cá cơm, nghêu, cua biển và tôm,…đây là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú cho văn hóa ẩm thực của du lịch Bến Tre. Là tỉnh có 3 huyện giáp biển: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, rừng phòng hộ ở các huyện đang được bảo vệ nhằm ổn định vành đai rừng phòng hộ ven biển. Tính đến hết năm 2010, Bến Tre đã trồng mới 72 ha rừng, chăm sóc 336 ha và bảo vệ 3.461 ha. Đây là điều kiện môi trường vô cùng thuận lợi để doanh nghiệp du lịch của Tỉnh khai thác và quảng bá sản phẩm du lịch đặc sắc của mình.

Nhược điểm: Do đặc thù của Bến Tre là vùng sông nước, nên du lịch sinh thái Bến Tre thường gắn liền với môi trường thiên nhiên như cây dừa, dòng sông, những chiếc xuồng - ghe, những làng nghề, di tích,… làm cho môi trường thiên nhiên ngày trở nên ô nhiểm. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển du lịch, một số công ty, cơ cở du lịch đã làm thay đổi hiện trạng của môi trường thiên nhiên như: đào các kênh rạch nhân tạo, lấn bờ, xây dựng những khu du lịch nhân tạo,… đã làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ của tự nhiên.

Nguyên nhân: Tỉnh vẫn còn thiếu nhiều quy chế quản lý tài nguyên và quản lý các khu, điểm du lịch. Công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm đúng mức và việc xử lý các trường hợp vi phạm trong các hoạt động du lịch chưa được nghiêm minh. Công tác tuyên truyền vận động người dân và doanh nghiệp trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch chưa được quan tâm thực hiện.

4.2.3.4 Thực trạng năng lực cạnh tranh về giá cả

Theo kết quả nghiên cứu, cạnh tranh về giá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.

Bảng 4.32: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố cạnh tranh về giá


Biến quan sát

Mẫu

Giá trị

thấp nhất

Giá trị

cao nhất

Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá cả xứng với chất lượng sản phẩm, dịch

vụ cung cấp.

359

1

5

3,82

,966

Giá cả sản phẩm dịch vụ cạnh tranh so với

đối thủ.

359

1

5

3,63

,931

Giá cả sản phẩm, dịch vụ có mức chiết khấu

theo đối tượng, số lượng khách du lịch.

359

1

5

3,76

,989

Giá các sản phẩm dịch vụ rất linh hoạt phù hợp với nhu cầu và thu nhập của từng khách

hàng.


359


1


5


3,76


,977

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả


Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của yếu tố cạnh tranh về giá cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát rất cao (>3). Với kết quả này thì hầu hết các biến quan sát trong yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Thực trạng cạnh tranh về giá của doanh nghiệp du lịch Bến Tre:

Ưu điểm: Theo kết quả khảo sát các yếu tố giá cả dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp du lịch được thực hiện bởi Trung tâm Xúc tiến du lịch – Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bến Tre vào năm 2013 (theo Bảng 4.33) cho thấy, du khách đánh giá yếu tố giá cả dịch vụ ở mức trung bình khá. Cụ thể, giá dịch vụ ăn uống là cạnh tranh nhất được khách du lịch quốc tế đánh giá là rẻ nhất, điểm trung bình 2,65; trong khi đó khách du lịch trong nước lại cho rằng giá cả các dịch vụ khác là rẻ nhất với điểm trung bình là 2,78. Đây là một lợi thế mà doanh nghiệp du lịch Bến Tre cần duy trì và phát huy. Một điều thuận lợi hơn là hầu hết mức độ đánh giá của khách du lịch quốc tế đều thấp hơn hoặc bằng hay nói cách khác là rẻ hơn so hoặc bằng với mức độ đánh giá của khách du lịch nội địa. Điều này có thể lý giải là vì khách du lịch quốc tế hầu như đến từ các quốc gia phát triển hơn, có chi phí đắt đỏ hơn, cũng như tâm lý sẵn sàn chi trả cho du lịch của họ cao hơn Bến Tre.

Bảng 4.33: Đánh giá của du khách về giá cả du lịch ở Bến Tre


Các yếu tố

Khách trong nước

Khách quốc tế

Giá lưu trú.

3,03

2,97

Giá cả dịch vụ ăn uống.

2,91

2,65

Giá cước vận chuyển.

3,67

3,63

Giá tour trọn gói.

3,15

3,11

Giá cả các dịch vụ vui chơi, giải trí về đêm.

3,11

2,69

Giá mua sắm.

3,03

3,03

Giá cả các dịch vụ khác.

2,78

2,68

Thang điểm từ 1-> 5 với 1: rất rẻ ; 2: rẻ; 3: trung bình ; 4: mắc ; 5: rất mắc.

Nguồn : Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bến Tre Nhược điểm: Mặc dù được đánh giá cao khả năng tranh tranh về giá nhưng trong các

mức giá cả thì giá cước vận chuyển được cả khách du lịch quốc tế và trong nước đánh giá với điểm trung bình cao khá cao từ 3,63 đến 3,67. Bên cạnh đó, các tour du lịch thường rời rạc, giá cả không được quản lý, nạn thách giá, nạn chi hoa hồng quá cao cho người môi giới và một số người làm công tác du lịch thiếu đạo đức nghề nghiệp, làm cho du khách mất niềm tin.


Nguyên nhân: Tỉnh vẫn còn thiếu nhiều quy chế quản lý về giá cả và niêm yết giá cụ thể đối với các đơn vị, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Các cơ quan quản lý về du lịch của Tỉnh chưa thực hiện việc kiểm soát các yếu tố của giá cả, chưa cung cấp các hướng dẫn bằng cách gợi ý mức giá tối thiểu để bảo vệ các nhà cung cấp nhỏ trong sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc xử lý các trường hợp vi phạm về giá cả trong các hoạt động du lịch chưa được nghiêm minh. Công tác tuyên truyền vận động người dân và doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh về giá cả, giữ hình ảnh, uy tính cho doanh nghiệp nói riêng và Bến Tre nói chung chưa được quan tâm thực hiện.

4.2.3.5 Thực trạng năng lực tổ chức, quản lý

Theo kết quả nghiên cứu, năng lực tổ chức, quản lý là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.

Bảng 4.34: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố năng lực tổ chức, quản lý


Biến quan sát

Mẫu

Giá trị

thấp nhất

Giá trị

cao nhất

Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

Doanh nghiệp có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt tận dụng được các lợi thế

của Bến Tre.


359


2


5


3,69


,995

Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân sự trong

doanh nghiệp luôn đảm bảo tốt cho các hoạt động dịch vụ.


359


1


5


3,65


1,008

Doanh nghiệp tổ chức được các liên minh,

hợp tác tốt với các đối tác trong và ngoài tỉnh.

359

1

5

3,62

,991

Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp mang đặc trưng riêng về văn hóa, con người và quê

hương Bến Tre.


359


1


5


3,70


,960

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của yếu tố năng lực tổ chức, quản lý cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát rất cao (>3). Với kết quả này thì hầu hết các biến quan sát trong yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Thực trạng năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp du lịch Bến Tre:

Ưu điểm: Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch, Tỉnh tăng cường các hoạt động hợp tác, liên kết với chính quyền và các doanh nghiệp Tỉnh lân cận như Tp. HCM, Tp. Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh nhằm thực hiện chương trình phát triển du lịch liên cụm Duyên hải phía đông ĐBSCL với các hình thức phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, liên kết nối tuyến, liên kết không gian cụm ở các cấp độ Nhà nước,


ngành, doanh nghiệp và khu du lịch. Các sản phẩm, dịch vụ ở Bến Tre đến với du khách thông qua các công ty lữ hành, các đại lý du lịch, qua các khách sạn,… Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch Bến Tre sử dụng cả hai hình thức tổ chức phân phối trực tiếp và gián tiếp đến với khách du lịch. Thứ nhất, Du khách sẽ tự liên hệ với các công ty lữ hành tại Bến Tre để mua những tour tham quan trong tỉnh hoặc mua những tour mở đến những vùng lân cận Bến Tre. Các công ty sẽ giới thiệu các tour chủ yếu để họ lựa chọn hoặc sẽ phục vụ theo nhu cầu của khách hàng. Thứ hai, khách du lịch đến Bến Tre là do các công ty lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh đưa về. Các đơn vị kinh doanh lữ hành tại Bến Tre sẽ nhận khách và đưa khách tham quan theo chương trình tour đã thỏa thuận với các đối tác.

Nhược điểm: Nhìn chung, với trình độ hiện tại, năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp du lịch tỉnh Bến Tre chưa hiệu quả ở khâu phân phối trực tiếp, thể hiện ở hoạt động quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch đặc trưng của mình đến với du khách trong và ngoài nước. Khâu phân phối gián tiếp thiếu tính chủ động trong việc kết nối tuyến, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, các liên minh, liên kết mang thiếu tính bền vững và chủ yếu dựa vào những nhà điều hành tour trung gian.

Nguyên nhân: Tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp cải cách cơ cấu tổ chức



điều kiện phát triển du lịch. Tuy nhiên, với qui mô nhỏ về lao động và nguồn lực tài chính thì khả năng liên kết, hợp tác và theo đuổi các chương trình phát triển du lịch cụm, tham gia vào chuỗi các dịch vụ du lịch ngoài Tỉnh của các doanh nghiệp du lịch trong Tỉnh còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, hiện nay Tỉnh không có trường cao đẳng hay trung học nào đào tạo về du lịch, quản lý du lịch, chỉ có những lớp bồi dưỡng kiến thức ngắn ngày cho nhân viên phục vụ ở một số doanh nghiệp và điểm du lịch. Vấn đề đưa nhân viên đi đào tạo của các chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng chưa được quan tâm.

4.2.3.6 Thực trạng về năng lực marketing

Theo kết quả nghiên cứu, năng lực marketing là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.


Bảng 4.35: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố năng lực marketing

Biến quan sát

Mẫu

Giá trị

thấp nhất

Giá trị

cao nhất

Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

Hoạt động marketing trong doanh nghiệp

luôn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng.

359

1

5

3,70

,935

Doanh nghiệp luôn phản ứng tốt với đối thủ

cạnh tranh.

359

1

5

3,69

,953

Doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt với

biến động của môi trường.

359

1

5

3,73

,958

Chiến lược phát triển các hoạt động marketing du lịch của doanh nghiệp luôn

phát huy hiệu quả.


359


1


5


3,73


,894

Chất lượng mối quan hệ của doanh nghiệp

với khách hàng luôn đảm bảo.

359

1

5

3,69

,934

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của yếu tố năng lực marketing cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát rất cao (>3). Với kết quả này thì hầu hết các biến quan sát trong yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.

Thực trạng về năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch Bến Tre:

Ưu điểm: Từ những năm 2000 đến nay, mô hình du lịch sinh thái - sông nước kết hợp tham quan làng nghề truyền thống đã được các doanh nghiệp xây dựng và phát triển mạnh ở xứ dừa Bến Tre. Tỉnh đã kết hợp với doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển từng làng nghề, từng ngành nghề nhằm phát huy nét văn hóa đặc trưng của từng khu vực, từng địa phương mình. Nét đẹp, ý nghĩa và hiệu quả của làng nghề từng bước đem lại sự mới lạ, kích thích sự tìm hiểu, cảm nhận của du khách cũng như góp phần cải thiện cuộc sống cho nông dân vùng quê xứ dừa hiếu khách. Hiện nay nhiều làng nghề đã được công nhận và thu hút khách du lịch như: nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa ở Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, thành phố Bến Tre; làng nghề dệt chiếu ở Nhơn Thạnh (TP. Bến Tre), An Hiệp (huyện Châu Thành); làng nghề hoa kiểng, cây giống Vĩnh Thành (Cái Mơn) và các xã của huyện Chợ Lách; làng nghề đúc lu Hòa Lợi, làng nghề bó chổi cọng dừa ở xã Mỹ An (Thạnh Phú); làng nghề đan lát Phước Tuy; làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ (Ba Tri); làng nghề cá khô ở An Thủy (Ba Tri), Bình Thắng (Bình Đại); làng nghề kềm kéo Mỹ Thạnh (Giồng Trôm); làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc (Giồng Trôm).

Theo kết quả khảo sát hoạt động marketing tại các doanh nghiệp du lịch được thực hiện bởi Trung tâm Xúc tiến du lịch – Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bến Tre vào năm

Xem tất cả 308 trang.

Ngày đăng: 26/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí