3.2. Đánh giá các công đoạn sản xuất chưa hợp lý của Doanh nghiệp để áp dụng sản xuất sạch hơn
Doanh nghiệp tư nhân giấy Anh Đức là loại doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất chủ yếu là nhập từ Trung Quốc và sản xuất tại Việt Nam. Do loại hình của doanh nghiệp nhỏ, nên công tác quản lý chưa đi vào chuyên môn hóa cho các bộ phận. Trong năm 2008, Doanh nghiệp được sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHKT tỉnh hỗ trợ chương trình tiết kiệm năng lượng. Thông qua chương trình này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 9.000kw điện mỗi năm. Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát, đánh giá tổng thể doanh nghiệp để tìm các giải pháp sản xuất sạch hơn, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn một số công đoạn cần triển khai áp dụng SXSH cụ thể như sau:
3.3.1. Về bộ phận nồi hơi và cấp nhiệt cho lô xeo giấy
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, toàn bộ đường ống và 02 mặt bích của lô xeo giấy bảo ôn chưa đảm bảo đã thất thoát một lượng nhiệt lớn và đã phát hiện 02 bích của lô xeo giấy hầu như chưa bảo ôn, các đường ống đã bảo ôn nhưng chưa đảm bảo. Cụ thể các số liệu cần bảo ôn như sau:
- Đường ống nhiệt D76 cần Bảo ôn có chiều dài khoảng 30 m.
- Tổng diện tích của 02 mặt bích quả lô xeo là 16 m2 (08 m2/mặt bích).
Có thể nói đây là phần thất thoát lớn lượng nhiệt, đồng nghĩa với việc tiêu tốn một lượng lớn than và do đó cũng gia tăng ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc triển khai Bảo ôn lại hệ thông này là rất cần thiết.
3.3.2. Về bộ phận bãi chứa than phục vụ cho lò hơi
Bãi chứa than hiện đang được để ở ngoài trời, không có mái che, do đó ngoài việc thất thoát than ra, hiện tượng than bị ẩm vào các ngày mưa sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của lò hơi (bãi đổ than có diện tích khoảng 10 m2, ở gần khu vực nồi hơi). Theo Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành giấy, lượng than thất thoát có thể lên đến 5-7% nếu công tác quản lý than như hiện nay của Công ty. Do
đó, việc đầu tư nhà chứa than có mái che là rất cần thiết để giảm tổn thất than và nâng cao hiệu suất lò hơi trong suốt quá trình sản xuất của công ty.
3.3.3. Về hệ thống thông gió nhà xưởng
Nhà xưởng của công ty thiết kế không có hệ thống thông gió tự nhiên đã ảnh hưởng đáng kể đến điều kiện làm việc của công nhân trong những ngày nóng bức. Do đó, việc cải tạo lại kết cấu mái nhà xưởng để tạo sự thông gió tự nhiên là rất cần thiết, góp phần cải thiện điều kiện làm việc của công nhân.
3.3.4. Hệ thống kho chứa nguyên liệu
Hiện nay công ty chưa có quy hoạch các kho chứa nguyên liệu giấy phế thải và bột giấy. Do đó, nhiều khi nguyên liệu nhập về để ở ngoài trời không có mái che đã gây thất thoát, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc quản lý như hiện nay sẽ làm gia tăng các chất sạn bẩn trong nguyên liệu dẫn đến tiêu tốn nhân công và điện năng cho khâu lọc sạn cát trong nguyên liệu. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng kho chứa để giảm thất thoát nguyên liệu, nâng cao hiệu quả trong quản lý sản xuất là rất cần thiết.
3.3.5. Tận thu bột giấy thải làm giấy bao bì
Lượng bột giấy thải (dạng bùn thải) khoảng 15 tấn/năm, lượng bùn thải này chủ yếu là bột giấy thải có thể tận dụng để làm giấy carton phục vụ làm bao bì cho công ty. Do đó, sẽ giảm chi phí xử lý môi trường, đồng thời giúp công ty chủ động được nguyên liệu bao bì phục vụ sản xuất mà không cần phải mua bao bì từ các công ty khác.
Thứ tự ưu tiên thực hiện như sau:
- Bảo ôn bộ phận cấp nhiệt và lô xeo giấy;
- Làm mái che cho khu vực chứa than phục vụ cho lò hơi;
- Quy hoạch các kho chứa nguyên liệu giấy phế thải và bột giấy;
- Tận thu bột giấy thải làm giấy bao bì;
- Cải tạo lại kết cấu mái nhà xưởng để tạo sự thông gió tự nhiên là rất cần thiết.
3.4. Đánh giá cân bằng vật chất và năng lượng trong sản xuất
3.4.1. Nguyên liệu
Một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn là tiến hành cân bằng nguyên liệu cho công đoạn được chọn. Cân bằng nguyên liệu và năng lượng là một công cụ kiểm kê căn bản cho phép theo dòi định lượng đầu vào và đầu ra về nguyên liệu và năng lượng. Nền tảng của cân bằng nguyên liệu là sơ đồ quy trình công nghệ. Một hoạt động quan trọng trong cân bằng là kiểm tra rằng “cái gì đi vào đều sẽ phải đi ra ở nơi nào đó”. Vì vậy, tất cả các đầu vào đều có những đầu ra tương ứng. Cân bằng nguyên liệu và năng lượng có ý nghĩa quan trọng đối với các đánh giá SXSH vì sẽ giúp cho việc xác định và định lượng những thất thoát và phát thải mà truớc đó không phát hiện được. Các phép cân bằng này cũng hữu dụng cho việc giám sát các tiến bộ đạt được từ chương trình SXSH và đánh giá chi phí cũng như lợi ích của chương trình này. Mặc dù ta không thể đặt ra những hướng dẫn đầy đủ để xây dựng cân bằng nguyên liệu và năng lượng, nhưng một số chỉ số vẫn có thể có ích. Duới đây là các thành tố đặc biệt của phép cân bằng nguyên liệu:
Thiết lập phép cân bằng nguyên liệu đối với tất cả các công đoạn lớn trong nhà máy; ví dụ như chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất bột, chuẩn bị phối liệu bột, xeo giấy và thu hồi hóa chất.
Tiếp đến, chọn lựa một số công đoạn trong nhà máy làm trọng tâm dể tiến hành đánh giá SXSH và tinh chỉnh lại bảng cân bằng nguyên liệu. Khi kiểm tra bất cứ công đoạn nào của toàn bộ hệ thống, nên sử dụng các tiểu hệ thống đơn giản, đối với năm công đoạn chính kể trên thì có thể chia ra đánh giá như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: - Làm sạch - Phân riêng giấy có nhiều mực, hoặc các gim kim loại và nhựa trong giấy phế liệu
Sản xuất bột: Nghiền thuỷ lực với nguyên liệu giấy tái chế - Rửa - Nghiền và sàng - Rửa ly tâm.
Chuẩn bị phối liệu bột: - Trộn - Ðiều chỉnh tính chất bột - Thu hồi hóa chất - Thiết bị bốc hơi - Lò thu hồi - Phân hủy tan chảy - Tôi vôi Kiềm hóa - Rửa bùn.
Xeo giấy: - Nghiền và làm sạch - Máy xeo - Tách nuớc - Sấy
Bảng 3.5: Bảng cân bằng nguyên liệu sản xuất
Sản phẩm (kg/ngày) | Phế thải (kg/ngày) | |||
Tên | Khối lượng | Tên | Khối lượng | |
Bột nhập | 231,2 | Giấy thường 945 | Bột thải | 11,113 |
Giấy phế liệu | 671,3 | Polyme, thủy tinh | 4,167 | |
Hóa chất, Javen | 67,1 | Giấy loại | 8,332 | |
Bột nhập | 115,6 | Giấy cao cấp 472,9 | Bột thải | 5,556 |
Giấy phế liệu | 335,6 | Polyme, thủy tinh | 2,083 | |
Hóa chất, Javen | 33,5 | Giấy loại | 4,167 | |
Tổng | 1.454,3 | 1.417,9 | 36,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ô Nhiễm Của Nhà Máy Giấy Và Bột Giấy Điển Hình Tại Việt Nam
- Tiềm Năng Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Của Các Cơ Sở Sản Xuất Giấy Đã Khảo Sát
- Địa Điểm, Thời Gian, Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Nguyên, Nhiên Liệu Và Năng Lượng
- Đánh Giá Hiệu Quả Về Môi Trường Và Kinh Tế Nếu Áp Dụng Sxsh
- Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 10
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp vẫn có một lượng đáng kể giấy loại và bột thải loại ra từ quy trình sản xuất làm gia tăng lượng chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng các loại phế thải này để làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất giấy chất lượng thấp.
Bảng 3.6: Cân bằng lượng nước trước và sau khi sản xuất
Nước thải ra (m3/ngày) | Nước hao hụt (m3/ngày) | ||
Tên | Thể tích | ||
Nước sản xuất | 10 | 6 | 4 |
3 | 2,4 | 0,6 |
Nhận xét:
Do qui mô sản xuất của Doanh nghiệp Tư nhân Anh Đức là tương đối nhỏ nên nhu cầu sử dụng nước cũng hết sức hạn chế, tổng lượng nước được cấp cho sản xuất chỉ là 10 m3/ngày đêm. Sở dĩ lượng nước hao hụt sau quá trình sản xuất tương đối cao là do một phần lượng nước vẫn được chứa đựng trong nguyên, nhiên liệu chưa sử dụng hết (nguyên nhiên liệu được rửa sạch trước khi đưa vào nồi nấu) khoảng 1 – 2 m3 được sử dụng cho nồi hơi, số hao hụt còn lại là do sự thất thoát, rò rỉ đường ống, sự vương vãi nước trong các công đoạn hở trên tuyến ống thu gom.
Hiện nay, toàn bộ nước thải sản xuất của Doanh nghiệp được xử lý sau đó thải ra môi trường mà không được tái sử dụng gây lãng phí, thất thoát tài nguyên nước. Để giảm lượng mức độ phát thải nước thải, đồng thời hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên, Doanh nghiệp cần xử lý nước thải đảm bảo và tái sử dụng (nước thải sản xuất sau xử lý đảm bảo được sử dụng trong hoạt động tại các khâu vệ sinh hoặc tái sử dụng để cung cấp sản xuất).
3.4.3. Cân bằng năng lượng
Tiến hành một phép cân bằng năng lượng là một công việc phức tạp hơn cân bằng nguyên liệu. Nguyên nhân là có thể truy tìm nguyên liệu đầu vào cho một hoạt động thông qua các đầu ra định lượng và có thể quan sát được, còn đối với các dòng năng lượng thì không phải lúc nào ta cũng có thể làm được điều này. Mặc dù đối với các dòng năng lượng, ta vẫn áp dụng chung một nguyên lý cơ bản (lượng năng lượng „vào‟ phải bằng lượng năng lượng „ra‟), nhưng các dòng năng lượng đầu ra thường khó nhận biết hơn so với các nguyên liệu đầu ra. Vì thế, việc nhận diện và đánh giá các dòng tổn thất năng lượng ẩn và mức độ không hiệu quả trong sử dụng năng lượng là một phần việc khó khăn hơn rất nhiều. Thường công việc kiểm toán năng lượng đối với các thiết bị sử dụng điện là người ta căn cứ vào mức phụ tải của đầu ra để lựa chọn loại động cơ có công suất cho phù hợp. Nếu động cơ chọn non công suất thì sẽ nhanh bị hỏng, ngược lại trong trường hợp nếu chọn động cơ quá
dư công suất sẽ lãng phí điện năng. Ngoài ra, việc tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất còn phụ thuộc vào một số truờng hợp cụ thể dưới đây:
- Tổn thất do tính ổn định của nguồn điện khu vực kém.
- Tổn thất do điều kiện làm mát mô tơ kém.
- Tổn thất do tổn hao trên đường dây lớn (chất lượng dây dẫn không đảm
bảo)
- Tổn thất năng lượng do thiết bị xuống cấp (bánh công tác của bơm, vòng
đệm của bơm, v.v... xuống cấp sẽ làm tăng tiêu hao điện của mô tơ).
Ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng với chi phí chiếm từ 12-15% tổng chi phí sản xuất. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng thông qua các biện pháp đơn giản và chi phí thấp sẽ là khoảng 10-12% tổng lượng năng lượng đầu vào. [14]
Ngoài kiểm toán để đánh giá tổn hao năng lượng điện, trong thực tế có thể không thực hiện đuợc phép cân bằng năng lượng chính xác và đúng hoàn toàn, nhưng các thiết bị phụ trợ như nồi hơi, lò, thiết bị hóa hơi, v.v... bảng cân bằng năng lượng sẽ có ích trong việc xác định và ước lượng tổn thất năng lượng ở các thiết bị và từ các hệ thống đó.
Bảng 3.7: Cân bằng năng lượng lò hơi Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức
Sản phẩm hơi (m3/giờ) | Chất thải | Ghi chú | ||
Rắn (kg/ngày) | Khí (m3/ngày) | |||
800 | 6 | 83,3 - 100 | 10,745 | Các khí chủ yếu là CO, Nox, PM10, SO2, VOCs; chất thải rắn là tro cháy không hoàn toàn |
3.4.4. Xác định tính chất dòng thải
Việc xác định tính chất dòng thải được dựa trên 3 tiêu chí: Lượng thải, đặc trưng dòng thải và chi phí cho việc xử lý hoặc tái sử dụng.
Việc xác định tính chất các dòng thải sẽ giúp ta đánh giá được tải lượng ô nhiễm đi vào môi truờng và hệ số phát thải riêng. Ðiều này sẽ giúp xác định được chi phí xử lý và thải bỏ. Cần phải theo dòi các dòng thải đã được xác định; sau đó có thể lấy mẫu và các thông số khác nhau để phân tích trong phòng thí nghiệm. Nếu khác công ty không có phòng thí nghiệm riêng thì có thể lấy mẫu rồi gửi đi phân tích tại các phòng xét nghiệm. Mặc dù trong một nhà máy giấy cũng còn có các phát thải khí và chất thải rắn nhưng các nguồn phát sinh nuớc thải đóng vai trò rất quan trọng.
Kết quả phân tích môi trường do Doanh nghiệp tư nhan Anh Đức phối hợp với Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tháng 9 năm 2012 cho thấy, các chỉ tiêu phân tích môi trường nước thải và không khí tại doanh nghiệp đều nhỏ hơn giới hạn cho phép.
Bảng 3.8: Bảng xác định tính chất dòng thải
Định lượng dòng thải | Đặc trưng dòng thải | Xử lý | ||
Chất thải rắn (kg/tháng) | Chất thải rắn sản xuất | 4725 | Chủ yếu là nilon, bìa, bùn thải, xỉ than trong quá trình sản xuất | Tận thu, bán cho các cơ sở làm bìa carton, đóng gạch |
Chất thải rắn sinh hoạt | 1360 | Thức ăn thừa, rác thải sinh hoạt và rau cỏ hữu cơ | Cty thu gom xử lý | |
Khí thải | CO | Do quá trình đốt than lò hơi | Dàn phun mưa để xử lý khói, bụi và được tuần hoàn | |
NOx | ||||
Bụi | ||||
SO2 | ||||
VOCs | ||||
Nước thải sản xuất (m3/tháng) | 250 | Nước thải lẫn bột thải | Hệ thống xử lý nước |
thải | |||
Nước thải sinh hoạt (m3/tháng) | 50 | Nước thải vệ sinh của công nhân, nước thải nhà bếp | Hệ thống bể phốt |
Như vậy, các công trình xử lý nước thải và khí thải của Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức cơ bản đảm bảo yêu cầu môi trường. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tế cho thấy, bột thải của đơn vị chưa được tận dụng để tái sản xuất, nước thải sau xử lý chưa được tái sử dụng (vừa lãng phí tài nguyên nước, doanh nghiệp vừa mất thêm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải – 519.000 đồng/quý); bên cạnh đó, đối với chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại đơn vị chuyển giao cho các cơ sở để tái sử dụng, song các cơ sở này chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định.
3.5. Đánh giá công tác quản lý nội vi của doanh nghiệp
Quản lý nội vi là những biện pháp thiết thực dựa trên tư duy thuần túy mà các doanh nghiệp có thể áp dụng ngay và dựa vào khả năng của họ để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và giảm tác động của các hoạt động của doanh nghiệp lên môi trường, cải tiến các thủ tục hành chính và an toàn lao động. Quản lý nội vi bao gồm các thủ tục hướng dẫn và các biện pháp quản trị, điều hành mà doanh nghiệp áp dụng để giảm thiểu nguồn thải.
Quản lý nội vi là biện pháp tốn rất ít chi phí, có phạm vi áp dụng rất rộng bao gồm từ công đoạn cung cấp nguyên liệu, sản xuất, cho đến bảo quản thành phẩm, bảo dưỡng thiết bị. Nó là một công cụ để quản lý chi phí, quản lý môi trường và thay đổi cơ cấu tổ chức.
Quản lý nội vi là một trong những giải pháp của sản xuất sạch hơn vì vậy đánh giá công tác quản lý nội vi hiện nay của doanh nghiệp là cần thiết.
Cụ thể đánh giá công tác quản lý nội vi của Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức như sau: