Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 2

1.1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan

1.1.2.1. Công nghệ sạch (Clean technology)

Bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào được các ngành công nghiệp áp dụng để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn và tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng đều được gọi là công nghệ sạch. Các biện pháp kỹ thuật này có thể được áp dụng từ khâu thiết kế để thay đổi quy trình sản xuất hoặc là các áp dụng trong các dây chuyền sản xuất nhằm tái sử dụng sản phẩm phụ để tránh thất thoát (OCED, 1987).

1.1.2.2. Công nghệ tốt nhất hiện có (Best Available Technology - BAT)

Là công nghệ sản xuất có hiệu quả nhất hiện có trong việc bảo vệ môi trường nói chung, có khả năng triển khai trong các điều kiên thực tiễn về kinh tế, kỹ thuật, có quan tâm đến chi phí trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai bao gồm thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng, vận hành và loại bỏ công nghệ (UNIDO, 1992). BAT giúp đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH.

1.1.2.3. Hiệu quả sinh thái (Eco-efficiency)

Hiệu quả sinh thái (HQST) là sự tạo ra hàng hoá và dịch vụ có giá cả rẻ hơn trong khi giảm được tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng và các tác động môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm và dịch vụ (WBCSD, 1992). Nói cách khác, hiệu quả sinh thái chính là hiệu quả sử dụng các tài nguyên sinh thái để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người. Hai khái niệm SXSH và HQST được xem như là đồng nghĩa.

1.1.2.4. Phòng ngừa ô nhiễm (Pollution prevention)

Hai thuật ngữ SXSH và phòng ngừa ô nhiễm (PNÔN) thường được sử dụng thay thế nhau. Chúng chỉ khác nhau về mặt địa lý. Thuật ngữ PNÔN được sử dụng ở Bắc Mỹ trong khi SXSH được sử dụng ở các khu vực còn lại trên thế giới.

1.1.2.5. Giảm thiểu chất thải (Waste minimisation)

Khái niệm về giảm thiểu chất thải (GTCT) được đưa ra vào năm 1988 bởi Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ(US. EPA). Hai thuật ngữ GTCT và PNÔN thường được sử dụng thay thế nhau. Tuy nhiên, GTCT tập trung vào việc tái chế chất thải

và các phương tiện khác để giảm thiểu lượng chất thải bằng việc áp dung nguyên tăc 3P (Polluter Pay Principle) và 3R (Reduction, Reuse, Recycle).

1.1.2.6. Năng suất xanh (Green productivity)

Năng suất xanh (NSX) là thuật ngữ được sử dụng vào năm 1994 bởi Cơ quan năng suất Châu Á (APO) để nói đến thách thức trong việc đạt được sản xuất bền vững. Giống như SXSH, năng suất xanh là một chiến lược vừa nâng cao năng suất vừa thân thiện với môi trường cho sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung.

1.1.2.7. Kiểm soát ô nhiễm (Pollution control)

Kiểm soát ô nhiễm (KSÔN) là cách thể hiện khác của xử lý cuối đường ống. Sự khác nhau cơ bản KSÔN và SXSH, do đó, là ở thời gian “can thiệp”. KSÔN là một cách tiếp cận từ phía sau (chữa bệnh), trong khi SXSH là cách tiếp cận từ phía trước, mang tích chất dự đoán và phòng ngừa [8].

Tiếp cận KSÔN

Tiếp cận SXSH

- Kiểm soát chất ô nhiễm bằng các bộ lọc, các hệ thống xử lý nước thải,...

- Áp dụng khi các quá trình và sản phẩm đã được phát triển và vấn đề đã nảy sinh

- Là yếu tố đóng góp vào chi phí, giá thành

- Trách nhiệm giải quyết là bởi các chuyên gia môi trường

- Cải thiện môi trường bằng giải pháp kỹ thuật

- Cải thiện môi trường nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn có tính pháp lý


- Chất lượng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng

- Ngăn ngừa chất ô nhiễm từ nguồn nhờ các giải pháp tổng hợp

- Là một bộ phận tích hợp trong quá trình phát triển sản phẩm và quá trình

- Chất thải được xem như nguồn tài nguyên

- Trách nhiệm giải quyết là của tất cả mọi người trong công ty

- Cải thiện môi trường gồm cả tiếp cận kỹ thuật và phi kỹ thuật

- Cải thiện môi trường là quá trình liên tục để đạt các tiêu chuẩn ngày càng cao hơn

- Chất lượng vừa là đáp ứng nhu cầu khách hàng, vừa là gây tác động thấp nhất lên sức khỏe và môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 2

1.1.2.8. Sinh thái công nghiệp (Industrial ecology)

Việc quảng bá và nâng cao nhận thức về SXSH đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các nỗ lực về SXSH thường chỉ tập trung vào các quá trình sản xuất đơn lẻ, các sản phẩm cụ thể hoặc các vật liệu độc hại mang tính cách cá nhân hơn là một bức tranh toàn cảnh về các tác động môi trường do một hệ thống sản xuất công nghiệp gây ra. Do vậy, song song với sự phát triển của SXSH, các nhà khoa học, các kỹ sư và các nhà quản lý công nghiệp đã nhận ra rằng cần phải xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp mang tính chất tuần hoàn dẫn đến việc tất cả các đầu ra của quá trình sản xuất này trở thành các đầu vào của các quá trình sản xuất khác để giảm thiểu tối đa lượng chất thải [8].

Chính các mối quan hệ phức tạp giữa các sinh vật và vật chất trong các hệ sinh thái tự nhiên đã cung cấp cho con người một bài học giá trị về việc làm thế nào để thiết kế tốt hơn các hệ thống công nghiệp. Tương tự như các hệ sinh thái trong tự nhiên mà ở đó chất thải của một sinh vật này trở thành nguồn thức ăn của một sinh vật khác, con người cần phải phát triển các hệ thống sản xuất mà trong đó không còn chất thải. Chính ý tưởng này đã dẫn đến khái niệm về sinh thái công nghiệp (STCN). Điều này có nghĩa là tất cả các đầu ra của một quá trình sản xuất sẽ là các đầu vào của các quá trình sản xuất khác theo một vòng tuần hoàn [8].

1.1.3. Nhu cầu SXSH

Phương pháp kiểm soát cuối đường ống truyền thống khi áp dụng cho các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy quy mô vừa và nhỏlà rất tốt kém. Trong một số trường hợp, chi phí cho một trạm xử lý chất thải lên tới 20% tổng chi phí vốn của nhà máy và thiết bị. Ngoài ra phí vận hành hàng năm có thểlên đến 12-15% tổng doanh thu của ngành. Vì vậy một phương pháp tiếp cận tốt hơn sẽ là khai thác các cơ hội SXSH để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn rồi tiến hành kiểm soát phần ô nhiễm còn lại. Tiếp cận này không chỉmang lại hiệu quảvềnguồn lực, giảm chi phí sản xuất, mà còn giảm thiểu cả chi phí xử lý dòng thải.

Khái niệm về SXSH cũng cần thiết khi nhìn nhận từ các khía cạnh khác như

[14]:

Nhu cầu do các quy định pháp luật

Để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định vềphát thải (lỏng, rắn hoặc khí) thì thường đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải trang bị các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và tốn kém, ví dụ các trạm xử lý nước thải. Sau khi áp dụng SXSH, việc xử lý lượng chất thải còn lại trở lên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Sở dĩ làm được điều này là do SXSH đã giúp giảm thiểu chất thải về mọi mặt: khối lượng, trọng lượng, và cả độ độc.

Nhu cầu do việc triển khai hệ thống quản lý môi trường (EMS)

ISO 14000 là một quy trình cấp chứng nhận đối với EMS, nhằm đảm bảo rằng các công ty cam kết thực hiện cải tiến liên tục trong hoạt động môi trường của mình. Chứng nhận này cũng thể hiện sự quan tâm của công ty đến môi trường. Một số nhà nhập khẩu luôn đòi hỏi chứng chỉ ISO của công ty trước khi họ đặt hàng. SXSH sẽ giúp việc triển khai hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000 dễ dàng hơn nhiều. Sở dĩ như vậy là do hầu hết các công việc ban đầu đã được thực hiện thông qua đánh giá SXSH.

Nhu cầu do mong muốn tiếp cận các cơ hội phát triển thị trường mới

Nhận thức của khách hàng về các vấn đề môi trường ngày càng nâng cao đã làm nảy sinh nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Kết quả là khi nỗ lực thực hiện SXSH thì đã mở ra các cơ hội phát triển thị trường mới cho mình và sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao hơn, có thể bán được với giá cao hơn.

Nhu cầu do mong muốn tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn tài chính

Các đề án đầu tư dựa vào SXSH sẽ chứa đựng thông tin chi tiết về tính khả thi môi trường, kỹ thuật và kinh tế của khoản đầu tư dự kiến. Điều này tạo ra một cơ sở vững chắc để giành được sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng hoặc các quỹ môi trường. Ví dụ: trong công nghiệp giấy và bột giấy, nếu một giải pháp SXSH là lắp đặt một chụp kiểm soát vận tốc ở bộ phận xeo giấy, thì cần phải tiến hành phân tích chi tiết về tiềm năng tiết kiệm hơi nước, tăng công suất sản xuất… Công ty có thể trình kết quả phân tích này lên các ngân hàng để xin vay vốn cho dự án lắp đặt chụp

kiểm soát vận tốc. Trên thị trường quốc tế, các tổ chức tài chính đang rất quan tâm đến vấn đề suy thoái môi trường và đang nghiên cứu đơn xin vay vốn theo quan điểm môi trường.

Nhu cầu cần thiết cho việc cải thiện môi trường làm việc

Bên cạnh nâng cao hiệu quảmôi trường và kinh tế, SXSH còn có thể cải thiện các điều kiện về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động. Ví dụ, việc giảm thiểu rò rỉ clo tại công đoạn tẩy trắng sẽ giảm mùi clo khó chịu trong không khí nhờ đó có thể nâng cao năng suất của người công nhân. Các điều kiện làm việc thuận lợi có thể nâng cao tinh thần cho người lao động và đồng thời tăng cường sự quan tâm tới vấn đề kiểm soát chất thải. Các hành động như vậy sẽ giúp cho công ty của bạn thu được lợi thế cạnh tranh.

Nhu cầu do vấn đề bảo tồn tài nguyên

Bảo tồn nguyên liệu thô: Vì chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nên không có nhà sản xuất công nghiệp nào có thể trang trải cho những tổn thất tài nguyên dưới dạng chất thải. Suất tiêu hao các nguyên liệu này có thể giảm đi đáng kể khi áp dụng các giải pháp SXSH như tối ưu hóa quy trình, tuần hoàn và các biện pháp quản lý tốt nội vi.

Bảo tồn nguồn nước:

Nước là nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt và một số cơ sở công nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước. Việc khai thác nguồn nước ngầm liên tục còn phải cộng thêm cả chi phí cho việc bơm hút nước. Hơn thế nữa, một yếu tố rất quan trọng thường bị bỏ qua trong các ngành công nghiệp chế biến đó là càng sử dụng nhiều nước trong quy trình sản xuất thì chi phí cho hóa chất và năng lượng cũng càng nhiều.

Bảo tồn năng lượng:

Ngày nay dưới sức ép về thay đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu, các chương trình như: Cơ chế phát triển sạch và thương mại Carbon đang là cơ hội sẵn sàng để các cơ sở công nghiệp tận dụng bằng cách bán lượng phát thải khí nhà

kính (GHG) mà họ đã giảm được qua các năm nhờ áp dụng các biện pháp bảo tồn năng lượng.

Bảng 1.1 mô tả tình hình tiêu thụ tài nguyên trong các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam so với các quốc gia khác, từ đó gợi ý tiềm năng có thể khai thác bằng việc áp dụng các nguyên lý của phương pháp luận SXSH.

Bảng 1.1: So sánh tiêu thụ tài nguyên và tiềm năng cho các cơ hội SXSH


Hạng mục

Việt Nam

Ấn Độ (nhà máy sử dụng phế thải nông nghiệp)

Nhà máy ở Bắc Âu (giấy bao bì tẩy trẳng –

ỗmềm)

Tiềm năng

Xơ (sản lượng %)

44 – 55%

40 – 44%

55%

Trung bình

Hóa chất (kg/T)

80 – 150

71-135

75

Trung bình

Nhiệt năng

(kCal/tấn)

3.106 – 8.106

3.106 – 5.106

1.106 – 4,6.106

Cao

(Kg/tấn than đá)

575- 1500

575 - 1000

192 -880


(Kg/tấn dầu)

294 – 784

294 - 490

98- 450


Điện (kWh/tấn)

900-1900

855 - 980

700 - 850

Cao

Nước (m3/tấn)

175 – 350

180 - 280

20- 40

Cao

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy, Trung

tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008


1.1.4. Các kỹ thuật SXSH

Sản xuất sạch hơn là phương pháp tiếp cận mới và sáng tạo để giảm mức độ sử dụng tài nguyên trong quá trình sản xuất dựa vào một loạt các kỹ thuật. Các kỹ thuật này có thể được phân thành 3 nhóm như sau:

Quản lý tốt nội vi

Đây là kỹ thuật phòng ngừa các chỗ rò rỉ, chảy tràn thông qua bảo dưỡng phòng ngừa và kiểm tra thiết bị thường xuyên, cũng như kiểm soát việc thực hiện đúng hướng dẫn công việc hiện có thông qua đào tạo và giám sát phù hợp.

Thay đổi quy trình

- Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Thay thế nguyên liệu đầu vào bằng các nguyên liệu tái tạo, ít độc hại hơn hoặc dùng các vật liệu phụ trợ có tuổi thọ hữu ích dài hơn.

- Kiểm soát quy trình tốt hơn: Theo dòi việc tuân thủ thông số vận hành của quy trình thiết kế, sửa đổi các quy trình làm việc, các hướng dẫn vận hành thiết bị để đạt hiệu quả cao hơn hơn, giảm lãng phí và phát thải.

- Cải tiến thiết bị: Cải tiến các thiết bị sản xuất và phụ trợ hiện có, ví dụ lắp thêm bộ phận đo đạc kiểm soát nhằm vận hành các quy trình với hiệu quả cao hơn và giảm tỉ lệ phát thải.

- Thay đổi công nghệ: Thay thế công nghệ, trình tự trong quy trình và cách thức tổng thể nhằm giảm thiểu lãng phí và phát thải trong quá trình sản xuất.

Tuần hoàn và tái sử dụng

- Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ: tái sử dụng các nguyên liệu bị lãng phí cho công đoạn khác trong dây chuyền sản xuất hoặc cho một ứng dụng hữu ích khác trong công ty.

- Sản xuất các sản phẩm phụ hữu dụng: Thay đổi quy trình phát sinh chất thải nhằm biến nguyên liệu bị lãng phí thành một dạng nguyên liệu có thể được tái sử dụng hoặc tuần hoàn cho ứng dụng khác ngoài công ty.

- Cải tiến sản phẩm

Các tính chất, mẫu mã và bao bì của sản phẩm có thể được điều chỉnh để giảm thiểu tác động môi trường khi sản xuất hoặc sau khi đã sử dụng (thải bỏ).

1.1.5. Các lợi ích khi áp dụng sản xuất sạch hơn

Tiếp cận tài chính dễ dàng: Cơ quan tài chính ngày một nhận thức rò sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.

Các cơ hội thị trường mới: Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi bạn có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, bạn sẽ có cơ hội thị trường mới và sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, bán với giá cao hơn. Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như ISO 14001, hoặc các các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái.

Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn: Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn. Một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội và và các cơ quan hữu quan chấp nhận dẽ dàng hơn.

Môi trường làm việc tốt hơn: Việc nhận thức ra tầm quan trọng của môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong lực lượng công nhân. Bằng cách đảm bởi các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, bạn có thể làm tăng ý thức tiết kiệm năng lượng của người lao động, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy giúp doanh nghiệp của bạn đạt được khả năng cạnh tranh.

Tuân thủ luật môi trường tốt: Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên ngày càng chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn này thường yêu cầu việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng chất thải, do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn.

1.1.6. Tổng quan về sản xuất sạch hơn tại Việt Nam trong thời gian qua:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022