Cơ Sở Lý Luận Của Việc Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Niêm Yết Trên Thị Trường


đạo đức nghề nghiệp của KTV; Kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp (Hà Thị Ngọc Hà, 2011 và Nguyễn Thị Mỹ, 2013).

Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng

Nghiên cứu trong nước chủ yếu dùng phương pháp phân tích, tổng hợp. Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Ngô Đức Long (2002) có dựa vào kết quả khảo sát để tổng hợp các quan điểm về chất lượng kiểm toán làm cơ sở cho nghiên cứu của mình. Đề tài cấp ngành của TS. Hà Thị Ngọc Hà (2011) xem xét phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán và các kiểm chứng qua số liệu thực tế đã thống kê được của các công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán DNNY. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Mỹ (2013) có đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng thông qua kết quả khảo sát kiểm toán viên liên quan đến hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài, các kết quả phân tích hầu hết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, dữ liệu điều tra, khảo sát dựa trên việc gửi bảng hỏi tới các đối tượng (là KTV và công ty kiểm toán; phía người sử dụng báo cáo kiểm toán như các KTV nội bộ, nhà quản lý của doanh nghiệp được kiểm toán (khách hàng); nhà đầu tư hoặc các chuyên gia tài chính…). Hình thức gửi bảng hỏi bằng thư, qua email, kết hợp gọi điện trực tiếp. Một số nghiên cứu sử dụng kết hợp các nghiên cứu định tính với định lượng, các kết quả nghiên cứu được công bố rộng rãi và có độ tin cậy cao.

Câu hỏi và kết quả nghiên cứu

Các câu hỏi cũng như kết quả đạt được qua các nghiên cứu thường tập trung vào hai vấn đề chính:

(i) Đánh giá nhận thức của đối tượng khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán, xác định được các nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán, thang đo đánh giá thường là 5 hoặc 7, từ Rất thấp đến Rất cao. Đại diện là các nghiên cứu của Schroeder và cộng sự (1986); Carcello và cộng sự (1992), Aldhizer và cộng sự (1995); Warming-Rasmussen and Jensen (1998); Chen và cộng sự (2001); Augus Duff (2004); Kym Boon (2007), Kym Boon và cộng sự (2008). Các nhân tố thường được xác định có mức độ ảnh


hưởng quan trọng tới chất lượng là: Khả năng chuyên sâu, Kinh nghiệm, Tính độc lập, Ý thức đạo đức nghề nghiệp, Tính chuyên nghiệp; Phí kiểm toán, Phương pháp và công cụ kiểm toán, Kiểm soát chất lượng nội bộ.

(ii) Đánh giá mức độ hài lòng trên cơ sở đánh giá các nhân tố: Nếu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán được nhận thức là quan trọng càng được đảm bảo thì người sử dụng dịch vụ kiểm toán càng cảm thấy thỏa mãn (hài lòng) với chất lượng kiểm toán. Đại diện là các nghiên cứu của Davis (1995); Behn và cộng sự (1997); Sucher và cộng sự (1998); Pandit (1999); Augus Duff (2004); Kym Boon (2007), Kym Boon và cộng sự (2008).

Như vậy, dựa trên các quan điểm khác nhau từ các công trình nghiên cứu đã thực hiện về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC nói chung, cũng như để có cơ sở nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, tác giả cho rằng, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của các DNNY là cần thiết và thực hiện đề tài này sẽ lấp khoảng trống mà các nghiên cứu khác tại Việt Nam chưa thực hiện. Kết quả của nghiên cứu này sẽ làm phong phú thêm kiến thức lý luận và thực tiễn về chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng có liên quan trong bối cảnh thực tế tại Việt Nam.

3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của Đề tài

Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, làm cơ sở đề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY nói riêng và kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp nói chung. Theo đó, các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:

- Xác định các nhân tố/nhóm nhân tố gắn liền với các tiêu chí đo lường nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK tại Việt Nam.

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát thực tế, dưới góc


nhìn của các KTV tại các công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận kiểm toán doanh nghiệp niêm yết.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam dựa trên phân tích kết quả khảo sát và phỏng vấn một số chuyên gia là đại diện cho các đối tượng quan tâm tới chất lượng kiểm toán.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra tương xứng, bao gồm:

Câu hỏi 1: Những nhân tố nào, cũng như tiêu chí nào đo lường nhân tố, được xác định là có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm yết trên TTCK tại Việt Nam hiện nay?

Câu hỏi 2: Nhân tố nào được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất, cũng như thứ tự mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tới chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay?

Câu hỏi 3: Giải pháp nào cần được đưa ra hoặc quan tâm chú trọng nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:

Đối tượng nghiên cứu của Đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận kiểm toán BCTC, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp, từ đó đi sâu vào kiểm toán độc lập đối với BCTC của các DNNY trên TTCK. Doanh nghiệp niêm yết được nghiên cứu trong Đề tài là loại hình công ty cổ phần có chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (gồm Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội).

Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Đề tài tập trung nghiên cứu kiểm toán BCTC của các DNNY (doanh nghiệp có lợi ích công chúng) trên TTCK trong mối


quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện, cụ thể:

+ Khảo sát nhận thức và đánh giá từ phía KTV thuộc các công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận kiểm toán BCTC các DNNY trên TTCK Việt Nam;

+ Phỏng vấn một số chuyên gia là đại diện nhà quản lý, lãnh đạo công ty kiểm toán, đại diện nhà đầu tư tổ chức trong việc đề xuất các giải pháp liên quan.

+ Thời gian thực hiện khảo sát và phỏng vấn từ năm 2011 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài

Đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Các phương pháp cụ thể bao gồm:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin

Phân tích và tổng hợp thông tin thứ cấp từ các nguồn tài liệu sẵn có trong nước và quốc tế (chủ yếu từ quốc tế) về các nội dung liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Tác giả tiến hành thu thập, phân tích, so sánh và đánh giá một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY để hình thành khung lý thuyết cơ bản của luận án. Qua đó, kết hợp với phân tích thực trạng tại Việt Nam để xác định các nhân tố/tiêu chí đo lường nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của các DNNY trên TTCK Việt Nam.

- Phương pháp điều tra (gửi bản câu hỏi khảo sát, phỏng vấn, quan sát) Dựa trên hệ thống nhân tố đã được xác định về mặt lý thuyết, tác giả thiết kế

Bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát nhận thức và đánh giá từ phía các KTV, thuộc các công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận kiểm toán DNNY, về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (qua các tiêu chí đo lường nhân tố) tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay.

Thực hiện phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia là đại diện nhà quản lý, lãnh đạo công ty kiểm toán, đại diện nhà đầu tư tổ chức trong việc thảo luận kết quả khảo sát, đồng thời kết hợp quan sát các dữ liệu thứ cấp để làm rõ hơn kết quả khảo sát và là cơ sở đề xuất các giải pháp liên quan.


- Phương pháp xử lý dữ liệu

Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 18, phân tích độ tin cậy của các nhân tố cũng như các tiêu chí đo lường nhân tố, đồng thời áp dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp, so sánh nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Nguồn dữ liệu sử dụng

Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp do tác giả tự thu thập thông qua Bảng phiếu khảo sát gửi cho các kiểm toán viên độc lập được chấp thuận kiểm toán các DNNY (số liệu định lượng) và thông qua phỏng vấn quan sát (thông tin định tính) để nhận biết các nhân tố và qua đó đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trong bối cảnh thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm: Báo cáo tình hình hoạt động và biên bản kiểm tra tình hình hoạt động hàng năm của Bộ Tài chính, VACPA đối với các công ty kiểm toán (bao gồm công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán DNNY) từ năm 2009-2012 và các nguồn tham khảo khác từ các kết quả nghiên cứu trước đây, hoặc qua thông tin báo chí, website của UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khoán, công ty kiểm toán và từ các doanh nghiệp niêm yết.

6. Những đóng góp mới của Đề tài

Đề tài này được thực hiện mang tính thời sự, có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó, các đóng góp gồm:

- Xét về lý luận, Đề tài tổng hợp lý luận theo hướng đi sâu vào hệ thống hóa các nhóm nhân tố (tiêu chí đo lường nhân tố) ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY, những nhân tố nào cần được chú trọng về mặt lý thuyết nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán BCTC của các DNNY.

- Xét về thực tiễn, Đề tài xác định nhân tố (tiêu chí đo lường nhân tố) dựa trên phân tích thực trạng tại Việt Nam, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, dựa trên kết quả khảo sát các KTV tại các công ty kiểm toán độc lập


được chấp thuận kiểm toán DNNY và phỏng vấn một số chuyên gia, làm cơ sở đề xuất các giải pháp trọng tâm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu hữu ích đối với nhiều bên khác nhau như:

- Các nhà quản lý chất lượng kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán BCTC DNNY nói riêng tại Việt Nam: Về hoàn thiện văn bản pháp lý, kiểm soát chất lượng cũng như thiết lập các chế tài xử phạt;

- KTV và công ty kiểm toán trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC DNNY, giúp nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế.

- Những người sử dụng BCTC được kiểm toán (DNNY, nhà đầu tư tổ chức và cá nhân), góp phần phát triển lành mạnh DNNY và TTCK, giúp nhà đầu tư nâng cao hiểu biết về vai trò của kiểm toán, những rủi ro cũng như quyền lợi sử dụng BCTC đã được kiểm toán.

7. Khung nghiên cứu và kết cấu của Đề tài

Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận án được thiết kế bao gồm 4 chương theo Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của Luận án dưới đây, bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán;

Chương 2: Phân tích thực trạng với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;

Chương 4. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


Chương 1:

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán




Chương 2:

Phân tích thực trạng với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 3


Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 1:

Những nhân tố nào, cũng như tiêu chí nào đo lường nhân tố, được xác định là có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm yết trên TTCK tại Việt Nam hiện nay?


Chương 4:

Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 3: Giải pháp nào cần được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam?


Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 2: Nhân tố nào được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất, cũng như thứ tự mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tới chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay?

Chương 3:

Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của Luận án


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1. Thị trường chứng khoán và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán

Đặc điểm TTCK, đặc điểm doanh nghiệp niêm yết chi phối đặc điểm BCTC của doanh nghiệp niêm yết, qua đó cho thấy sự cần thiết, cũng như vai trò quan trọng của kiểm toán độc lập đối với độ tin cậy của các thông tin trên BCTC, góp phần vào sự minh bạch của TTCK và bảo vệ nhà đầu tư. Những nội dung dưới đây nhằm làm rõ cơ sở lý thuyết về TTCK, doanh nghiệp niêm yết và BCTC của doanh nghiệp niêm yết dưới góc nhìn kiểm toán trước khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm yết.

1.1.1. Thị trường chứng khoán

1.1.1.1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán

Lịch sử của TTCK gắn liền với nền kinh tế hàng hóa. Ở Châu Âu, TTCK đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ XVI. Hoạt động của TTCK rất sôi động, nhạy cảm và có tác động mạnh tới toàn bộ hoạt động đời sống kinh tế- xã hội từ tầm vĩ mô tới vi mô, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu.

Trước khi xuất hiện loại hình công ty cổ phần, TTCK đã manh nha xuất hiện dưới hoạt động trao đổi tự phát giữa các thương gia về các giấy tờ có giá (các giấy xác nhận nợ- debenture) tại các thành phố trung tâm buôn bán, các thương cảng lớn của phương Tây (Frankfurt ở Đức, Amsterdam của Hà Lan, Lisbon của Bồ Đào Nha) vào khoảng giữa thế kỷ thứ XV đến đầu thế kỷ thứ XVI [45, tr.23-27].

Các hoạt động chuyển nhượng các giấy tờ có giá trị như vậy được gọi là các hoạt động mua bán chứng khoán đầu tiên hình thành nên TTCK. Tuy nhiên, sau sự ra đời của các công ty cổ phần (khoảng cuối thế kỷ XVIII), giao dịch chứng khoán đã bùng nổ bởi sự hấp dẫn của các cổ phiếu (share) các công ty. Mặc dù TTCK là nơi diễn ra các giao dịch của không chỉ các cổ phiếu mà gồm cả trái phiếu, thương phiếu (gọi chung là chứng khoán), nhưng cổ phiếu công ty luôn chiếm tỷ trọng áp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022