KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua các kết quả nghiên cứu về hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu công nghiệp Phúc Khánh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã rút ra một số kết luận sau:
Thực trạng phát sinh chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh hiện nay đang diễn biến khá phức tạp, nếu như không có những chế tài hợp lý sẽ khó khăn trong công tác quản lý, khi thực trạng phát sinh chất thải rắn chung trên cả nước là 204 tấn/ha/năm, thì khu công nghiệp Phúc Khánh đã thải ra gần 127 tấn/ha/năm, trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm gần 13% và chất thải rắn thông thường chiếm 66%. Như vậy, Phúc Khánh là một trong những khu công nghiệp phát sinh rắn chất thải rắn còn thấp so với cả nước, tuy nhiên chỉ mới có 24 doanh nghiệp hoạt động(chiếm 48%) , nếu công tác quản lý không được chú trọng thì khả năng lượng chất thải rắn tăng lên nhanh chóng xảy ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cảnh quan đô thị là rất lớn. Đây là một áp lực rất lớn đối với việc quy hoạch và quản lý.
Lượng chất thải rắn của khu công nghiệp Phúc Khánh như đã dự báo trong vòng một vài năm tới sẽ tăng với năm 2012 là 895 tấn/tháng đến năm 2020 là 2140 tấn/tháng , khi khu công nghiệp được lấp đầy bởi các cơ sở sản xuất, thì lượng chất thải rắn tại khu công nghiệp sẽ tăng thêm đáng kể, bên cạnh đó thì khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải của khu công nghiệp Phúc Khánh là không cao khiến cho việc giảm thiểu chất thải rắn là rất hạn chế.
Các khu vực tập kết rác thải của các cơ sở sản xuất chưa được đầu tư đúng mức, trong thời gian chờ thu gom có thể gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến môi trường của khu công nghiệp.
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải đã được thực hiện trong khu công nghiệp ,nhưng hiệu quả thu gom mới chỉ đạt ở mức trung bình, từ 40% - 67%. Mặt khác công tác thu gom chất thải rắn trong khu công nghiệp còn thiếu các thiết bị chuyên dụng phục vụ cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, lực lượng công
nhân vệ sinh, thu gom rác thải còn thiếu, vì vậy lượng rác thải được thu gom chưa cao.
Chỉ có một phần nhỏ các chất thải rắn công nghiệp là được tuần hoàn vàtái sử dụng bên trong và bên ngoài các xí nghiệp này. Trên thực tế, tại khu côngnghiệp Phúc Khánh, tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp đã và đang tái chế, (bao gồm cảchất thải nguy hại) thì không được như khả năng tái chế trên lý thuyết. Đặc biệt,
lượng chất thải rắn từ ngành dệt nhuộm, may mặc khu công nghiệp Phúc Khánhchiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thể chất thải rắn của khu công nghiệp, nhưng thựctế thì chỉ tái chế được dưới 30% thấp hơn rất nhiều so với khả năng có thể tái chếcủa ngành dệt nhuộm, may mặc. Còn lại hầu hết các chất thải rắn công nghiệp từ
các cơ sở sản xuất được trộn lẫn với chất thải sinh hoạt (rác) và được chở đi đổ bỏtại các bãi rác thành phố. Các chất thải công nghiệp từ khu công nghiệp Phúc Khánh
đôi khi được đổ trực tiếp xuống các bãi đất trống gây ra một tình trạng ô nhiễm khánặng nề cho môi trường, làm mất vệ sinh môi trường và mỹ quan công nghiệp cũng
như đe doạ chất lượng các nguồn nước mặt và nước ngầm. Hơn nữa, có một phần
đáng kể các chất thải được xem như là nguy hại chứa trong thành phần các chất thảirắn công nghiệp từ các doanh nghiệp, và điều này có thể mang lại một mối đe dọatrực tiếp cho sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù, đối với chất thải nguy hại các doanh nghiệp đã đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có đủ chức năng đến hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Tuy nhiên việc quản lý chất thải nguy hại đối với một số doanh nghiệp có số lượng chất thải nguy hại phát sinh ít chưa đảm bảo, các doanh nghiệp này hầu hết chưa có khu lưu trữ chất thải nguy hại riêng, công tác phân loại chưa tốt, cụ thể còn để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn thông thường.
Công tác quản lý rác thải hầu như chưa được quan tâm đúng mức, chưa triển khai đến các doanh nghiệp một cách cụ thể, chưa đề cao được tính tự giác của người lao động trong khu công nghiệp
2. KIẾN NGHỊ
Trong công tác nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp Phúc Khánh- tỉnh Thái Bình, dù áp dụng phương pháp nào, hình thức nào thì việc nâng cao nhận thức cho các CSSX, người dân, công nhân… về chất thải rắn công nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Điều này khiến cho chất thải rắn công nghiệp được phân loại ngay tại nguồn trong quá trình thu gom, hạn chế rác thải được thải ra, tận thu tài nguyên, tái sử dụng rác thải, giảm nguy cơ gây độc hại của các loại chất thải rắn nguy hại, bảo vệ môi trường
Công tác quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên cả nước nói chung cũng như tại khu công nghiệp Phúc Khánh – tỉnh Thái Bình nói riêng vẫn cần một thể chế, quy định chặt chẽ hơn nữa mà trong đó nhà nước vừa đóng vai trò dẫn dắt, vừa thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường đặc biệt là áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, từ thu phí nước thải tiến tới thu phí khí thải, phí chất thải rắn, chất thải nguy hại sẽ có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn, áp dụng công nghệ.
Nên coi chất thải cũng như là một loại tài nguyên. Quá trình xử lý cần khai thác triệt để tính hữu ích của chất thải. Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải… là để phát triển một nền kinh tế tuần hoàn phục vụ cuộc sống con người, góp phần làm giảm khối lượng chất thải, giảm chi phí xử lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo môi trường 2011 – chất thải rắn,
Hà Nội, 151tr [2]
2- Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Báo cáo môi trường Quốc gia Việt Nam: Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội, 193tr [3]
3- Bộ Tài nguyên và môi trường (2013), Thông tư số: 32/2013/TT-BTNMT, Hà Nội, 27tr [5]
4- Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Hà Nội, 43tr [8]
5- Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2006), Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây dựng, Hà Nội, 285tr [6]
6- Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội, 362tr [4] [9]
7- Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2000), Chiến lược và chính sách môi trường, NXB ĐHQGHN, 294tr [10] [11]
8- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình (2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Thái Bình,Thái Bình, 200tr.
9- Sở TNMT Thái Bình (2015) Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Đài Tín, Thái Bình, 16tr
10- Ủy ban thường vụ Quốc hội (2013), Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường, Hà Nội, 25tr, [1]
11- UBND tỉnh Thái Bình (2012), Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Thái Bình, 84tr.
12- Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn (2008), Giáo trình chất thải rắn và chất thải nguy hại, 112tr [7]
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Kết quả quan trắc phân tích mẫu bùn thải tại Trạm XLNT tập trung của khu công nghiệp tháng 6/2015 như sau:
Thông số | Đơn vị | Kết quả | QCVN 50:2013/BTNMT, H(ppm) | |
1 | pHKCl | - | 6,1 | pH ≥ 12,5 hoặc pH ≤ 2,0 |
2 | Asen (As) | ppm | 3,82 | 40 |
3 | Bari (Ba) | ppm | 18,64 | 2.000 |
4 | Bạc (Ag) | ppm | 0,26 | 100 |
5 | Cadimi (Cd) | ppm | 0,28 | 10 |
6 | Chì (Pb) | ppm | 17,64 | 300 |
7 | Coban (Co) | ppm | 3,82 | 1.600 |
8 | Kẽm (Zn) | ppm | 107,30 | 5.000 |
9 | Niken (Ni) | ppm | 11,56 | 1.400 |
10 | Thủy ngân (Hg) | ppm | 0,184 | 4 |
11 | Crom VI (Cr6+) | ppm | 20,08 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Xử Lý Và Công Nghệ Xử Lý Chủ Yếu
- Công Tác Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp Ở Kcn Phúc Khánh
- Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh - Thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình - 8
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
Phụ lục 2: Thông tin các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp Phúc Khánh
Tên doanh nghiệp | Loại hình sản xuất chính | Tình trạng lập báo cáo quan trắc môi trường | Tình trạng hoạt động | |
1 | Công ty TNHH HUNG YI | Luyện kim màu | Đầy đủ | SX |
2 | Công ty TNHH Kim Phát | Cơ khí | Đầy đủ | SX |
3 | Công ty Cổ phần chính xác Âu Lực | Cơ khí | Đầy đủ | SX |
4 | Công ty TNHH công nghiệp Yangsin Việt Nam | Luyện kim màu | Đầy đủ | GĐI |
5 | Công ty TNHH CN Ngũ Kim Formosa | Cơ khí | Đầy đủ | SX |
6 | Công ty TNHH May Nienhsing Việt Nam | May mặc | Đầy đủ | SX |
7 | Công ty TNHH nhựa COTEC | Đồ chơi trẻ em | Đầy đủ | GĐI |
8 | Công ty TNHH dệt Meina Meina | Dệt may | Đầy đủ | SX |
9 | Công ty TNHH điện tử WOOLLEY VN | Điện tử | Đầy đủ | SX |
10 | Công ty TNHH khai phát Đài Tín | Dịch vụ | - | ĐXD |
11 | Công ty TNHH CTN TAIHUA | Đồ dùng | Đầy đủ | GĐI |
Việt Nam | bằng gỗ | |||
12 | Công ty TNHH Garden Pals | Cơ khí | Không đầy đủ | SX |
13 | Công ty TNHH PETLIFE | Thực phẩm | Đầy đủ | SX |
14 | Công ty TNHH công nghiệp kim loại Taitong Việt Nam | Cơ khí | Đầy đủ | GĐI |
15 | Công ty TNHH công nghiệp SUMMIT | Văn phòng phẩm | Đầy đủ | GĐI |
16 | Công ty TNHH công nghiệp Maxsteel | Cơ khí | Đầy đủ | GĐI |
17 | Công ty TNHH quốc tế công cụ Đỉnh Lực | Cơ khí | Đầy đủ | GĐI |
18 | Công ty TNHH quốc tế MOLATEC | Sản phẩm hóa trang | Không đầy đủ | SX |
19 | Công ty TNHH Trái Đất Xanh | Gốm sứ | Đầy đủ | SX |
20 | Công ty TNHH công nghiệp Tactician | Cơ khí | Đầy đủ | GĐI |
21 | Công ty TNHH HSIN YUE HSING | Văn phòng phẩm | Đầy đủ | GĐI |
22 | Công ty TNHH công nghiệp SHENG FANG | Cơ khí | Đầy đủ | SX |
23 | Công ty TNHH công nghiệp ngũ kim Tai Lian | Cơ khí | - | CXD |
24 | Công ty TNHH Forever Fishing Tackle | Cơ khí | - | CXD |
Phụ lục 3: Sơ đồ vị trí các dự án khu công nghiệp Phúc Khánh