Một Số Mô Hình Nghiên Cứu Liên Quan Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Trong Công Việc

Thu nhập: Là khoản thù lao mà người lao động thu được từ công việc của mình ở doanh nghiệp. Thu nhập là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc, nhân viên luôn có sự so sánh về mức thu nhập với các đơn vị khác và sự phân phối thu nhập công bằng giữa các nhân viên. (Nguyễn Trọng Điều, 2012)

1.1.3. Một số mô hình nghiên cứu liên quan sự hài lòng của nhân viên trong công việc

Nghiên cứu của Đoàn Tiến Song (2015) tại Quảng Nam đã đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc đó là: Đặc điểm công việc, tiền lương, phúc lợi, đánh giá thành tích, lãnh đạo, đào tạo và thăng tiến và môi trường làm việc. (Đoàn Tiến Song, 2015)



Tiền lương

Đặc điểm công việc

Sự hài lòng của nhân viên

Đánh giá thành tích

Lãnh đạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Đào tạo và thăng tiến và môi trường làm việc

Phúc lợi

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên Công ty cổ phần 207 - 4


Sơ đồ 1. 3. Nghiên cứu của Đoàn Tiến Song (2015)

Nghiên cứu của Trần Kim Dung và các cộng sự (2005) bằng cách khảo sát khoảng 500 nhân viên đang làm việc toàn thời gian cho thấy mức độ thỏa mãn về tiền lương có quan hệ âm với mức độ nỗ lực, cố gắng của nhân viên. Nghịch lý này được giải thích do các doanh nghiệp thiếu các kiến thức kỹ năng về hệ thống tiền lương thị

Sự hài lòng của nhân viên

trường, không biết cách thiết kế hệ thống thang bảng lương một cách khoa học, việc trả lương thưởng thường mang nặng tính cảm tính, tùy tiện và không có chính sách quy định cụ thể, rò ràng. Kết quả là những người càng có nhiều nỗ lực trong công việc, cố gắng đóng góp cho doanh nghiệp càng thấy bất mãn về chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc đó là: Bản chất công việc, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương, đào tạo và thăng tiến, phúc lợi công ty và điều kiện làm việc (Trần Kim Dung, 2005)

Bản chất công việc

Lãnh đạo

Đồng nghiệp

Tiền lương

Đào tạo và thăng tiến

Phúc lợi

Điều kiện làm việc

Sơ đồ 1. 4. Nghiên cứu của Trần Kim Dung và các cộng sự (2005)

Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Điều (2012) về sự hài lòng của người lao động đối với công việc được giao chịu ảnh hưởng của hai nhân tố đó là “Điều kiện làm việc, cơ hội phát triển cá nhân và đảm bảo mức sống” và “Lãnh đạo và phân phối thu nhập công bằng”.


Điều kiện làm việc, cơ hội phát triển cá nhân và đảm bảo mức sống

Sự hài lòng của người lao

động

Lãnh đạo và phân phối thu nhập công bằng

Sơ đồ 1. 5. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Điều (2012)

Cả hai nhân tố đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người lao động trong công việc và nhân tố “Điều kiện làm việc, cơ hội phát triển cá nhân và đảm bảo mức sống” có ảnh hưởng lớn hơn nhân t

ố “Lãnh đạo và phân phối thu nhập công bằng”. Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa nhóm lao động nam và nhóm lao động nữ về mức độ hài lòng trong công việc, tuy nhiên lại có sự khác nhau theo nhóm tuổi, trình độ học vấn, vị trí công việc và mức thu nhập. (Nguyễn Trọng Điều, 2012).

Theo (Nguyễn Trọng Điều, 2012) luận văn thạc sỹ với đề tài “ Nghiên cứu sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty xi măng Trung Hải – Hải Dương” trong nghiên cứu này với đặc thù của ngành xi măng làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc và độc hại, nghiên cứu đã xác định có 6 yếu tố: công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo, đồng nghiệp và điều kiện làm việc

Về sự thỏa mãn trong công việc tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đưa ra một số kết quả như sau:

Có 49% số người lao động tại Hoa Kỳ được khảo sát cho rằng hoàn toàn hoặc rất hài lòng với công việc, chỉ một số rất nhỏ trả lời là không hài lòng,

Nghiên cứu xác định các yếu tố nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc gồm: Giới tính, an toàn trong công việc, nơi làm việc nhỏ, thu nhập cao, quan hệ với đồng nghiệp, thời gian đi lại, vấn đề giám sát, quan hệ với công chúng, cơ hội học tập nâng cao trình độ.

Tỷ lệ cho rằng hoàn toàn hoặc rất hài lòng đối với công việc ở một số quốc gia khác như sau: Đan Mạch là 62%, Hungary là 23% và Nhật Bản là 30%. (Nguyễn Xuân Đạt, 2013).

Nghiên cứu của Tom (2007) về sự thỏa mãn trong công việc tại Hoa Kỳ đã đưa ra một số kết quả như sau: Người lao động làm việc trong nhiều lĩnh vực thì có 47% số người lao động rất hài lòng với công việc của mình, trong đó nhóm lao động không có kỹ năng thì mức độ hài lòng thấp hơn nhiều chỉ có 33,6% người được khảo sát hài lòng với công việc, trong khi nhóm lao động có kỹ năng cao thì mức độ hài lòng với công việc là khá cao khi có 55,8% số người được khảo sát hài lòng với công việc.(Nguyễn Xuân Đạt, 2013).

Tóm lại, kết quả nghiên cứu về mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động của các tác giả cho thấy mức độ thỏa mãn ở những quốc gia khác nhau thì khác nhau. Dù vậy, mức độ thỏa mãn đều gắn liền với một số yếu tố có quan hệ đến việc thực hiện công việc của họ. Các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động trong nghiên cứu này gồm: bản chất công việc, tiền lương, lãnh đạo, đồng nghiệp, cơ hội đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố này càng tốt thì mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động càng được tăng lên.

1.2. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về sự hài lòng trong công việc, các học thuyết liên quan và các kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước xác định các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động. Trên cơ sở đó đề tài xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu với biến phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc còn biến độc lập là một trong các biến sau:



Bản chất công việc

Điều kiện làm việc

Lương thưởng

Lãnh đạo

Sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Đồng nghiệp

Phúc lợi

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Sơ đồ 1. 6. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

H1: Nhân tố Bản chất công việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc H2: Nhân tố Lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc

H3: Nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc

H4: Nhân tố Đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc H5: Nhân tố Thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc H6: Nhân tố Phúc lợi có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc

H7: Nhân tố Điều kiện làm việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc:

Yếu tố lãnh đạo: Lãnh đạo được hiểu là người cấp trên trực tiếp của nhân viên. Lãnh đạo đem đến sự HL cho NLĐ thông qua việc tạo ra sự đối xử công bằng, thể hiện sự quan tâm đến cấp dưới, có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành cũng như hỗ trợ nhân viên trong công việc. Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng giữa việc làm HL công việc của nhân viên xuất phát từ những hỗ trợ và hướng dẫn của người chỉ huy với các nhiệm vụ liên quan của nhân viên. Theo Ramsey (1997), (dẫn theo Luddy, 2005), lãnh đạo ảnh hưởng đến tinh thần làm việc cao hay thấp, thái độ và hành vi của lãnh đạo đối với nhân viên cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi hợp tác hoặc bất hợp tác của NLĐ. Những nhà lãnh đạo có phong cách dân chủ tạo được nhiều thiện cảm từ NLĐ có thể thúc đẩy họ làm việc và giảm các bất mãn trong công việc khi được động viên đúng lúc. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa nhân tố lãnh đạo và sự HL trong công việc (Spector ,1985; Luddy, 2005; Trần Kim Dung, 2005; Hà Nam Khánh Giao, Vò Thị Mai Phương, 2011).

Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu H3 được đề xuất: Nhóm các nhân tố thuộc về “Lãnh đạo” có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Yếu tố bản chất công việc: Bản chất công việc: Bản chất công việc là một trong những yếu tố đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động. Đã có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc của người lao động đều chỉ ra bản chất công việc ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của họ. Vì vậy, nếu như bản chất công việc được rò ràng, phù hợp với trình độ chuyên môn của người lao động thì sẽ làm thỏa mãn sự hài lòng trong công việc của người lao động đó.

Kết quả của một số nghiên cứu như: Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Điều (2012), nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), nghiên cứu của Đoàn Tiến Song (2015) … đều cho thấy rằng yếu tố “Bản chất công việc” có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người lao động trong công việc. (Nguyễn Trọng Điều, 2012), (Trần Kim Dung, 2005), (Đoàn Tiến Song, 2015), (Nguyễn Xuân Đạt, 2013).


Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu H1 được đề xuất: Nhóm các nhân tố thuộc về “Bản chất công việc” có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Yếu tố điều kiện làm việc: Người lao động sẽ cảm thấy hài lòng đối với công việc khi họ được cung cấp những điều kiện làm việc tốt nhất như: sự an toàn nơi làm việc, trang thiết bị, máy móc đầy đủ, an toàn…. Họ quan tâm đến yếu tố “Điều kiện làm việc” bởi vì đây là yếu tố giúp họ hoàn thành tốt các công việc được giao. Họ sẽ bất mãn nếu phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, không có điều kiện làm việc thuận lợi.

Kết quả của một số nghiên cứu như: Nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), nghiên cứu của Nguyễn Trọng Điều (2012), … đều cho thấy rằng yếu tố “Điều kiện làm việc” có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người lao động trong công việc. (Trần Kim Dung, 2005), (Nguyễn Trọng Điều, 2012), (Nguyễn Xuân Đạt, 2013), (Đoàn Tiến Song, 2015).

Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu H7 được đề xuất: Nhóm các nhân tố thuộc về “Điều kiện làm việc” có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Yếu tố đồng nghiệp: Đồng nghiệp là người bạn làm việc cùng với nhau. Trong ngữ nghĩa của đề tài này thì đồng nghiệp là người cùng làm trong một doanh nghiệp với bạn, là người mà bạn thường xuyên trao đổi, chia sẻ với nhau về công việc.

Đối với phần lớn các công việc thì thời gian mỗi nhân viên làm việc với đồng nghiệp của mình là nhiều hơn so với thời gian làm việc với cấp trên. Do vậy, cũng như mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ của nhân viên với đồng nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc. Tương tự mối quan hệ với cấp trên, nhân viên cần có được sự hỗ trợ giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp (Hill, 2008). Đồng thời, nhân viên phải tìm thấy ở đồng nghiệp của mình sự tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt nhất (Bellingham, 2004). Cuối cùng, đồng nghiệp cần phải là người đáng tin cậy (Chami & Fullenkamp 2002).


Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu H4 được đề xuất: Nhóm các nhân tố thuộc về “Đồng nghiệp” có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Yếu tố tiền lương: Tiền lương là số tiền mà cá nhân, tổ chức, khu vực, quốc gia, v.v. có được từ việc làm, từ việc đầu tư, từ việc kinh doanh, v.v. Trong ngữ nghĩa của đề tài nghiên cứu này thì thu nhập là số tiền mà cá nhân có được từ việc làm công cho một doanh nghiệp, tổ chức nào đó, thu nhập này không bao gồm các khoản thu nhập khi họ làm công việc khác (không liên quan đến doanh nghiệp, tổ chức họ đang làm thuê). Theo đó, khoản thu nhập này sẽ bao gồm các khoản lương cơ bản, các khoản trợ cấp (nếu có), các loại thưởng bao gồm cả thưởng định kỳ và thưởng không định kỳ, hoa hồng (nếu có) và lợi ích bằng tiền khác phát sinh trực tiếp từ công việc chính hiện tại.

Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu H5 được đề xuất: Nhóm các nhân tố thuộc về “ Tiền lương” có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Yếu tố phúc lợi: Phúc lợi là những lợi ích mà một người có được từ công ty của mình ngoài khoản tiền mà người đó kiếm được. Theo Artz (2008) phúc lợi có vai trò quan trọng trong việc công ty trả cho người nhân viên, mà phần thù lao này ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc. Theo ông, phúc lợi ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc. Thứ nhất, phúc lợi là bộ phận cấu thành nên phần thù lao công ty trả cho người nhân viên, mà phần thù lao này ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc. Thứ hai, phúc lợi đôi lúc có tác dụng thay thế tiền lương.

Ở Việt Nam, các phúc lợi mà người nhân viên quan tâm nhất bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được nghỉ phép theo luật định, được nghỉ bệnh và việc riêng khi có nhu cầu, được công đoàn bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân viên, được đi du lịch hàng năm, được làm ổn định lâu dài tại công ty (không sợ mất việc), được công ty hỗ trợ mua nhà, được quyền mua cổ phần công ty với giá ưu đãi,...

Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu H6 được đề xuất: Nhóm các nhân tố thuộc về “ Phúc lợi” có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí