Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên Công ty cổ phần 207 - 2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

EFA : Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

HL : Hài lòng

JDI : Job Descriptive Index (Chỉ số mô tả công việc) KMO : Kaiser Meyer – Olkin of Sampling Adequacy Sig : Significance (Mức ý nghĩa)

SPSS : Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống kê trong khoa học xã hội)

SXKD : Sản xuất kinh doanh

VIF : Variance Inflation Factor

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1 .Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế có nhiều sự biến động như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không chỉ quan tâm đến những vấn đề như đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm…. mà còn phải quan tâm đến chất lượng đội ngũ nhân viên của mình. Vì vậy, đội ngũ nhân viên cũng là một nguồn tài nguyên quý giá, quan trọng của doanh nghiệp.

Việc duy trì, ổn định nguồn lực lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho việc tuyển dụng, đào tạo, thời gian làm quen với công việc và giúp tạo sự hòa đồng, đoàn kết trong nội bộ của doanh nghiệp. Từ đó, người lao động sẽ coi nơi làm việc này chính là một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của bản thân, họ sẽ có động lực làm việc tích cực hơn dẫn đến năng suất và hiệu quả công việc được cải thiện hơn. Tuy nhiên, mỗi cá nhân lao động trong doanh nghiệp là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về sở thích, nguyện vọng, năng lực quản trị…nên họ sẽ có các nhu cầu hoàn toàn khác nhau, nếu doanh nghiệp không có sự quan tâm, thấu hiểu người lao động thì họ có xu hướng chuyển sang các doanh nghiệp khác có mức lương, mức đãi ngộ tốt hơn. Theo nghiên cứu của Gallup (2011) thì Việt Nam có tỷ lệ hài lòng với công việc của nhân viên thấp nhất Châu Á. Vì vậy,đối với tổ chức, tạo dựng và duy trì được sự hài lòng của nhân viên có vai trò rất quantrọng. Tuy nhiên, hiểu đúng và hiểu đủ về này không phải là một vấn đề đơn giản. Bởivậy, các chương trình khảo sát đánh giá sự hài lòng trong công việc đã và đang trởthành một nguồn dữ liệu quý giá để doanh nghiệp có thể có những quyết sách quản trịphù hợp và xác đáng trong từng giai đoạn cụ thể.

Công ty cổ phần 207 là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng cùng với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực cũng ngày càng gia tăng. Doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn trong vấn đề xây dựng nguồn nhân lực, nhất là tuyển chọn đúng người đúng việc. Tuy nhiên, đã chọn được đúng người mình cần là chưa đủ, doanh nghiệp còn phải biết cách

giữ chân lao động của mình. Vì vậy, một nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng và đo lường mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc mang một ý nghĩa quan trọng. Các kết quả nghiên cứu đạt được hi vọng cung cấp cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về các nhân tố có thể mang lại sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Từ đó, giúp cho ban lãnh đạo có các định hướng, chính sách phù hợp trong việc sử dụng lao động để giữ chân những nhân viên phù hợp mà ban lãnh đạo muốn họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

Từ những lí do trên, nên tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên Công ty cổ phần 207” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực hiện đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên trong Công ty Cổ phần 207 từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng và mang lại kết quả làm việc tốt hơn.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự hài lòng trong công việc của nhân viên đối với tổ chức.

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần 207.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần 207.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến

sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Cổ phần 207.

Đối tượng khảo sát: Công nhân viên làm việc tại các bộ phận của Công ty Cổ

phần 207.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các bộ phận của Công ty

Cổ phần 207.

Phạm vi thời gian:

Đối với dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 12/10/2020 đến 15/01/2021.

Đối với dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2019 để đảm bảo tính cập nhật của đề tài.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các đề tài khoa học có liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần 207 trong các năm qua thu thập được từ phòng Hành chính – Nhân sự, phòng Kế toán của Công ty

4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua các cuộc điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi định tính dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp và những thông tin cần thu thập cho đề tài đối với các nhân viên đang làm việc tại các chi nhánh của công ty cổ phần 207.

Phương pháp chọn mẫu và xác định quy mô mẫu.

- Phương pháp xác định quy mô mẫu:

Đề tài xác định quy mô mẫu dựa trên các công thức tính kích thước mẫu theo

các nghiên cứu như sau:


+ Nghiên cứu của Hair at al (2014)


Theo nghiên cứu của Hair at al (2014) thì kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là bằng 100 và tỷ lệ biến đo lường bằng 5 lần số biến quan sát, tức là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 biến quan sát.

Công thức chọn mẫu là:

N = 5 x M’


Trong đó:


N: Kích thước mẫu


M’: Số biến quan sát


Nghiên cứu được thực hiện với 27 biến quan sát cho nên dựa vào công thức trên thì kích thước tối thiểu cần đạt là 135 (5 x 27 = 135). (Hoàng Thị Diệu Thúy, 2019)

Trong đó:

N: Kích thước mẫu cần xác định

k: Số biến quan sát được đưa vào để phân tích nhân tố

Qua đó, mô hình đo lường của đề tài này có 27 biến quan sát nên kích thước

mẫu tối thiểu theo công thức trên là 135 (5 x 27 =135) (Hair, Anderson, 1998)

Theo Tabachnick & Fidell (1991), để phân tích hồi quy đạt kết quả cao thì kích

thước mẫu được xác định phải thỏa mãn công thức: N >= 8m +50

Trong đó:

N: Kích thước mẫu cần xác định

m: Số biến độc lập của mô hình

Với 7 biến độc lập của mô hình thì kích thước mẫu thỏa mãn phải là: N >= 106 (Tabachnick & Fidell, 1991).

Trong đề tài này, tác giả kết hợp cả phân tích nhân tố và phân tích hồi quy nên kích thước mẫu được xác định là 150 mẫu để đảm bảo độ chính xác và tin cậy.

Phương pháp chọn mẫu


Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng tỷ lệ được thực hiện như sau:


Bước 1: Dựa vào danh sách nhân viên mà phòng kế toán cung cấp, tiến hành xác định mẫu nghiên cứu theo tiêu chí vị trí công việc. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn như sau:

Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu điều tra


Công việc

Tổng thể

Cơ cấu mẫu điều tra

Số người

Tỉ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Nhân viên văn phòng

23

6,6

9

6,0

Đội khai thác

160

45,7

53

53,3

Đội máy xúc

44

12,57

32

21,3

Đội vận chuyển

75

21,42

29

19,33

Đội vận hành

18

5,14

12

8,0

Đội vệ sinh

30

8,75

15

10,0

Tổng cộng

350

100%

150

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Bước 2: Dựa trên danh sách nhân viên đã có cùng với mỗi nhóm nhân viên đã lựa chọn, nghiên cứu lập danh sách từng nhóm riêng và thực hiện chọn ngẫu nhiên bằng phần mềm Excel.

4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập được nhập vào phần mềm SPSS.20 và Excel để thống kê và tiến hành mã hóa, xử lý và phân tích dữ liệu.

Đề tài đã sử dụng các phương pháp như:

Thống kê mô tả:

Mục đích của phương pháp này nhằm mô tả, hiểu rò được đặc điểm của đối tượng điều tra thông qua các tiêu chí tần số (Frequency), biểu đồ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha:

Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau:

Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và được đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo.

Cụ thể là:

Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt

Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: Thang đo lường tốt

Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: Thang đo chấp nhận được nếu là thang

đo mới

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một tập biến ít hơn (gọi là nhân tố). Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu.

Phân tích hồi quy tương quan:

Kết quả của mô hình này sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần 207.

Sau khi tiến hành điều tra sơ bộ và lập bảng hỏi chính thức, đề tài đã rút ra được các biến định tính phù hợp khảo sát và lập mô hình hồi quy với các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố EFA, xem xét các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính như: kiểm tra phần dư chuẩn hóa; kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF; kiểm tra giá trị Durbin – Watson. Nếu các giả định ở trên không bị vi phạm, mô hình hồi quy sẽ được xây dựng. Hệ số R Square cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Mô hình hồi quy có dạng:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + ….+ βnXn + ei

Trong đó:

Y: Là biến phụ thuộc

β0: Là hệ số chặn (Hằng số)

β1: Là hệ số hồi quy riêng phần (Hệ số phụ thuộc)

Xi: Là các biến độc lập trong mô hình

ei: Là biến độc lập ngẫu nhiên (Phần dư)

Dựa vào hệ số Bê-ta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu và ảnh hưởng với mức độ ra sao, theo chiều hướng nào. Từ đó, làm căn cứ để có những kết luận chính xác hơn và đưa ra giải pháp mang tính thuyết phục cao.

4.3. Quy trình nghiên cứu


Sơ đồ 1 1 Quy trình nghiên cứu 5 Bố cục đề tài Bố cục đề tài nghiên 1

Sơ đồ 1. 1. Quy trình nghiên cứu

5. Bố cục đề tài

Bố cục đề tài nghiên cứu này gồm có 3 phần, cụ thể:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần 207

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022