Thực Trạng Công Tác Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Huyện Trực Ninh


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Trực Ninh

3.1.1. Thực trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt huyện Trực Ninh

3.1.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý

Hiện nay công tác quản lý CTR sinh hoạt chưa được tách riêng ra thành một mảng riêng để quản lý, từ trung ương đến địa phương chưa có cán bộ chuyên trách phân công quản lý theo nguồn thải, tính chất của chất thải. Do đó cơ cấu tổ chức quản lý CTR sinh hoạt nằm trong cơ cấu tổ chức quản lý môi trường. Cơ quan quản lý về môi trường có trách nhiệm quản lý, kiểm soát tình hình phát sinh chất thải trong đó có chất thải rắn sinh hoạt

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở cấp huyện có sự điều phối của các cơ quan quản lý sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng quản lý, tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết vấn đề liên quan đến chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án xây dựng công trình xử lý chất thải có quy mô, công suất theo quy định của pháp luật.

- Sở Xây dựng thẩm định thiết kế công trình xử lý CTR sinh hoạt.


- Sở Tài chính là đơn vị quản lý nguồn ngân sách của tỉnh, quyết định đến nguồn vốn xây dựng công trình.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện về vấn đề liên quan đến đất đai, môi trường và trực tiếp quản lý lĩnh vực môi trường trên địa bàn huyện, trong đó có quản lý CTR sinh hoạt.

- Cơ quan chuyên môn cấp dưới là Ban địa chính – môi trường của các xã, thị trấn với nòng cốt là đồng chí cán bộ địa chính xây dựng, môi trường. Cán bộ địa chính, xây dựng môi trường của các xã, TT có nhiệm vụ tham mưu cho UBND xã, TT và trực tiếp quản lý nhà nước về đất đai và vấn đề môi trường tại xã, TT mình quản lý.


Cơ cấu tổ chức quản lý CTR sinh hoạt huyện Trực Ninh qua hình 3.1 sau:


UBND tỉnh Nam Định

UBND huyện Trực Ninh

Sở TNMT tỉnh Nam Định

Sở, ngành khác

Các TT, phòng ban khác

Phòng TNMT huyện Trực Ninh

Phòng ban khác

UBND xã, TT

Cán bộ địa chính-xây dựng, môi trường của xã, TT (21 xã. thị trấn

Chi cục BVMT

TT quan trắc, phân tích MT


Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về môi trường huyện Trực Ninh

[Tác giả tổng hợp, 2014]

3.1.1.2. Nhân lực quản lý

Quản lý CTR sinh hoạt là một nội dung trong quản lý môi trường, nhân lực quản lý môi trường cũng là nhân lực làm công tác quản lý CTR sinh hoạt.

- Đối với cấp huyện: Có 01 cán bộ của phòng Tài nguyên và MT phụ trách lĩnh vực môi trường.

- Đối với cấp xã: Mỗi xã, thị trấn có 01 cán bộ địa chính kiêm nhiệm quản lý cả đất đai và môi trường; 21 cán bộ địa chính xã, thị trấn của huyện Trực Ninh chủ yếu tốt nghiệp trung cấp quản lý đất đai hoặc tốt nghiệp đại học tại chức chuyên


ngành quản lý đất đai. Chưa có cán bộ chuyên trách quản lý môi trường và có trình độ chuyên môn về môi trường.

Như vậy, nhân lực quản lý môi trường của huyện Trực Ninh còn thiếu về số lượng và còn chưa đúng chuyên môn nghiệp vụ.

3.1.1.3.Tình hình tổ chức quản lý CTR sinh hoạt huyện Trực Ninh

Để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung trong đó có công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, UBND huyện Trực Ninh đã thực hiện:

- UBND huyện Trực Ninh đã triển khai các văn bản pháp luật về quản lý CTR đến các đồng chí Đảng viên, cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên cử cán bộ xuống nắm bắt, đôn đốc các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý môi trường. Tăng cường công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; hướng dẫn các xóm lập đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.

- Hàng năm UBND huyện Trực Ninh đều trích một phần kinh phí sự nghiệp môi trường cho các xã, thị trấn nhằm thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn. Qua kiểm tra thực tế tại 04 xã, thị trấn (TT Cổ Lễ, TT Cát Thành, xã Phương Định, xã Trực Mỹ) đều sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác vệ sinh môi trường như: tuyên truyền, vệ sinh môi trường, hỗ trợ các đội thu gom rác mua dụng cụ thu gom.

- Công tác kiểm tra hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư cũng như việc vận hành các bãi chôn lấp xử lý rác thải chưa được quan tâm đúng mức; các bãi chôn lấp xây dựng không đúng, không đầy đủ các hạng mục công trình theo thiết kế, việc vận hành các bãi chôn lấp chưa theo đúng quy trình hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường và nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt dẫn tới gây ô nhiễm môi trường.

- UBND huyện Trực Ninh chưa thành lập đoàn thanh kiểm tra để kiểm tra việc quản lý và vận hành các công trình xử lý CTR sinh hoạt tại các xã, thị trấn. Do đó lĩnh vực môi trường nói chung, quản lý CTR sinh hoạt nói riêng vẫn còn nhiều


hạn chế, chưa được UBND huyện Trực Ninh quan tâm, sâu sát bằng các lĩnh vực khác, công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn.

3.1.2 Tình hình phát sinh CTR sinh hoạt huyện Trực Ninh

3.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt


Chất thải rắn sinh hoạt huyện Trực Ninh phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: phát sinh từ hộ gia đình, cơ quan trường học; trung tâm thương mại, dịch vụ xã hội, chợ; hoạt động xây dựng….lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại huyện Trực Ninh chưa được thống kê chi tiết cụ thể, chính xác, mà mới chỉ là ước lượng. Với dân số của huyện Trực Ninh là 176.173 người thì theo kết quả điều tra, khảo sát bình quân lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của huyện thải ra một ngày khoảng 73,8 tấn/ngày. Kết quả điều tra, khảo sát tình hình thu gom rác thải tại 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện được thể hiện cụ thể ở Bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Thống kê tình hình thu gom rác thải tại các xã, thị trấn của huyện Trực Ninh


Comment [T19]: Nguồn?



TT

Tên xã, thị trấn

Số thôn, xóm

thu gom/tổng số thôn xóm

Lượng rác thải

phát sinh (tấn/ngày)

Ước lượng

rác thu gom (tấn/ngày)

Ước tỷ

lệ thu gom (%)

1

TT Cổ Lễ

10/10

6,3

6

95

2

TT Cát Thành

25/25

2,8

2,2

80

3

Trung Đông

28/28

6,1

5,5

90

4

Trực Thanh

15/15

5,1

4

78

5

Trực Nội

19/19

3,6

3

83

6

Trực Mỹ

14/14

3,1

2

65

7

Trực Phú

16/16

7,8

6

77

8

Trực Hùng

25/25

3

2,5

83

9

Trực Chính

8/9

3,8

3

80

10

Phương Định

16/24

7,1

5

70

11

Trực Khang

8/14

2,7

1,5

55

12

Trực Cường

7/14

2,5

1,5

60

13

Trực Hưng

7/18

3

1,5

50

14

Việt Hùng

9/25

3,3

2

60

15

Liêm Hải

9/30

4,4

2

45

16

Trực Thắng

3/14

2

0,5

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 7


17

Trực Thái

3/15

1,6

0,4

25

18

Trực Đại

3/21

2.0

0,5

25

19

Trực Tuấn

1/15

1,5

0,3

20

20

Trực Đạo

2/22

2,0

0,5

25

21

Trực Thuận

0/12

0

0

0

Tổng cộng

228/385

73,8

49,9

67,6

[Tác giả tự tổng hợp, 2014]

Nhận xét: Huyện Trực Ninh có 21 xã thị trấn trong đó có 20/21 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom để thu gom, vận chuyển rác thải về các vị trí đổ rác tập trung theo quy định của địa phương. Tuy nhiên tỷ lệ thu gom rác thải tại nhiều xã tương đối thấp: 05/21 xã có tỷ lệ thu gom dưới 25% là các xã (Trực Đạo, Trực Tuấn, Trực Thái, Trực Đại, Trực Thắng); 01/21 xã là xã Trực thuận chưa thực hiện thu gom. Tuy nhiên tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn huyện tương đối thấp khoảng 66 % còn lại khoảng 34% lượng rác thải chưa được thu gom sẽ được đổ ra ven đường, sông, ven đê, kênh tiêu nước hoặc đốt tại nơi đổ rác bừa bãi.

Với lượng CTR sinh hoạt khoảng 73,8 tấn/ngày (tương đương 26.568 tấn/năm) tuy phát sinh với số lượng không lớn nhưng việc thực hiện thu gom chưa đảm bảo thì môi trường huyện Trực Ninh đang chịu sức ép, áp lực rất lớn, đòi hỏi cần phải có sự quan tâm đầu tư giải quyết.

3.1.2.2 Thành phần CTR sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn có đặc điểm chung là thành phần các chất hữu cơ (thức ăn thừa, hoa, quả, củ, cây cỏ…) chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 55%, sau đó là chất thải rắn xây dựng chiếm khoảng 7%, ngoài ra còn một số thành phần như giấy các loại, thủy tinh, kim loại... Theo số liệu điều tra của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trực Ninh, thành phần từng loại CTR sinh hoạt cụ thể tại Bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Thành phần CTR sinh hoạt huyện Trực Ninh


STT

Thành phần

Tỷ lệ (%)

1

Các chất hữu cơ (thức ăn thừa, cây cỏ..)

56,54

2

Vỏ sò, ốc hến

1,06


3

Gạch vụn, sỏi đá

7,34

4

Giấy các loại

2,75

5

Chất dẻo, cao su

0,71

6

Thủy tinh

0,33

7

Kim loại

1,05

8

Các tạp chất nhỏ hơn 10mm

30,21


[Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trực Ninh, 2013]

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nguồn thải nào sẽ mang đặc điểm, tính chất của nguồn thải đó, được thể hiện qua sự khác nhau về thành phần CTR như sau:

- Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình có tỷ lệ rác thải hữu cơ là thực phẩm thừa (rau, quả, củ…) chiếm chủ yếu, sau đó là túi nilon, gỗ, giấy, thủy tinh, xỉ than…, ngoài ra còn một số chất thải có độc tính cao như pin, chì, bóng đèn huỳnh quang.

- Rác thải phát sinh từ cơ quan trường học chủ yếu là giấy báo, bã chè, túi nilon, chai lọ nước…

- Rác thải phát sinh từ chợ đa dạng, phong phú về thành phần, trong đó chủ yếu là rau, củ, quả bị hư hỏng, túi nilon …

- Rác thải từ khu thương mại, dịch vụ như cửa hàng buôn bán tạp hóa, hàng ăn, sửa chữa xe máy, xe đạp,… phong phú đa dạng, đặc trưng cho từng ngành nghề kinh doanh dịch vụ. Ví dụ cửa hàng ăn thải ra túi nilon, giấy ăn đã qua sử dụng.

Qua điều tra, khảo sát tỷ lệ phát thải chất thải rắn sinh hoạt theo từng ngành nghề trên địa bàn huyện Trực Ninh được tác giả tổng hợp tại hình 3.2. sau:


50%

50%

45%

40%

35%

30%

Tỷ lệ % 25%

30%

20% 15%

15%

10%

5%

0%

5%

Nông nghiệp Công nghiệp Thương mại Hành chính

dịch vụ

Ngành nghề

Hình 3.2. Tỷ lệ phát thải chất thải rắn sinh hoạt từ các ngành nghề

Qua hình 3.2 cho thấy nhóm ngành nghề phát thải nhiều rác thải sinh hoạt là thương mại dịch vụ chiếm 50%, sau đó tới nhóm nghề nông nghiệp chiếm 30%, công nghiệp chiếm 15% còn lại các cơ quan hành chính chiếm 5%. Như vậy để quản lý chất thải rắn sinh hoạt một cách hiệu quả, UBND huyện Trực Ninh cần phải kiểm soát chặt chẽ nhóm ngành nghề thương mại dịch vụ.

3.1.3 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2020Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được tính theo công thức:

G0 = N0 x g


Comment [T20]: Cần bổ sung đầy đủ

Trong đó:

G0: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong 1 năm N0: Dân số (người)

g: Tiêu chuẩn thải CTR sinh hoạt (kg/người/ngàyđêm)

Dân số huyện Trực Ninh năm 2013 là 176.173 người nên N0 = 176173 (người) Tiêu chuẩn phát sinh chất thải là g = 0,5 kg/người.ngày

Lượng rác phát sinh trong năm 2013 là:

G0 = No x g = 176.173 x 0,5 x 365 = 25721258 (kg/năm) = 25721, 26 (tấn/năm)


Căn cứ Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 thì tỷ lệ tăng dân số trung bình của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 là 0,92%, giai đoạn 2015 – 2020 là 0,9 %.

Căn cứ vào dân số đã dự báo, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh theo đầu người tại huyện Trực Ninh đến năm 2020 được thể hiện dưới bảng 3.3. sau

Bảng 3.3. Dự báo khối lượng chất thải sinh hoạt của huyện Trực Ninh đến năm 2020

Năm

2013

2015

2020

Dân số toàn huyện

176.173

177.793

717.572

Tổng lượng CTR sinh hoạt

phát sinh (tấn/ngày đêm)

88,08

88,896

358,786

Tổng lượng CTR sinh hoạt

phát sinh (tấn/năm)

31708,8

320002,56

129162,96

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình rác thải sinh hoạt phát sinh với khối lượng ngày càng gia tăng đòi hỏi UBND huyện Trực Ninh phải có biện pháp thu gom và xử lý.

3.1.4. Thực trạng thu gom và xử lý CTR sinh hoạt của huyện Trực Ninh

3.1.4.1. Tình hình thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn

Qua khảo sát, điều tra tại huyện Trực Ninh hầu hết rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn cũng như phân loại rác tại bãi chôn lấp, chỉ có một số loại rác thải có khả năng tái chế như giấy vụn, nhựa phế liệu, kim loại, thủy tinh... được người dân phân loại ra và tận dụng để bán cho người thu gom phế liệu. Khối lượng loại chất thải này không đáng kể, chỉ chiếm 4% khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh (Bảng 3.2)

a, Phân loại rác tại nguồn

- Phân loại rác tại nguồn chưa được người dân triển khai thực hiện hoặc thực hiện vẫn còn sơ sài và mang tính tự phát với mục đích tận dụng rác thải có khả năng

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí