Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Nhà Máy Sơn Tĩnh Điện Bình Phát – Công Ty Cp Thương Mại Bình Phát


- Thay đổi quy trình sản xuất: Bao gồm các giải pháp thay đổi nguyên liệu đầu vào, kiểm soát vận hành quy trình, cải tiến thiết bị, thay đổi công nghệ.

+ Thay đổi nguyên liệu đầu vào: là việc sử dụng các nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để mang lại hiệu suất cao hơn. Thông thường, chất lượng của các nguyên liệu có mối liên hệ trực tiếp đến số lượng và chất lượng của các sản phẩm. Hơn nữa, thay thế nguyên vật liệu còn là thay thế các vật liệu hiện tại bằng các vật liệu thân thiện hơn với môi trường (ví dụ trong công nghệ nồi hơi thay đốt than bằng dùng khí gas, trong công nghệ nhiệt lạnh thay sử dụng CFC bằng NH3...);

+ Kiểm soát vận hành quy trình: là việc đảm bảo các điều kiện vận hành quy

trình ở mức tối ưu liên quan tới tiêu hao đầu vào, sản xuất và phát thải. Các thông số quy trình như nhiệt độ, thời gian, áp suất, độ pH, tốc độ xử lý,.. phải được theo dõi và duy trì sao cho gần nhất với mức tối ưu. (Ví dụ như giám sát quá trình nhập nhiên liệu và kiểm tra chất lượng của chúng; cải thiện quá trình vận chuyển, lưu trữ nguyên nhiên liệu, hoá chất và sản phẩm phù hợp; tối ưu hoá quá trình cháy của nhiên liệu trong lò đốt hoặc lò hơi; tối ưu hoá quá trình chạy của các động cơ, lắp đặt và theo dõi thường xuyên các đồng hồ đo lưu lượng hơi và tiêu thụ điện năng của các máy hoặc các hộ tiêu thụ...) Giải pháp này yêu cầu phải có sự giám sát vận hành sát sao và chú trọng trong quản lý.

+ Cải tiến thiết bị: là cải tiến các trang thiết bị hiện có để giảm mức lãng phí vật liệu. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ của động cơ, tối ưu hoá kích cỡ của bể chứa hoặc để cải tiến thiết kế các bộ phận chính của thiết bị.

Việc bổ sung các bộ phận hoặc cải tiến nhỏ trong các thiết bị hiện có tại công ty sẽ giúp nhiều công ty có lựa chọn khác nhau để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, nhất là giảm tiêu hao năng lượng. Trong một số trường hợp, có thể chi phí cho việc thay thế hoặc bổ sung về thiết bị là khá cao, nhưng thực tế là thời gian hoàn vốn cho các khoản đầu tư này lại ngắn.

+ Thay đổi công nghệ: là lắp đặt các thiết bị hiện đại và hiệu quả hơn ví dụ một nồi hơi hiệu suất cao. Công nghệ/quy trình mới đòi hỏi phải đầu tư tài chính nhiều hơn so với các kỹ thuật SXSH khác và do đó, các giải pháp liên quan tới thay


đổi công nghệ cần được xem xét cẩn thận. Tuy nhiên, các giải pháp này lại giúp tạo ra những khoản tiết kiệm tiềm năng và cải thiện chất lượng sản phẩm, nên có thể hoàn vốn đầu tư trong một thời gian ngắn.

Nhóm giải pháp tuần hoàn, tận thu chất thải bao gồm:

+ Thu hồi và tái sử dụng: là thu gom “chất thải” và tái sử dụng chất thải ở chính bộ phận sản xuất đó hoặc ở một bộ phận khác [9].

+ Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích: là thu gom (và xử lý) “các dòng thải” để nhờ đó có thể bán lại chúng cho khách hàng hoặc các công ty khác [9].

Cải tiến sản phẩm: Cải tiến sản phẩm để chúng ít gây ô nhiễm hơn; Doanh nghiệp có thể thay đổi sản phẩm bằng cách suy tính lại về sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm. Hoặc có thể cải tiến thiết kế sản phẩm: có thể giúp tiết kiệm nhiều trong tiêu thụ nguyên liệu và sử dụng các hoá chất độc hại. Thay đổi cách đóng gói cũng là việc làm quan trọng.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát

3.1.1. Lịch sử phát triển

Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Chi nhánh Công ty CPTM Bình Phát là nhà máy được được thành lập từ tháng 12 năm 2011, tên ban đầu của nhà máy là Đầu tư Xây dựng nhà máy sản xuất thanh nhôm định hình và chế biến gỗ Bình Phát. Từ khi đi vào hoạt động nhà máy chủ yếu là sản xuất thanh nhôm định hình,

xuất khẩu và cung cấp cho thị trường trong nước. Bộ máy nhân sự của nhà máy được kiện toàn theo mô hình Công ty Cổ phần thương mại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và hoạt động. Công ty trực thuộc Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hải Dương.

Địa điểm: Km 35+600. QL 5A, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0320.3776.866

E-mail: binhphattaiviet@gmail.com. Website: nhomricco.vn

Diện tích mặt bằng: 27.056 m2, diện tích đất đã xây dựng nhà xưởng và khu phụ trợ là 17.259,3 m2. [1].

Bảng 9: Các hạng mục công trình của nhà máy


STT

Hạng mục

Số tầng

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)


Giai đoạn I (đã xây dựng)


17259,3


1

Nhà bảo vệ

2

20,25

0,07

2

Nhà ăn

1

409

1,50

3

Xưởng sản xuất

1

3718

13,59

4

Xưởng sơn tĩnh điện+vân gỗ

1

3042

11,12

5

Nhà ở chuyên gia

1

240


6

Khu xử lý nước thải

1

391,5


7

Bể nước + Bể cứu hỏa

1

145

0,53

8

Sân đường nội bộ + cây xanh

1

9293,55

25,18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty cổ phần Thương Mại Bình Phát - 7



STT

Hạng mục

Số tầng

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)


Giai đoạn II (chưa xây dựng)


10090,7


9

Nhà điều hành

3

396

1,45

10

Nhà để xe

1

144

0,53

11

Kho thành phẩm nhôm

1

1026

3,75

12

Bãi chứa vật liệu

1

1673,7

6,12

13

Xưởng gỗ 10 A

1

2281,5

8,34

14

Khu sấy gỗ 10B

1

818

2,99

15

Xưởng gỗ 11 A

1

2281,5

8,34

16

Khu sấy gỗ 11 B

1

818

2,99

17

Trạm Biến áp

1

12

0,04

18

Bồn hoa, cây xanh

1

200

0,73

19

Đài nước

1

20

0,07

20

Khu vực tập kết rác thải

1

20

0,07

21

Nhà trưng bày sản phẩm

1

600

2,19


Tổng cộng


27350

100

Nguồn; Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Chi nhánh Công ty CPTM Bình Phát [1]

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Điều hành Công ty có Giám đốc và Quản đốc xưởng sản xuất. Công ty chia thành hai khối:

- Khối văn phòng: gồm các phòng Kế toán – Tổng hợp , Vật tư – Kho vận, Hành chính – nhân sự, Nhà ăn, Tạp vụ - Bảo vệ.

- Khối sản xuất: gồm các phòng kỹ thuật , phân xưởng: Treo, VHM, Đóng gói, VG FILM, Cơ điện

Tổng số cán bộ công ty: 98 người.


Giám đốc



Quản lý SX

Trưởng phòng Kỹ thuật





Trưởng phòng Kế toán

Quản đốc Xưởng

Trưởng phòng HC-NS

Hoàn thành

Kế toán - Vật tư - Kho vận

B.vệ

Nhà ăn - tạp vụ

Treo

Tẩy

Mạ

Sấy

Hình 6 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát

Chức năng, nhiệm vụ các phân xưởng như sau:

Phân xưởng treo: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị và treo các thanh nhôm đưa vào tẩy rửa trước vào dây chuyền mạ.

Phân tẩy rửa: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn tẩy rửa cho sạch dầu

mỡ.


Phân xưởng Mạ: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn mạ Crom

Phân xưởng sấy: Có nhiệm vụ thực hiện các côngsấy khô và định hình các

loại nhôm theo quy trình công nghệ của mặt hàng .

Phân xưởng Hoàn thành: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn đóng gói, đóng kiện các sản phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng.


3.2. Hiện trạng sản xuất tại Nhà máy

3.2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất

Công ty sản xuất nhôm tĩnh điện và nhôm vân gỗ với tổng công suất 30000 tấn/năm, hai công nghệ này bản chất vẫn là sơn tĩnh điện, tuy nhiên sử dụng loại sơn khác nhau, công suất của từng loại tùy vào nhu cầu của thị trường mà sản xuất ít hoặc nhiều. Sơ đồ công nghệ sản xuất như sau:


Sơn tĩnh điện

Bột sơn

Nước sạch

Rửa nước

Rửa nước

Tẩy dầu 2 phút


20 giây

Nước thải chứa DA-2

Nước thải

Rửa nước

Nước thải

Thanh nhôm được sơn tĩnh điện

Thanh nhôm treo nhôm 4 phút

Nước thải

Ra lò 3 phút

Tẩy dầu 2 phút


20 giây

Nước thải chứa DA-2

Đông cứng(22phút)

dd DA-2

dd DA-2

a. Công nghệ sản xuất nhôm tĩnh điện


Dd mạ Crom

Mạ crôm 1phút 36giây

Sấy khô 9 phút

Nước

Nước thải mạ chứa Cr, rắn lơ lửng, COD...

Súc rửa 45 giây

Nước

Rửa nước 45giây

Hình 7: Sơ đồ quy trình công nghệ sơn tĩnh điện đang áp dụng tại Nhà máy


Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Quá trình sản xuất sơn tĩnh điện được thực hiện lần lượt qua các bước làm sạch phôi nhôm, mạ crom, sơn tĩnh điện bột và hoàn thiện sản phẩm với sự hỗ trợ của hệ thống máng dẫn nguyên liệu nhôm. Các bước hoạt động của quá trình trên hoạt động như sau:

Rửa nước: Nhôm được đưa vào buồng rửa nước, tại đây nước được phun thành tia từ 2 bên để rửa thanh nhôm. Quá trình rửa nước được thực hiện 4 lần nhằm làm sạch hóa chất sau mỗi công đoạn.

Tẩy dầu: Công đoạn này làm tẩy rỉ sét và dầu bám trên thanh nhôm nguyên liệu, nguyên liệu dùng để tẩy rỉ sét là dung dịch DA-2 (HF.H2O, H3PO4, C6H14O2) được pha loãng sau đó phun trực tiếp lên bề mặt nhôm. Quá trình làm sạch xảy ra do sự hòa tan các oxit kim loại bám trên nhôm trong môi trường axit của dung môi. Đồng thời với quá trình làm sạch là quá trình photphat hóa bề mặt nhôm. Sự phốt phát hóa là một trong các phương pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn và nó là quá trình phủ trên bề mặt kim loại một lớp mỏng có cấu trúc tinh thể rất nhỏ của các muối photphat không tan.

Cơ chế của quá trình phốt phát hóa:

Trong quá trình photphat hóa, một phản ứng phụ xảy ra ngoài mong muốn đó là phản ứng giữa axit và kim loại giải phóng ra khí:

Al + H3PO4 → AlPO4 + 3/2 H2

Quá trình này tạo thành trên mặt nhôm một màng mỏng photphat nhôm bền chắc đồng thời giải phóng khí H2

Mạ Crom: Quá trình mạ Crom sử dụng hóa chất Cr-2: HNO3: 8%; CrO3:

4%; NaNO3: 6%. Quá trình mạ Crom là quá trình kết tủa Cr lên trên bề mặt thanh nhôm thông qua phản ứng oxy hóa khử.

Sấy khô: sấy khô sử dụng nhiên liệu là khí gas, quá trình sấy khô giúp làm khô bề mặt thanh nhôm. Sau khi sấy khô khoảng 9 phút đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thanh nhôm được đưa sang công đoạn sơn tĩnh điện.


Sơn tĩnh điện: Sơn tĩnh điện là quá trình phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các thanh nhôm, đây là quá trình sơn khô, nguyên liệu sơn ở dạng bột. Trong quá trình sơn nguyên liệu sơn được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời thanh nhôm cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và thanh nhôm.

Thiết bị chính của hệ thống sơn tĩnh điện là súng phun và bộ điều khiển tự động, các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn; buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến (chế độ hấp điều chỉnh nhiệt độ và định giờ tự động tắt mở). Máy nén khí, máy tách ẩm khí nén...

Ưu thế chính của phương pháp sơn tĩnh điện là không dùng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và vì thế mà không cần đến các thiết bị phân hủy VOC tốn kém như lò thiêu hoặc các thiết bị hấp thụ carbon.

Đông cứng sơn: Sau khi phun sơn tĩnh điện, thanh nhôm được đi qua khu vực sấy sơn, nhờ quá trình đông cứng sơn bột phủ sẽ chảy và tạo thành lớp bề mặt có liên kết tốt để hình thành lớp phủ chắc cho sản phẩm. Quá trình đông cứng sơn kéo dài khoảng 22 phút và không tạo ra sản phẩm phụ nguy hại. Phản ứng đóng rắn bột sơn như sau:

Đóng rắn bằng axit poly cacboxylic

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022