Ô Nhiễm Của Nhà Máy Giấy Và Bột Giấy Điển Hình Tại Việt Nam


Bộ phận

Các nguồn điển hình


� Rửa bột giấy chưa tẩy trắng

� Phần tách loại có chứa nhiều sơ, sạn và cát

� Phần lọc ra khi làm đặc bột giấy

� Nước rửa sau tẩy trắng có chứa chlorolignin

� Nước thải có chứa hypochlorite

Chuẩn bị phối liệu

bột

� Rò rỉ và tràn các hoá chất / phụ gia

� Rửa sàn

Xeo giấy

� Phần tách loại từ máy làm sạch ly tâm có chứa xơ, sạn và cát

� Chất thải từ hố lưới có chứa xơ

� Dòng tràn từ hố bơm quạt

� Phần nước lọc ra từ thiết bị tách nước có chứa xơ, bột đá và các chất hồ

Khu vực phụ trợ

� Nước xả đáy

� Nước ngưng tụ chưa được thu hồi

� Nước thải hoàn nguyên từ tháp làm mềm

� Nước làm mát máy nén khí

Thu hồi hóa chất

� Nước ngưng tụ từ máy hóa hơi

� Dịch loãng từ thiết bị rửa cặn

� Dịch loãng từ thiết bị rửa bùn

� Nước bẩn ngưng đọng

� Nước ngưng tụ từ thiết bị làm mát và từ hơi nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 4

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy, Trung

tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008

Phần lớn nước thải phát sinh là nước dùng trong quy trình tiếp xúc với nguyên liệu thô, với các sản phẩm và sản phẩm phụ, và chất dư thừa.

Sản xuất giấy về căn bản là một quá trình vật lý (thuỷ cơ), nhưng các chất phụ gia trong quá trình xeo giấy như các hợp chất hồ và phủ, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm. So với quá trình làm bột, nước thải từ các công đoạn sản xuất giấy có phần cao hơn về hàm lượng chất rắn lơ lửng nhưng hàm lượng BOD lại ít hơn. Các chất ô nhiễm xuất phát từ nước trắng dư, phần tách loại từ quá trình sàng, và do tràn xơ, các chất độn và chất phụ gia. Chất ô nhiễm lơ lửng chủ yếu là xơ và hợp chất với xơ, các chất độn và chất phủ, chất bẩn và cát trong khi đó các chất ô nhiễm hòa tan là các chất keo từ gỗ, thuốc nhuộm, các chất hồ (tinh bột và gôm), và các phụ gia khác. Tổng lượng nước thải và giá trị tải lượng ô nhiễm cho một tấn giấy khô gió trước khi xử lý của một nhà máy giấy và bột giấy tại Việt Nam được trình bày ở bảng 1.3.

Bảng 1.3: Ô nhiễm của nhà máy giấy và bột giấy điển hình tại Việt Nam


Thông số

Giá trị

Lưu lượng (m3/t)

150-300

BOD5 (kg/t)

90- 330

COD (kg/t)

270- 1200

SS (kg/t)

30-50

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy, Trung

tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008


1.2.4.2 Khí thải

Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất giấy là mùi. Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methylmercaptant, dimethylsulphide và dimethyl-disulphide. Các hợp chất này còn thường được gọi là tổng lượng lưu huỳnh dạng khử (TRS). Các hợp chất này được thoát ra từ quá trình

nấu, khi phóng bột. Các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tương đối nhỏ hơn so với TRS và có chứa hydrocarbons.

Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy. Tại đây, clo phân tử bị rò rỉ theo lượng nhỏ trong cả quá trình tẩy. Tuy nồng độ ô nhiễm không cao nhưng loại phát thải này lại cực kỳ độc hại.

Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lượng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát ra ngoài. Các ô-xít lưu huỳnh được sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (như than đá, dầu FO, v.v...) được sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nước. Phát thải bụi cũng được quan sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị kiểm soát bụi (cyclon, túi lọc, ESP, v.v...). Một lượng nhỏ bụi cũng được thoát ra khi cắt mảnh gỗ. Bên cạnh những loại phát thải này còn có rất nhiều loại phát thải tức thời khác từ quá trình sản xuất.

1.2.4.3 Chất thải rắn

Chất thải rắn gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình làm sạch ly tâm, cát và sạn. Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, và cặn từ tầng làm khô của trạm xử lý nước thải. Bên cạnh đó, đôi khi còn có cặn dầu thải từ thùng chứa dầu đốt. Khi sử dụng than, xỉ và phần than chưa cháy từ lò hơi cũng là nguồn thải rắn cần phải được thải bỏ một cách an toàn. Lượng thải rắn của các công đoạn/hoạt động khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô hoạt động, thành phần nguyên liệu thô, v.v... và rất khó ước tính.

1.2.3. Tổng quan về công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam

CNGBG Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ, tổng công suất và mức tiêu thụ so với khu vực và thế giới còn rất thấp. Năm 1995 sản xuất giấy của thế giới là cỡ 300 triệu tấn so với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 48,7 kg, nhịp độ tăng so với năm 91 là 3,15%. Ở khu vực Đông Nam á (ĐNA) con số tương ứng là 6,85 triệu tấn; 16,9 kg và 61%. Việt nam có năng lực sản xuất giấy là 239.000 tấn /năm đứng thứ 5 ở khu vực ĐNA (2,7%) chiến tỷ lệ 0,31% châu á và bằng 0,08% năng lực sản xuất giấy của thế giới. Năm 1995 Việt nam sản xuất 201.000 tấn, tiêu thụ 250.000

tấn giấy, tăng 130.000 tấn so với năm 1991 (108%), đây là mức tăng cao nhất ĐNA. Tuy nhiên, mức tiêu thụ đầu người vẫn rất thấp: 3,4 kg/năm, bằng 20% ĐNA và 7% thế giới [Vò Quốc Lam, 1997]. Là một nước nhiệt đới có tiềm năng lớn về nguyên liệu tre, nứa, gỗ..., với xu thế phát triển nói trên có thể chờ đợi sự tăng trưởng vượt bậc của CNGB VN.

Hiện nay, đã có một số dự án sản xuất bột giấy lớn được triển khai: dự án Nhà máy Giấy và bột giấy ở Thanh Hóa, công suất 50.000 tấn bột và 60.000 tấn giấy/năm; Nhà máy Bột giấy Phương Nam (Long An) 100.000 tấn /năm; Nhà máy Bột giấy An Hòa (Tuyên Quang) 130.000 tấn /năm; mở rộng Công ty Giấy Bãi Bằng giai đoạn 2, công suất 250.000 tấn /năm … Các nhà máy này sẽ đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu bột giấy cho nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước trong thời gian tới.

Về công nghệ, hiện tại công nghệ sản xuất ngành giấy của Việt Nam còn nhiều cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ, thiết bị của các cơ sở này khá lạc hậu, chính điều này đã làm năng suất không cao, chất lượng kém [6]. Công nghệ của CN GBG VN nhìn chung là cũ. Phần lớn các NMG sử dụng công nghệ kiềm hoặc Kraft, chỉ có Cogita sử dụng công nghệ bột cơ nhiệt (CTMP). Về trang thiết bị trừ Bapaco có trang bị đồng bộ kĩ thuật của những năm 1980, các nhà máy khác đều là kĩ thuật của những năm 1960-1970 là chính. Sự đổi mới thiết bị (ví dụ máy xeo

30.000 tấn/năm của Pháp -1990 ở Cogita; hệ cô-đốt thu hồi kiềm của Cogido - 1997..) chỉ là những trường hợp riêng. Riêng các xí nghiệp nhỏ địa phương hoặc tư nhân hay xử dụng công nghệ “bán hoá-kiềm lạnh“ và thiết bị Đài Loan phát triển khá nhanh từ 1990 trở lại đây [6].

1.2.4. Vấn đề về ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp giấy và bột giấy ở Việt

Nam

Theo thống kê [11], cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong

đó chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn hầu hết các nhà máy đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu

cầu, vì thế tình trạng gây ô nhiễm môi trường do sản xuất giấy cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải xử lý không đạt yêu cầu.

Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 30-100 m3 nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m3/tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ.

Trong các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình 9 - 11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) cao, có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin (dịch đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm Clo hoá là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trong môi trường. Có những nhà máy giấy, lượng nước thải lên tới 4.000 - 5.000m3/ngày, các chỉ tiêu BOD, COD gấp 10 – 18 lần tiêu chuẩn cho phép; lượng nước thải này không được xử lý mà đổ trực tiếp vào sông [6].

Ngoài ra, trong công nghiệp xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi thì vấn đề ô nhiễm là không tránh khỏi, làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường nước.

Hiện nay, ở các khu vực có cơ sở sản xuất giấy đang phải chịu sức ép nặng nề về ô nhiễm môi trường, để sản xuất mỗi tấn bột giấy phải thải ra 10 tấn dịch đen. Riêng khu vực sông Cầu, chỉ với 3.500 m3 nước xả mỗi ngày, nhưng ngành giấy đã

là thủ phạm số một gây ô nhiễm nặng cho dòng sông này, trong đó nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đứng đầu bảng [6].

Ở Bắc Ninh, mỗi ngày Phong Khê thải ra sông 4500m3 nước thải và theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi Trường [6], các chỉ số COD, BOD, coliform đều cao hơn mức cho phép 4- 6 lần. Khói và bụi giấy đã làm cho bầu không khí ở Phong Khê bị ô nhiễm trầm trọng. Chính lượng nước thải đã làm cho nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp thành đất chết.

Điều đặc biệt là việc đặt các nhà máy ở thượng nguồn sông Hậu như: Khu công nghiệp Trà Nóc II hay Thốt Nốt, Ô Môn, đã gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, làm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.

1.2.5. Tổng quan công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Cùng với quá trình phát triển nhanh các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhu cầu sử dụng giấy và bao bì cũng tăng. Bởi vậy, công nghiệp sản xuất giấy của tỉnh Vĩnh Phúc thực sự đã phát triển trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất giấy chủ yếu là các cơ sở vừa và nhỏ, dây chuyền công nghệ chưa tiến tiến.

Những đóng góp ngành công nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc so với các ngành khác là chưa nhiều. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp giấy, bao bì và tổng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua được thể hiện tại bảng 1.4.

Bảng 1.4. Giá trị sản xuất công nghiệp giấy, bao bì và tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp cấp II trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua


Năm

2008

2009

2010

2011

Giá trị sản xuất công nghiệp

giấy và bao bì (triệu đồng)

62.831

8.774

13.323

17.654

Tổng giá trị sản xuất công

nghiệp (triệu đồng)

52.900.687

58.680.138

81.281.158

99.127.830

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011)

Tính đến tháng 10/2012, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 05 cơ sở sản xuất giấy, cụ thể như sau:

Bảng 1.5. Các cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Số liệu điều tra tháng 7 năm 2012)

TT

Tên cơ sở sản xuất

Địa chỉ

Sản phẩm

Công suất

(tấn/năm)

1

Công ty TNHH

Vinatissue

KCN Khai Quang, TP.

Vĩnh Yên

Giấy vệ sinh

cao cấp

12.000

2

Công ty TNHH

Bình Xuyên 1

Thị trấn Hương Canh,

huyện Bình Xuyên

Giấy bìa carton

2.000

3

Công ty TNHH

Bình Xuyên 2

KCN Bình Xuyên,

huyện Bình Xuyên

4

Doanh nghiệp Tư

nhân Anh Đức

Cụm CN Hợp Thịnh,

huyện Tam Dương

Giấy vệ sinh

cao cấp

350

5

Công ty TNHH

Giấy Việt Nhật

KCN Bình Xuyên,

huyện Bình Xuyên

Giấy bìa

Duplex

2.500


Kết quả điều tra khảo sát các cơ sở sản xuất giấy và đánh giá tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn

Để thực hiện vấn đề nghiên cứu, hoạt động điều tra, khảo sát được thực hiện tại 04 cơ sở sản xuất giấy bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức, Công ty TNHH Bình Xuyên I, Công ty TNHH Bình Xuyên II và Công ty TNHH Giấy Việt Nhật, kết quả điều tra, khảo sát tại các cơ sở này như sau (trong phần này chỉ đề cập đến kết quả điều tra, khảo sát tại 03 cơ sở, riêng phần kết quả của Doanh nghiệp Tư nhân Anh Đức được trình bày ở phần Kết quả nghiên cứu):

a. Công ty TNHH Bình Xuyên I

Đây là Công ty hoạt động trong lĩnh vực giấy bao bì, với tổng số lượng công nhân viên trong Công ty là 65 người; trong đó, số lao động làm việc gián tiếp làm công tác quản lý và làm việc tại văn phòng là 23 người, số lao động trực tiếp là 42 người.

Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là bao bì, giấy phế liệu, nhựa thông và sản phẩm của Công ty là giấy bìa carton.

Công nghệ sản xuất đa số được nhập ngoại đồng bộ (từ Trung Quốc), có một vài phần bổ sung thay thế sau được gia công trong nước. Do hệ thống máy móc không đồng bộ nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Đồng thời quy trình quản lý sản xuất của Công ty chưa tốt nên lượng nguyên, nhiên vật liệu thất thoát tương đối cao, đã làm giảm lợi nhuận và tăng chi phí sản xuất, gây ô nhiễm môi trường.

b. Công ty TNHH Giấy Việt Nhật

Công ty hoạt động sản xuất giấy bìa Duplex, với tổng số lượng công nhân viên trong Công ty là 60 người; trong đó, số lao động làm việc gián tiếp làm công tác quản lý và làm việc tại văn phòng là 9 người, số lao động trực tiếp là 52 người. Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là: bìa carton cũ, báo cũ, bột trắng, phèn đơn, nhựa thông đã chế biến.

Toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty được nhập ngoại đồng bộ nên trong quá trình hoạt động sản xuất chưa bị thất thoát nhiều nhiên liệu. Tuy nhiên, việc bố trí điện chiếu sáng của nhà máy sản xuất chưa hợp lý, chưa tận dụng ánh sáng tự nhiên nên hàng tháng Công ty phải mất một khoản chi phí khá lớn cho nguồn năng lượng điện; công tác quản lý các sản phẩm hỏng chưa được quan tâm, lượng chất thải rắn chưa được kiểm soát qua các tháng làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

c. Công ty TNHH Bình Xuyên II

Đây là Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì hộp carton, với tổng số lượng công nhân viên trong Công ty là 121 người; trong đó, số lao động làm việc gián tiếp làm công tác quản lý và làm việc tại văn phòng là 19 người, số lao động trực tiếp là 102 người. Nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty là: giấy cuộn, than, bột sắn. Các dây chuyền sản xuất của Công ty được nhập ngoại đồng bộ (Trung Quốc), hơn nữa nhà máy mới đi vào hoạt động (khoảng 02 năm) nên quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022