Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 1

Đại học quốc gia hà nội

Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường

--------------------------------


NGUYỄN VĂN YÊN


TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc


Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Yêm


Hà Nội, năm 2012

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1. Tổng quan về sản xuất sạch hơn 9

1.1.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn: 9

1.1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan 10

1.1.3. Nhu cầu SXSH 12

1.1.4. Các kỹ thuật SXSH 15

1.1.5. Các lợi ích khi áp dụng sản xuất sạch hơn 16

1.2. Tổng quan công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy 20

1.2.1. Sơ lược về công nghệ sản xuất giấy và bột giấy 20

1.2.2. Chất thải trong công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy 25

1.2.3. Tổng quan về công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam 28

1.2.4. Vấn đề về ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp giấy và bột giấy ở Việt Nam 29

1.2.5. Tổng quan công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 31

1.3. Tổng quan nghiên cứu về sản xuất sạch hơn ngành giấy trên thế giới và ở Việt Nam 35

1.3.1. Trên thế giới 35

1.3.2. Ở Việt Nam 37

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1. Địa điểm nghiên cứu 42

2.2. Thời gian nghiên cứu 42

2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 42

2.3.1 Phương pháp luận và 6 bước đánh giá SXSH 42

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 44

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức 46

3.1.1. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất sản xuất 46

3.1.2. Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất 46

3.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy 48

3.2. Đánh giá các công đoạn sản xuất chưa hợp lý của Doanh nghiệp để áp dụng sản xuất sạch hơn 50

3.3.1. Về bộ phận nồi hơi và cấp nhiệt cho lô xeo giấy 50

3.3.2. Về bộ phận bãi chứa than phục vụ cho lò hơi 50

3.3.3. Về hệ thống thông gió nhà xưởng 51

3.3.4. Hệ thống kho chứa nguyên liệu 51

3.3.5. Tận thu bột giấy thải làm giấy bao bì 51

3.4. Đánh giá cân bằng vật chất và năng lượng trong sản xuất 52

3.4.1. Nguyên liệu 52

3.4.3. Cân bằng năng lượng 54

3.4.4. Xác định tính chất dòng thải 55

3.5. Đánh giá công tác quản lý nội vi của doanh nghiệp 57

3.5.1. Quản lý sản xuất 58

3.5.2. Quản lý chất thải 58

3.6. Xác định nguyên nhân 64

3.6.1. Các nguyên nhân kỹ thuật 64

3.6.2. Các nguyên nhân quản lý 66

3.7. Đánh giá hiệu quả về môi trường và kinh tế nếu áp dụng SXSH . 67

3.7.1. Hiệu quả kinh tế 67

3.7.2. Hiệu quả môi trường 69

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh tiêu thụ tài nguyên và tiềm năng cho các cơ hội SXSH ... 15 Bảng 1.2: Các nguồn nước thải từ các bộ phận và thiết bị khác nhau 25

Bảng 1.3: Ô nhiễm của nhà máy giấy và bột giấy điển hình tại Việt Nam 27

Bảng 1.4. Giá trị sản xuất công nghiệp giấy, bao bì và tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp cấp II trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua 31

Bảng 1.5. Các cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 32

Bảng 1.6. Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn của các cơ sở sản xuất giấy đã khảo sát 34

Bảng 1.7: Kết quả thu được sau 01 năm thực hiện SXSH tại nhà máy giấy và bột giấy Ashoka, Ấn Độ 36

Bảng 3.1: Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất 46

Bảng 3.2: Danh mục máy móc và thiết bị công nghệ 47

Bảng 3.3: Danh mục các thiết bị phụ trợ 47

Bảng 3.5: Bảng cân bằng nguyên liệu sản xuất 53

Bảng 3.6: Cân bằng lượng nước trước và sau khi sản xuất 53

Bảng 3.7: Cân bằng năng lượng lò hơi Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức 55

Bảng 3.8: Bảng xác định tính chất dòng thải 56

Bảng 3.9: Danh mục các loại chất thải rắn, nguồn phát sinh và khối lượng .. 62 Bảng 3.10: Hệ số các chất ô nhiễm khi đốt than 69

Bảng 3.11: Lượng phát thải các chất ô nhiễm khi đốt cháy 90 tấn than 69

MỤC LỤC HÌNH

Hình1-1. Sự phát triển các công nghệ sản xuất giấy và bột giấy 24

Hình 1-2. Xu thế tiêu thụ hoá chất tẩy trắng trong ngành bột giấy thế giới (trái) và công ty Weyerhaeuser (phải) 25

Hình 2-1: Phương pháp luận về đánh giá SXSH 43

Hình 3-1: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy từ bột giấy và giấy loại 49

Hình 3-2: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt 60

Hình 3-3: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nước trong quá trình sản xuất giấy từ bột và giấy cũ 60

Hình 3-4: Quy trình xử lý nước thải sản xuất 61

MỞ ĐẦU


Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngành công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Bên cạnh những ngành công nghệ cao, Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất chưa tiên tiến. Các cơ sở sản xuất này sử dụng khá nhiều nguồn năng lượng (điện, than…), việc tận thu các phế liệu chưa được chú trọng, công tác bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức…

Việc nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm và khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng. Trong thời gian qua, có một số cơ sở sản xuất ở Việt Nam đã triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn và có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, các cơ sở đã triển khai áp dụng hầu hết là các cơ sở có quy mô sản xuất lớn; việc nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn ở các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ hầu như chưa được triển khai thực hiện.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có nghiên cứu cụ thể về áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và vừa, trong khi đó các cơ sở sản xuất giấy được đánh giá là một trong những loại hình sản xuất có mức độ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất, đặc biệt là môi trường nước, bên cạnh đó nền công nghiệp sản xuất giấy vừa và nhỏ chưa có nhiều cải tiến về công nghệ. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết.

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và năng lượng.

Đề tài tập trung nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất của Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức tại cụm công nghiệp Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan chức năng định hướng phát triển bền vững ngành sản xuất giấy; các cơ sở sản xuất giấy áp dụng sản xuất sạch hơn để cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm.

Luận văn được trình bày theo các chương, phần như sau:

- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu;

- Chương 2. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên

cứu;


- Chương 3. Kết quả nghiên cứu;

- Kết luận và kiến nghị;

- Tài liệu tham khảo.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU‌‌


1.1. Tổng quan về sản xuất sạch hơn

1.1.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn:

Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP, 1994) [8]:

Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục chiến lược môi trường tổng hợp mang tính phòng ngừa trong các quy trình, sản phẩm, và dịch vụnhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

- Với các quy trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn các nguyên liệu thô và năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu thô độc hại, và giảm lượng và độ độc của tất cả các phát thải cũng như chất thải;

- Với các sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm thiểu các tác động tiêu cực trong vòng đời sản phẩm, từ khi khai thác nguyên liệu thô cho tới khi thải bỏcuối cùng; và

- Với các dịch vụ, SXSH là sự tích hợp các mối quan tâm về môi trường trong quá trình thiết kế và cung ứng dịch vụ.

- SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.

Sự khác biệt căn bản giữa cách tiếp cận xử lý cuối đường ống (EOP) hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm và SXSH là thời điểm. Kiểm soát ô nhiễm là phương pháp tiếp cận sau khi vấn đề đã phát sinh, “phản ứng và xử lý”; trong khi đó, SXSH lại mang tính chủ động, theo "triết lý dự đoán và phòng ngừa". Phòng ngừa, như được thừa nhận rộng rãi, luôn luôn tốt hơn xử lý, như câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Khi giảm thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua SXSH thì đồng thời sẽ giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng. SXSH luôn hướng tới hiệu suất sử dụng đầu vào gần tới 100% trong giới hạn về khả thi kinh tế. Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh rằng, SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị mà SXSH đề cập tới thay đổi thái độ, quan điểm, áp dụng các bí quyết và cải tiến quy trình công nghệ sản xuất cũng như cải tiến sản phẩm.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí