Điều Kiện Hình Thành, Tồn Tại Và Phát Triển Của Văn Hóa Tín Ngưỡng.


1.1.4 Điều kiện hình thành, tồn tại và phát triển của Văn hóa tín ngưỡng.

- Điều kiện tự nhiên: Môi trường tự nhiên là một trong những nhân tố lớn hình thành lên các nền văn hóa. Theo cuốn cơ sở văn hóa Việt Nam, văn hóa được hình thành dựa trên cách thức ứng xử của con người môi trường tự nhiên. Khi con người phát triển đến một trình độ nhất định hình thành lên các xã hội có tổ chức được gọi là môi trường xã hội nhân văn. Tập quán ứng xử của bản thân con người với xã hội – tự nhiên tạo ra văn hóa và lớp văn hóa ấy là cơ sở cho việc con người có nội tâm, tư tưởng và tình cảm hay mối quan hệ với chính bản thân. Mối quan hệ con người – tự nhiên, con người – xã hội, con người – bản ngã chính là ba mối quan hệ cơ bản cho việc xuất hiện văn hóa. Đặc điểm hình thành lên tín ngưỡng cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Môi trường tự nhiên của văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam bao gồm những đặc điểm sau:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc tạo môi trường hết sức thuận lợi cho con người sinh sống. Các lớp phù sa làm cho đất mầu mỡ thuận tiện cho canh tác nông nghiệp . Sông ngòi cũng cung cấp đủ nước cho sinh hoạt, chăm sóc cây trồng và vật nuôi.

+ Có nhiều vùng đồng bằng lớn nhỏ khác nhau nhưng rất phì nhiêu, trong đó có hai khu vực đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho việc định cư, canh tác và nuôi gia súc là đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cứu Long. Đồng bằng sông Hồng được xem là trung tâm cổ xưa của văn hóa Việt sau đó lan tỏa đi khắp mọi miền đất nước, với hàng loạt các nền văn hóa và tiểu văn hóa khác nhau ra đời, phát triển và lụi tàn tạo tiền đề cho nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều: đây là môi trường lý tưởng cho động thực vật nhiệt đới, bán nhiệt đới phát triển.

Những đặc điểm môi trường tự nhiên kể trên chính là cơ sở nội tại để phát sinh và phát triển nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở nước ta. Ngoài ra môi trường tự nhiên còn có một số đặc điểm như: hệ sinh thái phong phú, hệ thực vật

23


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

phát triển hơn so với hệ động vật, bờ biển dài 3260 km làm cho nền văn hóa trở lên phong phú hơn với những đặc điểm văn hóa ven biển..

Đặc điểm vị trí địa lý cũng góp phần hình thành lên môi trường tự nhiên của văn hóa tín ngưỡng:

Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 4

+ Đường biên giới dài với các nước Trung Quốc, Campuchia và Lào: đặc điểm này khiến cho dân tộc có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Các nước này cũng là khu vực tiếp dẫn tinh hoa của các nền văn hóa lớn như Ấn Độ, trung tâm văn hóa Trung Quốc. Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong giao điểm của các luồng văn hóa, các luồng di dân, luồng giao thông đường biển và đường bộ.

+ Rừng núi chiếm ¾ tổng diện tích với hệ thực vật và động vật hết sức phong phú. Điều này làm cho kinh tế truyền thống không chỉ thuần túy nông nghiệp trồng lúa nước mà việc làm nương, rẫy, thu hái lâm sản cũng đã trở thành tập tục thói quen có từ lâu đời.

Ở nước ta, môi trường tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là nguồn gốc ra đời của những tín ngưỡng gắn với nông nghiệp lúa nước, tín ngưỡng vạn vật hữu linh cũng như một số hình thức tín ngưỡng đặc thù khác.

- Điều kiện xã hội - con người: Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc trải dài khắp mọi miền tổ quốc. Với 54 dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất hình chữ S, các dân tộc đó đã hình thành nên một nền văn hóa đa dạng, nhiều mầu sắc. Tuy nhiên tính đa dạng đó nằm trong một thể thống nhất là văn hóa mang bản sắc Việt Nam. Việt Nam cũng là nơi con người xuất hiện sớm (từ thời Pleistonecen, khoảng 600,000 đến 12,000 năm trước công nguyên) nên tính bản địa đã được hình thành từ lâu đời. Trong quá trình lịch sử, có nhiều luồng di cư khác nhau, sự sáp nhập các tiểu vương quốc cũng góp phần hình thành nên tính đa dạng về chủng tộc. Nước ta cũng có một bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời trên cơ sở một nền văn hóa có chiều sâu lịch sử, đa tầng, phong phú, đặc sắc.

24


Lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt và chống ngoại xâm. Đây là yếu tố cơ bản hình thành nên đặc điểm tính cách người Việt: thương yêu, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, trọng cồng đồng, coi trọng vai trò người phụ nữ trong gia đình, có lòng yêu nước cao độ... Ngoài ra, với ảnh hưởng của điều kiện kinh tế dựa vào nông nghiệp, tính cách người Việt cũng được bổ xung một số đặc điểm như: cần cù, chịu khó, ham học hỏi và phần nào thụ động dựa vào môi trường bên ngoài (xã hội, tự nhiên)…

Xã hội Việt chủ yếu lấy những tôn giáo, hệ tư tưởng tiếp nhận từ bên ngoài làm nền tảng xây dựng tổ chức nhà nước và căn cứ vào chúng để xây dựng các quy tắc đẳng cấp hoặc quan hệ xã hội. Mối quan hệ giữa con người và nhà nước, giữa con người với cộng đồng góp phần rất lớn hình thành lên các loại hình tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam như tín ngưỡng thờ thành hoàng làng (vua, quan mở làng lập ấp hoặc có công chống giặc ngoại xâm), tín ngưỡng thờ Mẫu (nhiều thần Mẫu là mẹ, vợ hoặc người thân của quan, vua trong chế độ phong kiến; quan niệm coi trọng người phụ nữ), thờ thần…

Con người Việt Nam là người chủ của một nền văn hóa đa dạng, giầu bản sắc; là người sáng tạo, duy trì và phát triển những hình thức tín ngưỡng dân gian độc đáo tồn tại cho đến tận ngày nay.

- Môi trường quốc tế và giao lưu với các nền văn hóa khác: Nằm ở vị trí “ngã ba đường”, nơi chuyển tiếp của các nền văn minh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Phương Tây… nước ta rất có điều kiện để làm giầu nền văn hóa bản địa bằng cách thức tiếp nhận, chuyển hóa tinh hoa của các nền văn hóa lớn khác và dung hợp vào nền văn hóa sẵn có. Quá trình này được gọi là tiếp biến văn hóa (acculturate), làm cho văn hóa Việt Nam nói chung, tín ngưỡng nói riêng nằm trong môi trường tương đối “động”, nghĩa là có sự thay đổi, thích nghi và quá trình hoàn thiện được diễn ra liên tục xuyên suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Nước ta tiếp nhận những tác động về mặt tín ngưỡng – tôn giáo rất lớn từ văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp (phương tây). Về mặt hệ tư tưởng và tôn

25


giáo – tín ngưỡng, chúng ta tiếp nhận những thành quả văn hóa lớn từ Trung Hoa là Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Nho… Những hệ tư tưởng – tôn giáo này không những ảnh hưởng mạnh đến văn hóa mà còn tác động bao trùm lên hình thái tổ chức nhà nước, lối sống, thế giới quan, nhân sinh quan của người Việt. Đối với Ấn Độ, những ảnh hưởng lớn có thể liệt kê ở đây là ảnh hưởng của Đạo Phật, Đạo Bà la môn và cách thức tổ chức nhà nước – xã hội tiểu vương quốc Ấn Độ giáo đã từng phát triển hết sức phồn thịnh trên lãnh thổ Việt Nam từ xa xưa (Chăm –Pa, Phù Nam, Chân Lạp…). Tiếp xúc với phương Tây diễn ra rất sớm từ giữa thế kỷ XVIII theo con đường truyền giáo nhưng đến tận cuối thế kỷ XIX tiếp xúc cưỡng bức văn hóa Việt Pháp mới tạo nên sự đột phá mới với sự kiện nước Pháp chiếm đóng Việt Nam làm thuộc địa. Ảnh hưởng của giai đoạn tiếp xúc văn hóa ngắn ngủi này mang lại nhiều thay đổi lớn trong xã hội, văn hóa cũng như tín ngưỡng – tôn giáo của Việt Nam, đặc biệt có rất nhiều thay đổi về văn học, tư tưởng, nghệ thuật. Về mặt tôn giáo – tín ngưỡng, Thiên Chúa giáo được hợp pháp hóa khi được truyền bá ở Việt Nam và đối với nhà thờ, những hình thức tín ngưỡng dân gian được con là dị giáo, là biểu hiện mê tín lạc hậu của người bản địa.

Người Việt Nam vốn có tính bao dung, do đó khi tiếp xúc với các dân tộc khác và các nền văn hóa khác họ tiếp nhận, biến đổi những yếu tố thích hợp, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giầu cho nền văn hóa sẵn có. Quá trình tiếp hợp hay truyền thống hóa những yếu tố ngoại sinh và hiện đại hóa những yếu tố nội sinh diễn ra liên tục hình thành nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, giầu bản sắc như hiện nay.

Tín ngưỡng là một bộ phận của văn hóa, do đó khi có những chuyển biến văn hóa do môi trường tự nhiên, những thay đổi đột ngột về kiến trúc thượng tầng, những bước phát triển mới về tư tưởng; hệ thống tín ngưỡng cũng có những thay đổi tương ứng và có những biểu hiện thích nghi mới phù hợp với những chuyển biến đó.


1.2 Khái quát về du lịch văn hóa tín ngưỡng.

1.2.1 Khái niệm về loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Du lịch văn hóa tín ngưỡng là một sản phẩm du lịch lấy tín ngưỡng và những biểu hiện của chúng làm cơ sở hình thành và phát triển. Do du lịch gắn với tín ngưỡng là một trong số vô vàn những sản phẩm du lịch được phân loại cho nên có rất ít những định nghĩa chính thống về sản phẩm du lịch này.

Tuy nhiên, với tư cách là một sản phẩm du lịch khai thác nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, du lịch gắn với tín ngưỡng mang đầy đủ đặc thù là một sản phẩm du lịch văn hóa.

Do đó, để đưa ra được khái niệm hoặc chí ít một cách hiểu có thể chấp nhận được về du lịch văn hóa tín ngưỡng trong luận văn này cần có sự đối chiếu, phân tích các nội dung khái niệm du lịch văn hóa để từ đó đưa ra được nội dung cơ bản về Du lịch văn hóa tín ngưỡng:

Theo Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO: “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích, đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”. Theo định nghĩa, du lịch văn hóa bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng chủ yếu đề cập đến môi trường xã hội nhân văn - trong đó con người và sản phẩm đặc trưng của con người - văn hóa là đối tượng khai thác chủ yếu của ngành du lịch. Định nghĩa cũng nhằm phân biệt du lịch văn hóa với du lịch đến với các điểm tài nguyên tự nhiên, vốn là hình thức du lịch được biết đến nhiều hơn và chiếm tỷ lệ lớn trong động cơ tiến hành hoạt động du lịch truyền thống. Du lịch văn hóa trong diễn giải nhấn mạnh đến khía cạnh xã hội của hoạt động du lịch, đó là nhu cầu giao lưu, khám phá của con người trong một môi trường văn hóa nhất định đối với một nền văn hóa thuộc một hoặc nhiều xã hội khác.


Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng “Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim” [1, tr.8]. Như vậy, Giáo sư nhấn mạnh vào khía cạnh cung du lịch; nghĩa là xem xét du lịch trên phương diện kinh tế, với chủ thể là những đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch với tư cách là một ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ đó lấy văn hóa làm tài nguyên du lịch, một nguồn lực để phát triển thành sản phẩm du lịch phục vụ cho xã hội.

Luật Du lịch Việt Nam năm 2006 định nghĩa: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.”

Định nghĩa của Luật du lịch Việt Nam xác định du lịch văn hóa là một sản phẩm du lịch có đối tượng khai thác là nguồn tài nguyên văn hóa. Nguồn tài nguyên này đóng vai trò phục vụ phát triển du lịch cho nên đứng trên khía cạnh ngành du lịch đó là những giá trị văn hóa có khả năng hấp dẫn khách du lịch và khai thác phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch văn hóa không có mối liên hệ trực tiếp đến toàn bộ “bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng” mà chỉ khai thác những khía cạnh có nguồn lực văn hóa cá biệt, có khả năng hấp dẫn khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch nhằm phát triển hoạt động du lịch tại những điểm đó. Định nghĩa của luật du lịch cũng đề cập chủ yếu đến mục tiêu “bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống”, đặt nặng mục tiêu phát triển bền vững của hoạt động du lịch.

Các định nghĩa trên cho thấy, khái niệm du lịch du lịch văn hóa được nhìn nhận trên hai phương diện chính là phương diện xã hội và phương diện kinh tế. Trong phạm vi kinh tế, du lịch văn hóa cũng được nhìn nhận theo khái niệm cung và cầu, trong đó văn hóa là đầu vào, là nguồn tài nguyên hình thành lên những sản phẩm du lịch, nối kết giữa nhu cầu hưởng thụ văn hóa của du khách và những đối tượng khai thác các giá trị văn hóa nhằm phát triển du lịch với mục đích thu lại những lợi ích kinh tế cụ thể. Đứng trên khía cạnh còn lại, du lịch văn


hóa là một nhóm nhu cầu của con người di chuyển đến các điểm du lịch trọng yếu tố nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu giao lưu, tìm hiểu khám phá những nền văn hóa mới lạ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ đồng thời tạo ra sự lưu thông tiền tệ tại các điểm đến .

Như vậy du lịch văn hóa được hiểu là một hình thức du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch; mang lại lợi ích kinh tế cho những tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch (chức năng kinh tế) và trong một số trường hợp là phương tiện để đạt được một số mục tiêu chính trị (như giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc.)

Từ định nghĩa về du lịch văn hóa, có thể rút ra một số nội dung của du lịch văn hóa tín ngưỡng như sau:

- Thứ nhất, du lịch tín ngưỡng khai thác hệ thống văn hóa vật thể gắn với tín ngưỡng có sức hấp dẫn cao để phát triển du lịch.

- Thứ hai, du lịch văn hóa tín ngưỡng khai thác văn hóa phi vật thể gắn với tín ngưỡng có sức hấp dẫn cao để phát triển du lịch.

- Thứ ba, du lịch tín ngưỡng phải đáp ứng hai mục tiêu chính là mục tiêu thỏa mãn nhu cầu xã hội (thỏa mãn cầu đi du lịch, giao lưu, học hỏi của xã hội) và mục tiêu kinh tế (mang lại thu nhập cho các chủ thể phía đối tượng cung ứng du lịch). Là một hình thức du lịch đặc thù, du lịch tín ngưỡng hướng đến thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu giá trị tín ngưỡng truyền thống của người Việt, nhu cầu giao lưu văn hóa của khách du lịch quốc tế và nhu cầu nghiên cứu tín ngưỡng.

- Thứ tư, du lịch văn hóa tín ngưỡng phải gắn liền với bảo tồn tín ngưỡng truyền thống, không làm mất đi những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc được được bồi đắp qua tiến trình lịch sử.

- Cuối cũng là du lịch văn hóa tín ngưỡng phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng có tín ngưỡng.


Trong luận văn này, du lịch văn hóa tín ngưỡng được hiểu là: một loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa tín ngưỡng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu du lịch của xã hội (nhu cầu tham dự vào không gian tín ngưỡng, nhu cầu tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng và nhu cầu giải trí gắn với hoạt động du lịch ở điểm tín ngưỡng), mang lại những lợi ích kinh tế và bảo tồn các giá trị tín ngưỡng truyền thống gắn với sự tham gia của cộng đồng bản địa có tín ngưỡng.

1.2.2 Vai trò, đặc điểm của Du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Tín ngưỡng là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa giầu tiềm năng: Như chúng ta đã biết, du lịch văn hóa hiện nay được các quốc gia trên thế giới coi là loại hình du lịch nhiều triển vọng do sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia. Khi so sánh với các điểm du lịch tự nhiên hầu như đã cạn kiệt và đi vào chu kỳ bão hòa của vòng đời điểm đến; du lịch văn hóa trở thành đối tượng quan trọng thỏa mãn được nhu cầu phát triển sản phẩm không ngừng của ngành du lịch do đặc tính sáng tạo liên tục, các lớp lịch sử bồi tụ qua thời gian. Tín ngưỡng với tư cách là một bộ phận của nguồn tài nguyên du lịch văn hóa cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Tín ngưỡng có khả năng thỏa mãn nhu cầu khách du lịch ở mức độ cao: Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa gắn với từng tộc người, từng nền văn hóa. Chúng mang tính bản sắc cao và tương đối độc nhất khi so sánh với các dân tộc khác. Chính sự khác biệt văn hóa nói chung, tín ngưỡng nói riêng giữa các dân tộc tạo nên tính hấp dẫn du lịch, xây dựng nền tảng hình thành lên sản phẩm du lịch mang đặc tính văn hóa. Tín ngưỡng thường tồn tại ở nhiều hình thức, hết sức đa dạng; tính đa dạng tạo lên sự phong phú của các sản phẩm du lịch, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch ở mức độ cao.

Tín ngưỡng với vai trò là nguồn tài nguyên du lịch mang tính mùa vụ thấp: Du lịch văn hóa khi so sánh với du lịch khai thác các giá trị tự nhiên cũng có nhiều thuận lợi. Du lịch về với tự nhiên bị chi phối nhiều bởi nhân tố thời tiết, hạn chế về mặt không gian, khả năng phục hồi chậm và có giới hạn khai thác do

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023