Kết Quả Thống Kê Về Thực Hiện Các Buổi Họp An Toàn Vệ Sinh Lao Động Hàng Ngày Trên Các Công Trường Dự Án


10% 4%

86%

Rất có ích

Ít có ích

Không có ích


Biểu đồ: 2.1: Kết quả đánh giá về hiệu quả của các đợt huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của Công ty

Nguồn: [7]

Để nâng cao công tác kiểm soát an toàn trên công trình, dự án Công ty còn quy định hàng ngày vào đầu giờ sáng trước các tổ thi công tổ chức thảo luận an toàn đầu giờ, Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cho công việc thực hiện trong ngày,việc thực hiện được ghi chép và lưu hồ sơ thông qua Biên bản Thảo luận an toàn đầu giờ/Nhật ký an toàn.

Tuy nhiên việc thực hiện thường xuyên và liên tục các buổi thảo luận an toàn đầu giờ của các tổ thi công vẫn chưa nghiêm túc và đầy đủ. Theo các số liệu thống kê về sự tham gia, có mặt của các tổ thi công tại các buổi họp của dự án, thông qua các hồ sơ thực hiện trong quý 3 năm 2019 của các tổ thi công trải dài tại khu vực Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam thì có:

- 60% Số tổ thi công thực hiện Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro, thảo luận an toàn đầu giờ và viết biên bản thảo luận.

- 30% Có thực hiện viết biên bản nhưng không Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro, không thảo luận an toàn đầu giờ.

-10% Không tổ chức Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro, không thảo luận an toàn đầu giờ, không viết biên bản thảo luận.

Mô tả kết quả thống kê số liệu báo cáo về số người tham dự các buổi thảo luận an toàn thường ngày trên các công trường dự án như trên biểu đồ hình 2.2:


10

30

60

Thực hiện thảo luận

Không thảo luận, không viết biên bản

Viết biên bản, không họp


Biểu đồ 2.2: Kết quả thống kê về thực hiện các buổi họp an toàn vệ sinh lao động hàng ngày trên các công trường dự án

Nguồn: [7]

Qua biểu đồ thể hiện kết quả được tổng hợp, thống kê và báo cáo cho thấy công tác họp an toàn đầu giờ - thảo luận an toàn tại các dự án vẫn chưa có sự nhìn nhận, sự quan tâm đúng mực của toàn thể người lao động, đặc biệt là đối với một số chỉ huy công trình trên công trường tại dự án còn đang chưa nhận thây rõ được vai trò cũng như trách nhiệm cũng như hiệu quả mang lại của công tác thực hiện này. Đây cũng là điểm thiếu sót trong việc QL ATVSLĐ của tại các dự án TCLĐ của Công ty.

Qua đó có thể thấy rằng công tác huấn luyện ATVSLĐ theo quy định pháp lý và công tác đào tạo ATVSLĐ nội bộ, truyền thông về ATVSLĐ luôn được song hành và bổ trợ lẫn nhau nhằm phát huy tối đa sự hiệu quả nâng cao nhận thức NLĐ là 1 yếu tố then chốt cho mục tiêu phát triển bền vững theo định hướng quản lý an toàn.

2.2.8. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Xác định ngành thi công lắp đặt thang máy, thang cuốn là ngành nghề sản xuất có nhiều các yếu tố nguy hiểm, có hại trong môi trường lao động. Ban lãnh đạo Công ty yêu cầu và chỉ đạo rất mạnh về công tác trang bị, cấp phát PTBVCN, cho thấy sự quan tâm, chăm lo cho NLĐ, đây là 1 yếu tố thể hiện sự cam kết của Ban lãnh đạo Công ty trong chính sách ATVSLĐ. Qua qúa trình quan sát và đánh giá cho thấy, Công ty đã trang bị đầy đủ PTBVCN cho tất cả NLĐ theo danh mục nghề quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/2/2014 của Bộ LĐTBXH- Thông tư Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị PTBVCN. Việc kiểm tra, thử nghiệm, bảo quản trang bị an toàn, PTBVCN cũng được thực hiện theo đúng quy định. Đối với


các loại PTBVCN khác được cấp theo niên hạn sử dụng và khấu hao khi hư hỏng trong quá trình sử dụng. Các chi phí cho việc mua sắm thể hiện rõ trong các báo cáo hàng năm, cụ thể năm 2017 chi cho mua sắm trang bị PTBVCN là 913.000.000 đồng, năm 2018 là 1.510.000.000 đồng, năm 2019 là 1.100.000.000 đồng [7].

Phương tiện bảo vệ cá nhân được chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn theo các quy định hiện hành của nhà nước. Các PTBVCN được cấp phát và hồ sơ cấp phát PTBVCN được Phòng Vật tư&Kho lưu trữ hồ sơ. Hàng ngày, trước khi sử dụng tổ thi công tiến hành kiểm tra chất lượng của các PTBVCN đã được cấp phát, những phương tiện bị hư hỏng, không đạt yêu cầu được phát hiện và loại bỏ. Thông qua nội dung xây dựng trong các phiếu hỏi, việc quản lý công tác cấp phát, bảo quản và sử dụng các PTBVCN cũng được chúng tôi khảo sát chi tiết. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 90% số người lao động được khảo sát cho rằng việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân của tập đoàn cho người lao động là rất tốt, số còn lại cho rằng chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân còn chưa được tốt. Việc sử dụng các PTBVCN được Công ty quy định quản lý chặt chẽ, có các chế tài và mức độ xử lý cho các lỗi vi phạm không sử dụng, bảo quản PTBVCN, do đó việc tuân thủ quy định bảo quản và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trên các công trường dự án của Công ty là rất nghiêm túc.

2.2.9. Chăm sóc sức khỏe người lao động

Về công tác khám, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên, qua quá trình xem xét hồ sơ, tài liệu cho thấy:

+ Năm 2017, Công ty đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần cho toàn bộ CBCNV Công ty: 774/721 người, đạt 93,2%. (thiếu 53 người do nghỉ việc và nghỉ thai sản).

Bảng 2.2: Số lượng cán bộ nhân viên tham gia đợt khám sức khỏe năm 2017

Đơn vị: Người

STT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1

Tổng số CBCNV

774

100


Số CBCNV tham gia khám sức khỏe

721

93,2



2

Trong đó:

Nữ

108

15,0


Nam

613

85,0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho Tập đoàn Thang máy thiết bị Thăng Long - 8

Nguồn [6]


Loại IVLoại V

Loại II 0,3%

8,3%

0,1%

Loại I 10,7%

Loại II 80,6%


Biểu đồ 2.3: Phân loại sức khỏe cán bộ nhân viên năm 2017


Nguồn [6]

Loại I: Rất khỏe; Loại II: Khỏe; Loại III: Trung bình; Loại IV: Kém; Loại V: Rất kém

+ Năm 2018, công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần cho toàn bộ CBCNV Công ty: 915/942 người, đạt 97,13%, thiếu 27 người do nghỉ việc và nghỉ thai sản).

Bảng 2.3: Số lượng cán bộ nhân viên tham gia đợt khám sức khỏe năm 2018


Loại sức khỏe

Nam

Nữ

Tổng

Tỷ lệ %

(so với số được xếp loại)

Loại I

81

15

96

10,49

Loại II

590

106

696

76,06

Loại III

82

14

96

10,5

Loại IV

25

2

27

2,95

Loại V

0

0

0

0

Tổng

778

137

915

100

Nguồn [6]


Loại III 10,5%

Loại I

Loại II

Loại III

Loại IV


Biểu đồ 2.4: Phân loại sức khỏe cán bộ nhân viên năm 2018

Loại I: Rất khỏe; Loại II: Khỏe; Loại III: Trung bình; Loại IV: Kém; Loại V: Rất kém

Nguồn [6]


+ Năm 2019, công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần cho toàn bộ CBCNV Công ty: 878/885 người, đạt 99,2%, thiếu 7 người do nghỉ thai sản).

Bảng 2.4: Số lượng cán bộ nhân viên tham gia đợt khám sức khỏe năm 2019

Đơn vị: Người


STT

Nội dung

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Ghi

chú


1

Tổng số CBCNV

885

100


Số CBCNV tham gia khám sức khỏe

878

99,2



2

Trong đó:




Nữ

140

15,95


Nam

738

85,05



Bảng 2.5: Phân loại sức khỏe của cán bộ nhân viên năm 2019

Nguồn [6]


Loại sức khỏe

Nam

Nữ

Tổng

Tỷ lệ %

(so với số được xếp loại)

Loại I

81

18

99

11,28

Loại II

590

109

699

79,61

Loại III

49

12

61

6,95

Loại IV

18

1

19

2,16

Loại V

0

0

0

0

Tổng

738

140

878

100

Nguồn [6]


6,95%

2,16%

11,28%

79,61%

Loại I Loại II Loại III Loại IV

Biểu đồ 2.5: Phân loại sức khỏe cán bộ nhân viên năm 2019

Loại I: Rất khỏe; Loại II: Khỏe; Loại III: Trung bình; Loại IV: Kém; Loại V: Rất kém

Nguồn [6]


Kết quả hồi cứu số liệu và quá trình đánh giá thực tế việc thực hiện cho thấy, Công ty rất chú trọng trong công tác tuân thủ thực hiện các yêu cầu pháp luật về quản lý sức khỏe NLĐ, tất cả CBCNV Công ty đều có hồ sơ quản lý sức khỏe.

Đối với bệnh nghề nghiệp, căn cứ theo ngành nghề sản xuất, kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng năm, kết quả quan trắc MTLĐ định kỳ hàng năm và đánh giá các tác động, Công ty không phải thực hiện khám phát hiện BNN cho NLĐ. Tại văn phòng làm việc của Công ty, đã bố trí đầy đủ tủ thuốc cứu thương theo quy định hiện hành của nhà nước để thực hiện việc sơ cấp cứu tại chỗ nhanh nhất nhưng tại các Công trường làm việc hiện nay việc trang bị túi cứu thương còn chưa đáp ứng đủ được công tác sơ cấp cứu tại chỗ [6].

Về công tác Công tác quan trắc môi trường lao động định kỳ, theo số liệu khảo sát cho thấy công ty tuân thủ thực hiện việc quan trắc MTLĐ.

+ Tại Văn phòng Làm việc Hào Nam

Bảng 2.6: Số liệu quan trắc Môi trường lao động tại văn phòng làm việc Hào Nam

STT

Yếu tố

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số mẫu Đạt/K.Đ

Số mẫu Đạt/K.Đ

Số mẫu Đạt/K.Đ

1

Nhiệt độ

19/19

19/19

19/19

2

Độ ẩm

19/19

19/19

19/19

3

Tốc độ gió

19/19

19/19

19/19

4

Bức xạ nhiệt

19/19

19/19

19/19

5

Ánh sáng

19/19

19/19

19/19

6

Ồn chung

19/19

19/19

19/19

7

Bụi toàn phần

19/19

19/19

19/19

8

Bụi hô hấp

19/19

19/19

19/19

9

C02

19/19

19/19

19/19

TỔNG

171/171

171/171

171/171

Nguồn [6]

+ Tại Văn phòng Làm việc Trần Thái Tông


Bảng 2.7: Số liệu quan trắc Môi trường lao động tại văn phòng làm việc Trần Thái Tông

STT

Yếu tố

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số mẫu Đạt/K.Đ

Số mẫu Đạt/K.Đ

Số mẫu Đạt/K.Đ

1

Nhiệt độ

VP chưa đưa vào

sử dụng

VP chưa đưa vào

sử dụng

32/32

2

Độ ẩm

/

/

32/32

3

Tốc độ gió

/

/

32/32

4

Bức xạ nhiệt

/

/

32/32

5

Ánh sáng

/

/

32/32

6

Ồn chung

/

/

32/32

7

Bụi toàn phần

/

/

32/32

8

Bụi hô hấp

/

/

32/32

9

C02

/

/

32/32

TỔNG

/

/

288/288

Nguồn [6]

+ Tại Văn phòng Vật tư & Kho An Khánh

Bảng 2.8: Số liệu quan trắc Môi trường lao động tại văn phòng Vật tư &Kho An Khánh

STT

Yếu tố

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số mẫu Đạt/K.Đ

Số mẫu Đạt/K.Đ

Số mẫu Đạt/K.Đ

1

Nhiệt độ

10/10

10/10

16/16

2

Độ ẩm

10/10

10/10

16/16

3

Tốc độ gió

10/10

10/10

16/16

4

Bức xạ nhiệt

10/10

10/10

16/16

5

Ánh sáng

10/10

10/10

16/16

6

Ồn chung

10/10

10/10

16/16

7

Bụi toàn phần

10/10

10/10

16/16

8

Bụi hô hấp

10/10

10/10

16/16

9

C02

10/10

10/10

16/16

10

Toluenee

/

/

2/2

11

Xylenee

/

/

2/2

12

Benzenee

/

/

2/2

13

Aceton

/

/

2/2

TỔNG

90/90

90/90

152/152

Nguồn [6]


Nhìn chung các kết quả quan trắc môi trường lao động tại các VP làm việc đều đạt theo quy định hiện ành, đảm bảo môi trường làm việc cho NLĐ.

2.2.10. Công tác quản lý máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

- Về công tác quản lý an toàn máy, thiết bị, vật tư có YCNN về ATLĐ đã được công ty đặc biệt chú ý quan tâm và có những chỉ đạo chi tiết và cụ thể của Ban lãnh đạo Công ty. Cụ thể Phòng Vật tư &Kho là đơn vị đầu mối cho việc quản lý máy, thiết bị, vật tư đã thực hiện khai báo sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện kiểm định 100% số máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt trước khi đưa vào sử dụng [7].

Năm

Số lượng máy

Tỷ lệ (%)

2017

204

100

2018

294

100

2019

180

100

Nguồn [7]

Phòng Vật tư & Kho là đơn vị chức năng định kỳ 6 tháng/lần tổ chức tự kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị và đồng thời lập hồ sơ kiểm tra, bảo dưỡng theo đúng quy định.

- Tại các đơn vị tổ thi công, công tác tự kiểm tra được tuân thủ thực hiện. Hàng ngày trước khi sử dụng thiết bị, Đơn vị thi công đều bố trí và cắt cử nhân sự thực hiện việc kiểm tra, vận hành chạy thử thiết bị và ghi lại nhật ký.

2.2.11. Công tác lập phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp

Nhằm tăng cường công tác đảm bảo ATVSLĐ, phòng tránh các bất trắc, sự cố, rủi ro cũng như chủ động ứng phó các sự cố khẩn cấp về ATVSLĐ xảy ra, Công ty đã xây dựng và ban hành các quy trình cụ thể về ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra như: mưa bão, sự cố cháy nổ, sự cố chảy tràn, đổ hóa chất, sự cố sự cố điện giật, bệnh dịch...

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí