+ Bình quân ngày bình thường, lượng chất thải rắn khoảng: 0,92 kg/người/ngày. Tổng lượng rác thải sinh hoạt 1 ngày bình thường là 7,36 kg/ngày.
+ Bình quân ngày cuối tuần, lượng chất thải rắn khoảng 0,95 kg/người/ngày, tăng 0,03 kg/người/ngày. Tổng lượng rác thải sinh hoạt 1 ngày bình thường là 7,6 kg/ngày.
+ Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình một ngày là: 7,43 kg/người/ngày.
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình của 1 hộ kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ tư nhân là: 11,43 kg/khách sạn/ngày. Như vậy, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của khoảng 70 khách sạn tư nhân tại khu vực nghiên cứu sẽ là: 800 kg/ngày.
Thành phần chất thải rắn của các hộ trên được thể hiện ởbảng 3.3cho thấy: tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ chiếm tỷ lệ cao (29,2%). Tỷ lệ chất thải rắn dạng thuỷ tinh, túi nhựa, ni lon, đồ hộp... khá cao, cụ thể là: chiếm 0,45% tổng lượng chất thải rắn.
So sánh tỷ lệ chất thải rắn dạng thuỷ tinh, túi nhựa, ni lon, đồ hộp giữa hộ cán bộ với hộ kinh doanh khách sạn tư nhân cho thấy: tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ và chất thải rắn dạng thuỷ tinh, túi nhựa, ni lon, đồ hộp của hộ kinh doanh khách sạn tư nhân cao hơn so với hộ gia đình cán bộ. Nguyên nhân do khách sạn mua một số mặt hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng tại chỗ những yêu cầu của khách như: xà phòng, nước gội đầu, thức ăn đồ hộp....
Thành phần chất thải rắn ngày bình thường và ngày cuối tuần của gia đình kinh doanh khách sạn tư nhân cũng không có gì sai khác.
Bảng 3.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của 1 khách sạn tư nhân (khách sạn Vịnh Xanh) khu vực phường Hồng Hải
Thành phần | Khối lượng (Kg) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Rác hữu cơ: vỏ hoa quả, bã chè… | 5,4 | 47,24 |
2 | Plastic: Chai, lọ, hộp, túi nilon... | 1,9 | 16,62 |
3 | Giấy: giấy vụn, bìa catton | 0,7 | 6,12 |
4 | Kim loại: Vỏ hộp, sợi kim loại | 0,8 | 7,00 |
5 | Thủy tinh: chai lọ, mảnh thủy tinh vỡ | 0,7 | 6,12 |
6 | Chất trơ: Đất, đá, cát, gạch vụn | 1,05 | 9,19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Phần Phân Loại Của Chất Thải Rắn Đô Thị
- Thực Trạng Ctr Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long
- Hiện Trạng Thu Gom Và Xử Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
- Mô Hình Công Tác Thu Gom, Vận Chuyển, Xử Lý Rác Thải
- Tổng Hợp Các Tuyến Thu Gom Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Phường Hồng Hà – Tp. Hạ Long
- Một Số Tồn Tại Trong Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Tại Khu Vực Nghiên Cứu.
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Thành phần | Khối lượng (Kg) | Tỷ lệ (%) | |
7 | Chất khó phân hủy: Cao su, da vụn, giả da | 0,41 | 3,59 |
8 | Chất cháy được: Cành cây, gỗ, tóc, lông gia sức, vải vụn | 0,46 | 4,03 |
9 | Chất nguy hại: vỏ hộp sơn, bóng đèn hỏng, pin, ắc quy | 0,01 | 0,09 |
Tổng cộng | 11.43 | 100% |
Chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ kinh doanh nhà hàng ăn uống
Theo kết quả điều tra khảo sát tại khu vực phường Bạch Đằng, phường Hồng
Hải và phường Hồng Hà có khoảng 50 nhà hàng phục vụ ăn uống. Luân văn đã lấy
kết quả điều tra tại Nhà hàng Hồng Hạnh (phường Hồng Hải) làm vị trí nghiên cứu.
Kết quả điều tra cho thấy:
- Vào ngày thường, bình quân mỗi ngày nhà hàng phục vụ khoảng 100 khách. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nhà hàng trung bình khoảng 50 kg/ngày, nhiều gấp 14 đến 15 lần so với các hộ gia đình bình cán bộ.
- Vào ngày lễ hoặc cuối tuần nhu cầu đi ăn nhà hàng của người dân và khách du lịch tại Hạ Long tăng lên, lượng khách vào thời điểm này khoảng 150-200 khách/ngày. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nhà hàng trung bình khoảng 85 kg/ngày, nhiều gấp khoảng 25 lần so với các hộ gia đình bình cán bộ.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các nhà hàng vào các ngày cuối tuần và ngày lễ tăng gấp từ 1,5 đến 2 lần so với ngày thường.
Như vậy, lượng chất thải phát sinh trung bình 1 ngày của Nhà hàng là khoảng 60 kg/ngày. Do vậy, với số lượng khoảng 50 nhà hàng trên địa bàn khu vực nghiên cứu thì lượng rác thải phát sinh là 3.000 kg/ngày.
Thành phần rác thải tại các khu nhà hàng chủ chủ yếu là chất hữu cơ dạng thực phẩm thừa (rau, củ, quả, đồ ăn thừa…) và dạng vô cơ như túi ninol, vỏ chai thủy tinh, chai nhựa, lon bia, nước ngọt, vỏ ốc, ngao, sò, cua, ghẹ...
Bảng 3.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của nhà hàng Hồng Hạnh tại khu vực phường Hồng Hải
Thành phần | Khối lượng (kg) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Rác hữu cơ: thức ăn thừa, cọng rau, vỏ hoa quả… | 15 | 25.00 |
2 | Plastic: Chai, lọ, hộp, túi nilon, mảnh nhựa vụn… | 10 | 16.67 |
3 | Giấy: giấy vụn, bìa catton | 2 | 3.33 |
4 | Kim loại: Vỏ họp, sợi kim loại | 10 | 16.66 |
5 | Thuy tinh: chai lọ, mảnh thủy tinh vỡ | 9 | 15.00 |
6 | Chất trơ: vỏ ngao, sò, ốc, cua, ghẹ... | 15 | 25.00 |
7 | Chất khó phân hủy: Cao su, da vụn, giả da | 0.2 | 0.34 |
8 | Chất cháy được: Cành cây, gỗ, tóc, lông gia súc, vải vụn | 3 | 5.00 |
9 | Chất nguy hại: vỏ hộp sơn, bóng đèn hỏng, pin, ắc quy | 0.3 | 0.50 |
Tổng cộng | 60 | 100% |
Chất thải rắn sinh hoạt từ các chợ
Trên địa bàn nghiên cứu có 4 chợ chính (chợ Hạ Long 1, chợ Cột 3, chợ Cột 5 và chợ Hồng Hà) đây là bốn chợ lớn của thành phố Hạ Long và nằm trên địa bàn nghiên cứu. Theo kết quả điều tra từ phiếu điều tra thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại chợ Hạ Long 1 trung bình một ngày khoảng: 3.100 kg/ngày, chợ Cột 3 là 1.700 kg/ngày, chợ cột 5 và chợ Hồng Hà là 2.200 kg/ngày. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các chợ thuộc địa bàn khu vực nghiên cứu là 7.000 kg/ngày.
Thành phần của CTR sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động mua bán, kinh doanh ở chợ chủ yếu là rác hữu cơ như: rau, củ, quả và đồ ăn hư hỏng từ khu vực chợ thực phẩm và hàng chế biến đồ ăn chiếm khoảng 56 % khối lượng chất thải rắn sinh hoạt. Ngoài ra, còn một lượng lớn các loại chất thải dạng vô cơ như các loại giấy gói, rơm, túi nilong các loại, vỏ bao bì của các loại hàng hóa, giấy gói hàng, thùng hàng bằng bìa cát tông.... phát sinh từ khu vực các cửa hàng bán hàng tiêu
dùng, hàng lưu niệm... chiếm khoảng 30% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt. Khoảng 14% còn lại là các chất thải như mảnh sành, sứ, tóc, lông gia súc, vải vụn, đá, gạch ....
Thành phần chi tiết của chất thải rắn sinh hoạt được xem xét thông qua kết quả nghiên cứu, khảo sát tại chợ Hạ Long 1 được thể hiện ởbảng 3.5.sau đây:
Bảng 3.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của chợ Hạ Long 1 thuộc phường Bạch Đằng
Thành phần | Khối lượng (kg) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Rác hữu cơ: thức ăn thừa, cọng rau, vỏ hoa quả… | 1.736 | 56 |
2 | Plastic: Chai, lọ, hộp, túi nilon, mảnh nhựa vụn… | 775 | 25 |
3 | Giấy: giấy vụn, bìa catton | 155 | 5 |
4 | Kim loại: Vỏ họp, sợi kim loại | 31 | 1 |
5 | Thuy tinh: chai lọ, mảnh thủy tinh vỡ | 124 | 4 |
6 | Chất trơ: Đất, đá, cát, gạch vụn | 31 | 1 |
7 | Chất khó phân hủy: Cao su, da vụn, giả da | 62 | 2 |
8 | Chất cháy được: Cành cây, gỗ, tóc, lông gia sức, vải vụn | 155 | 5 |
9 | Chất nguy hại: vỏ hộp sơn, bóng đèn hỏng, pin, ắc quy | 31 | 1 |
Tổng cộng | 3.100 | 100% |
Chất thải rắn sinh hoạt từ các khu hành chính, công sở
Theo số liệu điều tra, khảo sát thì trên địa bàn nghiên cứu tập trung khoảng 100 đơn vị gồm các cơ quan đơn vị hành chính, các sở ban ngành, công ty và trường học. Mỗi đơn vị có khoảng 50 – 100 người, trung bình là 75 người. Lượng rác thải sinh hoạt 1 cán bộ thải ra trung bình một ngày là 0,3kg/ngày. Như vậy, tổng lượng rác thải phát sinh trung bình khoảng 22,5 kg/ngày. Tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ các cơ quan, công sở sẽ khoảng 2.250 kg/ngày.
Thành phần rác phát sinh từ nguồn này chủ yếu là giấy in loại, giấy vụn, túi ninol, chai lon nước, các loại thiết bị văn phòng hỏng… Luận văn đã thực hiện điều tra thành phần CTR sinh hoạt tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường (nơi công tác của học viên) để làm đối tượng nghiên cứu. Số lượng cán bộ công nhân viên tại đây là 50 người. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 15 kg/ngày. Thành phần CTR sinh hoạt được thể hiện ở Bảng 3.6dưới đây:
Bảng 3.6. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường (phường Hồng Hải) thuộc địa bàn nghiên cứu
Thành phần | Khối lượng (kg) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Rác hữu cơ: thức ăn thừa, cọng rau, vỏ hoa quả… | 1,5 | 10 |
2 | Plastic: Chai, lọ, hộp, túi nilon, mảnh nhựa vụn… | 3 | 20 |
3 | Giấy: giấy vụn, bìa catton | 9 | 60 |
4 | Kim loại: Vỏ họp, sợi kim loại | 0,15 | 1 |
5 | Thuy tinh: chai lọ, mảnh thủy tinh vỡ | 0,6 | 4 |
6 | Chất trơ: Đất, đá, cát, gạch vụn | 0,15 | 1 |
7 | Chất khó phân hủy: Cao su, da vụn, giả da | 0,15 | 1 |
8 | Chất cháy được: Cành cây, gỗ, tóc, lông gia sức, vải vụn | 0,3 | 2 |
9 | Chất nguy hại: vỏ hộp sơn, bóng đèn hỏng, pin, ắc quy | 0,15 | 1 |
Tổng cộng | 15 | 100% |
Chất thải rắn sinh hoạt từ các hoạt động quét đường và từ các khu công cộng
Phát sinh từ các hoạt động quét dọn đường phố, các khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do những người đi đường và những hộ dân sống dọc hai bên đường vứt ra bừa bãi. Thành phần chủ yếu của chúng là cành cây, lá cây, giấy vụn, bao gói ninol của các đồ chế biến sẵn, xác động thực vật chết, ngoài ra còn một lượng gạch, đất cát do sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp đổ ra đường. Đặc biệt lượng rác đường phố này gia tăng rất nhiều vào những ngày mưa, bão (chủ yếu là cành, lá cây gia tăng).
Với khối lượng quãng đường mà đội vệ sinh môi trường tiến hành quét dọn và thu gom rác thải từ đường là 63,68 km đường. Khối lượng chất thải thu gom được khoảng 7.004 kg/ngày. Ngoài ra, khối lượng chất thải rắn thu được từ các khu vui chơi giải trí và khu vực công cộng khoảng 1.000 kg/ngày.
Thành phần rác thải tại các khu vực công cộng chủ yếu là túi nilông, túi giấy, lon nước.... do người dân đến chơi thải ra.
Thành phần rác thải thu gom trên các tuyến đường phố chủ yếu là lá cây rụng và từ hoạt động cắt tỉa lá cây dọc các tuyến phố.
3.1.3. Hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Công tác quản lý và tổ chức thu gom
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long hiện nay được giao cho Phòng tài nguyên môi trường thành phố Hạ Long, Phòng quản lý đô thị thành phố Hạ Long thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Ban quản lý các dịch vụ công ích Thành phố được ủy quyền ký hợp đồng với đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Trước tháng 2/2010 toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố được Công ty CP Môi trường Đô thị INDEVCO thu gom, vận chuyển rác thải đến 2 bãi rác Đèo Sen và Hà Khẩu còn Công ty cổ phần môi trường đô thị Hạ Long quản lý và xử lý rác tại 2 bãi rác. Tuy nhiên, từ sau tháng 2/2010 các hoạt động thu gom vận chuyển và quản lý bãi rác đã được chuyển hết cho Công ty CP Môi trường Đô thị INDEVCO thu gom rác trên địa bàn thành phố Hạ Long. Như vậy, hiện nay Công ty CP Môi trường đô thị INDEVCO đang là đơn vị thực hiện hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu và cả thành phố Hạ Long.
Nhân lực được bố trí thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Phòng điều hành sản xuất Trung tâm thành phố Hạ Long quản lý 18 tổ vệ sinh môi trường. Các tổ vệ sinh này phụ trách các hoạt động duy trì vệ sinh đường phố và các ngò xóm trên địa bàn 13 phường phía Đông thành phố Hạ Long với tổng số lượng công nhân là 232 người. Tại khu vực nghiên cứu gồm 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà) số lượng công nhân thu gom là 97 người chiếm 41,8 % số lượng công nhân trên địa bàn phía Đông thành phố Hạ Long. Như vậy có thể thấy rằng nguồn nhân lực tập trung làm công tác thu gom và quét dọn đường phố tại 03 phường thuộc khu vực nghiên cứu là khá lớn. Số lượng công nhân vệ sinh môi trường tại khu vực nghiên được thể hiện ởBảng 3.7và Hình 3.3sau đây:
Bảng 3.7. Tổng hợp số lượng công nhận tại các tổ vệ sinh quản lý trên địa bàn phía Đông thành phố Hạ Long
Khu vực quản lý | Đội vệ sinh | Số lượng công nhân | |
1 | Bạch Đằng | Tổ 2, tổ 5 | 23 |
2 | Hồng Hải | Tổ 6, tổ 16, tổ 18 | 42 |
3 | Hồng Hà | Tổ 7, tổ 12, tổ 18 | 32 |
4 | Hồng Gai | Tổ 1, Tổ 2 | 16 |
5 | Trần Hưng Đạo | Tổ 8 | 8 |
6 | Yết Kiêu | Tổ 8, tổ 10 | 12 |
7 | Cao Xanh | Tổ 3 | 22 |
8 | Hà Khánh | Tổ 15 | 6 |
9 | Cao Thắng | Tổ 9, tổ 16, tổ 17 | 32 |
10 | Hà Lầm | Tổ 9 | 9 |
11 | Hà Trung | Tổ 14 | 6 |
12 | Hà Tu | Tổ 11 | 14 |
13 | Hà Phong | Tổ 13 | 10 |
Tổng | 232 |
(Nguồn: Công ty CP Môi trường Đô thị INDEVCO, năm 2013)
Hình 3.3. Số lượng công nhân vệ sinh môi trường tại các phường khu vực nghiên cứu
Hiện trạng phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Phương tiện thu gom và vận chuyển rác thải của Công ty cổ phần Môi trường Đô thị INDEVCO gồm có thùng đựng rác, xe đẩy tay và các phương tiện cơ giới. Hiện nay, số xe đẩy tay của Công ty với mức bình quân là 4 xe đẩy tay/1người. Tất cả các công nhân đều phải có nhiệm vụ bảo quản xe của mình. Phòng Tổ chức – Hành chính của Công ty sẽ hoàn lại cho công nhân mọi khoản tiền liên quan đến việc thay thế dụng cụ, bộ phận hay bảo dưỡng xe theo hoá đơn từ các xưởng sửa chữa trong thành phố. Về xe chuyên chở rác, tiền xăng dầu thì được định mức theo tuyến đường vận chuyển và mức tiêu thụ nhiên liệu của từng xe được cán bộ của Công ty kiểm tra định kỳ. Toàn Công ty có 10 xe ép rác phục vụ cho công tác vận chuyển rác thải đến khu xử lý, các xe đều có tình trang sử dụng tốt. Bên cạnh đó Công ty chỉ có 4 thợ sửa chữa cơ khí, dụng cụ thô sơ như hàn điện, bơm xe mà không có trạm sửa chữa và bảo dưỡng riêng nên các phương tiện nên các phương tiện của Công ty đều được sửa chữa và bảo dưỡng bởi các dịch vụ bên ngoài.
Bảng 3.7. Hiện trạng phương tiện vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty CP Môi trường Đô thị INDEVCO
Loại xe | Số lượng xe | Tình trạng sử dụng | |
1. | Xe ép rác | 10 | Tốt |
2. | Xe quét đường | 2 | Tốt |
3. | Xe gom rác (đẩy tay) 400 lít | 945 | Tốt |
4. | Tải ben | 1 | Tốt |
5. | Xe Cẩu | 1 | Tốt |
6. | Máy xúc đào bánh lốp | 1 | Tốt |
(Nguồn: Công ty CP Môi trường Đô thị INDEVCO, năm 2013)
Mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay, việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu được thực hiện theo 2 nhóm khác nhau:
Nhóm 1: Quét dọn đường và thu gom rác đường phố và rác từ các nhà dân dọc theo các tuyến đã định. Hiện nay, việc quét đường và thu gom rác được thực hiện 3