Chương 3
ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 CHO TẬP ĐOÀN THANG MÁY
THIẾT BỊ THĂNG LONG
3.1. Cơ sở đề xuất áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cho Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long
ISO 45001 là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý ATVSLĐ được công nhận và triển khai trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2018 để thay thế OHSAS 18001: 2007. Theo tổ chức ISO, thời gian chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001 là 03 năm và đối với các Đơn vị, các tổ chức doanh nghiệp đang triển khai áp dụng theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 bắt buộc chuyển đổi lên tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
ISO 45001 là 1 tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý ATVSLĐ (OH & S). Giúp tổ chức cải thiện hiệu suất OH & S của mình trong việc ngăn ngừa các chấn thươnng, thương tích và tổn hại sức khỏe. ISO 45001 phù hợp áp dụng các tổ chức, không bị giới hạn bởi quy mô, loại hình sản xuất.
Tiêu chuẩn ISO 45001 là một giải pháp tổng thể, cung cấp một mô hình cụ thể, một định hướng chiến lực lâu dài cho công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động đã được chứng nhận ở cấp độ quốc tế. Áp lực cạnh tranh gia tăng và thời gian ứng phó với tình huống ở mức độ nhanh chưa từng có trong giai đoạn hiện nay khiến các doanh nghiệp không có điều kiện để bù đắp cho những sai sót nữa. Các vụ tai nạn nghề nghiệp và thời gian ngưng trệ thường dẫn đến tình trạng tạm dừng của các quy trình sản xuất và cung ứng và, trong tình huống xấu nhất, có thể dẫn đến các trường hợp hủy bỏ đơn đặt hàng. Một hệ thống quản lý ATVSLĐ sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự cố thông qua một phương pháp tiếp cận có hệ thống đối với các lĩnh vực ATVSLĐ.
Hiện nay, Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long đang áp dụng và quản lý vận hành theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, để đáp ứng các nhu cầu phát triển xã hội và sự phát triển không ngừng về công tác quản lý ATVSLĐ, cũng như giải quyết các mặt hạn chế của tiêu chuẩn OHSAS 18001, Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long cần chuyển đổi và triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý ATVSLĐ Công ty.
3.2. Qui trình xây dựng và áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018
Việc xây dựng Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 4500:2018 việc thực hiện tiên quyết đó là hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn trong việc xác định các yếu tố cần triển khai thực hiện, các công việc cần thiết cho việc thiết lập HTQL tại Công ty.
Tài liệu cần thiết để thực hiện ISO 45001:2018 bao gồm mọi tài liệu được yêu cầu rõ ràng theo tiêu chuẩn. Cộng với bất kỳ tài liệu bổ sung nào mà công ty xác định là cần thiết cho việc duy trì hiệu lực. Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 đưa ra các yêu cầu nhất định để “thiết lập, thực hiện và duy trì một quá trình”....
Thành lập Ban ISO gồm có sự tham gia của các cấp độ quản lý các Phòng/Ban thuộc phạm vi hệ thống theo như hoạch định ban đầu và bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo ISO, điều phối viên dự án và các nhân sự chuyên trách nhằm xây dựng và triển khai hệ thống một cách có hiệu quả.
- Ban ISO có trách nhiệm đại diện cho Ban lãnh đạo Công ty thiết lập và duy trì vận hành hệ thống đạt hiệu quả và phù hợp với tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
- Trưởng Ban ISO là người chịu trách nhiệm điều hành chính trong việc triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống và cùng các thành viên của Ban chịu trách nhiệm thiết lập, thúc đẩy việc thực hiện và duy trì tính hiệu lực của HTQL ATVSLĐ bằng cách:
Đảm bảo rằng yêu các cầu của HTQL ATVSLĐ được thiết lập, duy trì và thực hiện phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
Tổ chức và tiến hành đánh giá HTQL ATVSLĐ cũng như xác định và đánh giá các vấn đề liên quan đến HTQL ATVSLĐ để khởi tạo, sửa chữa hoặc cung cấp giải pháp thông qua các kênh được chỉ định.
Giám sát việc thực hiện HĐKP/PN đối với sự không phù hợp liên quan đến HTQL ATVSLĐ.
Báo cáo các kết quả hoạt động của HTQLATVSLĐ cho Ban Lãnh đạo Công ty để xem xét và làm cơ sở để cải tiến, tổ chức cuộc họp đánh giá theo tần suất đã xác định và cho các hoạt động tiếp theo.
Để xây dựng và đánh giá hệ thống cần định hướng thực hiện theo 4 giai đoạn chính, cụ thể:
Giai đoạn 1: Đào tạo nhận thức & kỹ năng, đánh giá hiện trạng và hoạch định hệ thống
* Mục đích
Để có thể bắt đầu triển khai Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Ban ISO cần tiến hành đào tạo nhận thức & kỹ năng, Đánh giá hiện trạng và hoạch định hệ thống nhằm đà tạo nhận thức cho nhân sự xây dựng hệ thống và tìm ra các điểm đã phù hợp, những điểm chưa phù hợp so với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Dụa trên các kết quả đó, Ban ISO sẽ thiết lập các kế hoạch triển khai và thực hiện các nội dung công việc đã được nhận diện và xác định.
* Phương pháp tiến hành
- Tổ chức lớp đào tạo Nhận thức chung về Tiêu chuẩn ISO 45001 cho nhân sự Ban ISO và các nhân sự liên quan khác.
- Phân tích các điểm mới, các điểm cốt lõi của tiêu chuẩn ISO 45001:2018: cấu trúc bậc cao, quan điểm về rủi ro hệ thống, các yêu cầu của tiêu chuẩn.
- Xem xét và đánh giá toàn bộ thông tin dạng văn bản hiện có so sánh với văn bản pháp luật hiện hành & theo yêu cầu trong điều khoản của tiêu chuẩn ISO 45001:2018
Lập danh mục các tài liệu/hồ sơ và văn bản pháp lý cần có theo các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Lập kế hoạch xây dựng tài liệu/quy trình theo các yêu cầu của điều khoản tiêu chuẩn, phân bổ nguồn lực hợp lý theo chức năng và nhiệm vụ.
Xác định và liệt kê các yêu cầu sửa đổi/bổ sung và danh mục các tài liệu/hồ sơ cần thực hiện xây dựng phù hợp theo các điều khoản của tiêu chuẩn.
- Tổ chức họp triển khai xây dựng hệ thống, phân bổ các nguồn lực thích hợp để triển khai xây dựng và phát triển hệ thống.
- Việc đánh giá thực trạng của HTQL ATVSLĐ hiện tại cần được thực hiện trên cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018, cần thiết tiến hành tham vấn, tham khảo các ý kiến người đại diện các phòng ban, bộ phận đồng thời xem xét các tài liệu, hồ sơ hiện có của Tập đoàn tại các phòng ban, bộ phận.
* Lập kế hoạch
Trên cơ sở các kết quả của việc đánh giá thực trạng, Ban ISO cần:
- Lập sơ đồ chi tiết về mô hình của HTQL, các quy trình quản lý và mối tương tác giữa các quy trình;
- Thống nhất về mô hình hệ thống, kế hoạch triển khai chi tiết, định lượng và dự kiến thời gian và các nguồn lực cần thiết để hoàn thành các công việc.
Giai đoạn 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống quy trình, văn bản và tài liệu
* Mục đích
- Những thành viên thuộc Ban ISO, các trưởng phòng ban và nhân viên chuyên trách sẽ thực hiện soạn thảo văn bản, tài liệu cho HTQL ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 theo các chức năng/nhiệm vụ.
- Hoàn thành việc soạn thảo tài liệu/hồ sơ cho Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
- Đảm bảo các tài liệu được rõ ràng, chi tiết và cụ thể từ đó đảm bảo tính hiệu lực của các tài liệu HTQL theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
* Phương pháp thực hiện
- Tổ chức hướng dẫn cho các nhân sự (trong Ban ISO cũng như trưởng các Đơn vị, phòng ban hoặc người được phân công) trong đó cần xác định rõ các nội dung: Nhận biết các quy định pháp lý cho tổ chức, Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S, cách thức soạn thảo và trình bày tài liệu để đáp ứng yêu cầu của Hệ thống quản lý ISO 45001:2018 bao gồm: Sổ tay quản lý, Qui trình, qui định, hướng dẫn công việc, biểu mẫu, cách đánh mã số.
- Xây dựng sổ tay OHS theo tiêu chuẩn ISO 45001.
- Phân tích bối cảnh, xây dựng chính sách, mục tiêu, kế hoạch hành động phù hợp bối cảnh:
Xác định bối cảnh của tổ chức, xem xét các vấn đề nội bộ và bên ngoài, nó liên quan đến mục tiêu, mục đích của công ty, các định hướng chiến lược và khả năng đạt được kết quả mong muốn của Hệ thống quản lý ATVSLĐ (OH & S).
Mô tả ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đối với tổ chức và cách chúng phản ánh trên Hệ thống quản lý OH & S; Các yếu tố có thể là quy mô doanh nghiệp, văn hóa, khách hàng, thị trường, mục tiêu và mục tiêu của công ty, độ phức tạp của sản phẩm, dòng quy trình và thông tin… Cần thực hiện xác định các bên quan tâm nội bộ là nhân viên, đoàn thể… và các bên quan tâm bên ngoài là khách hàng, tất nhiên, cùng với các nhà cung cấp, các cơ quan có liên quan...
Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu, mục đích và tính bền vững của tổ chức. Bối cảnh tổ chức phải được thể hiện trong Chính sách OH & S hoặc tài liệu tương đương. Nó cũng là một cách để phát hiện rủi ro và cơ hội liên quan đến kinh doanh.
- Xây dựng các quy trình, hướng dẫn kiểm soát các hoạt động OHS phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
- Sau khi đã triển khai và soát xét xong hệ thống tài liệu, hồ sơ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và theo các hoạt động thực tế của Công ty, sau đó trình Ban lãnh đạo tập đoàn phê duyệt, ban hành và áp dụng dụng vào thực tế. Ban ISO cần hướng dẫn đến các bộ phận, bao gồm:
Hướng dẫn cách thức kiểm soát và áp dụng các quy trình, tài liệu;
Hướng dẫn các cách thức quản lý, kiểm tra việc thực hiện và lưu trữ hồ sơ áp dụng;
Xác định các phương pháp thực hiện và công cụ đánh giá rủi ro;
Đề xuất các phương án xử lý rủi ro, điểm yếu;
Lựa chọn phương án xử lý rủi ro…
Danh mục các quy trình, tài liệu của HTQL ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 xây dựng cho Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long được xây dựng dựa trên 10 Điều khoản và các yêu cầu cụ thể của Tiêu chuẩn và từ đó mã hóa thành các quy trình, tài liệu và văn bản như sau:
15. Quy trình Quản lý thiết bị điện cầm tay | |
2. Chính sách OHS | 16. Quy trình xây dựng mục tiêu và chương trình hành động |
3. Sự lãnh đạo và tham gia của NLĐ | 17. Quy trình đào tạo, huấn luyện |
4. Bối cảnh của tổ chức, nhu cầu và mong đợi của bên quan tâm | 18. Quy trình trao đổi thông tin |
5. Quy trình tham vấn và tham gia của người lao động | 19. Quy trình quản lý thông tin dạng văn bản |
6. Quy trình Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro AT&SKNN và cơ hội | 20. Quy trình quản lý thay đổi |
7. Quy trình quản lý rủi ro, cơ hội | 21. Quy trình quản lý AT&SKNN về mua sắm |
8. Quy trình xác định, áp dụng các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác | 22. Quy trình chuẩn bị và ứng phó tình huống khẩn cấp |
Có thể bạn quan tâm!
- Tuân Thủ Các Yêu Cầu Pháp Luật Và Yêu Cầu Khác
- Kết Quả Thống Kê Về Thực Hiện Các Buổi Họp An Toàn Vệ Sinh Lao Động Hàng Ngày Trên Các Công Trường Dự Án
- Đánh Giá Nội Bộ Hệ Thống Quản Lý Và Xem Xét Của Lãnh Đạo Công Ty
- Nhu Cầu Và Mong Đợi Của Người Lao Động Và Các Bên Liên Quan
- Tham Gia Của Người Lao Động (Tham Gia Thảo Luận Đóng Góp Ý Kiến)
- Nhận Diện Mối Nguy, Đánh Giá Rủi Ro Và Cơ Hội
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
23. Quy trình kiểm tra ATLĐ&GSCT | |
10. Quy trình quản lý hóa chất | 24. Quy trình đánh giá nội bộ AT&SKNN |
11. Quy trình quản lý PTBVCN | 25. Quy trình xem xét AT&SKNN của lãnh đạo |
12. Quy trình quản lý máy, TB, VT có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ | 26. Quy trình điều tra tại nạn, sự cố. |
13. Quy trình PCCC&CNCH | 27. Quy trình quản lý sự không phù hợp và hành động khắc phục |
14. Quy trình quản lý sức khỏe NLĐ |
Việc áp dụng trên sẽ được thực hiện từ khi các tài liệu có hiệu lực thi hành cho đến khi có đủ các bằng chứng, chứng minh cho việc áp dụng hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018
Giai đoạn 3: Đào tạo đội ngũ đánh giá viên nội bộ và thực hiện đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý
* Mục đích
- Giúp cho các nhân sự trong Ban ISO hiểu được và nắm được các yêu cầu của tiêu chuẩn, của quá trình xây dựng phát triển hệ thống và đồng thời hiểu và nắm được phương pháp đánh giá tính hiệu lực của HTQL ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
- Theo yêu cầu của tiêu chuẩn và hệ thống quản lý đã xây dựng, Công ty triển khai các đợt đánh giá nội bộ và lưu trữ các hồ sơ đánh giá để phục vụ cho các quá trình xem xét. Đánh giá nội bộ giúp Công ty tìm ra những điểm chưa phù hợp trong hệ thống đã thiết lập và được khắc phục/cải tiến để đảm bảo cho tính hiệu lực của hệ thống và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận chính thức.
* Phương pháp thực hiện
- Tìm hiểu các định nghĩa, mục đích đánh giá, loại hình, phạm vi và lợi ích của đánh giá nội bộ.
- Giới thiệu quy trình đánh giá nội bộ bao gồm quá trình lập kế hoạch, chuẩn bị, tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả đánh giá, khắc phục phòng ngừa các điểm không phù hợp.
- Tiêu chuẩn chuyên gia đánh giá
- Hướng dẫn cách thức lập kế hoạch đánh giá, xác định phạm vi đánh giá, lập checklist chuẩn bị cho quá trình đánh giá.
- Các phương pháp đánh giá, phương pháp tiếp cận quá trình bao gồm xác định các quá trình, các tài liệu và hồ sơ liên quan đến quá trình, đầu vào và đầu ra của quá trình, cách thức tiếp cận quá trình hiệu quả.
- Các nguyên tắc về thu thập bằng chứng khách quan, bằng chứng của sự phù hợp theo yêu cầu của Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
- Thực hiện đánh giá hiệu suất của hệ thống quản lý OH & S, kiểm tra sự tuân thủ tiêu chuẩn, tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác.
Xem xét đánh giá việc thực hiện các quy trình, biểu mẫu được thực hiện tại các Đơn vị.
Hướng dẫn việc chỉnh sửa phù hợp đảm bảo tuân thủ theo quy trình và hướng dẫn áp dụng của hệ thống.
- Xác định các điểm không phù hợp và lập báo cáo kết quả đánh giá bao gồm các kết luận về không phù hợp và điểm khuyến nghị cải tiến.
- Xem xét lãnh đạo
- Thực hiện các hành động khắc phục
- Chuẩn bị hồ sơ để đánh giá chứng nhận chính thức: Hồ sơ pháp lý theo yêu cầu pháp luật, hồ sơ đánh giá nội bộ, hồ sơ họp xem xét lãnh đạo, hồ sơ đánh giá yêu cầu luật.
Giai đoạn 4: Đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018
* Mục đích
Đánh giá tính phù hợp của Hệ thống quản lý ATVSLĐ của Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tạo cơ sở cho việc cấp chứng nhận đối với Hệ thống.
* Phương pháp thực hiện
- Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận điều khoản với tổ chức đánh giá chứng nhận ISO 45001:2018
- Xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018
71
- Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Công ty
- Lập kế hoạch khắc phục sau đánh giá
- Sửa chữa, bổ sung các quy trình và phát sinh nếu có sự không phù hợp
- Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018
3.3. Xây dựng một số quy trình Hệ thống Quản lý an toànvệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018
Sổ tay ATVSLĐ là một văn bản mô tả tóm tắt chung về hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long trong đó các điều khoản được tham chiếu thích hợp theo tiêu chuẩn nhằm:
- Nâng cao kết quả hoạt động An toàn vệ sinh lao động
- Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và các bên có liên quan.
- Đạt được các mục tiêu về ATVSLĐ
Sổ tay ATVSLĐ của Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long bao gồm 04 mục tiêu chính:
Cung cấp một cấu trúc cho các chính sách, quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc.
Xác định cách thức tổ chức, trách nhiệm và tương tác giữa các công việc chức năng liên quan tới ATVSLĐ.
Kiểm soát một cách hiệu quả các hoạt động vận hành của tổ chức và các công việc hành chính để giảm thiểu các tác động đối với ATVSLĐ.
Cung cấp cơ sở cho việc kiểm tra kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu quản lý.
Đây là tài liệu nguyên tắc để xác định các yếu tố cốt lõi của HTQL ATVSLĐ đồng thời mô tả các cơ chế để đạt được các mục tiêu này. Tài liệu này xác định cấu trúc, chính sách, mục tiêu và trách nhiệm/thẩm quyền quản lý, thực hiện và xác minh các công việc có ảnh hưởng đến hoạt động ATVSLĐ và việc thực hiện có hiệu quả HTQL này.
Tài liệu này cung cấp cho nhân viên, khách hàng, các nhà cung cấp, nhà thầu và các bên quan tâm những thông tin phù hợp về Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long, các mục tiêu của ATVSLĐ và cách tuân thủ ATVSLĐ được quản lý tại