Sơ đồ 2.4. Phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp
Nguồn:[7]
- Kết quả khảo sát cũng cho thấy, Công ty tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật cũng như ĐGRR để phòng ngừa các rủi ro, từ đó Công ty xây dựng các phương án phòng ngừa, xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra, cụ thể:
+ Công ty xây dựng phương án PCCC và cứu hộ cứu nạn tại các Văn Phòng làm việc của Công ty. Công ty đã trang bị đầy đủ và hàng ngày có đội ngũ Quản lý tòa nhà rà soát, kiểm tra thường xuyên các phương tiện, dụng cụ PCCC đảm bảo các phương tiện này luôn sẵn sàng sử dụng được khi có cháy nổ.
+ Duy trì đội PCCC cơ sở là nhân sự thường xuyên làm việc tại Văn Phòng. Lập và tổ chức diễn tậpphương án PCCC và cứu nạn cứu hộ hàng năm. Nhân sự thi công của các Đơn vị TCLĐ định kỳ đều được huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH đảm bảo an toàn khi thực hiện các công việc trên công trường.
+ Định kỳ 02 năm/lần, Công ty tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho Đội PCCC cơ sở, NLĐ làm việc trong môi trường tiếp xúc với các nguy cơ cháy nổ các kiến thức, kỹ năng về PCCC do Phòng Cảnh sát PCCC công an Quận Đống Đa giảng dạy.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Công Tác Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại Tập Đoàn Thang Máy Thiết Bị Thăng Long
- Tuân Thủ Các Yêu Cầu Pháp Luật Và Yêu Cầu Khác
- Kết Quả Thống Kê Về Thực Hiện Các Buổi Họp An Toàn Vệ Sinh Lao Động Hàng Ngày Trên Các Công Trường Dự Án
- Cơ Sở Đề Xuất Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Theo Tiêu Chuẩn Iso 45001:2018 Cho Tập Đoàn Thang Máy Thiết Bị Thăng Long
- Nhu Cầu Và Mong Đợi Của Người Lao Động Và Các Bên Liên Quan
- Tham Gia Của Người Lao Động (Tham Gia Thảo Luận Đóng Góp Ý Kiến)
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Hình 2.2. Tập huấn công tác PCCC tại Công ty
2.2.12. Tình hình sự cố, tai nạn lao động tại công ty
Nguồn:[7]
Mặc dù Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm và đầu tư rất lớn cả về nhân lực, vật chất, trang thiết bị, công nghệ máy móc cho quá trình sản xuất để đảm bảo ATVSLD. Tuy nhiên ngành thi công lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng thang máy là một ngành sản xuất đặc thù có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại nên trong quá trình hoạt động sản xuất vẫn xảy ra các sự cố, tai nạn lao động không mong muốn. Trong quá trình hồi cứu số liệu tôi đã thu thập các hồ sơ về sự cố, tai nạn lao động trong các năm 2017, 2018 và 2019 xảy ra tại Công ty. Tổng hợp tình hình TNLĐ như trên bảng 2.9 [7].
Bảng 2.9. Tổng hợp tình hình tai nạn lao động
Đơn vị | NĂM 2017 | NĂM 2018 | NĂM 2019 | |||||||
Tai nạn nhẹ | Tai nạn nặng | Tử vong | Tai nạn nhẹ | Tai nạn nặng | Tử vong | Tai nạn nhẹ | Tai nạn nặng | Tử vong | ||
1 | Phòng TCLĐ T1 | 5 | 1 | 0 | 4 | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 |
2 | Phòng TCLĐ T2 | 3 | 0 | 0 | 5 | 1 | 0 | 4 | 0 | 0 |
3 | Phòng TCLĐ Miền Trung | 6 | 1 | 0 | 6 | 0 | 0 | 5 | 0 | 0 |
4 | Phòng TCLĐ Phía Nam | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 |
5 | TT QLCL&BHBT | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 |
6 | Phòng TC HTKTCT | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 4 | 0 | 0 |
TỔNG | 23 | 2 | 0 | 20 | 1 | 0 | 21 | 0 | 0 |
Nguồn:[7]
Khi phân tích sự cố, tai nạn lao động nhẹ xảy ra và thu thập được thông tin trong các năm 2017, 2018 và 2019 tôi thấy: các vụ tai nạn lao động nhẹ chủ yếu được ghi nhận và thông kê dạng: Đứt tay trong quá trình vận chuyển, mang vác thiêt bị dụng cụ đồ nghề thi công, kẹp tay trong quá trình nâng, vận chuyển đồ và trượt ngã nhẹ không gây tổn thương tới cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu tập trung vào: nguyên nhân do lỗi người lao động vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc. Trong đó việc không tuân thủ trang bị PTBVCN chiếm tỷ lệ đến khoảng 75%, còn lại do nguyên nhân khác.
Tai nạn nặng xảy ra năm 2017 của Phòng TCLĐ T1 xảy ra đối với nạn nhân nam bị dập ngón tay phải do không thống nhất thông tin, tín hiệu khi vận hàng thang lên/xuống nên đã bị khung đối trọng hạ xuống và gây kẹp ngón tay phải. Ngay sau đó nạn nhân được chuyển đến bệnh viện điều trị.
Tai nạn nặng thứ 2 năm 2017 của Phòng TCLĐ Miền Trung xảy ra đối với nạn nhân nam gây gãy đầu xa đốt III ngón 3,4 bên trái khi đang thi công chất bo vào khung đối trọng cùng 1 công nhân khác tại đầu carbin thì nạn nhân bị bo tải đè lên đầu bàn tay, nguyên nhân chính do vị trí đứng không cân bằng khi vận chuyển đồ và thao tác thực hiện công việc của nạn nhân không đảm bảo, các công việc này đòi hỏi cần 2 người thực hiện, nhưng nạn nhân thực hiện công việc 1 mình nên xảy ra tai nạn.
Tai nạn nặng thứ 1 năm 2018 của Phòng Phòng TCLĐ T2 xảy ra đối với nạn nhân nam gây gãy đốt 1 ngón V bàn tay phải khi tổ thi công đang chất thêm bo tải cho thang để thi công rail và bi bo đè lên bàn tay nguyên nhân chính do sàn thao tác thực hiện công việc của nạn nhân không được cố định, các tấm ván của sàn thai tác chỉ gác lên thanh đỡ sàn, khi nạn nhân di chuyển bước vào bị trượt gây nên kẹp tay. Công việc này đòi hỏi cần 2 người thực hiện, nhưng nạn nhân thực hiện công việc 1 mình nên xảy ra tai nạn.
V i ệ c thống kê và phân tích về tình hình TNLĐ được Công ty tuân thủ nghiêm túc theo quy định hiện hành của nhà nước, Phòng ATLĐ&GSCT là Đơn vị chủ động phối hợp với các Đơn vị, Phòng ban liên quan phân tích diễn biến, nguyên nhân và các hậu quả do các TNLĐ, sự cố lao động gây ra. Sau đó các Đơn vị đã họp xem xét và thảo luận, nhằm đưa ra các giải pháp và biện pháp kiểm soát phù hợp để phòng ngừa xảy ra các rủi ro tương tự trong hoạt động sản xuất. Kết quả điều tra, phân tích báo cáo, Phòng ATLĐ&GSCT thực hiện lập file mô phỏng tai nạn để gửi cảnh báo
tới toàn Đơn vị thi công lắp đặt và sử dụng tư liệu phục vụ đào tạo nội bộ cho Người lao động.
2.2.13. Theo dõi, đo lường và đánh giá sự tuân thủ
Công ty đã thiết lập và duy trì các quá trình để theo dõi và đo lường thường xuyên hoặc định kỳ các hoạt động tuân thủ ATVSLĐ của mình. Công tác theo dõi, đo lường này bao gồm việc kiểm tra tiến độ và kết quả đạt được của các mục tiêu và chỉ tiêu đã thống nhất.
Công ty quy định định kỳ thực hiện việc đánh giá 1 năm/lần sự tuân thủ theo các yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác có liên quan đến ATVSLĐ thông qua việc đánh giá nội bộ, xem xét của Lãnh đạo và các cuộc đánh giá từ hãng Mitsubishi và các cuộc kiểm tra, đánh giá đột xuất.
Khi các yêu cầu đã quy định chưa được đáp ứng, các chương trình hành động khắc phục sẽ được thực hiện.
2.2.14. Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý và xem xét của lãnh đạo Công ty
Nhằm đánh giá đảm bảo sự phù hợp của hệ thống so với các yêu cầu, hoạt động của Công ty và sự tuân thủ duy trì thích hợp. Công ty duy trì tần suất đánh giá theo định kỳ 1 năm/lần. Kế hoạch và quy trình đánh giá được xác định và tính đến:
- Các hoạt động và khu vực được đánh giá
- Tần suất đánh giá
- Trách nhiệm, quyền hạn của đội ngũ thực hiện đánh giá
- Thông tin về những nội đung đánh giá
- Năng lực của đánh giá viên
- Cách thức các cuộc đánh giá
Các đánh giá viên được cung cấp các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ một cách thích hợp. Đánh giá viên được đào tạo và cấp chứng nhận phù hợp theo hệ thống.
Việc xem xét của lãnh đạo cấp cao đối với Hệ thống QL ATVSLD của Công ty sẽ được thực hiện ít nhất mỗi năm 01 lần. Tổng Giám đốc sẽ chủ trì cuộc họp xem xét lãnh đạo theo quy trình họp xem xét của lãnh đạo nhằm đảm bảo hệ thống quản lý luôn thích hợp, phù hợp và có hiệu lực liên tục, đồng thời đánh giá các cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý, các chính sách, các mục tiêu và chỉ tiêu. Bên cạnh đó là việc xem xét môi trường kinh doanh và các rủi ro có thể xảy ra khi môi trường kinh doanh thay đổi.
2.3. Đánh giá kết quả và hạn chế trong công tác Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long
2.3.1. Kết quả
Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long triển khai áp dụng hệ thống Quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đã đạt được nhiều kết quả mong đợi:
- Bộ máy tổ chức, phân công nhiệm vụ được kiện toàn từ Ban lãnh đạo tới cấp độ Phòng/Ban tới cấp độ dự án, tổ thi công, điều này cho thấy sự quản lý được xuyên suốt và liên tục đảm bảo sự vận hành liên tục của bộ máy nhân sự.
- Sự cam kết của lãnh đạo được cụ thể hóa rõ ràng trong việc cung cấp các nguồn lực, nhân lực cần thiết thực hiện công tác quản lý ATVSLĐ.
- Các công việc quản lý ATVSLĐ được hệ thống hóa và phân bổ trách nhiệm quản lý rõ ràng tới từng cấp độ Đơn vị Phòng/Ban, tạo nên sự hiệu quả cũng như hạn chế sự chồng chéo và thiếu sót trong công tác quản lý.
- Yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác được nhận diện và thực hiện đáp ứng xuyên suốt.
- Công tác Nhận diện mối nguy và ĐGRR cấp độ Công ty và cấp độ dự án đã được thiết lập, đảm bảo cho việc nhận diện và có các biện pháp phòng ngừa các rủi ro xảy ra trong quá trình lao động.
- Mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu bên liên quan được xác định rõ ràng và kiểm soát, đáp ứng các yêu cầu 1 cách có hệ thống.
- Công tác huấn huyện ATVSLĐ được tuân thủ thực hiện theo các quy định pháp lý, các nội dung công việc có YCNN về ATVSLĐ được nhận diện và đưa cụ thể vào chương trình đào tạo theo quy định. Ngoài nội dung cũng như chương trình huấn luyện ATVSLĐ theo pháp ly, Công ty còn tập trung và chú trọng vào huấn luyện ATVSLĐ nội bộ để liên tục và thường xuyên cập nhật kiến thực cho NLĐ. Kết quả nhận thấy được kiến thức, nhận thưc của người lao động trên mặt bằng chung rất hiệu quả.
- Trang bị PTBVCN cho NLĐ được Công ty rất chú trọng và quan tâm, Người lao động được cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân theo tính chất công việc và mỗi loại phương tiện được quản lý việc cấp phát cũng như thay thế/ thải bỏ theo quy trình quản lý.
- Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu ngiêm ngặt về ATVSLĐ được thực hiện quản lý nghiêm ngặt từ khâu mua hàng tới việc cấp phát, sử dụng, bảo dưỡng và khai báo với cơ quan quản lý nhà nước.
- Chăm sóc, quản lý sức khỏe cho NLĐ rất được chú trọng, đây cũng là nội dung được kiểm soát rất chặt chẽ đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp luật và của các bên có liên quan.
- Đánh giá nội bộ định kỳ được chủ động lên kế hoạch và thực hiện chi tiết cụ thể nhằm tìm ra những điểm không phù hợp, chưa phù hợp để trình ban lãnh đạo Công ty và có kế hoạch cải tiến. Đây là 1 nội dung được Ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm để kiện toàn hệ thống quản lý ATVSLĐ góp phần xây dựng và phát triển Công ty.
2.3.2. Hạn chế
- Tiêu chuẩn OHSAS 18001 không có cấu trúc cấp cao (Hight Level Structure), các yêu cầu của tiêu chuẩn không có tính linh hoạt nên việc tích hợp các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn: ISO 9001 còn gặp nhiều khó khăn và bất cập cho Công ty. Công ty phải chạy song hành các HTQL khác nhau, một số quy trình, nội dung công việc như: thiết lập sổ tay quản lý, quản lý sự thay dổi, kiểm soát sự không phù hợp, quản lý hồ sơ, tài liệu, đánh giá nội bộ, xem xét lãnh đạo,vv bị trùng lặp, chồng chéo gây dư thừa những công việc không cần thiết, nguồn lực, vật lực bị phân bổ và mất nhiều thời gian thực hiện gây nên sự hiệu quả thực hiện công việc và trong công tác quản lý. Tiêu chuẩn ISO 45001 đã giải quyết được vấn đề khó khăn và bất cập đó, tiêu chuẩn ISO 45001 có cấu trúc cao cấp phù hợp cho việc liên kết và tích hợp các hệ thống quản lý.
- Tiêu chuẩn OHSAS 18001 không yêu cầu tổ chức xác định bối cảnh nội bộ, tiêu chuẩn ISO 45001 yêu cầu bắt buộc tổ chức phải xác định rõ bối cảnh tổ chức đây là một yêu cầu mới và tiến bộ để đảm bảo doanh nghiệp nhận thức được thực tại của mình, từ đó thiết lập một hệ thống phù hợp ngay từ ban đầu.
- Tiêu chuẩn OHSAS 18001 dựa trên các quy trình/thủ tục còn tiêu chuẩn ISO 45001 dựa trên quá trình, điều này dẫn tới sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn trong công tác quản lý hệ thống ATVSLĐ.
- Tiêu chuẩn OHSAS 18001 chỉ đề cập và kiểm soát các rủi ro nên còn tồn tại một số hạn chế, thiếu hiệu quả nhất định, tiêu chuẩn ISO 45001 đề cao việc xem xét các nguy cơ, rủi ro và cơ hội tạo nên tiền đề cho việc phòng ngừa rủi ro và đây là yếu tố then chốt nhất trong công tác ATVSLĐ.
- Tiêu chuẩn OHSAS 18001 không yêu cầu sự thể hiện quan điểm, nhu cầu mong đợi của các bên có liên quan, sự tham gia, tham vấn của Người lao dộng về an toàn vệ sinh lao động, tiêu chuẩn ISO 45001 đề cao và thể hiện rất rõ ràng quan điểm, nhu cầu
mong đợi của các bên liên quan, sự tham gia, tham vấn đối với công tác quản lý ATVSLĐ. Đây cũng có thể nói là một điểm mặt hạn chế lớn đối với HTQL ATVSLĐ mà cần phải nhận diện và xây dựng bổ sung.
- Do tính chất công việc đặc thù của ngành thang máy dự án thi công trải dài tại các Khu vực, các tỉnh , các tổ đội thi công phân bổ khắp các khu vực mà không tập trung nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động.
- Việc Nhận diện mối nguy, đánh giá và kiểm soát rủi ro chưa thực sự phát huy được hiệu quả tại cấp độ dự án
- Chưa nhận định và đánh giá được các sự thay đổi việc thực hiện, chưa kiểm soát được hết sự thay đổi dẫn tới việc kiểm soát còn thiếu sót và chưa thực sự hiệu quả.
Tiểu kết chương 2
Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy thiết bị Thăng Long đã và đang áp dụng hệ thống OHSAS 18001:2007 trong việc quản lý an toàn vệ sinh lao động trong tất cả các hoạt động thi công lắp đặt hệ thống thang máy, thang cuốn tại tất cả các dự án của Công ty.
Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Công ty được xây dựng phù hợp với phạm vi hoạt động công việc, nhất quán với Chính sách và mục tiêu về ATVSLĐ đã được công bố, cũng như bảo đảm hệ thống quản lý được thường xuyên liên tục được cải tiến thích hợp. Hệ thống quản lý được áp dụng, duy trì và cải tiến một cách thích hợp và có hiệu quả dưới sự kiểm tra và giám sát của Đại diện lãnh đạo Công ty cùng với sự ủng hộ và sự cam kết của Ban Tổng Giám đốc và Trưởng các Phòng Ban, Dự án.
Tuy nhiên, hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 cho đến nay tại đã chuẩn bị hết hiệu lực và sẽ bị thay thê bởi tiêu chuẩn khác cao hơn. Trong thời kỳ phát triển nền công nghiệp và hội nhập quốc tế, các DN ngoài việc đảm bảo về chất lượng của sản phẩm theo chuẩn Quốc tế mà còn phải đảm bảo các yếu tố liên quan đến hệ thống quản lý ATVSLĐ cần phải được thực hiện. Trên thế giới hình thành và xây dựng 1 tiêu chuẩn chung cho các nước trên thế giới áp dụng QL ATVSLĐ, định hình 1 xã hội toàn cầu hóa về ATVSLĐ, nhằm phù hợp với các tiêu chuẩnchuẩn Quốc tế và phù hợp cho việc tích hợp các hệ thống quản lý trong một doanh nghiệp (hệ thống ISO 9001; ISO 14001…) trong các quá trình quản lý. Từ tháng 3 năm 2018 tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về hệ thống quản lý ATVSLĐ đã ra đời nhằm cung cấp, định hướng cho các tổ chức áp dụng trong việc quản lý ATVSLĐ trong đơn vị mình.
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 giải quyết những điểm khó khăn về tích hợp hệ thống, tránh việc tiêu tố nguồn lực vào việc vận hành các hệ thống, công việc song song, xác định rõ được bối cảnh của tổ chức để xem xét đánh giá sự hiệu quả trong việc áp dụng vận hành. Sự tham gia, tham vấn của người lao động được thể hiện rõ dệt và cụ thể hóa được trong hệ thống, kết hợp cùng bước tiến chủ động của quản lý rủi ro.
Do vậy, yêu cầu cấp thiết của Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long là cần nghiên cứu xây dựng và chuyển đổi việc Quản lý ATVSLĐ tại các dự án của Công ty sang HTQL ATVSLĐ ISO 45001:2018.