Thực Trạng Xử Lý Và Công Nghệ Xử Lý Chủ Yếu


Bảng3.4: Quản lý chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại KCN Phúc Khánh


1. Hình thức thu gom chất thải rắn

Có trạm trung chuyển chất thải rắn

hay không

 Có

Không

Có phân loại chất thải rắn hay không

 Không

2. Tình hình phát sinh chất thải rắn

Đơn vị

Kết quả

Tổng lượng chất thải rắn phát sinh

tấn/tháng

1.270

- Chất thải rắn thông thường

tấn/tháng

830

- Chất thải rắn nguy hại

tấn/tháng

160

- Bùn thải

tấn/tháng

280

- Khác

tấn/tháng

0

3. Xử lý chất thải rắn theo hình thức nào

Hợp đồng vận chuyển với đơn vị khác (ghi rõ tên): Công ty TNHH MTV môi

trường và công trình đô thị Thái Bình; Công ty 27/7; Công ty TNHH Môi trường Xanh; Các đơn vị xử lý chất thải nguy hại khác; Các cơ sở thu gom phế liệu…

Tái chế, tái sử dụng:

 Tự vận chuyển ra bãi thải chung:

 Chôn lấp tại khu đất của KCN:

 Phương pháp khác nếu có:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường Đài Tín 2015)


3.1.5. Thực trạng xử lý và công nghệ xử lý chủ yếu

Việc xử lý chất thải rắn tại KCN Phúc Khánh được các doanh nghiệp tự tổ chức, thông qua Hiệp hội thương nghiệp Đài Loan ký hợp đồng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp với Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thái Bình. Một số doanh nghiệp có chất thải rắn công nghiệp đặc thù tiến hành thu gom và phân loại bán tái chế hoặc chuyển giao cho các đơn vị thu gom xử lý chất thải rắn khác.

Mặc dù, đối với chất thải nguy hại các doanh nghiệp đã đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có đủ chức năng đến hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Tuy nhiên việc quản lý chất thải nguy hại đối với một số doanh nghiệp có số lượng chất thải nguy hại phát sinh ít chưa đảm bảo, các doanh nghiệp này hầu hết chưa có khu lưu trữ chất thải nguy hại riêng, công tác phân loại chưa tốt, cụ thể còn để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn thông thường.

Đối với chất thải rắn thông thường, các công ty đã kí hợp đồng thu gom, xử lý với các CSSX sẽ sử dụng phương pháp chôn lấp chung với rác thải từ thành phố Thái Bình. Còn chất thải rắn nguy hại được các công ty môi trường có năng lực xử lý, mỗi loại chất thải nguy hại sẽ được sử dụng một công nghệ nhất định như: lò đốt, đóng rắn..

Nói chung việc quản lý chất thải rắn tại KCN Phúc Khánh chưa thể hiện được sự bền vững lâu dài và đảm bảo các quy định của pháp luật về Bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.


3.1.6 Đánh giá khả năng giảm thiểu, thu hồi, và tái chế chất thải rắn

3.1.6.1 Đánh giá khả năng giảm thiểu chất thải rắn công nghiệp

Với tình hình hiện nay của khu công nghiệp Phúc Khánh, thì khả năng giảm thiểu, thu hồi và tái chế chất thải rắn tại đây là rất thấp. Việc không có nơi trung chuyển chất thải rắn công nghiệp, trước hết đã giảm khả năng quản lý của các cơ quan chức năng, bên cạnh đó các trạm chuyển tiếp còn có thể được dùng để thực hiện một chức năng quan trọng là giảm lượng CTR đưa đến bãi chôn lấp chung của thành phố và sử dụng lại các vật liệu có khả năng thu hồi.

Mặt khác, hiện nay tại khu công nghiệp Phúc Khánh mới chỉ có nhà máy xử lý nước thải, chưa có nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp, điều này khiến cho lượng chất thải rắn phát sinh tại khu công nghiệp rất khó khăn để giảm thiểu do mất nhiều thời gian di chuyển về các nhà máy xử lý CTR, cũng như làm tăng thêm chi phí vận tải.

3.1.6.2 Đánh giá khả năng thu hồi tái chế chất thải rắn công nghiệp

Tái chế chất thải rắn là một trong những điều kiện, phương pháp giúp giảm thiểu lượng chất thải rắn tại bãi cho khu công nghiệp Phúc Khánh một cách hiệu quả nhất, từ đó gián tiếp làm giảm chi phí xử lý rác cho khu công nghiệp. Bên cạnh đó, tái chế chất thải rắn trong khu công nghiệp Phúc Khánh còn tiết kiệm quỹ đất cho xử lý, giảm nguy cơ ô nhiễm từ bãi rác. Nếu như việc tái chế chất thải rắn được chú trọng, thì hoàn toàn có thể tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là các loại tài nguyên khó tái tạo qua việc sử dụng nguyên liệu tái chế thay cho nguyên liệu thô. Ngoài ra, tái chế chất thải rắn còn tạo ra giá trị kinh tế thông qua lợi nhuận và việc làm cho người lao động. Như vậy, tái chế chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh là việc cần thiết và nên có.

Chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh chỉ có một số loại hình chất thải có thể tái chế, tái sử dụng được, phần chất thải không có giá trị tái chế được đi chôn lấp đối với chất thải không nguy hại hoặc xử lý chung với chất thải nguy hại

+ Ngành may mặc, dệt nhuộm: vải vụn được tái sử dụng lại cho mục đích khác như làm giẻ lau nhà, đan thành tấm chà chân, xơ sợi phế phẩm được dùng để làm thú nhồi bông, tận dụng làm đệm trong chăn

+ Ngành chế biến thực phẩm: bao bì bằng giấy, nhựa…bán lại cho các cơ sở tái chế giấy, tái chế nhựa. Các vỏ tôm, vỏ ghẹ, ruột cá…được tái chế làm thức ăn gia súc, gia cầm, làm phân bón…

+ Ngành sản xuất thủy tinh: chai lọ thủy tinh phế phẩm, mảnh vỡ thủy tinh được tái sản xuất

+ Ngành giấy và bột giấy: giấy vụn, bột giấy, các loại giấy phế phẩm được đem nghiền với giấy nguyên liệu, trộn phụ gia để tái chế ra sản phẩm mới

+ Ngành sản xuất gỗ: gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào…tất cả đều tận dụng lại làm bán chất đốt

+ Ngành cơ khí: kim loại phế thải, vụn sắt được tái chế lại ngay trong nhà máy hoặc bán phế liệu cho các cơ sở tái chế khác bên ngoài nhà máy

+ Ngành sản xuất nhựa – plastic: nhựa phế phẩm, bao bì nylon được tái sử dụng hoặc tái chế thành những sản phẩm khác ngay tại nhà máy hoặc bán nguồn nguyên liệu phế phẩm này cho các cơ sở khác ngoài nhà máy

+ Ngành sản xuất hóa chất: chỉ có bao bì, chai lọ phế thải có thể tận dụng để tái chế thành các loại sản phẩm khác. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các hóa chất, dung môi có thể tái sinh.


Bảng 3.5: Đánh giá tỷ lệ % khả năng tái chế chất thải của các ngành sản xuất công nghiệp



STT


Ngành công nghiệp

Tỷ lệ khả năng có thể tái chế trên lý

thuyết (%)

Tỷ lệ tái chế thực tế tại KCN Phúc Khánh

(%)

1

Chế biến thực phẩm

60 – 80%

40%: làm thức ăn gia

súc, phân bón

2

Dệt nhuộm, may mặc

80 – 90%

< 30%: làm giẻ lau,

tấm chà chân

3

Thủy tinh, gốm sứ

100%

100%

4

Giấy và bột giấy

100%

90 – 95%

5

Gỗ

80 – 95%

80% làm chất đốt

6

Cơ khí

90 – 100%

90%

7

Luyện kim

70 – 90%

80%

8

Điện tử

50 – 80%

40%

9

Các ngành khác

Chôn lấp

Chôn lấp

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Thái Bình, Trung Tâm quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi trường, Thái Bình)


Hiện nay, tại khu công nghiệp Phúc Khánh, tuỳ từng loại ngành công nghiệp khác nhau mà tỷ lệ chất thải rắn có thể tái chế cũng có những khác biệt nhất định, thông thường ngành công nghiệp thuỷ tinh, gốm sứ có tỷ lệ tái chế cao với gần 100%, ngược lại những ngành công nghiệp như điện tử lại có tỷ lệ chất thải rắn có thể tái chế rất thấp, rơi vào khoảng 50-80%. Tuy nhiên, trên thực tế, tại khu công nghiệp Phúc Khánh, tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp đã và đang tái chế, (bao gồm cả chất thải nguy hại) thì không được như khả năng tái chế trên lý thuyết. Tỷ lệ tái chế thực tế cao nhất chỉ tập trung tại một số ngành nghề tiêu biểu như giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại…cụ thể, ngành thủy tinh, gốm sứ có thể tái chế đạt 100%, ngành giấy

và bột giấy đạt 95%...Đặc biệt, lượng chất thải rắn từ ngành dệt nhuộm, may mặc khu công nghiệp Phúc Khánh chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thể chất thải rắn của khu công nghiệp, nhưng thực tế thì chỉ tái chế được dưới 30% thấp hơn rất nhiều so với khả năng có thể tái chế của ngành dệt nhuộm, may mặc, điều này khiến cho lượng chất thải rắn của khu công nghiệp Phúc Khánh phải xử lý không thể giảm xuống rõ rệt.


3.1.7. Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Theo kết quả điều tra, tổng hợp từ năm 2012 – năm 2015 ta có thể thấy được lượng chất thải rắn sản sinh trong quá trình hoạt động của khu công nghiệp ngày càng tăng. Có nhiều nguyên nhân, yếu tố dẫn đến sự gia tăng đó, trong đó kể đến nhất là sự gia nhập của nhiều cơ sở sản xuất, số lượng công nhân làm việc. Việc gia nhập nhiều cơ sở sản xuất đã làm gia tăng lượng chất thải rắn công nghiệp, đồng thời cũng làm gia tăng số lượng công nhân làm việc điều đó kéo theo việc gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt.

Dựa vào số liệu thống kê từ năm 2012 đến năm 2015 ta có thấy được lượng chất thải rắn gia tăng trung bình khoảng 11%/năm. Cùng với tốc độ gia nhập của các cơ sở sản xuất và lượng công nhân vào làm việc ngày càng tăng, ta có thể đưa ra dự báo lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2020 qua bảng dưới đây:

Bảng 3.6: Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp đến năm 2020




Năm

Thống kê thực tế

(tấn/tháng)

Dự báo phát sinh

(tấn/tháng)

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

CTRTT

585

650

738

830

921.3

1022.6

1135.1

1259.9

1398.5

CTRNH

112

125

142

160

177.6

197.1

218.8

242.8

269.6

Bùn thải

197

219

249

280

310.8

344.9

382.9

425.0

471.8

Tổng

895

994

1130

1270

1409.7

1564.7

1736.8

1927.9

2140

Với sự gia tăng về lượng chất thải rắn từ năm 2012 là 895 tấn/tháng và đến năm 2020 là 2140 tấn/tháng, cùng với sự gia tăng về cơ sở sản xuất thì thành phần và tính chất của chất thải rắn trong khu công nghiệp cũng sẽ thay đổi đa dạng và phong phú hơn nhiều. Như vậy chắc chắn sẽ gây áp lực về diện tích bãi tập trung rác, áp lực đến cảnh quan và môi trường. Vì vậy khu công nghiệp cần có những biện pháp về quản lý và xử lý thích hợp để có thể kiểm soát được lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày và giữ gìn được môi trường trong khu công nghiệp được đảm bảo.


3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn


3.2.1. Hệ thống quản lý

Việc quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh được tỉnh Thái Bình giao cho ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình trực tiếp chỉ đạo và điều hành

Hình 3 4 Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Bình Ban Quản lý các khu công 1

Hình 3.4: Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Bình

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 15/2004/QĐ-TTg ngày 29/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ và được xếp hạng II theo hướng dẫn tại Thông tư số 36/2005/TT-BNV ngày 06/4/2005 của Bộ Nội vụ về xếp hạng Ban Quản lý khu công nghiệp. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong các khu công nghiệp.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Bình được quy định tại Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 04/8/2008 của UBND tỉnh Thái Bình, cụ thể bao gồm 21 nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực như: Quản lý đất đai, môi trường; quản lý dự án đầu tư; quản lý lao động,... cụ thể về môi trường là:

- Xem xét các vấn đề bảo vệ môi trường khi quy hoạch khu công nghiệp

- Thẩm định các vấn đề bảo vệ môi trường khi lập dự án

- Thẩm định cơ sở hạ tầng về môi trường

- Kiểm tra, giám sát môi trường

- Giải quyết khiếu nại, tranh chấp về môi trường.

Tuy nhiên, công tác quản lý CTRCN trên địa bàn khu công nghiệp Phúc Khánh còn tồn tại nhiều hạn chế, vai trò của ban quản lý khu công nghiệp trong việc thu gom, xử lý chất thải là không nhiều, ban quản lý KCN chỉ mới kiểm tra, đảm bảo các CSSX phải có đơn vị thu gom xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại theo quy định, chưa có sự giám sát đối với quá trình thu gom hay đối với cơ sở xử lý chất thải, và cũng chưa tạo được điều kiện để công tác xử lý chất thải rắn công nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Chưa có khu trung chuyển chất thải rắn hay quy định các tuyến thu gom theo quy định…đó là những ví dụ minh chứng nhất.

Tóm lại, cơ chế chính sách, các quy định về quản lý CTR còn thiếu; nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác quản lý CTR chủ yếu từ ngân sách nhà nước, công

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí