Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Của Các Công Ty Than Tại Cẩm Phả

Biến động môi trường nước: Mực nước thuỷ tĩnh bị hạ thấp do do khai thác xuống sâu, bơm thoát nước ngầm. Đất cát bùn ở các bãi thải làm lấp các dòng suói phá vỡ mạng thuỷ văn tự nhiên, không chỉ làm mất nguồn cung cấp nước mà còn gây tai biến lũ lụt, lũ đá xói mòn địa hình, làm bạc mầu đất, làm sập lò, moong khai thác, (10-1994) lũ làm gãy cầu Hà Tu, lở đứt sường Ngã II Hai Dương Huy 2km. Quá trình khai thác để lại nhiều moong khai thác cũ thành Hồ chúa nước như Hồ Hà Tu với diện tích mặt nước 20ha có cột nước cao 45m.

Ô nhiễm nước: Nước trong hầm lò, moong khai thác, bãi thải có độ khoáng

hoá cao (350-860mg/l), Độ pH từ 2,5 - 6,8, hàm lượng SO4 đạt 60-90%, nồng độ các ion CL-, NH-4, SO-4, HCO-3 trong nước mỏ đều cao. Nước có tính ăn mòn phá huỷ kim loại và bê tông, có tính axit, tạo độ ẩm trong lò đến 96-100%, nhiệt độ tăng 30oC làm tăng độ ăn mòn phá huỷ kết cấu và thiết kế chế tạo từ kim loại đen trong

hầm lò khai thác. Nước này chảy vào các ao hồ, giếng, sông, suối đổ ra biển. Sơ bộ tính riêng khu mỏ Cẩm Phả đã tải ra biển hơn 8 tấn NH4, 5 tấn Fe3+ và 2500 tấn SO4-, 8 triệu m3 nước thải sinh hoạt. Nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long và trong vịnh

Cửa Lục bị nhiễm dầu và kim loại nặng. Ô nhiễm nước biển là nguyên nhân làm biến đổi hệ sinh thái ven biển (các ran san hô vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử long bị biến đổi do thay đổi tính chất nước ven bờ).

Sự cố môi trường: Trong những năm qua trên địa bàn thành phố đã xảy ra một số sự cố vừa và nhỏ trong khai thác than và liên quan đến khai thác than như: Sự cố sạt lở đất đá tại bãi thải Khe Dè, phường Mông Dương. Sự cố sập hầm lò khai thác than tại mỏ than Ngã Hai của Công ty than Quang Hanh, Nổ khí mê tan tại mỏ Thống Nhất, sụt túi nước mỏ than Mông Dương.

Biến động môi trường không khí: Nhiều vỉa than trong vùng chứa lượng khí độc hại nhất định, lượng CH4 phát sinh trong vùng mỏ là 5-25m3/tấn than khai thác. Nồng độ khí thải CH4 của các mỏ Hầm lò vùng Hòng Gai, Cẩm Phả giao động trong khoảng 0,2 - 0,5 %. Môi trường không khí của khu vực từ Đông Triều đến Mông Dương đã bị ô nhiễm bụi lớn. Ô xy cho sự sống của mọi sinh vật sống đã bị

giảm ở Cẩm Phả chỉ có 20,6% (bình thường ô xy có ở trong không khí là 21% (theo Bác sỹ Nguyễn Duy Thanh - Trung tâm y học dự phòng Quảng Ninh - 1993). [14]

3.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn của các công ty than tại Cẩm Phả

3.3.1 Tổ chức quản lý chất thải rắn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các Công ty khai thác, sản xuất và tiêu thụ than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả nói riêng cũng như tỉnh Quảng Ninh nói chung hầu hết là các đơn vị thuộc Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam (TKV). Trong những năm qua, TKV đã thực hiện tái cơ cấu hơn 10 lần do đó việc chuyển đổi, giải thể, hợp nhất, phá sản...đã diễn ra trong mỗi lần tái cơ cấu. Mới đây nhất, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 314 ngày 7/2/2013 về việc thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo đó TKV đã triển khai nhiều giải pháp tái cơ cấu nhằm mục tiêu góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia...

Theo chỉ đạo của lãnh đạo TKV việc cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Đề án tái cơ cấu TKV sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2015. Tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn TKV đã tiến hành chuyển đổi 9 Công ty TNHH một thành viên sản xuất than thành chi nhánh của tập đoàn bao gồm các công ty than: Mạo Khê, Quang Hanh, Nam Mẫu, Dương Huy, Thống Nhất, Khe Chàm, Hạ Long, Hòn Gai và Thống Nhất. [20]

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả - 7

Song song với việc sắp xếp lại mô hình tổ chức các doanh nghiệp, tập đoàn đã quan tâm chỉ đạo việc tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp theo hướng tăng cường công tác quản trị nội bộ, hoàn thiện cơ chế quản lý, đẩy mạnh các giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất như sắp xếp lại bộ máy quản lý, tái cơ cấu sản xuất - kinh doanh, theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối quản lý: tại Cơ quan quản lý điều hành của tập đoàn các ban chuyên môn giúp việc từ số lượng 28 ban chuyên môn giúp việc, nay đã giảm xuống còn 23 ban; tại 3 công ty than hai cấp sẽ chuyển về một cấp là chi nhánh của tập đoàn, bỏ cấp trung gian; các công ty than giảm từ 22-25 phòng, ban xuống còn 17-18 phòng, ban, giảm tỷ lệ gián tiếp, phục vụ. Đồng thời, tập trung chỉ đầu tư các dự án trọng điểm như các dự án than, khoáng sản, điện, hóa chất theo quy hoạch, kế hoạch 5 năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt; các dự án đưa công nghệ mới vào sản xuất. Đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư vào các dự án khai thác, vận chuyển, chế biến than theo hình thức BOT hoặc BT…[20]

Qua những việc làm trên, chúng ta có thể thấy TKV đang nỗ lực thực hiện Đề án tái cơ cấu theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc tinh giản bộ máy, phòng ban cũng đang gây xáo trộn trong một thời gian nhất định và các phòng ban có cán bộ phụ trách về lĩnh vực môi trường của các Công ty than theo đó cũng thay đổi để phù hợp với tình hình chung.

Đối với tập đoàn TKV:

Về số lượng: Tính đến hết năm 2011, đã có trên 120 cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác quả lý môi trường nằm trong các công ty con của TKV trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong đó chưa kể số cán bộ trực tiếp và gián tiếp tại các cơ quan tư vấn, nghiên cứu (Công ty CP Tin học, Công nghệ và Môi trường, Công ty CP tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp và Viện Khoa học Công nghệ mỏ), các đơn vị sản xuất và chế biến than trên địa bàn vùng than Quảng Ninh. Số lượng nhân lực trên chưa tính số cán bộ nhân viên thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường – Vinacomin trực tiếp làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ môi trường, lâm sinh, xử lý nước thải, quản lý ô nhiễm.

Về trình độ: Lực lượng cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường trong Tập đoàn Vinacomin có 01 tiến sỹ, 15 thạc sỹ, số còn lại là kỹ sư và cử nhân chuyên ngành môi trường hoặc kỹ sư các ngành kỹ thuật được bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật và quản lý môi trường.

Tại cơ quan điều hành TKV đã có ban chuyên trách về BVMT. 100% các đơn vị thành viên đã có cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về công tác bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách bảo vệ môi trường đã được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về môi trường, được thông tin và cập nhật thường xuyên các văn bản pháp qui và qui định về công tác bảo vệ môi trường của Nhà nước, nghiệp vụ về công tác bảo vệ môi trường. Đã có trên 100 cán bộ cấp trưởng, phó phòng ở các đơn vị thành viên thuộc TKV đã được đào tạo, tập huấn về

bảo vệ môi trường, nghiên cứu và học tập các văn bản pháp qui của Nhà nước về lĩnh vực này. Ngoài ra, TKV còn tạo điều kiện cho các cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực môi trường đi thăm quan, học tập và nghiên cứu ở nước ngoài hàng năm.

Về năng lực: TKV đã tổ chức mỗi năm 02 lớp đào tạo, tập huấn tập trung cho các cán bộ quản lý môi trường các khối sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tư vấn; hàng năm phối hợp với Hiệp hội Nghiên cứu Khai thác mỏ và Môi trường tại Việt Nam của CHLB Đức tổ chức đào tạo tại Việt Nam với số lượng 04 lớp và tiếp nhận từ 02 đến 04 đoàn sang Đức khảo sát, trao đổi kinh nghiệm phục hồi môi trường tại CHLB Đức; phối hợp với Tổng Công ty phục hồi môi trường mỏ Hàn Quốc tổ chức 01 lớp đào tạo, tập huấn về phục hồi môi trường mỏ tại Hàn Quốc và 01 lớp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, lực lượng cán bộ quản lý môi trường ở các đơn vị thành viên còn có những mặt hạn chế sau đây:

- Cán bộ làm công tác môi trường ở các đơn vị thành viên hầu hết là kiêm nhiệm, không ổn định làm ảnh hưởng đến việc quản lý, theo dòi diễn biến chất lượng môi trường.

- Cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở các đơn vị thành viên còn thiếu kiến thức về công nghệ và kỹ thuật môi trường.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường có rất ít cán bộ hoạt động trong lĩnh vực xã hội – nhân văn.

Do vậy, trong những năm tới đây, công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT trong toàn Tập đoàn nói chung và trong lĩnh vực than nói riêng sẽ tiếp tục được quan tâm. [15]

Tất cả các đơn vị thành viên thuộc TKV tuân thủ theo qui định tại Quy chế quản lý môi trường Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam được ban hành tại Quyết định số 3048/QĐ-TKV ngày 17/12/2007 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

Tính đến hết năm 2012, đã có 10 đơn vị thành lập Phòng Môi trường độc lập, tách khỏi các phòng kỹ thuật để chuyên trách thực hiện công tác quản lý môi trường

của đơn vị. Tất cả các đơn vị thành lập phòng môi trường chuyên trách đều thuộc khối công nghiệp than. Tại các đơn vị còn lại thuộc khối than, bộ phận quản lý môi trường nằm trong các phòng ghép với kỹ thuật, đầu tư, địa chất - trắc địa, xây dựng hoặc an toàn.

Về cơ bản, hệ thống quản lý môi trường của các đơn vị cũng mang mô hình tương tự như mô hình tổ chức quản lý môi trường của VINACOMIN, được trình bày trong hình dưới đây.


Phòng

Môi

trường/Phòng có nhiệm vụ

quản trường

môi

Các

phân

xưởng/bộ phận

Phó TGĐ/ Phó GĐ phụ trách môi trường

Tổng Giám đốc/ Giám đốc

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý môi trường tại các đơn vị một cấp


Phó TGĐ/ Phó GĐ phụ trách môi trường

Giám đốc/ Phó GĐ Công ty, Xí nghiệp trực thuộc

Tổng Giám đốc/ Giám đốc

Cán bộ quản lý môi trường tại phòng kỹ thuật

Phòng Môi trường/ Phòng có nhiệm vụ quản lý môi trường


Các phân xưởng/ công trường/ bộ phận trực thuộc


Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý môi trường tại các đơn vị hai cấp

Đối với các Công ty than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả:

Cũng giống như các đơn vị khác trong tập đoàn TKV, một số Công ty khai thác than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đã có cán bộ phụ trách về môi trường trực thuộc phòng Đầu tư xây dựng – Môi trường như Công ty than Cao Sơn, Đèo Nai, Quang Hanh... hay thuộc phòng An toàn như Công ty CP than Cọc Sáu, Công ty than Khe Chàm, Mông Dương, Thống Nhất, Dương Huy, các đơn vị thuộc Tổng Công ty Đông Bắc: Công ty 790, Công ty 35, 86, Nam Khe Tam, Khe Sim...

Hệ thống quản lý môi trường của các Công ty than thuộc vùng Cẩm Phả đều là hình thức bán chuyên trách. Phòng Đầu tư – Môi trường, Phòng An Toàn là đơn vị quản lý trực tiếp các hồ sơ, thủ tục và các dự án bảo vệ môi trường. Mô hình tổ chức quản lý môi trường của các Công ty than thuộc thành phố Cẩm Phả được nêu trong sơ đồ sau:


GIÁM ĐỐC CÔNG TY


Phó Giám đốc phụ trách


Phòng Đầu tư xây dựng Môi trường

Phòng An toàn


Cán bộ thực hiện (02 người)

Hình 3.4 Mô hình tổ chức quản lý môi trường của các Công ty than ở Cẩm Phả Một số cán bộ phụ trách về môi trường của một số mỏ than khu vực Cẩm Phả

đã có trình độ chuyên môn về lĩnh vực môi trường như Công ty than Quang Hanh, Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn (kỹ sư môi trường, cử nhân môi trường...). Tại một số Công ty khác thường là kiêm nhiệm, các cán bộ này thường có chuyên môn về lĩnh vực khai thác mỏ, xây dựng, cơ điện....do đó việc triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước và pháp luật về môi trường đang gặp nhiều khó khăn.

Nhiệm vụ chính của các cán bộ này là quản lý hồ sơ, tài liệu, văn bản pháp luật của nhà nước và pháp luật về môi trường. Tham mưu và triển khai việc thực hiện các thủ tục về môi trường đối với ban lãnh đạo Công ty, đề xuất và chịu trách nhiệm về lĩnh vực mình quản lý. Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra các quy định, chính sách về lĩnh vực bảo vệ môi trường, phân công cán bộ thực hiện, báo cáo thường xuyên và định kỳ công tác BVMT của Công ty đối với Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh, UBND TP Cẩm Phả...đối với mỗi vấn đề cụ thể đều có những quy định riêng, cụ thể:

- Phân công 1 cán bộ thực hiện các hồ sơ, thủ tục về lĩnh vực môi trường như: Báo cáo ĐTM, Dự án CTPHMT, Đề án BVMT, Báo cáo/đề án xả nước thải; khai thác nước mặt, nước ngầm, Sổ đăng ký CTNH, Hợp đồng thu gom, xử lý CTR, báo cáo định kỳ công tác BVMT...

- Phân công 1 cán bộ quản lý công tác cải tạo, phục hồi môi trường khu khai thác và các bãi thải từ việc giám sát vận chuyển, đổ thải, trồng cây, xây dựng hệ thống thoát nước, đập chắn chân bãi thải....Ngoài ra cán bộ còn tham gia quản lý các Trạm xử lý nước thải do Công ty môi trường của TKV vận hành tại mỏ than của mình.

Trên đây là mô hình quản lý môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng của các mỏ than ở TP Cẩm Phả. Nhìn vào hiện trạng quản lý như vậy ta có thể thấy vấn đề môi trường của các Công ty than tuy đã có nhiều quan tâm nhưng chưa sát sao và phù hợp với thực tế. Điều này đòi hỏi trong thời gian sớm nhất phải đồng bộ và thống nhất về mô hình quản lý môi trường nói chung của các đơn vị thuộc TKV để tiến tới quản lý môi trường cho các mỏ than được tốt hơn.

3.3.2 Thực hiện công tác quản lý chất thải rắn

a) Thực hiện các chính sách, quy định về quản lý chất thải rắn của trung ương và địa phương

Nhận thức rò tầm quan trọng của việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, các cơ quan chuyên trách về lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Chính Phủ,

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy định về quản lý chất thải rắn. Dưới đây là một số quy định, chính sách của trung ương như:

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về quy định Quản lý chất thải rắn.

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

Một số chính sách, quy định tại địa phương:

- Quyết định số 4252/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”;

- Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ninh “Về một số chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường Quảng Ninh đến 2011-2015”;

- Quyết định số 1975/QĐ-UB ngày 23/6/2011 của UBND tỉnh “về việc phê duyệt kế hoạch triển khai nghị quyết HĐND số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 “Về một số chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đến 2011-2015”;

- Kế hoạch số 1137/KH-UB ngày 20/05/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến 2015.

Một số kết quả đạt được của TP Cẩm Phả thực hiện theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý chất thải rắn; Quyết định số 4252/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và các quy định có liên quan khác:

Hiện tại tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được của thành phố Cẩm

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí