3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
– Kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác bảo vệ môi trường từ Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình đến ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình theo Luật bảo vệ môi trường 2014.
– Rà soát, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tới cấp thành phố Thái Bình, cấp phường Phúc Khánh; trách nhiệm các cơ quan chuyên môn cụ thể là ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình; trách nhiệm của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cũng như trách nhiệm của cộng đồng dân cư ở phường Phúc Khánh trong công tác quản lý chất thải.
– Đẩy mạnh công tác thực hiện Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu do thủ tướng chính phủ ban hành, nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/06/2015, cùng với các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải. Trong đó nêu rõ “Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trường đối với chất thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải”(trích: điều 4, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)[8]
– Triển khai hiệu quả công cụ pháp lý trong công tác quản lý chất thải rắn: xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trước khi hoạt động.
- Áp dụng công cụ tin học để quản lý CTR công nghiệp. Cụ thể là triển khai hệ thống thông tin quản lý chất thải (CTNH-Sys 2.0) tại Sở TN&MT Thái Bình.
3.3.3. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực
Giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. “Nó thường được thực hiện thông qua các hoạt động xã hội, các tổ chức quần chúng, các đoàn thể chính trị xã hội để từng bước tiến tới xã
hội hoá công tác bảo vệ môi trường, điều này có nghĩa là huy động các nhân tố thị trường và cộng đồng dân cư vào các mặt hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ”(trích: Lê Văn Khoa, Khoa học môi trường, trang 289)[9]. Trong đó, một số phương án có thể áp dụng đó là:
– Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nội dung về quản lý chất thải quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu rộng rãi tới các Sở, ban, ngành tỉnh Thái Bình, tổ chức, cá nhân, người dân. Đặc biệt là các CSSX, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Phúc Khánh.
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Phần Chất Thải Rắn Nguy Hại Tại Kcn Phúc Khánh
- Thực Trạng Xử Lý Và Công Nghệ Xử Lý Chủ Yếu
- Công Tác Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp Ở Kcn Phúc Khánh
- Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh - Thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình - 9
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
– Tăng cường trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác quản lý chất thải rắn, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp dụng cùng mô hình xử lý chất thải rắn giữa các địa phương, giữa các xí nghiệp, nhà máy..
– Đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực biên chế phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn.
– Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, hoạt động giảm thiểu phát sinh chất thải rắn; quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn theo đúng các quy định của pháp luật. Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ Môi trường trong từng phân xưởng sản xuất trong các doanh nghiệp, và trong cả KCN từ đó lồng ghép trong các cuộc thi các doanh nghiệp với nhau.
– Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về chất thải rắn; các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý chất thải rắn.
3.3.4 Giải pháp về đầu tư và tài chính
- Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn: nguồn ngân sách nhà nước (cả vốn ODA), quỹ bảo vệ môi trường, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Có thể mở rộng hỗ trợ tín dụng nhà nước cho các công trình đầu tư, dự án tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn cũng như các ưu đãi về thuế, phí và lệ phí cho các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp, nhà máy..
- Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện. Hỗ trợ các doanh nghiệp, CSSX vay vốn để đầu tư trang thiết bị bảo vệ môi trường từ quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Khuyến khích các CSSX, xí nghiệp, nhà máy đầu tư vào hoạt động tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn trong khu công nghiệp Phúc Khánh. Đẩy mạnh hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực xử lý, tái chế chất thải rắn công nghiệp.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn;
– Lựa chọn các địa điểm hợp lý để đầu tư các trung tâm xử lý và tái chế chất thải ở quy mô liên vùng, liên tỉnh. Bố trí kinh phí đầu tư các cơ sở xử lý chất thải nguy hại công ích ở các vùng, miền còn gặp nhiều khó khăn hoặc không có cơ sở xử lý như các tỉnh miền núi, hải đảo…
3.3.5. Giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra
– Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của khu công nghiệp Phúc Khánh, cụ thể ở đây là ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình trong kiểm soát chặt chẽ các khu xử lý chất thải, bãi chôn lấp chất thải dành cho khu công nghiệp Phúc Khánh cũng như việc vận chuyển chất thải rắn trong khu công nghiệp hay liên tỉnh.
– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đến các CSSX, các xí nghiệp trong địa bàn khu công nghiệp Phúc Khánh về hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, nhằm phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm.
- Áp dụng giám sát môi trường định kỳ và báo cáo cam kết bảo vệ môi trường, các hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại chặt chẽ và thường xuyên cùng với đó là thanh tra, kiểm tra từ các Phòng TNMT thành phố Thái Bình, Chi cục bảo vệ Môi trường Thái Bình, Ban quản lý các dự án khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, cảnh sát Môi trường Thái Bình.
3.3.6. Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ
– Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn theo hướng giảm thiểu lượng chất thải rắn chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải
– Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sẵn có tốt nhất (BAT), công nghệ thân thiện với môi trường.
– Áp dụng các công nghệ tái chế hiện đại, thân thiện với môi trường thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu ở các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp..
3.3.7. Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế
“Phát triển bền vững là một công cuộc cần đến năng lực tài trợ, trong đó nó đòi hỏi những khoản đầu tư cho hiện tại vì những lợi ích lớn lao gấp nhiều lần trong tương lai”(trích: Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2000), Chiến lược và chính sách môi trường, trang 150)[10]. Như vậy, có thể nói rằng để phát triển bền vững thì việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư, tài trợ cho công tác môi trường từ nước ngoài cũng là một phương án thiết thực và hiệu quả. Cụ thể như sau:
– Chủ động đề xuất, xây dựng cơ chế và nội dung hợp tác song phương và đa phương, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp.
– Tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, nhà máy phục vụ quản lý chất thải rắn công nghiệp.
– Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo trong hoạt động tái chế, tái sử dụng thu hồi năng lượng từ chất thải rắn.
3.3.8. Các giải pháp về kỹ thuật (khoa học, công nghệ)
3.3.8.1 Giải pháp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ chất thải được tập trung thu gom vào nhà máy, chất thải rắn thu gom tập trung được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: Kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, nhựa…. được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích giảm tối đa thể
tích khối rác và tạo thành các kiện có tỷ số nén cao. Các khối rác ép này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như đắp đê, san lấp, làm bờ chắn, san bằng các vùng đất trũng sau khi phủ lên các lớp đất cát.
Kim loại
Thủy tinh
Giấy
Nhựa
Công nghệ ép kiện giúp cho các cơ sở sản xuất cũng như nhà máy xử lý giảm thiểu không gian để chứa đựng chất thải rắn công nghiệp, tuy không thể giảm trọng lượng của khối chất thải rắn ban đầu, nhưng việc giảm được không gian chứa đựng đồng nghĩa với tăng lượng lưu trữ chất thải rắn trong khuôn viên CSSX, nhà máy xử lý, gián tiếp hỗ trợ cho việc thu gom chất thải rắn trong những thời điểm mà công tác thu gom chưa thể đáp ứng hết hoàn toàn nhu cầu của khu công nghiệp.
Rác thải
Phễu nạp rác
Băng tải rác
Phân loại
Các khối kiện sau khi
Băng tải thải vật
Máy ép rác
Hình 3.5: Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện
3.3.8.2. Giải pháp xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex
Công nghệ Hydromex nhằm xử lý chất thải rắn thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích.
Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm. Rác thải được thu gom chuyển về nhà máy, không cần phân loại được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó đi qua băng tải chuyển đến các thiết bị trộn. Chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất phản ứng trung hoà và khử độc xảy ra trong bồn. Sau đó chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polyme được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột ướt chuyển tới nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về mặt môi trường và không độc hại.
Ưu điểm
Công nghệ đơn giản, chi phí không lớn Xử lý được cả chất thải rắn và lỏng Rác sau khi xử lý bán thành phẩm
Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng lại chất thải, tiết kiệm diện tích đất làm bãi chôn lấp.
Chất thải rắn chưa phân loại
Kiểm tra bằng mắt
Cắt xé hoặc nghiền nhỏ
Chất thải lỏng hỗn hợp
Làm ẩm
Thành phần Polyme hóa
Trộn đều
Ép hoặc đùn
Sản phẩm mới
Hình 3.6: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex
3.3.9. Một số giải pháp khác
1. Hạn chế tối đa những quy trình sản xuất tạo ra nhiều chất thải công nghiệp. “Có nhiều cách khác nhau để qua đó chính phủ có thể khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân đảm đương trách nhiệm giảm bớt chất thải xuống tối thiểu. Chẳng hạn như những hiệp hội công nghiệp dành cho các loại công nghiệp cụ thể hoặc dành cho các địa hình cụ thể” (trích: Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2000), Chiến lược và chính sách môi trường, trang 154)[11]
2. Tối ưu hoá và đổi mới công nghệ sản xuất để đảm bảo thải bỏ tối thiểu.
3. Xác định cụ thể những chính sách về tuần hoàn, tận dụng và tái chế chất thải rắn trong sản xuất và tiêu thụ.
4. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.
5. Hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu.
6. Chú trọng đào tạo các nghề mới phục vụ cho các nhà máy sản xuất các sản phẩm tái chế với công nghệ cao. Các cơ sở sản xuất tự tổ chức đào tạo tại chỗ được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho cơ sở.
7. Hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, mẫu mã và chất lượng sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được bảo hộ. Xây dựng các giải pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm.