Nhận Xét Chung Về Công Tác Thu Gom Và Xử Lý Chất Thải Rắn

Một số khu vực do lượng rác thải không lớn nên nhân dân còn có hình thức tự xử lý bằng cách chôn, đốt. Cách làm này sẽ góp phần gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân vì vậy cần phải có các biện pháp xử lý triệt để hơn theo xu thế phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố.

c) Hiện trạng xử lý chất thải rắn

Rác thải sinh hoạt sau khi đã được thu gom sẽ được mang đi xử lý như sau: Đem đi chôn lấp tại bãi rác Vàng Danh, phường Vàng Danh. Bãi rác Vàng

Danh có diện tích 2,447ha với công suất tiếp nhận 85 tấn/ngày, thời gian sử dụng từ 2007-2020. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí đã đổ thải từ hút bể phốt, xử lý không triệt để dẫn đến phát sinh mùi, ảnh hưởng đến người dân. Mặc dù thành phố đã tuyên truyền, đầu tư nhiều hạng mục nhưng nhân dân vẫn không đồng tình, tổ chức cản trở không cho xe vào đổ rác, không cho tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các hạng mục như làm bể xử lý nước, hoàn thiện đập chắn rác. Vì vậy từ tháng 02-2012 đã tạm dừng đổ rác tại bãi rác Vàng Danh. Thành phố đã tìm vị trí khác để tạm thời xử lý, đó là bãi đổ thải Xưởng Sàng + 130 Than Thùng của Công ty than Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công. Thành phố đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật để xử lý và thực hiện đổ rác từ 10-5-2012.

Rác thải sinh hoạt được đem đến xử lý tại Nhà máy xử lý chất thải rắn tại phường Bắc Sơn, thành phố Uông Bí. Nhà máy xử lý rác đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại quyết định số 1356/QĐ- UBND ngày 12/5/2010, diện tích 138.511m2, công suất thiết kế 100tấn/ngày, dùng công nghệ nước ngoài với tổng mức đầu từ là 186 tỷ đồng. Sau 1 tháng chạy thử, ngày 14/11/2012 nhà máy bắt đầu tiếp nhận xử lý RTSH của Thành phố Uông Bí.

Công nghệ hiện đại, ưu việt nhất Việt Nam hiện nay: Áp dụng công nghệ vi sinh để xử lý rác hữu cơ cho sản phẩm sau xử lý để cải tạo đất mỏ; hạn mùi phát thải, giảm lượng khí dioxit trong khói thải, thu hồi toàn bộ nước thải để phục vụ lò đốt, hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải, tro sỉ sau quá trình đốt rác được tái chế thành các nguyên liệu khác, công suất hiện vận hành là 100 tấn rác/ngày có thể đảm bảo xử lý toàn bộ lượng RTSH của thành phố Uông Bí. Tuy nhiên, mặc dù đã đi vào hoạt động nhưng

do vướng mắc về tài chính và thủ tục pháp lý như thử tục cấp đất, hoạt động hộ dân trồng rừng, đơn giá chi phí xử lý rác,... nên hoạt động của nhà máy đang gặp một số khó khăn. Đây là công trình xử lý RTSH có ý nghĩa rất quan trọng trong tái tạo, xử lý rác thải đảm bảo môi trường sống trong sạch cho người dân vì vậy các vướng mắc cần sớm được các cơ quan chức năng tháo gỡ để nhà máy hoạt động hiệu quả.

Xử lý rác thải nguy hại

Đã có 85% các đơn vị sản xuất kinh doanh tại địa bàn có phát sinh chất thải nguy hại đã xây dựng công trình, bố trí thiết bị thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý theo quy định.

Công ty hiện đang nhận vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại tại thành phố Uông Bí: Công ty Tân Thuận Phong (xử lý CTNH của Công ty TNHH MTV Than Đồng Vông), Công ty TNHH Tái Sinh TCN, ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nhận xét: Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đạt 90%, việc thu gom rác vẫn chưa đạt vệ sinh, việc xử lý RTSH đang thực hiện bằng chôn lấp và đang tiến tới xử lý bằng công nghệ mới tại nhà máy xử lý rác Bắc Sơn. RTSH tại các điểm du lịch do chính ban quản lý tổ chức thu gom và chôn lấp hoặc đốt tại chính khu du lịch. 85% đơn vị sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại đã xây dựng công trình, bố trí thiết bị thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định.

3. Nhận xét chung về công tác thu gom và xử lý chất thải rắn

Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý - 10

Ưu điểm

1. Thu hút được sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và người dân.

2. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty Môi trường Đô thị cũng cố gắng đảm bảo môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp trong khả năng của mình.

3. Các tuyến thu gom được bố trí thuận tiện cho vận chuyển, theo khả năng phát sinh chất thải và điều kiện địa hình, bảo đảm công tác thu gom chất thải đạt hiệu quả cao.

Hạn chế

1. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn và rác thải đô thị ở Uông Bí. Rác thải chưa được thu gom triệt đế, người dân tự đem đốt, chôn trong vườn nhà, hoặc đem vứt

bừa bãi ra nơi công cộng, đổ đống ven đường, hoặc ven sông suối như sông Sinh, sông Uông, và các thủy vực khác, đặc biệt là sông Vàng Danh dọc theo phường Vàng Danh

- nguồn cung cấp nước cho nhà máy nước Lán Tháp Uông Bí, gây ô nhiễm môi trường nước.

2. Chưa có biện pháp phân loại rác từ nguồn thải. Rác đô thị hiện nay có thành phần rất phức tạp, bao gồm đủ loại chất thải: hữu cơ, chất trơ, nhựa, giấy, kim loại, thuỷ tinh, cao su, da, v.v, gây khó khăn cho việc xử lý, tái chế rác.

3. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho công tác thu gom rác thải còn nhiều khó khăn (các điểm tập kết rác chưa có các biện pháp xử lý mùi, gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến người dân).

4. Trong toàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay chưa có khu liên hợp xử lý chất thải rắn đô thị, chỉ mới có những bãi chứa rác, khu chôn lấp rác.

Cũng cần phải lưu ý thêm, mỗi hộ gia đình trên các tuyến thu gom đều có một thùng (xô, thúng ...) đựng rác riêng đặt trước cửa. Rác thải hàng ngày được chứa vào đó, cuối buổi công nhân công ty MTĐT đi thu gom. Điều này là tương đối hợp lý và thuận tiện. Tuy nhiên, lượng rác đó lại không được để trong túi nilon, trong những ngày nắng nóng hoặc trong những ngày mưa các chất hữu cơ phân huỷ mạnh, gây mùi khó chịu và mất vệ sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên mùi tại các điểm trung chuyển rác thải và là lí do chính gây mâu thuẫn giữa dân cư và công ty MTĐT. Vì thế, việc hạn chế mùi bằng cách sử dụng túi nilon đựng rác thải hoặc tăng tần suất thu gom đưa về bãi xử lý cần phải được quan tâm, xem xét.

4. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường

Môi trường không khí

Vào những ngày khô hanh, nóng ẩm, rác thải sẽ gây ra các mùi hôi thối, gây khó chịu cho những hộ gia đình ở phía tây nam (vào mùa đông) và phía tây bắc (vào mùa hè) điểm thu gom rác, và thúc đẩy quá trình lên men, thối rữa. Quá trình này đồng thời cũng tạo và phát tán mạnh các sản phẩm độc hại như NH4, H2S, CO2, SO2 vào trong không khí, do đó tác động tiêu cực của rác thải càng tăng lên.

Quá trình vận chuyển rác cùng các hoạt động giao thông, sản xuất trong địa bàn thành phố (đặc biệt là các hoạt động trong khai thác, vận chuyển than) cũng góp phần làm tăng hàm lượng các chất lơ lửng trong không khí. Hàm lượng bụi trong không khí càng được gia tăng vào những ngày gió mạnh và nắng nóng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên các bệnh về hô hấp và bệnh phổi cho người dân, đặc biệt là những hộ sống ven các tuyến đường chính.

Qua khảo sát ở phường Quang Trung, Vàng Danh cho thấy dân cư tập trung khá đông và nằm sát các điểm thu gom (10 m). Hàng ngày một lượng rác thải lớn được tập trung về đây, quá trình phân huỷ rác thải, nước chảy tràn trên đường phố gây nên mùi hôi thối, rất khó chịu. Các mùi này kết hợp với lượng bụi trong không khí len lỏi vào từng nhà, tạo nên một bầu không khí rất ngột ngạt, khó chịu và hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao.

Môi trường nước

Rác thải cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước tại Uông Bí. Việc tập trung rác thải tại các điểm trung chuyển trong thời gian dài (có điểm tới 2 - 3 ngày mới thu một lần), quá trình phân huỷ của rác thải hữu cơ sản sinh ra một lượng nước thải không lớn nhưng độ độc hại rất cao và mùi rất khó chịu. Vào những ngày nắng sau cơn mưa, lượng nước này lại càng được tăng cường, theo dòng chảy theo mưa phân tán ra xung quanh, chảy vào ao, hồ, sông, ngòi gây ô nhiễm nguồn nước mặt, thấm xuống đất ảnh hưởng đến nước ngầm.

Do thói quen và ý thức chưa cao, một số hộ dân Uông Bí thường đổ rác một cách tuỳ tiện xuống hè phố, cống rãnh, sông, hồ gây ô nhiễm môi trường nước, làm mất khả năng tự làm sạch của nước, tiêu diệt các loài thủy sinh, bồi lắng đáy sông, hồ cản trở dòng chảy. Đây là một trong những nguyên nhân chính giải thích tại sao hàm lượng BOD, COD, coliform trong nước tại một số nơi tại Uông Bí lại vượt QCCP nhiều lần như vậy. Sông Sinh, sông Uông, khu vực đập nước tại Lán Tháp là những ví dụ điển hình.

Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nước mặt, rác thải rắn còn ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Các chất thải hữu cơ được đổ tràn lan trên

mặt với thành phần hữu cơ chiếm tới trên 60%, dễ phân hủy. Khi các chất này phân hủy, đặc biệt là trong những ngày mưa, chúng tạo ra các chất độc hại và được hòa tan, ngấm xuống các mạch nước ngầm, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

3.1.3. Các vấn đề môi trường bức xúc

Trong phạm vi luận văn này, học viên chỉ khái quát các vấn đề có liên quan đến môi trường nước và rác thải rắn.

1. Khu vực khai thác than, khoáng sản

Mặc dù khai thác than, khoáng sản rò ràng là một nguồn đóng góp rất quan trọng cho ngân sách của thành phố, nhưng những tác động tới môi trường và sức khỏe ngày càng tăng từ hoạt động này đang đặt ra những lo ngại. Liên quan đến môi trường nước, nguồn gây ô nhiễm lớn nhất nước là chất thải công nghiệp đặc biệt là nước thải từ hoạt động khai thác và chế biến than. Chất thải chưa qua xử lý đã chảy trực tiếp vào các con sông, suối. các vùng nước công cộng khác. Gây ô nhiễm bụi, tiếng ồn; Bã thải đất đá khai thác than đổ thải gây tắc nghẽn dòng chảy sông suối, làm mất diện tích đất, thay đổi bề mặt đất; Đất đai bị phá hủy; khả năng trượt lở đất, xuất hiện lũ quét lũ ống cao; Hệ sinh thái bị suy giảm,...

Hiện nay môi trường ở các khu vực khai thác than Uông Bí đang bị suy thoái và ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai bị phá huỷ.

Các khu dân cư của công nhân mỏ phần lớn ở gần các mỏ, các nhà máy sàng tuyển và các cơ sở phục vụ sản xuất sản xuất than. Việc khai thác ảnh hưởng rất lớn đến sông suối, các nguồn nước quan trọng trong khu vực như các suối nhánh khu Vàng Danh, suối Than Thùng, suối Thào Da, Miếu Thán, khe Cây Thông… Các suối chính đều có độ đục rất lớn, ô nhiễm các chất hữu cơ và vô cơ, đặc biệt là suối Vàng Danh, hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quá quy chuẩn về nước mặt nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, khả năng khai thác và cấp nước sinh hoạt cho khu vực dân cư tập trung và thành phố Uông Bí.

2. Khu vực đô thị

Môi trường nước: bị ô nhiễm, nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để.

Do sự phát triển và mở rộng thành phố, nhiều cơ sở công nghiệp cũ hiện nay nằm trong khu vực nội thị tập trung dân cư. Và nước thải công nghiệp là một trong những nguồn chính gây nên ô nhiễm môi trường nước cho khu vực nội thị. Một số khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, hầu hết các cụm công nghiệp đều không có trạm xử lý nước thải, nguồn nước thải này được xả thải qua cống thoát nước chung hoặc thải trực tiếp ra môi trường, thải vào các vùng nước công cộng.

Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí hiện nằm ở trung tâm thành phố. Mới đây nhà máy mở rộng nâng công suất lên 740 MW, với công suất lớn như vậy lưu lượng nước thải ra trung bình 4500m3/ngày. Đây là vấn đề lớn cần được xem xét liên quan đến các tác động tiêu cực đến môi trường nước. Đối với nước thải từ nhà máy nhiệt điện có hai loại nguồn ô nhiễm. Nguồn thứ nhất là nước thải làm mát thiết bị được thải ra ở nhiệt độ tương đối cao, nước khi thải ra không được làm nguội, gây ảnh

hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên xung quanh. Vì vậy, cần thiết phải đảm bảo làm nguội nước trước khi xả thải để giảm tác động đến hệ sinh thái. Nguồn ô nhiễm khác là nước thải từ các bộ phận công trình khác trong nhà máy nhiệt điện.

Rác thải rắn: luôn là vấn đề bức xúc trong phân loại, thu gom và xử lý.

Rác thải sinh hoạt của thành phố Uông Bí hiện đang được đổ thải tại bãi đổ thải Xưởng Sàng + 130 Than Thùng của Công ty than Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công. Hiện tại rác thải sinh hoạt được đem đến xử lý tại Nhà máy xử lý chất thải rắn tại phường Bắc Sơn thành phố Uông Bí. Tuy nhiên nhà máy mới bắt đầu vận hành từ cuối năm 2012 và còn nhiều vướng mắc về tài chính, thủ tục pháp lý,... Vì vậy, việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt vẫn còn nhiều bức xúc, hạn chế.

Chính quyền thành phố đã có nhiều cố gắng trong đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường. Tuy nhiên cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ban ngành cũng như chính quyền địa phương cũng như

các nhà khoa học trong quy hoạch hệ thống đô thị hài hoà với phát triển các ngành kinh tế.

3. Khu vực du lịch

Uông Bí có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn với sự đa dạng và phong phú của các danh thắng với cảnh quan đẹp, di tích lịch sử văn hoá kết hợp hài hoà với các di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội mang tính chất truyền thống như quần thể du lịch - khu bảo tồn Yên Tử, khu du lịch sinh thái hồ Yên Trung, điểm du lịch Hang Sơn và thác Lựng Xanh.

Trong những năm gần đây ngành du lịch ở Uông Bí đã có những bước phát triển vượt bậc, hầu hết các công trình được bảo vệ tôn tạo và đầu tư lớn. Với lợi thế về vị trí thuận lợi là một trong những mắt xích quan trọng trong hệ thống du lịch và di tích lịch sử trải dài từ Kiếp Bạc đến vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cửa Ông, Vân Đồn, Trà Cổ..., hoạt động du lịch đã đóng góp dáng kể vào nguồn thu ngân sách của địa phương. Tuy nhiên với một lượng khách lớn, đặc biệt vào những ngày cao điểm, tập trung tại một khu vực có địa hình phức tạp đã dẫn đến tình trạng quá tải, hơn nữa các biện pháp quản lý tại các điểm du lịch chưa chặt chẽ, gây nên sức ép lớn đối với môi trường thể hiện ở những khía cạnh như:

- Lượng rác thải rắn gia tăng nhất là vào mùa du lịch.

Du lịch phát triển, tạo sức thu hút lớn đối với du khách, đồng nghĩa với việc gia tăng nhanh lượng rác thải đặc biệt là chất thải có nguồn gốc vô cơ khó phân huỷ như chai nhựa, nilon, thuỷ tinh... tập trung trong mùa du lịch, mùa hành hương lễ hội. Vì vậy nếu không thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây những tác động tiêu cực tới môi trường không khí, đất, nước trong khu vực. Tại các khu vực có số lượng du khách lớn, tập trung như Lựng Xanh, Yên Tử... vào những tháng cao điểm của mùa du lịch hoặc lễ hội, lượng rác thải thu gom chỉ đạt 70%.

- Cơ sở hạ tầng các công trình vệ sinh chưa đảm bảo kỹ thuật nên gây ô nhiễm môi trường nước :

Nhiều công trình vệ sinh công cộng ở các điểm du lịch còn khá sơ sài, chưa xử lý triệt để chất thải, gây ô nhiễm môi trường nước các suối đầu nguồn và gây ô nhiễm không khí trong khu vực lễ hội.

3.1.4. Thực trạng công tác quản lý môi trường ở thành phố Uông Bí

Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Uông Bí thuộc UBND thành phố là cơ quan tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng Quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn thành phố và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND thành phố và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Phòng Tài nguyên có trách nhiệm tham mưu quản lý về lĩnh vực môi trường, vệ sinh đô thị, tài nguyên nước, khoáng sản, thủy văn, tham mưu xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Phòng gồm 6 cán bộ tất cả đều có trình độ từ đại học trở lên (01 trưởng phòng, 03 chuyên viên, 02 cán bộ). Ngoài ra tất cả 11 phường xã của thành phố đều có cán bộ phụ trách về môi trường.

1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về môi trường

Công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý nhà nước về môi trường của thành phố Uông Bí cũng đã đạt được những thành quả nhất định về nhiều mặt: cơ cấu tổ chức đã cơ bản hoàn thiện, các thể chế chính sách được thực hiện nghiêm túc, nguồn lực tài chính được đầu tư, công tác chuyên môn đã được quan tâm đúng mức. Cụ thể:

- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đã được chú trọng và có nhiều tiến bộ. Hàng năm Phòng Tài nguyên môi trường phối hợp với các Phòng ban ngành đặc biệt Công an môi trường đã đi kiểm tra đột xuất nhiều nhà máy, khu khai thác khoáng sản phát hiện ra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường;

- Công tác đánh giá tác động môi trường và và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện tại nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí