Tiềm Năng Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Của Các Cơ Sở Sản Xuất Giấy Đã Khảo Sát

d. Đánh giá tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất giấy

đã khảo sát

Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát tại các cơ sở sản xuất giấy, nghiên cứu đánh giá tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn của từng doanh nghiệp như sau:

Bảng 1.6. Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn của các cơ sở sản xuất giấy đã khảo sát

TT

Tên doanh nghiệp

Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn

Lợi ích đem lại sau khi áp dụng SXSH

1

Công ty TNHH Bình Xuyên 1

Các đề xuất áp dụng SXSH:

+ Giảm tổn thất nhiệt năng và nguyên vật liệu

- Làm nhà mái che cho kho chứa than để nâng cao hiệt suất đốt và giảm tổn thất than;

- Cải tạo kho chứa nguyên liệu giấy để tránh thất thoát nguyên liệu và ô nhiễm môi trường cho khu tập kết nguyên liệu;

+ Nâng cao hiệu quả xử lý nước thải và tiết kiệm tài nguyên nước

- Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải để đáp ứng yêu cầu xử lý

- Tái sử dụng nước thải phục vụ sản xuất để tiết kiệm tài nguyên nước và giảm chi phí xử lý

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu

- Tiết kiệm nguyên, vật liệu sản xuất

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nguồn

- Nâng cao hiệu quả sử dung tài nguyên

- Nâng cao hiệu quả quản lý nội vi

2

Công ty TNHH giấy Việt Nhật

Các đề xuất áp dụng SXSH:

- Cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

- Cải tiến công tác quản lý nội vi

- Đo kiểm lại định mức điện

- Tiết kiệm điện năng

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nguồn

- Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 5


TT

Tên doanh nghiệp

Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn

Lợi ích đem lại sau khi áp dụng SXSH



năng tiêu thụ của các thiết bị điện


3

Công ty TNHH Bình Xuyên 2

Công ty chỉ thuần túy sản xuất Bìa carton đóng hộp nên cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn là không cao



1.3. Tổng quan nghiên cứu về sản xuất sạch hơn ngành giấy trên thế giới và ở Việt Nam‌

1.3.1. Trên thế giới

Ngày nay, sản xuất sạch hơn đã và đang xâm nhập rất nhiều vào lĩnh vực sản xuất cả trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều giải pháp, công nghệ sản xuất sạch hơn đã được ứng dụng hiệu quả.

Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP, 1998) đã xây dựng một tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch trong các nhà máy bột giấy và giấy. Trong tài liệu đã đưa ra các cơ hội SXSH tại một số công đoạn của quá trình sản xuất bột giấy và giấy. Bên cạnh đó, UNEP còn trình bày chi tiết các cản trở đối với sản xuất sạch và đưa ra các giải quyết những cản trở đó. Đặc biệt quan tâm là UNEP trình bày về khái niệm xây dựng mức chuẩn và các số chỉ thị về sản xuất sạch. Đây là một khái niệm khá mới mẻ, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu, nhưng lại giúp các doanh nghiệp có thể đánh giá đúng mức về tình hình sản xuất hiện tại để có thể áp dụng các biện pháp SXSH phù hợp. Tài liệu đã minh họa một trường hợp áp dụng SXSH tại nhà máy giấy ở Ấn Độ và đã đạt được kết quả to lớn về môi trường và kinh tế, được tóm tắt dưới bảng sau:

Bảng 1.7: Kết quả thu được sau 01 năm thực hiện SXSH tại nhà máy giấy và bột giấy Ashoka, Ấn Độ


Thông số

Trước áp dụng SXSH

Sau khi áp dụng SXSH

Thay đổi (%)

Công suất (tấn/ngày)

36

42

+ 17

Lưu lượng nước thải (m3/ngày)

153

92

- 40

COD (kg/tấn)

700

498

- 29

TSS (kg/tấn)

980

700

- 40

Chi phí xử lý dòng thải (trăm nghìn Rubi/năm)

116

97

- 17

Hóa chất

155

144

- 7

Năng lượng

430

393

- 8,6

(Nguồn: UNEP, nd)

Aquatech (1997) đã từng trình bày vấn đề mức chuẩn cho việc áp dụng SXSH trong một báo cáo trình cho Tập đoàn bảo vệ môi trường Australia. Aquatech nhận định mức chuẩn có tiềm năng tạo điều kiện đánh giá khách quan các kết quả của SXSH. Mức chuẩn cho phép so sánh hiệu suất giữa các ngành công nghiệp với nhau trong cùng một khu vực thực hiện theo một thời gian nhất định. Aquatech đã thực hiện SXSH và áp dụng các chỉ số đo mức chuẩn, theo đó hiệu suất ngành giấy của Australia được so sánh với nước cụ thể khác như: Canada, Mỹ và Đức. Kết quả là có thể rút ra được các nhận xét về các mặt ưu, khuyết điểm của từng công đoạn sản xuất, từ đó có giải pháp cải tiến quy trình sản xuất hay thay đổi công nghệ sản xuất phù hợp.

Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu áp dụng SXSH khác cho ngành giấy ở các nước như: Trung Quốc, Canada, Mỹ, Đức....

1.3.2. Ở Việt Nam

Như đánh giá ở phần trên, ngành sản xuất giấy có nhiều thuận lợi áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ được môi trường nếu đáp ứng được yêu cầu về sản xuất xanh trên thị trường quốc tế. Đồng thời có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn tài chính, cải thiện môi trường làm việc; tham gia vào công cuộc bảo tồn tài nguyên, bảo tồn nguồn nước và bảo tồn năng lượng. Nếu làm tốt thì một cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ cũng có thể tiết kiệm từ 6-15% nguyên liệu thô (xơ và hóa chất tẩy), mang lại lợi ích khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm. Theo số liệu từ Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, chỉ tính trên 9 doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy tham gia chương trình đã giảm khối lượng tiêu thụ nguyên liệu thô 700 tấn tre, nứa mỗi năm; giảm tiêu thụ nhiên liệu than 217 tấn/năm; dầu FO giảm trên 788 nghìn lít; giảm 1.850 m3 nước/năm đồng thời giảm khối lượng nước thải 1.850.000 m3; lượng khí CO2 giảm 5.890 tấn/năm. Số tiền các công ty tiết kiệm hàng năm là trên 10 tỷ đồng tương đương 720.000 USD trong khi tổng số tiền đầu tư cho sản xuất sạch hơn chỉ là 3,3 tỷ đồng với thời gian hoàn vốn ngắn dưới 1 năm {14}.

Như vậy, nếu tính cả ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, tiềm năng tiết kiệm nước khoảng từ 15-20%, tương đương với khoản tiền chi phí mỗi năm là 275 triệu đồng. Hiện nay, chi phí năng lượng trong ngành đang ở mức từ 12-15% tổng chi phí. Chỉ cần áp dụng các biện pháp đơn giản và chi phí thấp, sẽ giảm được từ 2 tới 3%; còn nếu thực hiện các giải pháp thay đổi công nghệ, có thể đạt tới mức bảo tồn năng lượng từ 20 - 25%. Điều này được minh chứng rò ràng, nếu so sánh mức độ tiêu thụ tài nguyên trong sản xuất giấy và bột giấy ở nước ta với các nước trên thế giới.

Riêng lĩnh vực sản xuất bột giấy là nơi gây ô nhiễm nhiều nhất (chiếm khoảng 80% tải lượng ô nhiễm) lại càng có cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn nhất. Bao gồm từ việc thay thế nguyên liệu thô, cải tiến công nghệ và tuần hoàn nước. Theo tính toán, nếu thực hiện các giải pháp quản lý nội vi, thay đổi công nghệ, chỉ cần giảm 1% một số hóa chất, thu hồi từ 20 - 45kg xơ, tiết kiệm từ 20 - 60 m3 nước,

giảm năng lượng hơi từ 0,2 - 0,6 tấn, giảm sử dụng hóa chất tẩy trắng từ 2-10 kg và tăng năng suất bột giấy từ 5 - 7 %, thì mỗi tấn giấy đã có thể giảm chi phí từ 9 tới 18,5 USD.

Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu nhằm tìm kiếm các giải pháp SXSH thích hợp và đạt hiệu quả cao [12]. Viện công nghiệp giấy và xenlulo có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này như:

- “Nghiên cứu sản xuất bột giấy bằng công nghệ sạch hơn đối với nguyên liệu là cây ngắn ngày” – Đề tài cấp Bộ năm 1996.

- “Nghiên cứu công nghệ tẩy trắng bột giấy sử dụng ôxy – kiềm” – Đề tài cấp nhà nước năm 2000 – 2001.

- “Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột giấy, lignin và đường xyloza từ nguyên liệu bã mía và rơm lúa sử dụng môi trường dung môi hữu cơ và chất xúc tác” – Đề tài cấp Bộ năm 2001.

Nhìn chung, các giải pháp SXSH cho ngành giấy được tóm tắt trong sơ đồ

sau:


CẢI THIỆN SẢN PHẨM

Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ

Tạo ra phế phẩm có ích

Bảo dưỡng tốt hàng ngày

Thay đổi quy trình

SẢN XUẤT SẠCH HƠN

TÁI CHẾ

GIẢM NGUỒN THẢI


- Tuần hoàn nước đen và nước trắng trong khâu tẩy rửa bột, tẩy và pha loãng bột.

- Tuần hoàn bột tồn lưu trong các hốc.

- Thu hồi và tuần hoàn hơi nước ngưng tụ.

- Thu hồi và tuần hoàn sợi từ nước trắng bằng cách lắp các hệ thống duy trì hiệu suất.

- Sản xuất dung dịch sunphat từ dịch đen.

- Sử dụng sợi ngắn/thải làm bìa.

- Tạo biogas từ chất

thải hữu cơ.

- Sử dụng phế liệu từ khâu làm sạch nguyên liệu, làm nhiên liệu nồi hơi

- Sản xuất các loại

giấy có chất lượng cao.

- Sản xuất giấy không tẩy thay cho giấy tẩy

- Sửa chữa tất cả rò rỉ.

- Đóng chặt các van/vòi khi không sử dụng.

- Loại bỏ cặn vẩn trong sàng lưới và vòi phun nước

- Thay đổi nguyên liệu đầu vào:

+ Dùng thuốc nhuộm không độc.

+ Tẩy bằng hydrogen peroxide

- Kiểm soát quy trình tốt hơn:

+ Tối ưu hóa quy trình nấu.

+ Tinh chế ở mức độ ổn định bột cao nhất có thể.

+ Dùng các hóa chất phụ trợ quá trình lưu để tận dụng tối đa thuốc nhuộm.

- Cải biến thiết bị:

+ Lắp vòi phun nước hiệu quả.

+ Có bể thổi kích cỡ hợp lý, tránh rỡi vãi bột.

+ Cung cấp máy nghiền bột vụn.

+ Dùng bộ thu gom sợi có áp lực cao trong máy làm sạch ly tâm.

+ Dùng các bộ điện dung để nâng cao hệ số điện năng.

+ Cung cấp các bộ nạo hốc có kích cỡ hợp lý.

+ Lắp bộ điều chỉnh bộ ổn định.

- Thay đổi công nghệ:

+ Cải biến quy trình nghiền bột.

+ Cân nhắc các quy trình nghiền bột thay thế.

+ Cải biến quy trình rửa và khử nước.

+ Dùng các quy trình tẩy thay thế, như tẩy ozone/tẩy oxy

Hình 1-3: Sơ đồ tóm tắt các giải pháp thực hiện SXSH ngành giấy

(Nguồn: UNEP, nd)

Một số ví dụ tiêu biểu áp dụng SXSH trong ngành giấy

Cách đây hơn 10 năm các doanh nghiệp sản xuất giấy ở nước ta đã tiếp cận với mô hình SXSH [16]. Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, công nghệ mà còn là thay đổi trong cách vận hành và quản lý doanh nghiệp. Các giải pháp SXSH được chia thành các nhóm nhằm giảm chất thải tại nguồn, cải tiến sản phẩm, tận thu và tái sử dụng chất thải, tạo ra các sản phẩm phụ và tiết kiệm nguyên liệu. Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy tham gia mô hình SXSH đạt kết quả đáng khích lệ [16].

Có thể kể một vài ví dụ tiêu biểu: Năm 2003, Nhà máy Giấy Bãi Bằng [16 ] đã đầu tư công nghệ tiên tiến phục vụ xử lý chất thải. Gần 20.000 m3 nước thải mỗi ngày mà nhà máy thải ra, đều được thu gom và xử lý triệt để qua hệ thống xử lý tập trung theo cả hai phương pháp hóa học và sinh học. Chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu bảo vệ môi trường. Công ty Giấy Việt Trì, Giấy Lửa Việt, Giấy Bãi Bằng, đã tham gia dự án trình diễn SXSH trong công nghiệp của Hợp phần SXSH trong công nghiệp (CPI), thời gian triển khai từ tháng 7/2005 đến hết năm 2010. Những kết quả thu được trong cách quản lý, vận hành sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, cải thiện môi trường làm việc cũng đang được nhân rộng. Theo Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, chỉ tính trên 9 doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy tham gia chương trình SXSH, đã tiết kiệm hàng năm từ nguyên liệu, than, dầu FO, nước sạch tổng cộng là trên 10 tỷ đồng, trong khi tiền vốn đầu tư cho SXSH chỉ là 3,3 tỷ đồng với thời gian hoàn vốn ngắn dưới 1 năm. Đáng chú ý là 9

doanh nghiệp tham gia mô hình SXSH trong quá trình sản xuất đã giảm khối lượng nước thải hơn 1.800.000 m3/năm; lượng khí CO2 giảm gần 6.000 tấn/năm.

Công ty Giấy Đồng Nai [16] đã vận hành và chuyển đổi công nghệ sản xuất giấy, quyết định ngưng hoạt động phân xưởng Bột, Hóa chất, Thu hồi kiềm, là những phân xưởng phát sinh nguồn ô nhiễm lớn về khí thải, nước thải. Công ty còn lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện tại lò đốt, thay đổi nồi cầu nấu bột bằng nồi đứng, giảm được chất thải rắn. Hiện nay, Tổng công ty Giấy (Vinapaco) đang áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, giảm chi

phí, hạ giá thành và hoàn thiện quản lý theo ISO 9001-2000. Trong 5 năm từ 2003 đến 2008, Vinapaco đã chi gần 400 tỷ đồng và dự định sắp tới đầu tư gần 3.500 tỷ đồng xử lý các biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề môi trường, thực hiện sản xuất sạch ở các phân xưởng và bảo dưỡng kiểm định thường xuyên các hệ thống thiết bị máy móc. Mới đây Tổng Công ty Giấy Việt Nam đang xây dựng một dây chuyền công nghiệp mới sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh fitohoocmôn. Với dây chuyền này, các chất phế thải có nguồn gốc thực vật dùng để làm giấy sẽ được sản xuất thành phân vi sinh, dùng để bón cho các cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả, rau mầu.

Sản xuất sạch hơn đối với ngành Giấy hiện nay là nhu cầu cấp bách, để phát triển bền vững, đảm bảo sản lượng hàng năm và đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. Việc đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ bột hóa nhiệt cơ, cải tiến công nghệ nấu sunfat, ứng dụng công nghệ dung môi hữu cơ, loại bỏ dần tiến tới công nghệ tẩy trắng không sử dụng Clo là cần thiết. Do đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với các dự án nhà máy ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sạch; Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các giải pháp hoàn thiện các hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chất thải, đồng thời thực hiện việc kiểm toán môi trường theo quy định.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022