cách thức không để xảy ra rủi ro về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp. Các phòng ban liên quan có trách nhiệm thiết lập, thực hiện và duy trì quá trình lựa chọn và giám sát việc mua/bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ đảm bảo sự phù hợp với hệ thống ATVSLĐ.
Trước khi công việc của Nhà thầu được thực hiện, Đơn vị quản lý Nhà thầu phải tiến hành xác định các nội dung kiểm soát theo phạm vi công việc của các Đơn vị nhà thầu tại văn phòng hoặc dự án một cách thích hợp:
- Thiết lập quá trình để xác định và trao đổi thông tin nội bộ về Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro cho các hoạt động của Nhà thầu khi làm việc, cung cấp dịch vụ. Các mối nguy cần phải được nhận diện và các rủi ro phải được đánh giá về ATVSLĐ có liên quan đến:
+ Các hoạt động và vận hành của nhà thầu có thể ảnh hưởng đến người lao động của Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long và của bản thân Nhà thầu;
+ Các hoạt động vận hành của Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long đối với người lao động của Nhà thầu;
+ Các hoạt động và vận hành của nhà thầu đối với các bên có liên quan tại nơi làm việc cung cấp dịch vụ
Đơn vị quản lý Nhà thầu phải tiến hành xác định các yếu tố và thực hiện như các mô tả sau để đảm bảo các yêu cầu của Hệ thống QL ATVSLĐ được duy trì thực hiện 1 cách có hiệu quả:
- Cấp phép một cách hợp lý cho Nhà thầu để thực hiện công việc hoặc dịch vụ theo phạm vi xác định rõ ràng trong hợp đồng.
- Kiểm tra đối với Nhà thầu:
Có thể bạn quan tâm!
- Tham Gia Của Người Lao Động (Tham Gia Thảo Luận Đóng Góp Ý Kiến)
- Nhận Diện Mối Nguy, Đánh Giá Rủi Ro Và Cơ Hội
- Mục Tiêu Và Chương Trình Hành Động An Toàn Vệ Sinh Lao Động
- Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho Tập đoàn Thang máy thiết bị Thăng Long - 16
- Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho Tập đoàn Thang máy thiết bị Thăng Long - 17
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Nhân viên của họ có những kỹ năng để thực hiện công việc theo hợp đồng trong một cách an toàn bằng với các bằng chứng được kiểm định thực tế.
Nhà thầu có hệ thống quản lý ATVSLĐ còn hiệu lực và phù hợp với quy định pháp luật có liên quan.
- Cung cấp cho Nhà thầu các quy định vềATVSLĐ của Công ty đối với công việc sẽ được thực hiện. Quản lý Đơn vịphải đảm bảo rằng các quy định của Công ty liên quan đến ATVSLĐ được cụ thể hó trong thỏa thuận, hợp đồng ký kết với Nhà thầu.
- Trong trường hợp cần thiết, Nhà thầu phải tiến hành đánh giá rủi ro của họ để xác định các mối nguy hiểm và đánh giá rủi ro liên quan và thực hiện kiểm soát rủi ro cần thiết.
- Trong trường hợp sử dụng PTBVCN được xem là cần thiết như một công cụ phòng ngừa sau đánh giá rủi ro thì việc này phải được thông báo và lựa chọn PTBVCN hợp lý tại chỗ cho nhân viên của Nhà thầu.
- Nhà thầu phải bảo đảm duy trì điều kiện vệ sinh tại nơi làm việc theo tiêu chuẩn của Công ty đã quy định.
Trước khi bắt đầu công việc, nhân viên của Nhà thầu sẽ được đào tạo ban đầu tuỳ theo phạm vị công việc. Phòng ATLĐ&GSCT hoặc Đơn vị quản lý Nhà thầu chịu trách nhiệm đào tạo ban đầu.
Nội dung đào tạo ban đầu bao gồm:
- Các yêu cầu ATVSLĐ tại vị trí làm việc
- Kế hoạch ứng phó khẩn cấp
- Báo cáo sự cố: Tất cả các tai nạn có liên quan trực tiếp tới người lao động không phải là nhân viên của TLE phải được báo cáo, ghi chép và điều tra như tai nạn xảy ra đối với nhân viên TLE.
Việc kiểm tra và giám sát định kỳ được thực hiện để đảm bảo Nhà thầu đáp ứng các quy định về ATVSLĐ. Điều này cần được thực hiện bởi chínhNhà thầu, Đơn vị quản lý Nhà thầu và Phòng ATLĐ&GSCT.
Hồ sơ của tất cả các đào tạo ban đầu và các đào tạo khác phải đươc lưu giữ tại Đơn vị.
Quản trị viên Đơn vị quản lý Nhà thầu hoặc nhân sự được chỉ định thay thế thường xuyên theo dõi các hoạt động của Nhà thầu và yêu cầu báo cáo đầy đủ các vấn đề ảnh hưởng tới việc vận hành hệ thống QL ATVSLĐ, để đảm bảo Nhà thầu tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng vềquy định, hướng dẫn liên quan đến ATVSLĐ của Công ty.
3.3.8.4. Chuẩn bị và ứng phó tình huống khẩn cấp
Công ty sẽ thiết lập và duy trì một quy trình xác định tình huống khẩn cấp liên quan đến ATVSLĐ dựa trên:
- Các quy định pháp lý
- Hoạt động sản xuất thực tế của Công ty
- Nhu cầu mong muốn của Công ty, của Ban Tổng giám đốc
Việc hoạch định và thiết lập nhằm ứng phó với các tình huống khẩn cấp này, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể liên quan đến chúng. Việc thực hiện được mô tả theo các nội dung công việc:
- Thiết lập kế hoạch ứng phó với các tình huống khẩn cấp
- Tổ chức đào tạo/hướng dẫn tương ứng với tình trạng khẩn cấp theo các điều kiện thích hợp
- Thử nghiệm định kỳ với tình huống có thể diễn tập
- Đánh giá kết quả diễn tập và chỉnh sửa nếu cần thiết
- Trao đổi và cung cấp thông tin cho người lao đ6ộng theo nghĩa vụ và trách nhiệm
- Trao đổi thông tin liên quan cho nhà thầu, khách thăm quan, cơ quan chức năng, cộng đồng địa phương nếu cần
- Có tính đến nhu cầu và khả năng của các bên quan tâm khi xây dựng kế hoạch ứng phó khi thích hợp
Nếu cần thiết đội phản ứng khẩn cấp bao gồm các thành viên từ các phòng ban chức năng khác nhau sẽ xem xét đề xuất sửa đổi thủ tục này, và đặc biệt là sau khi xảy ra tai nạn hoặc tình huống khẩn cấp. Các cuộc diễn tập để kiểm tra mức độ sẵn sàng và các biện pháp ứng phó sự cố khẩn cấp sẽ được thực hiện theo một lịch trình được thiết lập.
3.3.9. Đánh giá
3.3.9.1. Giám sát, theo dõi, phân tích và đo lường
Công ty sẽ thiết lập một kế hoạch để theo dõi và đo lường hiệu quả ATVSLĐ một cách thường xuyên. Kế hoạch này cung cấp thông tin tham vấn cho các chương trình giám sát để theo dõi thông tin trên kết quả các hoạt động điều hành, các hoạt động kiểm soát điều hành liên quan và sự phù hợp với các mục tiêu.
Kế hoạch giám sát bao gồm các biện pháp chủ động để giám sát việc tuân thủ chương trình quản lý ATVSLĐ và các kế hoạch hành động, các tiêu chí hoạt động, các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác. Kế hoạch chỉ rõ việc theo dõi và đo lường việc thực hiện ATVSLĐ bằng cách thu thập dữ liệu về các chỉ số ATVSLĐ quan trọng ví dụ như:
- Kết quả thực hiện mục tiêu ATVSLĐ
- Đánh giá mức độ tuân thủ yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
- Kết quả đào tạo ATVSLĐ
- Tình trạng tai nạn lao động, sự cô, suýt sự cố,vv
- Kết quả khám sức khỏe
- Kết quả quan trắc môi trường lao động
- …
Phương pháp theo dõi, đo lường, phân tích được thực hiện 1 cách thích hợp tại Công ty để đảm bảo sự hiệu quả trong công tác thực hiện không đi lêch khỏi các yêu cầu của Hệ thông QL ATVSLĐ. Tất cả các chỉ số thực hiện ATVSLĐ được xem xét trong các cuộc họp của Hội đồng ATVSLĐ cơ sở.
3.3.9.2. Đánh giá sự tuân thủ
Công ty sẽ thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục xác định và đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý về ATVSLĐ hiện hành và các yêu cầu khác. Việc đánh giá sự tuân thủ được thực hiện định kỳ 1 năm/lần. Quy trình cũng xác định phương pháp định kỳ đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý, các yêu cầu khác nhằm tuân thủ và đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống Quản lý ATVSLĐ của Công ty theo như mục tiêu đề ra và hoạch định cho các hành động cần thiết về ATVSLĐ liên quan.
3.3.9.3. Đánh giá nội bộ
Công ty sẽ thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục đánh giá nội bộ nhằm duy trì và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống Quản lý ATVSLĐ của Công ty, loại bỏ những điểm không phù hợp đang tồn tại và xác nhận tính hiệu quả của việc xử lý, các hành động khắc phục, hành dộng phòng ngừa trong các lần đánh giá trước.
Đánh giá nội bộ ATVSLĐ sẽ được tổ chức và tiến hành và theo lịch đánh giá định kỳ của Công ty với tần suất thực hiện 1 năm/lần. HĐKP/PN sẽ được tiến hành theo Quy trình kiểm soát sự thay đổivà được Phòng ATLĐ & GSCT và đội ngũ quản lý xem xét trong các cuộc đánh giá theo lịch trình.
Các cuộc đánh giá được lập kế hoạch/sắp xếp lại dựa trên kết quả đánh giá rủi ro các hoạt động / quá trình và các kết quả kiểm tra trước đó và do cá nhân độc lập với những người chịu trách nhiệm trực tiếp cho hoạt động được đánh giá.
Sau quá trình đánh giá các điểm không phù hợp khi phát hiện sẽ được ghi nhận lại và phân tích nguyên nhân đưa các biện pháp khắc phục trong thời gian thích hợp. Các Đơn vị/cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm về khu vực / hoạt động / quá trình tồn tại những thiếu sót / sai lệch cần thiết phải thực hiện các hành động khắc phục, sẽ được đánh giá lại sau đó để xác nhận và ghi nhận lại hiệu quả của hành động khắc phục.
3.3.9.4. Xem xét của lãnh đạo
Lãnh đạo Công ty sẽ thực hiện định kỳ 1 năm/lần việc xem xét hệ thống quản lý ATVSLĐ nhằm đảm bảo hệ thống luôn được thích hợp, phù hợp và có hiệu quả với điều kiện sản xuất kinh doanh.
Các vấn đề được đề cập trong xem xét lãnh đạo sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn, ví dụ:
• Cần cho sự thay đổi trong các chính sách ATVSLĐ, nếu có
• Các hành động chưa hoàn thành từ lần xem xét trước, nếu có
• Thay đổi các vấn đề bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trong HTQL ATVSLĐ, như thay đổi trách nhiệm, thay đổi quy trình, sản phẩm, đa dạng hóa, sửa đổi…
• Những thay đổi về các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác, nếu có
• Đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu, kết quả thực hiện ATVSLĐ
• Kết quả của quá trình truyền thông, tham vấn và kết quả tham gia từ các nhân viên
• Rủi ro và cơ hội ATVSLĐ;
• Phản hồi từ các bên liên quan bao gồm các khiếu nại, nếu có
• Kết quả đánh giá nội bộ, đánh giá tuân thủ và tình trạng của HĐKP/PN
• Xem xét thống kê sự cố, điều tra sự cố và mức độ hoàn thành HĐKP/PN
• Cơ hội cải tiến liên tục
Các kết quả của xem xét lãnh đạo bao gồm một cách thích hợp mọi quyết định liên quan đến chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch hành động và các yếu tố khác của ATVSLĐ.
Các cải tiến liên tục được phản ánh trong các thành phần của ATVSLĐ như là một phần của các hoạt động hàng ngày của Công ty, bao gồm đáp ứng các mục tiêu và đặt ra các mục tiêu mới khi cần thiết, cũng như xác định lại các rủi ro ATVSLĐ đáng kể.
3.3.10. Cải tiến
3.3.10.1.Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa Công ty sẽ thiết lập và duy trì một thủ tục báo cáo, điều tra và phân tích sự cố. Điều tra sự cố sẽ được thực hiện bởi một nhóm bằng cách sử dụng công cụ điều tra sự cố. Sự tham gia của những người liên quan hoặc quan tâm đến sự cố này được thể
hiện trong báo cáo điều tra.
Đánh giá thực hiện các hành động khắc phục để loại bỏ nguyên nhân của sự cố, sự không phù hợp nhằm tránh tái diễn hay xảy ra ở nơi khác bằng cách
- Xem xét sự cố hoặc sự không phù hợp;
- Xác định nguyên nhân gốc rễ của sự cố hoặc sự không phù hợp;
- Xác định sự tồn tại của sự cố và sự không phù hợp tương tự hoặc tiềm ẩn xuất hiện...
Việc xác định, điều tra và xử lý các điểm không phù hợp sẽ thực hiện thường xuyên và được xác định trong quá trình đánh giá và có hành động khắc phục và phòng ngừa (HĐKP/PN) thích hợp nhằm phản ứng kịp thời để giảm nhẹ tác động hoặc rủi ro hoặc hậu quả gây ra.
HĐKP/PN được thực hiện để loại bỏ các nguyên nhân gây ra sự không tuân thủ thực tế và tiềm ẩn sẽ được thực hiện phù hợp với mức độ của các vấn đề và tương xứng với rủi ro ATVSLĐ gặp phải. Hành động khắc phục và phòng ngừa được thực hiện phù hợp với các tác động hoặc tác động hoặc tác động tiềm ẩn của sự cố, sự không phù hợp gây ra. Các hành động khắc phục và phòng ngừa được đề xuất sẽ được xem xét tính hiệu lực thông qua quy trình đánh giá rủi ro trước khi thực hiện.
Bất kỳ sự thay đổi nào trong tài liệu quy trình / các thủ tục kiểm soát hoạt động / chương trình giám sát như là kết quả của hành động khắc phục hoặc phòng ngừa sẽ được thực hiện.
3.3.10.2. Cải tiến
Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động liên tục cải tiến tính phù hợp, sự thỏa đáng và hiệu lực của hệ thống nhằm đảm bảo:
- Ngăn ngừa sự xuất hiện của sự cố và sự không phù hợp tiềm ẩn;
- Thúc đẩy cải tiến kết quả hoạt động của công tácATVSLĐ.
Thiết lập, thực hiện và duy trì các quá trình cải tiến liên tục có xem xét đến đầu ra của các hoạt động được mô tả ở:
- Bối cảnh tổ chức của Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long
- Quản lý rủi ro và cơ hội
- Mục tiêu và chương trình hành động
- Theo dõi, đo lường và đánh giá
- Xem xét của lãnh đạo
- Lưu thông tin dạng văn bản.
Tiểu kết chương 3
Các bước triển khai xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cho Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long được chi thành 4 giai đoạn cụ thể hướng dẫn thực hiện xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ISO 45001:2018 cho Công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long. Trong các giai đoạn cụ thể được chia thành các công việc chính thực hiện từ việc triển khai thực hiện đến bước đánh giá chứng nhận.
Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ cho Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được thực hiện theo 10 điều khoản chính của tiêu chuẩn. Các yếu tố bắt buộc, cốt lõi để xây hệ thống được phân tích và áp dụng phù hợp theo các thực tế của Công ty. Trong đó, phạm vi áp dụng và Bối cảnh tổ chức của Công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long được nhận diện, phân tích chi tiết cụ thể theo các yếu tố của phương pháp SWOT được xác định. Các quy trình hoạch định hệ thống quản lý ATVLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là 27 quy trình quản lý, thực hiện công việc. Các nhóm yêu cầu cốt lõi cần chú trọng trong quá trình thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ISO 45001:2018 tại công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long: Yêu cầu về trách nhiệm, Yêu cầu về truyền thông, Yêu cầu về đào tạo, Yêu cầu về xây dựng và phổ biến tài liệu, Yêu cầu về lưu trữ hồ sơ tại công ty. Một số quy trình mẫu hướng dẫn được xây dựng và thực hiện tại Công ty.
Sau quá trình thực hiện xây dựng và vận hành hệ thống, việc thực hiện Đánh giá nội bộ được thực hiện. Mục đích của đánh giá nội bộ là xác định mức độ tuân thủ các quá trình, quy trình của Công ty với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Trong quá trình đánh giá, đánh giá viên nội bộ sẽ xem xét các tài liệu, hồ sơ và quy trình để xác định điểm yếu và cung cấp thông tin về sự không phù hợp.
Xem xét của lãnh đạo – Đây là đánh giá cuối cùng về hiệu quả của Hệ thống. Lãnh đạo sẽ xem xét hiệu quả của Hệ thống, kết quả Đánh giá nội bộ. Tất cả thông tin này sẽ cho phép ban lãnh đạo đưa ra quyết định về cách cải tiến Hệ thống.
Hành động khắc phục – Sau đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo, Doanh nghiếp ẽ có những điểm cần cải tiến. Hành động khắc phục này là công cụ tốt nhất để xử lý sự không phù hợp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn đã làm cụ thể các yếu tố của quá trình nghiên cứu, cung cấp một cái nhìn sâu sắc hữu ích về các yếu tố chi tiết của công tác quản lý ATVSLĐ và sẽ bổ sung giá trị lâu dài cho sự phát triển hệ thống quản lý. Những hạn chế của nghiên cứu được liên kết với cuộc khảo sát bảng câu hỏi, biểu đồ, kết quả phân tích. Luận văn đã làm rõ được các quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý ATVSLD đánh giá được khả năng áp dụng và tính sự phù hợp việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
Hoạt động thi công lắp đặt Thi công lắp đặt, BHBT thang máy, thang cuốn là một công việc tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm cho người lao động trong quá trình sản xuất.Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm và chú trọng đầu tư cho công tác ATVSLĐ, vừa đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu của Pháp luật, vừa đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của Công ty. Tuy nhiên Qua điều tra đánh giá thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ tại công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long tôi nhận thấy công tác ATVSLĐ của Công ty vẫn còn có nhiều hạn chế, sự cố, tai nạn lao động và các nguy cơ, rủi ro về sức khỏe vẫn còn cao, gây thiệt hại đáng kể đến hoạt động của công ty. Các nguyên nhân chủ yếu do:
+ Nhóm nguyên nhân kỹ thuật: Máy móc trang thiết bị sản xuất, công nghệ sản xuất có chứa đựng những yếu tố nguy hiểm (tạo các khu vực nguy hiểm, tiếng ồn, rung động, điện áp nguy hiểm..). Thiếu các hướng dẫn, chỉ báo an toàn tại nơi làm việc. Vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc AT. Thiếu (hoặc không) sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.
+ Nhóm các nguyên nhân về tổ chức sản xuất: Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý: chật hẹp, tư thế làm việc thao tác khó khăn. Tổ chức huấn luyện giáo dục ATVSLĐ chưa đồng bộ, việc tuyên truyền, kiểm tra người lao động thực hiện đúng các quy định về AT còn yếu, không đạt yêu cầu.
Nhằm khắc phục các mặt hạn chế trên, nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long, hướng tới mục tiêu giảm mạnh các tai nạn, rủi ro về an toàn lao động, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân của công ty, công ty cần tiến hành xây dựng và thực