quản lý chất thải rắn cho tỉnh Thái Bình là hết sức cần thiết, để giảm thiểu các tác hại từ việc ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp.
Trong những năm tới, lượng CTR tại các KCN, CCN, làng nghề trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng nhanh theo số lượng doanh nghiệp đến đầu tư. Vì vậy, Thái Bình đang đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn tại phía Nam và phía Bắc tỉnh Thái Bình. Theo dự tính, khi các công trình này đi vào hoạt động sẽ phục vụ công tác thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải sinh hoạt tại khu vực thành phố và vùng lân cận với quy mô công suất khoảng: 200 - 300 tấn rác/nhà máy. Tuy nhiên, để xử lý triệt để chất thải rắn cũng như chất thải nguy hại, cần có những quy định, giải pháp đồng bộ trong công tác bảo vệ môi trường trong các KCN tại tỉnh Thái Bình.
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
KCN Phúc Khánh có diện tích là: 120 ha, thuộc địa phận xã Phú Xuân, phường Phúc Khánh, TP Thái Bình, với
+ Phía Bắc là cánh đồng lúa xã Phú Xuân
+ Phía Nam giáp quốc lộ 10
+ Phía Đông giáp sông Bạch
+ Phía Tây cách nghĩa trang TP khoảng 100 m, từ đường vào Khách sạn Hồng Hà hiện nay ( cách đường trục chinh số 2 là 140 m )
2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo
2.1.2.1. Về địa chất
Địa chất của Thái Bình có cấu trúc tương tự toàn vùng Bắc Bộ, được chia ra làm 3 nhóm: trầm tích aluvi; trầm tích vũng vịnh và trầm tích delta. Thành phần chủ yếu của nhóm trầm tích này là sét màu xám xanh nhạt xen nhiều hạt hữu cơ. Tuổi tuyệt đối được xác định từ 7.000-11.000 năm, được xếp vào Holoxen sớm (Q21).
2.1.2.2. Về địa hình, địa mạo
Thành phố Thái Bình cũng là một vùng đất bằng phẳng, có cao độ 2,6m, với sông Trà Lý chảy qua với chiều dài 6,7 km, có hệ thống sông đào đã được nâng cấp, kè bờ. Chất đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn và bãi cát biển nhưng được bồi đắp phù sa.
2.1.3. Đặc điểm về khí tượng, thủy văn
- Khí tượng:
Thành phố Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, tiểu vùng khí hậu duyên hải. Thành phố có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa nóng ẩm mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, còn lại là mùa khô hanh ít mưa. Nhiệt độ trung bình ở đây là 23 độ C, lượng mưa trung bình từ 1.500-1.900mm, độ ẩm không khí giao động 70-90%, số giờ nắng khoảng 1.600-1.800 giờ mỗi năm.
- Chế độ Thuỷ văn:
Thành phố có các sông chảy qua: Sông Trà Lý đi qua giữa thành phố, ngoài ra con có sông Kiến Giang chảy ở phía Nam, và sông Vĩnh Trà.
Thái Bình là vùng hạ lưu của đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, là nơi tiếp giáp giữa biển và lục địa. Các sông Hồng và sông Thái Bình chảy qua Thái Bình đều là hạ lưu cuối cùng của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đặc điểm chế độ thủy văn của Thái Bình được đặc trưng bởi chế độ thủy văn của vùng ven biển và hệ thống sông Thái Bình và hệ thống sông Hồng.
2.1.4. Tài nguyên
2.1.4.1. Khoáng sản:
- Khí mỏ: mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác hàng năm vài chục triệu m³ khí thiên nhiên.
- Nước khoáng: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng khoảng 12 triệu m³, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít
- Nước khoáng nóng: làng Khả xã Duyên Hải huyện Hưng Hà mỏ nước nóng 57°C ở độ sâu 50 m và nước nóng 72°C ở độ sâu 178 m).
- Than: Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ lượng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lượng than tại Quảng Ninh)
2.1.4.2. Tài nguyên vị thế:
Thái Bình rất ổn định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công nghiệp hay xây dựng những công trình cao tầng. Theo quy hoạch được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 6 KCN đi vào hoạt động, diện tích đã phê duyệt quy hoạch chi tiết là 980,65 ha. 6 khu công nghiệp lớn gồm: KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh 102 ha, KCN Tiền Hải 250ha, KCN Cầu Nghìn 214ha, KCN Gia Lễ 85ha, KCN Sông Trà 250ha.
Tổng số có 146 dự án đầu tư của 135 doanh nghiệp (bao gồm cả 03 dự án kinh doanh hạ tầng KCN) còn hiệu lực, trong đó hiện có 128 của 116 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể:
+ Số dự án đầu tư trong nước (DDI) là: 80 doanh nghiệp;
+ Số dự án đầu tư nước ngoài (FDI) là: 36 doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cơ bản ổn định.
2.1.5. Kinh tế, xã hội:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) của các doanh nghiệp khu công nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 thực hiện ước đạt 6.258 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI ước đạt 3.434 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 2.673 tỷ đồng.
+ Doanh thu hàng hóa, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 9.280 tỷ đồng, trong đó doanh thu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 4.598 tỷ đồng; doanh thu của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 4.682 tỷ đồng.
+ Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 240 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 124,66 triệu USD; kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 115,34 triệu USD.
+ Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 200 triệu USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 123,15 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 76,85 triệu USD.
+ Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 208 tỷ đồng, trong đó thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI ước đạt 120,96 tỷ đồng; thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 87,04 tỷ đồng.
+ Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 52.383người, trong đó lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI ước đạt 29.790 người, bằng 57% tổng số lao động của các doanh nghiệp khu công nghiệp; số lao động đóng BHXH là 42.780 người; lương thu nhập bình quân ước đạt 3,6 triệu đồng/người/tháng.
2.2. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu:
Hình 2.1: Địa điểm khu công nghiệp Phúc Khánh
- Địa điểm: phạm vi không gian địa điểm nghiên cứu là khu vực khu công nghiệp Phúc Khánh – thành phố Thái Bình. Khu công nghiệp Phúc Khánh rộng 120 ha, với hơn 50 doanh nghiệp hiện đang sản xuất tại đây.
- Đối tượng nghiên cứu: chất thải rắn công nghiệp, công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh - tỉnh Thái Bình.
2.3. Phạm vi nghiên cứu (phạm vi nội dung nghiên cứu):
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung vào nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh – tỉnh Thái Bình
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận (tiếp cận hệ thống, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp ứng):
Tiếp cận đa ngành để nghiên cứu các áp lực (Pressures), hiện trạng (Status) (hoạt động đổ thải, chất lượng môi trường, công tác quản lý môi trường,…) từ đó phân tích các tác động (Impacts) tới môi trường, tới phát triển kinh tế - xã hội và để đưa ra biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệu quả hơn(Responses). Ở đây, đối tượng áp dụng của phương pháp này chủ yếu là mô hình quản lý chất thải rắn của KCN Phúc Khánh hiện nay.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa các thông tin, từ các nguồn tài liệu sẵn có (thu thập số liệu thứ cấp):
Quá trình thu thập thông tin từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Cụ thể, số liệu được sử dụng từ 5 năm trở lại đây.
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, các số liệu thứ cấp thu thập từ Trung tâm quan trắc của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Bình.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:
Triển khai điều tra, khảo sát, lấy mẫu xác định chất lượng môi trường trầm tích và nước khu vực khu công nghiệp Phúc Khánh – thành phố Thái Bình – tỉnh Thái Bình. Các phương pháp điều tra khảo sát, đo đạc và lấy mẫu tuân thủ các quy định hiện hành. Phương pháp này giúp kiểm tra, đánh giá hiện trạng và các tác động của chất thải rắn công nghiệp tới môi trường địa phương.
Về điều tra hiện trạng bùn thải, việc thực hiện lấy mẫu phải tuân thủ các quy định của Việt Nam, theo thông tư số : 32/2013/TT-BTNMT, và phải nằm trong KCN Phúc Khánh:
Trước tiên, xác định không gian (vị trí lấy mẫu – là các bãi bùn từ quá trình xử lí nước tại KCN Phúc Khánh). Thời gian và tần suất:
“Lấy mẫu vào ít nhất 03 ngày khác nhau, thời điểm lấy mẫu của mỗi ngày phải khác nhau (đầu, giữa và cuối của một ca hoặc mẻ hoạt động).
Phải khuấy, trộn đều trước khi lấy mẫu bùn thải; lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau” (trích: thông tư số: 32/2013/TT-BTNMT, trang 11)[5].
Về điều tra các hoạt động ảnh hưởng (loại hoạt động, các nguồn thải và công tác quản lý) sử dụng phiếu điều tra, cần các thông tin như: Loại chất thải rắn, lượng thải, tình hình phân loại chất thải rắn, lưu giữ, xử lý chất thải, ý thức bảo vệ môi
trường của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các CSSX tại KCN Phúc Khánh. Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:
+ Lượng CTR phát sinh từ sinh hoạt
+ Việc nộp lệ phí thu gom CTR của các đối tượng được tiến hành thu gom
+ Ý kiến của công nhân trong KCN Phúc Khánh về vấn đề môi trường
+ Mức độ hài lòng đối với dịch vụ thu gom
+ Đối tượng phỏng vấn: công nhân tại KCN
+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn công nhân tại KCN Phúc Khánh,
+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra
Tiến hành phỏng vấn điều tra các công nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp.
+ Đối tượng được phỏng vấn: công nhân làm việc tại các CSSX, công nhân trực tiếp tham gia thu gom CTR, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trường
Kết quả của đề tài phụ thuộc phần nhiều vào kết quả khảo sát thực địa, thu thập thông tin, cập nhật các dữ liệu về điều tra hiện trạng và diễn biến phát sinh, các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường như: Hoạt động xả thải, các hoạt động xử lý,..
2.4.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp thông tin số liệu:
Sử dụng một số phần mềm word, excel để tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu của khu vực có liên quan đến đề tài.
Khung logic nghiên cứu
Nội dung NC | Phương pháp NC | Kết quả dự kiến | |
Xác định áp lực làm gia tăng chất thải rắn (Pressures) | Tổng quan chất thải rắn và ô nhiễm CTR trên thế giới, Việt Nam | Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp | Nắm được cơ bản về chất thải rắn và ô nhiễm CTR trên thế giới, Việt Nam |
Đặc điểm vùng khu công nghiệp Phúc Khánh –TP Thái Bình - tỉnh Thái Bình. | Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp | Làm rõ được vị trí, địa hình, thủy văn và tài nguyên khu vực này | |
Hoạt động phát sinh chất thải rắn (nguồn thải), thành phần, khối lượng,.. | Phát phiếu điều tra, đối với các cơ sở sản xuất, ban quản lý | Xác định được các hoạt động chính, mức độ ảnh hưởng đến môi trường hiện tại và tương lai | |
Nắm được hiện trạng chất thải rắn (Status) | Hiện trạng chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh | Quan trắc, phân tích môi trường | Hiện trạng lưu lượng chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh - TP Thái Bình - tỉnh Thái Bình. |
Hiện trạng hoạt động quản lý chất thải rắn | Phát phiếu điều tra | Đánh giá ưu điểm, nhược điểm công tác quản lý chất thải rắn | |
Tác động của chất thải rắn tới môi trường (Impacts) | Tác động tới môi trường, sinh thái và kinh tế - xã hội | Phân tích tổng hợp thông tin số liệu | Xác định được môi trường, sinh thái và kinh tế - xã hội bị tác động tốt hay xấu |
Tìm được các giải pháp nâng | Diễn biến và xu thế lưu lượng chất thải | Phân tích tổng hợp thông tin | Diễn biến lưu lượng chất thải rắn trong 05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh - Thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình - 1
- Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh - Thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình - 2
- Nguồn Phát Sinh Chất Thải Rắn Trong Quá Trình Sản Xuất A, Sự Phát Sinh Chất Thải Rắn Nguy Hại
- Thành Phần Chất Thải Rắn Nguy Hại Tại Kcn Phúc Khánh
- Thực Trạng Xử Lý Và Công Nghệ Xử Lý Chủ Yếu