Tham Gia Của Người Lao Động (Tham Gia Thảo Luận Đóng Góp Ý Kiến)


cuốn của MELCO do Công ty cung cấp tại thị trường Việt Nam. (Phụ lục 02: Chính sách ATSKNN của Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long)

3.3.5.2. Nguồn lực, vai trò trách nhiệm

Lãnh đạo Công ty sẽ xem xét các nguồn lực cần thiết cho HTQL ATVSLĐ và đảm bảo sự sẵn có của nó một cách phù hợp. Việc phân công trách nhiệm – quyền hạn căn cứ trên cơ sở năng lực lao động của từng Đơn vị. Mỗi cá nhân sẽ được quản trị viên của Phòng/Ban giao nhiệm vụ, quyền hạn theo các vị trí làm việc phù hợp với năng lực, trình độ, kinh nghiệm. Trách nhiệm- quyền hạn cụ thể sẽ được nêu sơ đồ tổ chức, sơ đồ tổ chức thể hiện chi tiết để việc thực hiện HTQL ATVSLĐ kèm theo mô tả vai trò, trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và thẩm quyền. Đại diện người lao động cũng được làm thành một phần của hệ thống được thiết lập.

Sơ đồ 3 1 Tổ chức bộ máy Công ty Nguồn Sổ tay OHS – TLE Group 1 Cam kết phát 1

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy Công ty

Nguồn: Sổ tay OHS – TLE Group

1. Cam kết phát triển HTQL ATVSLĐ.

2. Cung cấp và đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực để thực hiện công tác ATVSLĐ.

3. Đảm bảo bối cảnh của tổ chức cũng như các rủi ro OHS tiềm ẩn được xem xét

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

4. Phê duyệt Chính sách ATVSLĐ, các quy trình ATVSLĐ.

5. Phê duyệt mục tiêu và chương trình hành động về ATVSLĐ của Công ty, rà soát định kỳ trong việc đạt được các mục tiêu.


6. Phê duyệt sơ đồ tổ chức quản lý về an toàn trong phạm vi Công ty, trong đó làm rõ các nhân sự chịu trách nhiệm thực hiện công việc liên quan an toàn và thúc đẩy các hoạt động phòng tránh tai nạn.

7. Xem xét các khuyến nghị để cải tiến.

8. Tham gia một cách thích hợp vào các cuộc kiểm tra về an toàn tại công trường, thể hiện sự nhận thức về tầm quan trọng của an toàn đối với toàn thể nhân viên.

9. Quyết định thành lập đoàn điều tra đối với các trường hợp thương tích mà ít nhất một nạn nhân bị thương tật nặng hoặc ủy quyền cho Trưởng Phòng ATLĐ& GSCT thành lập đội điều tra để xử lý tất cả các thương tích nhẹ.

ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO

Trưởng Ban ISO là đại diện lãnh đạo của HTQL ATVSLĐ, người sẽ chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì hiệu quả HTQL ATVSLĐ.

BAN ISO

Trưởng Ban ISO cùng các thành viên chịu trách nhiệm thiết lập, thúc đẩy việc thực hiện và duy trì hiệu quả HTQL ATVSLĐ bằng cách:

1. Đảm bảo rằng yêu cầu của HTQL ATVSLĐ được thiết lập, thực hiện và duy trì theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018.

2. Định hướng và hỗ trợ nhằm góp phần vào hiệu lực của hệ thống quản lý OHS ở tất cả các chức năng.

3. Tổ chức và tiến hành đánh giá HTQL ATVSLĐ cũng như xác định và đánh giá các vấn đề liên quan đến HTQL ATVSLĐ để khởi tạo, sửa chữa hoặc cung cấp giải pháp thông qua các kênh được chỉ định.

4. Giám sát việc thực hiện HĐKP/PN đối với sự không phù hợp liên quan đến HTQL ATVSLĐ.

5. Báo cáo kết quả hoạt động của HTQLATVSLĐ cho Lãnh đạo Công ty để xem xét và làm cơ sở để cải tiến, tổ chức cuộc họp đánh giá lãnh đạo theo tần suất đã xác định và cho các hoạt động tiếp theo.

PHÒNG ATLĐ & GSCT

Trưởng Phòng ATLĐ&GSCT cùng với đội ngũ Nhân viên an toàn chuyên trách chịu trách nhiệm là lực lượng nòng cốt để triển khai thực hiện HTQL ATVSLĐ trong phạm vi Công ty bao gồm các Đơn vị và các cấp độ có liên quan.


Trách nhiệm cụ thể của Trưởng Phòng ATLĐ&GSCT bao gồm:

Xây dựng chính sách quản lý ATVSLĐ và kế hoạch thực hiện để ngăn ngừa TNLĐ, BNN đề xuất giải pháp cho Lãnh đạo Công ty.

Trao đổi thông tin trong nội bộ về chính sách quản lý ATVSLĐ và các kế hoạch thực hiện theo thứ tự ưu tiên đã được phê duyệt bởi Lãnh đạo Công ty, từ đó xây dựng các hoạt động quản lý an toàn cụ thể kèm theo kế hoạch rà soát, đánh giá, khắc phục và hướng dẫn thực hiện.

Thực hiện việc điều tra nguyên nhân TNLĐ, từ đó xây dựng và thực hiện áp dụng các hành động khắc phục, phòng ngừa.

Thực hiện các giải pháp kiểm soát từ kết quả của việc đánh giá rủi ro.

Tổ chức nhận diện các mối nguy và ĐGRR xuất hiện tại nơi làm việc, tại biện pháp thi công (biện pháp thực hiện công việc), ưu tiên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, thực hiện biện pháp phòng ngừa trước khi thực hiện công việc (đánh giá rủi ro) và thực hiện các hành động cải tiến phù hợp.

Tổ chức thực hiện huấn luyện và đào tạo về ATVSLĐ.

Giám sát việc kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng các máy móc, dụng cụ, thiết bị phục vụ thi công, phương tiện bảo vệ cá nhân.

Thực tiện tuần tra, kiểm tra an toàn tại công trường để khắc phục các điều kiện và hành vi mất an toàn, đưa ra các hướng dẫn an toàn để thực hiện công việc.

Thúc đẩy các hoạt động xem xét và cải tiến trên cơ sở kết quả kiểm tra an toàn, thực hiện thông quá các cuộc họp về an toàn.

Thiết lập các quá trình cho tư vấn và tham gia chủ động của người lao động, đảm bảo NLĐ không bị trả thù khi tham gia đóng góp ý kiến hoặc khiếu nại về vấn đề OHS.

Duy trì trao đổi thông tin với công nhân, thu thập thông tin về sự cố công trường, lưu ý cả về vấn đề sức khỏe tinh thần của công nhân cho dù không liên quan trực tiếp đến công việc.

GIÁM ĐỐC KHỐI / TRUNG TÂM / BAN / CHI NHÁNH

Giám đốc các Khối/ Trung tâm/ Ban/ Chi nhánh có trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động của Khối/ Trung tâm/ Ban/ Chi nhánh được quản lý đáp ứng các yêu cầu của HTQL ATVSLĐ và định hướng thực hiện cải tiến liên tục của hệ thống.

1. Đảm bảo hệ thống quản lý OHS được vận hành đầy đủ và có hiệu quả


2. Thông báo yêu cầu / các thay đổi về mặt pháp lý liên quan tới ATVSLĐ cho các Đơn vị thuộc phạm vi quản lý khi khi được Trưởng Phòng ATLĐ & GSCT thông tin tới.

3. Phải đảm bảo rằng mọi yêu cầu tuân thủ pháp luật được tuân thủ và trong trường hợp có mâu thuẫn với hoạt động kinh doanh thì phải thông báo cho Lãnh đạo Công ty.

4. Phải rà soát kết quả thực hiện ATVSLĐ trong các cuộc họp của Khối/ Trung tâm/ Ban/ Chi nhánh để cải tiến liên tục nhắm đạt được mục tiêu ATVSLĐ.

5. Thông báo bất kỳ sự thay đổi/ cập nhật nào diễn ra trong hoạt động ATVSLĐ của Công ty tới các Đơn vị trực thuộc phạm vi quản lý.

TRƯỞNG PHÒNG/ BAN

Trưởng các Phòng/Ban trực thuộc các Khối/ Trung tâm/ Ban/ Chi nhánh và các Phòng/Ban khác có trách nhiệm đảm bảo rằng quy trình, nơi làm việc và con người đáp ứng các yêu cầu của HTQL ATVSLĐ.

1. Tổ chức thực hiện và cập nhật kết quả nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro lần đầu và trong trường hợp thay đổi liên quan đến máy móc, thiết bị, quá trình…

2. Đánh giá hoạt động ATVSLĐ trong Phòng/Ban chức năng trong phạm vi quản lý bao gồm cả việc tuân thủ pháp luật định kỳ.

3. Đảm bảo rằng tất cả nhân viên trong Phòng/Ban tương ứng đã trải qua đào tạo ATVSLĐ thích hợp.

4. Thúc đẩy các hoạt động ATVSLĐ thông qua việc bảo đảm nhân sự cấp dưới thông hiểu các kế hoạch hành động về an toàn và sức khỏe.

5. Thực hiện tuần tra an toàn công trường một cách thích hợp và có hệ thống, nhận định các điều kiện và hành vi mất an toàn để loại bỏ chúng, đồng thời thu thập thông tin thực tế và tiến triển của các hoạt động an toàn.

6. Hỗ trợ việc điều tra nguyên nhân của TNLĐ nếu xảy ra.

7. Cung cấp sự hỗ trợ và hướng dẫn thích hợp cho các hoạt động nhằm mục tiêu không có TNLĐ xảy ra.

NHÂN VIÊN ĐIỀU PHỐI ATVSLĐ (BÁN CHUYÊN TRÁCH)

Nhân viên điều phối ATVSLĐ (bán chuyên trách) có trách nhiệm thực hiện HTQL ATVSLĐ trong các đơn vị tương ứng của họ.

1. Thực hiện đánh giá ban đầu về ATVSLĐ và nghiên cứu mối nguy /rủi ro


2. Hỗ trợ người đứng đầu Đơn vị tương ứng của họ để thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu của ATVSLĐ

3. Phối hợp với Phòng ATLĐ & GSCT để thiết lập các hoạt động ATVSLĐ liên quan đến Đơn vị như sau:

Thiết lập chương trình quản lý ATVSLĐ và các kế hoạch thực hiện

Trao đổi thông tin nội bộ

Tiếp nhận và điều tra các điểm không phù hợp.

4. Lưu trữ các hồ sơ thực hiện ATVSLĐ của Đơn vị.

5. Rà soát các mối nguy / rủi ro, các đánh giá và kiểm soát quan trọng và cập nhật định kỳ một cách thích hợp nếu có sự thay đổi trong quy trình thực hiện công việc, các chương trình quản lý được thực thi, cơ sở vật chất, các yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác.

6. Duy trì các hồ sơ ATVSLĐ của Đơn vị để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu tương ứng với tiêu chuẩn ISO 45001:2018.

7. Đảm bảo rằng hồ sơ ATVSLĐ của Đơn vị đều có thể tiếp cận dễ dàng, có thể khôi phục, được cất giữ ở nơi an toàn và được bảo vệ khỏi bị hư hỏng.

AN TOÀN VỆ SINH VIÊN

1. Thực hiện đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ thi công chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ, có ý thức trong công tác bảo quản các thiết bị an toàn, PTBVCN; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, CHCT, quản đốc chấp hành quy định ATVSLĐ.

2. Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những sai sót, các vi phạm về ATVSLĐ, những trường hợp gây mất an toàn có nguy cơ gây ra TNLĐ của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc.

3. Tham gia vào việc xây dựng các kế hoạch ATVSLĐ; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao dộng mới tham gia làm việc.

4. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc các cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động phòng ngừa các rủi ro và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc.

5. Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về ATVSLĐ tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết


bị, vật tư, chất có YCNN về ATVSLĐ đã kiến nghị với NSDLĐ mà không được khắc phục.

NHÂN VIÊN

Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc theo các thông tin về ATVSLĐ được truyền đạt tới, bao gồm:

1. Thực hiện công việc dựa trên nhận thức cao về an toàn, tuân thủ với các quy định và tiêu chuẩn an toàn được phê duyệt và ban hành.

2. Thực hiện tự kiểm tra một cách có hệ thống trước và sau khi thực hiện công việc, báo cáo ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường cho cấp giảm sát/quản lý trực tiếp hoặc người có trách nhiệm.

3. Bảo đảm tuân thủ việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân được trang bị, bảo đảm thực hiện công việc theo đúng quy trình và các điều kiện thực tế.

4. Chủ động tham gia các hoạt động và thảo luận an toàn ở quy mô nhóm nhỏ.

5. Xem xét các công việc đã thực hiện với các thành viên khác trong các cuộc họp an toàn nhóm, họp an toàn đầu giờ…để phản ảnh kết quả vào các công việc tiếp theo.

6. Đề xuất các giải pháp nhằm mục đích cải thiện các điều kiện và hành vi mất an toàn.

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ / NHÀ THẦU / KHÁCH

1. Thực hiện tuân thủ các quy trình ATVSLĐ thích hợp / Hướng dẫn làm việc / Thực hành về ATVSLĐ.

2. Thông báo bất kỳ sự cố ATVSLĐ nào với nhân sự của Công ty phụ trách công việc tương ứng.

3. Tham gia một cách thích hợp vào các chương trình hành động về ATVSLĐ, đề xuất ý kiến cải tiến khi được yêu cầu.

HỘI ĐỒNG ATVSLĐ CƠ SỞ

1. Định kỳ thảo luận về những điểm cải tiến liên quan đến công trường, các nhà thầu và các hệ thống an toàn trên diện rộng.

2. Biên soạn các đề xuất của người lao động và trình bày cho Hội đồng để thảo luận hướng triển khai.

3. Thực hiện hành động đầy đủ và thích hợp nhằm hướng tới việc tuân thủ pháp luật.

86


4. Xác định các cơ hội để cải tiến và báo cáo sự giống nhau.

5. Thảo luận về phân tích xu hướng tai nạn, sự cố và những sự cố gần xảy ra trong Công ty và trong những trường hợp cụ thể đang lặp lại và lên kế hoạch cho các hành động phù hợp và theo dõi việc thực hiện các quy trình tương tự.

3.3.5.3. Tham gia, tham vấn và trao đổi thông tin

Lãnh đạo Công ty chịu trách nhiệm tổ chức thiết lập, thực hiện và duy trì các quá trình trao đổi thông tin, sự tham gia và tham vấn của NLĐ ở tất cả các cấp bậc và chức năng cần thiết và đảm bảo có sự tham gia của đại diện NLĐ trong việc phát triển, hoạch định, thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động và các hành động cần thiết để cải tiến HTQL ATVSLĐ.

3.3.5.4. Tham vấn của người lao động

Đối tượng tham vấn

Cán bộ, công nhân viên Công ty, nhà thầu, khách hàng, các cơ quan chuyên môn…

Hình thức tham vấn

Có thể chọn và thực hiện một trong các hình thức:

- Tham vấn trực tiếp, thông qua điện thoại, email hoặc các nhóm zalo, viber….

- Phiếu tham vấn: sử dụng biểu mẫu: Phiếu tham vấn CB-CNV

- Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị (ghi nhận thông qua Biên bản họp).

- Tham vấn thông qua cán bộ quản lý chuyên môn, cán bộ an toàn vệ sinh viên…

Các trường hợp tham vấn:

- Khi nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro tại các bộ phận định kỳ hàng năm hoặc khi soát xét lại hoặc thông qua công tác kiểm tra, giám sát ATVSLĐ và nhận diện, phát hiện mối nguy mới.

- Điều tra sự cố xảy ra về an toàn vệ sinh lao động.

- Khi có sự thay đổi về thiết bị, phương tiện làm việc hoặc thay đổi quy trình/ biện pháp thi công lắp đặt, bảo hành bảo trì.

- Khi có sự thay đổi ảnh hưởng đến ATVSLĐ tại nơi làm việc.

- Khi xây dựng, soát xét lại hoặc ban hành chính sách ATVSLĐ.

- Khi xây dựng mục tiêu, chương trình hành động định kỳ hàng năm.

87


- Xây dựng biện pháp kiểm soát an toàn đối với thầu phụ và thuê ngoài khi có thêm đơn vị mới tham gia.

3.3.5.5. Tham gia của người lao động (Tham gia thảo luận đóng góp ý kiến)

Đối tượng tham gia

Cán bộ, công nhân viên Công ty, nhà thầu, khách hàng, các cơ quan chuyên môn…

Hình thức tham gia

- Có thể chọn và thực hiện một trong các hình thức:

- Tham gia trực tiếp, thông qua điện thoại, email hoặc các nhóm zalo, viber… Hoặc thực hiện thông qua buổi họp an toàn đầu giờ tại các công trình (đối với khối Thi công lắp đặt/ Bảo hành bảo trì)

- Phiếu khảo sát ý kiến: sử dụng biểu mẫu: Phiếu tham gia CB-CNV

- Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị.

- Thông qua các buổi đào tạo định kỳ (đào tạo an toàn trong nâng bậc lương, đào tạo an toàn theo yêu cầu pháp lý

- Tổ chức buổi họp, hội thảo, hội nghị (ghi nhận thông qua Biên bản họp).

Các trường hợp tham gia:

- Khi nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro tại các bộ phận định kỳ hàng năm, nhận diện mối nguy mới

- Xây dựng biện pháp kiểm soát an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp đặc thù công việc tại nơi làm việc.

- Điều tra sự cố xảy ra về ATVSLĐ.

- Khi có sự thay đổi về thay đổi quy trình/ biện pháp thi công lắp đặt, bảo hành bảo trì.

- Khi có sự thay đổi ảnh hưởng đến ATVSLĐ tại nơi làm việc.

- Xây dựng biện pháp kiểm soát an toàn đối với thầu phụ và thuê ngoài khi có thêm đơn vị mới tham gia.

Sau mỗi đợt tham vấn hoặc tổ chức lấy ý kiến tham gia của người lao động, Bộ phận QLATVSLĐ thuộc Phòng ATLĐ & GSCT thống kê, đánh giá, đề xuất các biện pháp thực hiện (nếu cần) và theo dõi các biện pháp thực hiện theo biểu mẫu Bảng thống kê các ý kiến tham gia, tham vấn.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí