Phương Pháp Luận Kiểm Toán Chất Thải Do Unep/unido Đề Xuất,1991



GIAI ĐOẠN 1: TIỀN ĐÁNH GIÁ


CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

Bước 1: Chuẩn bị và thành lập đội kiểm toán

Bước 2: Chia quá trình thành những đơn vị vận hành

GIAI ĐOẠN 2: CÂN BẰNG


ĐẦU VÀO CỦA QUÁ ĐẦU RA CỦA QUÁ TRÌNH TRÌNH

Bước 5: Xác định sản phẩm, sản

Bước 4: Xác định đầu vào phẩm phụ

Bước 5: Báo cáo sử dụng Bước 6: Tính toán lượng nước nước thải


CÂN BẰNG VẬT LIỆU

Bước 7: Tổng hợp thông tin đầu vào và đầu ra Bước 8: Cân bằng vật chất sơ bộ

GIAI ĐOẠN 3: TỔNG HỢP


XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN ĐỂ GIẢM CHẤT

THẢI

Bước 9: Xác định các biện pháp giảm chất thải Bước 10: Mục tiêu và đặc tính chất thải


ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN ĐỂ GIẢM CHẤT THẢI

Bước 11: Tiến hành đánh giá về mặt môi trường và kinh tế của các

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢM CHẤT THẢI

Bước12: Thiết kế và thực hiện kế hoạch hành động giảm chất thải để đạt được hiệu quả cho quá trình đã cải tiến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty cổ phần Thương Mại Bình Phát - 6

Hình 3 : Phương pháp luận kiểm toán chất thải do UNEP/UNIDO đề xuất,1991


Phương pháp luận kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE (hình 5)

Năm 1993, Ủy ban Năng suất quốc gia Ấn Độ thực hiện dự án “Trình diễn giảm chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ” (DESIRE - Desmontration in Small Industries of Reducing Waste). Quy trình kiểm toán chất thải đã được phát triển trong khuôn khổ Dự án và đã được áp dụng rộng rãi. Phương pháp luận DESIRE gồm 6 bước - 18 nhiệm vụ. [25].

Bước 1: Khởi động

Bao gồm việc lập kế hoạch và tổ chức đánh giá SXSH: thành lập nhóm SXSH, tổng quát tất cả các công đoạn bao gồm cả sản xuất, vận chuyển nguyên liệu, bảo quản, lưu giữ..., cần thu thập các số liệu liên quan đến sản xuất, môi trường... để có được số liệu nền, thấy được thực trạng của quá trình sản xuất, xác định định mức. Từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn trọng tâm cho kiểm toán.

Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất

Bao gồm việc đánh giá các bước công nghệ có liên quan với trọng tâm kiểm toán đã lựa chọn và tính cân bằng vật chất – năng lượng để có thể xác định được lượng chất thải, chi phí cho dòng thải và nguyên nhân sinh ra chất thải. Các bước công nghệ cần được liệt kê đầy đủ kèm theo tất cả dòng vào và dòng ra tương ứng để định lượng dòng thải và các thành phần của dòng thải, những tổn thất vật liệu và năng lượng và xác định chi phí. Việc phân tích nguyên nhân sẽ cho biết các nguyên nhân thực tế/ẩn gây ra tổn thất làm cơ sở để đề xuất các cơ hội SXSH.

Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH

Trên cơ sở kết quả của Bước 2, sẽ xây dựng các cơ hội SXSH và lựa chọn cơ hội có tính khả thi nhất. Các cơ hội SXSH bao gồm: quản lý nội vi tốt, thay thế nguyên liệu, kiểm soát quy trình tốt hơn, cải tiến thiết bị, tuần hoàn tái sử dụng, sản xuất sản phẩm phụ, thay đổi sản phẩm, thay đổi công nghệ. Các cơ hội sẽ được chia thành các nhóm: các cơ hội có thể thực hiện ngay, các cơ hội cần phân tích thêm (về kỹ thuật, kinh tế và môi trường), các cơ hội có thể loại bỏ.

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

Nhóm các cơ hội cần phân tích thêm được sàng lọc ở Bước 3 sẽ được đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật


cần lưu ý xem xét một số yếu tố: chất lượng sản phẩm, công suất, yêu cầu về sản xuất, thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt, tính tương thích với các thiết bị đang dùng, các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng, yêu cầu về đào tạo huấn luyện, yếu tố về bệnh nghề nghiệp và an toàn... Xem xét tính khả thi về kinh tế qua việc tính toán về đầu tư và các lợi ích/chi phí có thể tiết kiệm được khi thực hiện giải pháp SXSH. Đánh giá chi phí tối thiểu nhất bao gồm việc thu thập thông tin (về các khoản đầu tư và các chi phí lợi ích tác nghiệp), lựa chọn các tiêu chí đánh giá (thời hạn hoàn vốn, giá trị hiện tại ròng (NPV), hoặc tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR), và các tính toán về tính khả thi. Những số liệu kinh tế có được sẽ được bổ sung vào các kết quả đánh giá kỹ thuật. Đánh giá tính khả thi về môi trường thông qua xem xét môi trường có được cải thiện trong các trường hợp: giảm tổng lượng chất ô nhiễm, giảm độ độc còn trong dòng thải, giảm sử dụng vật liệu không tái chế được hay độc hại, giảm tiêu thụ năng lượng (giảm phát thải khí).

Các kết quả đánh giá về kinh tế, kỹ thuật và môi trường cho các giải pháp sẽ được kết hợp và đánh giá theo phương pháp trọng số từ đó lựa chọn cơ hội SXSH để thực hiện. Các giải pháp lựa chọn được sắp xếp theo thời gian: ngắn hạn (<3tháng), trung hạn (3-12tháng) và dài hạn (>1năm) và lập kế hoạch để thực hiện. Bước 5: Thực hiện

Bao gồm các nhiệm vụ chuẩn bị thực hiện, thực hiện, kiểm tra và đánh giá kết quả. Nhiệm vụ chuẩn bị thực hiện bao gồm các công việc chi tiết hoá các đặc tính kỹ thuật của thiết bị, xây dựng kế hoạch cụ thể; so sánh đánh giá và lựa chọn thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau, lập kế hoạch thích hợp để giảm thời gian lắp đặt. Sau khi thực hiện các giải pháp, cần quan trắc và đánh giá những thay đổi về tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng, chất thải sinh ra, so sánh các kết quả trước và sau khi thực hiện.

Bước 6: Duy trì SXSH

Duy trì các giải pháp SXSH đã thực hiện và tiếp tục xác định, lựa chọn các công đoạn sản xuất gây lãng phí hay các giải pháp chưa thực hiện để lựa chọn trọng tâm mới cho đánh giá SXSH.



BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH

Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nghệ và xác định định mức Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn bước công nghệ gây lãng phí nhất


BƯỚC 2: PHÂN TÍCH CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT

Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ quy trình công nghệ Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho dòng thải

Nhiệm vụ 7: Phân tích nguyên nhân sinh ra chất thải


BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CÁC CƠ HỘI SXSH

Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội SXSH Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội khả thi nhất


BƯỚC 4: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SXSH

Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế Nhiệm vụ 12: Đánh giá tính khả thi về môi trường

Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp để thực hiện



BƯỚC 5: THỰC HIỆN

Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện

Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH Nhiệm vụ 16: Kiểm tra, đánh giá kết quả


BƯỚC 6: DUY TRÌ SXSH

Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 18: Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá

(Quay trở lại Nhiệm vụ 3 của bước 1)

Hình 4 : Sơ đồ các bước kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE


2.4.2. Lựa chọn phương pháp luận để nghiên cứu


Với những lợi ích đáng kể SXSH ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Australia, Thụy Điển, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Hungari… và Châu Á như Ấn Độ, Singapo, Thái Lan, Trung Quốc… cũng đã áp dụng SXSH từ năm 1993.

Trong các nước đang phát triển, Ấn Độ đã triển khai SXSH rất thành công tại nhiều ngành nghề khác nhau từ những năm 1990. Trong quá trình thực hiện SXSH, các chuyên gia của Ấn Độ đã xây dựng nên phương pháp luận DESIRE dựa trên nền tảng của phương pháp luận của EPA và UNEP, đã được ứng dụng thành công ở Ấn Độ, Trung Quốc. Các bước của phương pháp DESIRE đều được chia thành từng nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng; đi sâu vào phân tích các nguyên nhân gây ra chất thải và từ đó đề xuất cơ hội SXSH. Các doanh nghiệp có thể thực hiện một cách dễ dàng với sự tư vấn, giúp đỡ của chuyên gia tư vấn bên ngoài.

Việt Nam cũng là một nước có nhiều đặc điểm tương đồng với Ấn Độ, đều đang trong thời kỳ phát triển, dựa trên nền tảng công nghiệp nhỏ, do vậy phương pháp luận DESIRE được coi là phương pháp chính để áp dụng thực hiện ở nước ta. Tại Việt Nam SXSH được đưa vào áp dụng từ năm 1996 và triển khai từ năm 1998 tập trung ở một số ngành công nghiệp như giấy, dệt - nhuộm, thực phẩm (chế biến thuỷ sản và bia), vật liệu xây dựng và gia công kim loại. Theo thống kê của Hợp phần SXSH trong công nghiệp (Cleaner Production Industry) của Chương trình Hợp tác phát triển trong ngành Môi trường giữa chính phủ Việt Nam và Đan Mạch giai đoạn 2005-2010, đến năm 2008 cả nước có khoảng 200 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn 37 tỉnh thành tham gia thực hiện SXSH.

Đối với ngành công nghiệp sơn tĩnh điện , tại Việt Nam có một số công ty bắt đầu triển khai SXSH theo phương pháp DESIRE như Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội, Nippon, PPG, KOVA, Sơn Hải Phòng….... Do vậy phương pháp luận DESIRE là phương pháp thích hợp nhất để lựa chọn làm phương pháp đánh giá SXSH trong nghiên cứu của đề tài.


2.4.3. Các phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong luận văn gồm:


2.4.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu.


Thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu trước đây đối với công nghệ sản xuất sơn tĩnh điện .

Các tài liệu trên sách, báo, tạp chí, trên các trang web liên quan đến công nghệ sản xuất sơn tĩnh điện

2.4.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát


Phương pháp điều tra hiện trạng, thu thập- xử lý số liệu, phân tích đo đạc một số thông số phục vụ cho việc nghiên cứu sản xuất sạch hơn

Cụ thể:


Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực tế đánh giá hiện trạng sản xuất, các dây chuyền sản xuất, xác định các nguồn gây tác động, xác định các điểm cần lấy mẫu không khí, nước thải, tiếng ồn, bụi.....

Khảo sát bằng phiếu điều tra ( Khảo sát điều tra công nghệ sản xuất sơn tĩnh điện, Nguyên liệu đầu vào, Sản phẩm đầu ra, Chất thải phát sinh)

Phỏng vấn cán bộ/lãnh đạo doanh nghiệp.

Phỏng vấn người lao động.

Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường

Phương pháp quan trắc và phân tích môi trường nước: Sử dụng các phương pháp lấy mẫu và phân tích theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và so sánh với quy chuẩn Việt Nam hiện hành.

Phương pháp quan trắc và phân tích môi trường không khí, bụi, tiếng ồn: Sử dụng các phương pháp lấy mẫu và phân tích theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và so sánh với quy chuẩn Việt Nam hiện hành.


2.4.3.3. Phương pháp phân tích hệ thống


Là phương pháp làm việc với nhiều đối tượng khác nhau của những hệ thống khác nhau, trong mỗi hệ thống lại bao gồm những thành tố khác nhau. Tác giả tập trung vào việc phân tích hiện trạng sản xuất trong mối tương quan qua lại giữa các thành tố của từng công đoạn sản xuất.

2.4.3.4. Phương pháp kiểm toán.


Dựa trên các số liệu đã được thu thập, áp dụng kiểm toán cân bằng vật chất và năng lượng, định giá dòng vật chất và dòng thải để đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn (SXSH). Kết quả kiểm toán là cơ sở để lựa chọn giải pháp khả thi qua việc đánh giá các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế và môi trường.

2.4.3.5. Phương pháp xử lý nội nghiệp.


Phân tích số liệu đã thu thập được sau đó tổng hợp đối chiếu lựa chọn ra các thông tin quan trọng, phù hợp.

Xử lý toán học, biểu diễn bằng tập hợp bảng số liệu, biểu đồ...


Sử dụng phần mềm Word và Excel, SPSS, để tổng hợp, thống kê, xây dựng biểu đồ...

2.4.3.6. Phương pháp tổng hợp


Trên cơ sở các số liệu đã được xử lý, đưa ra những nhận xét, đánh giá... từ đó đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy.


Giảm thiểu chất thải tại nguồn

2.4.3.7. Kỹ thuật đánh giá SXSH


Kỹ thuật

Tuần hoàn

Cải tiến sản phẩm


Quản lý nội vi

Thay đổi quá trình sản xuất

Thay đổi nguyên liệu đầu vào

Kiểm soát vận hành quy trình

Cải tiến thiết bị

Thay đổi công nghệ



gồm:

Hình 5 : Kỹ thuật SXSH

Tạo sản phẩm phụ

Tái tạo và sử dụng lại trong nhà máy

Nhóm giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích giảm thiểu chất thải tại nguồn bao


- Quản lý nội vi: Đây là kỹ thuật SXSH đơn giản nhất. Giải pháp này không

đòi hỏi phải đầu tư tài chính và có thể được thực hiện ngay khi phát hiện các vấn đề thuộc phạm vi này. Là công việc được tiến hành liên tục, hàng ngày của doanh nghiệp bao gồm khâu quản lý lao động, vận hành bảo dưỡng thiết bị, máy móc (nâng cao ý thức và trình độ cho người lao động, công tác bảo dưỡng thiết bị, máy móc, động cơ; kiểm tra các hiện tượng rò rỉ hơi tại các van hơi, trên đường ống dẫn và tại các hộ tiêu thụ hơi; bảo ôn đường ống hợp lý tránh tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh...). Giải pháp này cần phải có sự quan tâm của cấp quản lý và có hướng dẫn, đào tạo cho công nhân viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022