CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện chủ yếu tại cơ sở sản xuất của Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức có trụ sở tại Cụm công nghiệp Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2012.
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp luận và 6 bước đánh giá SXSH
Lý thuyết cơ bản sau mỗi đánh giá SXSH là bất kỳ vật chất nào đi vào một nhà máy thì sẽ đi ra dưới dạng này hoặc dạng khác; Tuy nhiên, giả định căn bản được đưa ra là nguyên liệu được dự trữ sẽ không trải qua bất cứ sự thay đổi nào về dạng và về chất. Thực hiện ĐGSXSH giúp phát hiện ra nguồn phát thải trong quy trình để từ đó có thể hạn chế các nguyên nhân và đồng thời chất lượng sản phẩm có thể cũng được nâng cao.
Đánh giá SXSH tại một nhà máy cần có sự tham gia của tất cả các khu vực sản xuất vì ở bất kỳ khu vực nào cũng có tiềm năng giảm thiểu phát thải. Ngoài ra, các giải pháp SXSH của mỗi khu vực sẽ có hiệu ứng liên đới và tương hỗ với các bộ phận khác. Ví dụ, nếu thực hiện tốt khâu làm sạch nguyên liệu thô (cắt nhỏ tre trước khi đem nấu, hoặc phân loại giấy phế liệu kỹ hơn trước khi nghiền thuỷ lực) thì sẽ làm giảm lượng hóa chất, hơi nước trong quá trình sản xuất bột và cũng sẽ có tác động đến tổng lượng nước tiêu thụ và chất lượng bột giấy tốt hơn, v.v… Vì thế, điều quan trọng là phải áp dụng phương pháp tiếp cận từng bước để phối hợp tất cả các bộ phận với nhau và đảm bảo thực hiện SXSH. Phương pháp tiếp cận phải có sự linh hoạt cần thiết để thích ứng với những tình huống bất ngờ. Phương pháp tiếp cận này cũng đảm bảo việc khai thác tối đa những cơ hội SXSH.
Phân tích dòng nguyên liệu và năng lượng vào và ra của một quy trình là yếu tố trọng tâm của đánh giá SXSH. Việc thực hiện một đánh giá SXSH phải được thực hiện theo tiếp cận có phương pháp luận và logic giúp nhận diện được các cơ hội SXSH, giải quyết các vấn đề về chất thải và phát thải ngay tại nguồn, và đảm bảo tính liên tục của các hoạt động SXSH tại nhà máy. Tiếp cận đánh giá phân tích này được tổng quan như mô tả trên Hình 2-1 và nội dung các bước thực hiện được mô tả trên Hình 2-2.
Hình 2-1: Phương pháp luận về đánh giá SXSH
BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 8: Xây dựng các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các giải pháp SXSH có thể thực hiện được
BƯỚC 4: LỰA CHỌN CÁC GiẢI PHÁP SXSH
Nhiệm vụ 10: Tính khả thi kỹ thuật Nhiệm vụ 11: Tính khả thi kinh tế Nhiệm vụ 12: Tính khả thi môi trường
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp để thực hiện
BƯỚC 6: DUY TRÌ SXSH
Nhiệm vụ 17: Trở về bước 1
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước quy trình và nhận diện các dòng thải
BƯỚC 2 : PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC QUY TRÌNH
Nhiệm vụ 3: Chuẩn bị lưu đồ của quy trình sản xuất Nhiệm vụ 4: Cân bằng vật liệu, năng lượng và cấu tử Nhiệm vụ 5: Xác định đặc tính dòng thải
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải
Nhiệm vụ 7: Xem xét lại quy trình để xác định ra các nguyên nhân
BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH
BƯỚC 5: THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện Nhiệm vụ 15: Thực hiện
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
Hình 2-2: Các bước thực hiện phương pháp luận SXSH
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy, Trung
tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Đây là một phương phương pháp được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu. Để có cơ sở đánh giá cụ thể các yếu tố nhằm áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở và lựa chọn đơn vị để thực hiện nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn, tôi đã thực hiện khảo sát thực tế tại 04 cơ sở sản xuất giấy và một số cơ sở sản xuất gia công cơ khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Việc khảo sát được được thực hiện làm nhiều đợt khác nhau để có thể đánh giá một cách toàn diện, cụ thể các yếu tố có thể áp dụng sản xuất sạch hơn, đồng thời đánh giá đầy đủ được các tác động của việc áp dụng sản xuất sạch hơn đến hoạt động của đơn vị.
Bên cạnh đó, việc xây dựng các câu hỏi, bảng hỏi, phiếu điều tra để có đầy đủ các thông tin, số liệu phục vụ giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu.
2.3.2.2. Phương pháp tổng hợp, thống kê, hệ thống hóa
Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế, việc tổng hợp, thống kê, hệ thống hóa làm cơ sở đánh giá chi tiết và giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
2.3.2.3. Phương pháp so sánh
Đây là một phương pháp quan trong nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn. Việc đánh giá, so sánh các yếu tố tích cực và các mặt hạn chế trong toàn bộ các khâu, công đoạn của quá trình sản xuất là cơ sở để nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn cần phải đánh giá so sánh cụ thể các mặt có lợi, không có lợi của các biện pháp.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức
3.1.1. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất sản xuất
Doanh nghiệp tư nhân giấy Anh Đức với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất, mua bán giấy vệ sinh và các sản phẩm từ giấy và bìa. Giấy được sản xuất từ bột giấy hoặc các loại giấy cũ, giấy lề đã tiến hành khử mực hoặc chưa khử mực với nguyên liệu này để sản xuất bao bì hoặc giấy mịn tùy theo yêu cầu về chất lượng và mục đích sử dụng của khách hàng.
Cụ thể nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất của đơn vị trong bảng sau:
Bảng 3.1: Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất
Đơn vị tính | Lượng sử dụng | |
Bột giấy | Tấn/năm | 100 |
Giấy loại, giấy lề | Tấn/năm | 290 |
Điện | KWh/năm | 202.800 |
Nước | M3/năm | 4500 |
Than | Tấn/năm | 218 |
Javen | kg/ngày | 100 |
Chất keo tụ | kg/ngày | 0,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Công Nghiệp Sản Xuất Giấy Và Bột Giấy
- Ô Nhiễm Của Nhà Máy Giấy Và Bột Giấy Điển Hình Tại Việt Nam
- Tiềm Năng Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Của Các Cơ Sở Sản Xuất Giấy Đã Khảo Sát
- Đánh Giá Các Công Đoạn Sản Xuất Chưa Hợp Lý Của Doanh Nghiệp Để Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Nguyên, Nhiên Liệu Và Năng Lượng
- Đánh Giá Hiệu Quả Về Môi Trường Và Kinh Tế Nếu Áp Dụng Sxsh
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
(Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức, 2011)
3.1.2. Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
Hệ thống máy móc của doanh nghiệp chủ yếu được nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Một số thiết bị được đặt gia công chế tạo trong nước nhằm tiết kiệm nguồn vốn mà vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất và tính cạnh tranh.
Bảng 3.2: Danh mục máy móc và thiết bị công nghệ
Số lượng | Đặc tính | Nguồn gốc | |
Máy nghiền thủy lực | 04 | Mới, V = 1,5-2m3 | Việt Nam |
Máy nghiền đãi đôi | 04 | Mới, Q = 10- 15t/ngày | Trung Quốc |
Máy lọc xoáy | 02 | Mới, Q = 580l/p | Trung Quốc |
Máy lọc tinh | 02 | Mới | Trung Quốc |
Máy cô đặc lưới nghiêng | 02 | Mới | Trung Quốc |
Máy sàng thô | 02 | Mới | Trung Quốc |
Máy băm | 01 | Mới | Việt Nam |
Máy cắt cuộn | 01 | Mới | Việt Nam |
Thiết bị xeo | 02 | Mới, p = 7-8t/ngày | Trung Quốc |
(Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức, 2011)
Bảng 3.3: Danh mục các thiết bị phụ trợ
Đặc tính | Số lượng | Nguồn gốc | |
Bể công nghệ | V=50m3/bể | 06 | Việt Nam |
Bể tuần hoàn | V=10m3/bể | 03 | Việt Nam |
Bể điều tiết | V=10m3/bể | 03 | Việt Nam |
Bơm bột giấy | Q=40m3/bể | 08 | Việt Nam |
Bơm nước | Q=75m3/bể | 02 | Việt Nam |
Pa lăng | M=2 tấn | 01 | Việt Nam |
Nồi hơi | Q=1,5 tấn | 01 | Việt Nam |
Máy biến thế | 250KVA | 01 | Việt Nam |
Thiết bị kiểm tra | 01 | Trung Quốc | |
Cân | 20 tấn | 01 | Việt Nam |
(Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức, 2011)
3.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy
Các loại thiết bị công nghệ của nhà máy chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan. Trên cơ sở hệ thống được thiết kế bởi các chuyên gia đầu ngành của Viện nghiên cứu Giấy Việt Nam.
a) Quá trình sản xuất giấy từ bột giấy
Bột giấy được mua từ các nhà máy sản xuất bột giấy trong nước (Nhà máy giấy Việt Trì, giấy Bãi Bằng, giấy Hoàng Văn Thụ,…) sau đó bột được đưa vào làm tơi bằng máy nghiền thủy lực, bột ở dạng dung dịch có thành phần 7-8% được đưa qua bể chứa tại đây dung dịch tiếp tục được khuấy trộn và sau đó đưa qua sàng thô nhằm loại bỏ các hạt có kích thước lớn và các mảnh gỗ còn sót lại trong quá trình sản xuất bột. Sau đó dung dịch được đưa qua sàng nghiêng để thoát nước. Sau đó bột lại được hòa vào nước đạt tới nồng độ 2,5-3% được đưa xuống bể chứa bột. Sau đó dung dịch bột lại được đưa qua máy nghiền tinh, quá trình nghiền được diễn ra cho tới khi kích thước của hạt bột đạt được yêu cầu sản xuất cho từng loại giấy khác nhau. Dung dịch sau nghiền được chứa trong các bể chứa khác nhau và lại tiếp tục được lọc để loại bỏ sạn, cát theo p hương pháp lọc xoáy, cuối cùng dung dịch được đưa vào lô máy xeo giấy.
b) Quá trình sản xuất giấy từ giấy loại
Giấy loại được thu gom bởi các cơ sở thu mua giấy phế thải. Doanh nghiệp thu mua theo phương thức ký hợp đồng mua thu gom. So với quá trình sản xuất giấy từ bột giấy thì quá trình sản xuất giấy từ giấy loại và giấy lề đơn giản hơn. Các loại giấy loại và giấy lề sau khi đưa vào bể ngâm, đánh tơi (bằng máy nghiền thủy lực) để xé và nghiền giấy thành bột giấy. Sau đó bột được đưa vào máy lọc xoáy để loại bỏ các tạp chất, rồi đưa đến bể tuần hoàn và vào máy nghiền tinh. Bột giấy được nghiền mịn tới khi đạt tiêu chuẩn về kích cỡ hạt sẽ chuyển qua máy sàng tinh rồi đến công đoạn xeo giấy.
Quá trình chuẩn bị bột giấy có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm giấy. Với các cấp độ sàng lọc và nghiền mịn các tạp chất chứa trong bột như cát,
sạn, sơ sợi bị loại bỏ để khi xeo bề mặt giấy có sự đồng đều tốt hơn. Giấy có độ bóng mịn và độ bền tốt hơn.
Bột giấy
Giấy loại, giấy lề
Nghiền thủy
Nghiền thủy
Sàng thô
Lọc xoáy TB
Cô đặc bằng
lưới nghiêng
Lọc xoáy
Nghiền đĩa
Nghiền đĩa
Lọc cát
Lọc cát
Xeo
Hệ thống cấp hơi nóng
Cắt cuộn (Thành)
Sàng tinh
Sàng tinh
Hình 3-1: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy từ bột giấy và giấy loại