Đề Xuất Các Phương Án, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Môi Trường Của Tại Khu Công Nghiệp Thọ Quang.

tính tức thời (thời điểm xả thải không qua xử lý chỉ thực hiện trong thời gian ngắn), tuy nhiên để có sự phối hợp với cơ quan quản lý địa phương thì phải mất rất nhiều thời gian và thực hiện theo đúng trình tự, do vậy việc kiểm soát và xử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường kém hiệu quả.

Thứ năm, về ý thức tuân thủ pháp luật và thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở trong khu công nghiệp

Qua công tác điều tra, thu thập số liệu cho thấy số đơn vị thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã cam kết đối với nhà quản lý là thấp (chỉ có 2/5 cơ sở phát sinh khí thải có hệ thống xử lý khí; 07/17 đơn vị thực hiện chuyển giao chất thải rắn phát sinh theo cam kết – 01 lần/ngày…), việc không tuân thủ việc thực hiện đúng nội dung cam kết bảo vệ môi trường dẫn đến môi trường chung của cả khu công nghiệp không đạt yêu cầu.

3.4. Đề xuất các phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường của tại Khu công nghiệp Thọ Quang.

3.4.1. Đề xuất các phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường đối với các loại chất thải phát sinh.

Xuất phát từ quá trình khảo sát thực tế, hiện trạng môi trường khu công nghiệp, các tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường của khu công nghiệp, mốt số đề xuất phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trương khu công nghiệp Thọ Quang như sau:

3.4.1.1. Đề xuất phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường đối với nước thải:

Dựa vào những kết thu được qua quả khảo sát tại, tôi đưa ra những đề xuất đối với từng nội dung về quản lý môi trường nước như sau:

- Các doanh nghiệp nên quy hoạch lại cán bộ bằng cách bố trí cán bộ có đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực môi trường để thực hiện việc quản lý cũng như vận hành hệ thống xử lý tại đơn vị mình hiệu quả hơn.

- Nên tạo điều kiện cho cán bộ có được cơ hội cải thiện và nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các lớp tập huấn, khóa đào tạo ngắn hạn về công tác quản lý cũng như kỹ thuật môi trường để có thể đáp ứng tốt được công việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Đề xuất nghiên cứu để tính toán và cải tạo lại hệ thống xử lý cho phù hợp với tải trọng phát thải và có phương án dự phòng khi gặp sự cố đối với toàn bộ các hệ thống xử lý tại các doanh nghiệp. Đặc biệt tại trạm xử lý nước thải tập trung, nên cải tạo và mở rộng thêm hệ thống để đáp ứng được lưu lượng nước thải phát sinh hàng ngày. Nên cải tạo hệ thống theo hướng công nghệ xử lý tiên tiến và cao tải để đáp ứng kịp thời thải lượng ô nhiễm.

- Cần có các quy định và chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các đơn vị có hành vi xả nước thải không qua xử lý, xả nước thải ra hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp.

Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp - 8

3.4.1.2. Đề xuất phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường đối với khí thải:

Việc quản lý khí thải chưa được sát sao nên vẫn còn doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm túc và đầu tư đúng cho xử lý loại chất thải này, do vậy Công ty quản lý hạ tầng KCN nên:

- Phối hợp với các cơ quan quản lý có kế hoạch thanh kiểm tra khắt khe hơn và có chế tài đủ mạnh để doanh nghiệp phải chấp hành đúng như đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt ít phát thải vào môi trường như dầu DO, khí sinh học hoặc khí tự nhiên.

- Bảo dưỡng và bảo trì hệ thống lò đốt và xử lý khí thải theo định kỳ và đúng quy chuẩn kỹ thuật đề ra.

- Sử dụng cán bộ có chuyên môn giám sát và vận hành hệ thống.

Vì tác hại của khí thải là gây ảnh hưởng trực tiếp ngay đến súc khỏe (bệnh phổi và đường hô hấp) của người dân sống xung quanh khu công nghiệp và thành phố, do vậy cần thiết phải yêu cầu các cơ sỏ hoạt động phải xử lý toàn

bộ lượng khí thải này trước khi thải ra môi trường (hiện chỉ có 2/5 đơn vị có hệ thống xử lý khí thải).

3.4.1.3. Đề xuất phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường đối với chất thải rắn:

Ngoại trừ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom hàng ngày, số còn lại chất thải rắn sản xuất tại một số doanh nghiệp chưa tuân thủ đúng mực, sau đây là một số đề xuất cho giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường chất thải rắn:

- Ban quản lý Khu Công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra công tác lưu chứa và thu gom của toàn bộ doanh nghiệp để từ đó hướng dẫn và phát hiện kịp thời những sai phạm về vấn đề này.

- Xây dựng cơ chế phối hợp đối với loại chất thải sản xuất như phế liệu của nguyên liệu. Ban quản lý Khu Công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang nên thu hút doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc hay bột cá vào sản xuất tại đây, phương án này vừa giải quyết vấn đề môi trường và kinh tế cho KCN.

- Có kế hoạch đào tạo về quản lý và lưu chứa rác thải nguy hại cho các doanh nghiệp một cách chuẩn mực theo quy định của pháp luật, bằng cách yêu cầu các đơn vị cử cán bộ chuyên trách và giao trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân. Đồng thời Ban quản lý Khu Công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang nên phố i hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý địa phương (Chi cục bảo vệ môi trường, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường) về quản lý loại chất thải có nhiều tiềm ẩn và rủi ro cho môi trường này.

Biện pháp thu gom và phân loại

Chủ đầu tư KCN sẽ yêu cầu các Chủ doanh nghiệp trong KCN cam kết thực hiện việc thu gom và phân loại CTR tại nguồn phát sinh. Trong từng mỗi nhà máy, xí nghiệp trong KCN sẽ được xây dựng một khu lưu chứa CTR, trong khu này sẽ được phân làm 03 khu nhỏ, mỗi khu chứa một loại chất thải khác nhau. Ngoài ra, trang bị 03 loại thùng chứa chất thải chuyên dụng, chứa 03 loại CTR khác nhau, trên mỗi thùng có ghi chú từng loại chất thải được chứa trong mỗi thùng, hoặc được sơn màu khác nhau tùy theo quy định, thường là :

Thùng màu xanh : được sử dụng để chứa các loại CTRSH thông thường; Thùng màu vàng : được sử dụng để chứa các loại CTRCN không nguy hại; Các thùng màu đỏ : được sử dụng để chứa các loại CTNH khác nhau.

Các thùng chứa đều được lót bên trong bằng túi nilon để thuận lợi cho việc thu gom. Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh, thu dọn tại các khu vực để thùng chứa chất thải, hạn chế đến mức thấp nhất chất thải tràn lan gây ÔNMT.

Các thùng chứa CTR ở khu lưu chứa CTR trong các nhà máy, xí nghiệp sẽ được xe chuyên dụng của KCN vận chuyển về trạm trung chuyển CTR tập trung của KCN theo định kỳ.

Biện pháp không chế ô nhiễm tại trạm trung chuyển CTR tập trung

Trạm khu trung chuyển CTR tập trung của KCN được xây dựng với diện tích

4.000 m2 có tường bao, nền bê tông chống thấm, hệ thống thu nước, mái che lợp tôn, xung quanh có hệ thống thoát nước mưa và được chia làm 3 khu.

Khu lưu giữ CTRCN không nguy hại: Được xây dựng tường bao, nền bê tông chống thấm, hệ thống thu nước, mái che lợp tôn, có diện tích là 1.500 m2, thuận tiện cho công tác vận chuyển chất thải.

Khu lưu trữ CTRSH: Được xây dựng tường bao, nền bê tông chống thấm, hệ thống thu nước rỉ rác, mái che lợp tôn, có diện tích là 1.500 m2, thuận tiện cho công tác vận chuyển chất thải.

Khu lưu giữ CTR nguy hại: Được xây dựng có diện tích 1.000 m2, tường bao, nền bê tông chống thấm, mái lợp tôn.

Tại bãi trung chuyển, CTRSH thông thường và CTRCN không nguy hại được đổ đúng khu vực quy định cho từng loại chất thải. Riêng CTNH sẽ được lưu trữ trong những thùng chuyên dụng có nắp đậy và sếp vào khu lưu chứa CTNH.

Sau khi chất thải được tập trung về trạm trung chuyển, Chủ dự án sẽ thuê các đơn vị có chức năng đến vận chuyển và xử lý theo định kỳ, 2 ngày/lần đối với CTRCN thông thường, còn đối với CTRSH thì 1 ngày/lần và đối với CTNH 2 lần/tuần.

3.4.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường

Thứ nhất, triển khai các lớp tập huấn các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao trình độ và kiến thức quản lý môi trường cho các cán bộ quản lý môi trường tại các cơ sở.

Thứ hai, tăng cường về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phát hiện vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong Khu công nghiệp: Bố trí số lượng cán bộ quản lý môi trường của Công ty hạ tầng khu công nghiệp theo đề xuất (26 người), để quản lý tình hình thực hiện các nội dung đã cam kết của các đơn vị tại nội dụng các hồ sơ bảo vệ môi trường.

Thứ ba, ban hành cơ chế phối hợp giữa Công ty hạ tầng và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương, trong đó cho phép Công ty hạ tầng thực hiện lấy mẫu gửi đơn vị có chức năng phân tích khi phát hiện xả nước thải và được chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan quản lý nhà nước để xử lý hành chính nếu có

Thứ tư, để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở trong khu công nghiệp cần:

- Nên niêm yết công khai các doanh nghiệp chưa nghiêm túc tuân thủ những quy định pháp luật về công tác bảo vệ môi trường trên những phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên hơn để nhằm góp phần xây dựng ý thức cho doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó phải xây dựng cơ chế khuyến khích và khen thưởng thích hợp đối với những doanh nghiệp tuân thủ tốt trong công tác bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích các Nhà đầu tư áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, các loại hình công nghiệp sạch, máy móc thiết bị trong quy trình công nghệ sản xuất mới hoàn toàn, tự động hóa sản xuất và nâng cao tây nghề của công nhân vận hành.

Thứ năm, để nâng cao công tác quản lý cần thành lập một bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường có trách nhiệm và tăng cường công tác đào tạo cán bộ về môi trường nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường khu công nghiệp, bảo đảm không phát sinh các vấn đề gây ô nhiễm môi trường. Bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường với cơ cấu tổ chức được thể hiện ở hình sau:


Phòng QLMT



Tổ vệ sinh môi trường và quản lý cây xanh

Tổ kiểm, tra giám sát môi trường ở các nhà máy, xí nghiệp

Tổ vận hành trạm XLNT


Hình 9 : Đ ề xu ất sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng QLMT của KCN

Bố trí nhân sự của phòng QLMT như sau:

Lãnh đạo phòng : 03 người

Tổ vệ sinh môi trường và quản lý cây xanh : 10 người Tổ kiểm tra, thanh tra, giám sát : 8 người

Tổ vận hành trạm XLNT tập trung : 8 người

Tổng cộng : 26 người

Thường xuyên kiểm tra công tác BVMT tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN có khả năng xảy ra những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT.

Thực hiện các biện pháp BVMT nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và tuân thủ theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường đã cam kết.

Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp theo quy định.

Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp gây ra theo quy định.

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức BVMT cho cán bộ công nhân viên và các Chủ doanh nghiệp. Cụ thể:

- Giáo dục cho cán bộ công nhân viên và các Chủ doanh nghiệp ý thức BVMT sống và làm việc là “Bảo vệ chính mình”. Luôn nhận thức môi trường là tài sản, là nguồn sống nên cần giữ gìn và bảo vệ;

- Đối với các Chủ doanh nghiệp sẽ được tuyên truyền, học tập và ký cam kết về vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và BVMT tại nhà máy, xí nghiệp của mình;

- Giáo dục ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý các nguồn nước, nhiên liệu (khí đốt, điện...) cho các Chủ doanh nghiệp;

- Thường xuyên phát động quét dọn, tổng vệ sinh trong phạm vi dự án. Công tác này cần đảm bảo thường xuyên, không chỉ diễn ra vào dịp có những ngày lễ lớn (Quốc khánh, Tết, ngày môi trường thế giới 5/6...);

- Giáo dục cán bộ công nhân viên ý thức không vứt rác bừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định, đúng giờ, không vứt đầu mẩu thuốc lá, bã kẹo cao su, khạc nhổ bừa bãi,…

- Phát động ý thức trồng và bảo vệ cây xanh ở từng nhà máy, xí nghiệp, nghiêm cấm mọi hành vi phá hủy cây xanh vì các mục đích cá nhân;

- Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT;

- Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra BVMT;

- Các nhà máy, xí nghiệp có phát sinh nước thải sẽ nộp phí XLNT cho Chủ dự án, còn Chủ đầu tư sẽ nộp phí BVMT.

3.4.3. Đề xuất tăng cường giáo dục, truyền thông môi trường

Giáo dục môi trường trong KCN Thọ Quang là một trong những nội dung, biện pháp giáo dục môi trường cộng đồng có ý nghĩa thực tiễn, sinh động và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao nhận thức về BVMT cho các cán bộ công nhân viên chức trong KCN.

Những thông tin về bảo vệ môi trường như tờ rơi, tranh cổ động, áp phích tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn… được dán trên các bảng thông tin đặt nơi có nhiều công nhân viên chức qua lại như nhà ăn, phòng họp, nhà căng tin… sẽ có tác dụng tốt trong việc truyền đạt những thông tin về môi trường đến công nhân viên chức trong KCN. Việc tổ chức phong trào “Xanh, Sạch, Đẹp” trong KCN là hướng công nhân viên chức vào những việc làm cụ thể về BVMT trong thực tiễn sản xuất

và cũng trên cơ sở đó nâng cao thêm một bước nhận thức BVMT cho công nhân viên chức và người lao động. Thông qua phong trào BVMT trong công ty, người lao động sẽ tự giác làm chủ trong việc ngăn ngừa giảm thiểu sự ÔNMT tại nơi mình làm việc và cũng ngăn ngừa sự ô nhiễm cho môi trường xung quanh KCN.

Như vậy, giáo dục môi trường trong các nhà máy sẽ góp phần mang lại những hiệu quả về BVMT và cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho KCN như tạo ra những sản phẩm sạch có chất lượng cao, tăng thêm uy tín của sản phẩm đối với người tiêu dùng, môi trường lao động trong KCN cũng được cải thiện hơn.

Ngày đăng: 17/05/2022