Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty cổ phần Thương Mại Bình Phát - 2

Bảng 26: Phân tích nguyên nhân sinh ra chất thải và đề xuất cơ hội SXSH 75

Bảng 27: Nghiên cứu khả thi và lựa chọn các giải pháp 77

Bảng 28: Đề xuất các giải pháp 79

Bảng 29: Kế hoạch hoạt động để thực hiện các giải pháp SXSH 82

Bảng 30: Thông số kỹ thuật của các hạng mục trong HTXLNT 86


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1 : Vị trí Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát 28

Hình 2 : Quy trình đánh giá giảm thiểu chất thải của EPA 30

Hình 3 : Phương pháp luận kiểm toán chất thải do UNEP/UNIDO đề xuất,1991 31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Hình 4 : Sơ đồ các bước kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE 34

Hình 5 : Kỹ thuật SXSH 38

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty cổ phần Thương Mại Bình Phát - 2

Hình 6 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát 43

Hình 7: Sơ đồ quy trình công nghệ sơn tĩnh điện đang áp dụng tại Nhà máy 44

Hình 8: Sơ đồ quá trình sơn tĩnh điện tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát 48

Hình 9: Sơ đồ quy trình công nghệ sơn vân gỗ đang áp dụng tại Nhà máy 49

Hình 10: Minh họa quá trình sản xuất tại nhà máy sơn tĩnh điện 53

Hình 11: Nguyên lý sơn tĩnh điện 54

Hình 12 : Cấu tạo lò đông cứng và lò sấy 54

Hình 13 : Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất 84


MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đã có những bước phát triển quan trọng và được đánh giá là nền kinh tế năng động nhất trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế thị trường, với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đó là việc thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động kinh doanh, tìm kiếm đối tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành xây dựng đang tăng trưởng mạnh nên nhu cầu sử dụng thanh nhôm ngày một nhiều. Việc sử dụng các sản phẩm đồ dùng bằng nhôm, hợp kim nhôm đã trở nên phổ biến và ngày càng nhiều thay thế các vật liệu khác như sắt, thép... Nhôm được sử dụng trong nhiều ngành nghề như: Ngành giao thông vận tải: chế tạo các thiết bị giao thông vận tải như vách ngăn, trang trí nội thất... cho các phương tiện như tàu thủy, toa xe, xe ca... Ngành công nghiệp xây dựng: Sản xuất các loại cửa ra vào, cửa sổ, cửa chớp, cửa cuốn cầu thang, trang trí nội ngoại thất cho các công trình công nghiệp và cao ốc.

Trong quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp nhôm đến 2020 định hướng sẽ phát triển ngành công nghiệp nhôm Việt Nam với công nghệ hiện đại, đặc biệt, trong tương lai sẽ đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất nhôm định hình để đáp ứng nhu cầu nhôm nội thất và nguyên liệu cho sản xuất xây dựng.

Phát triển bền vững ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất thanh nhôm định hình. Các doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi ích đáng kể thông qua một loạt các hành động từ việc giảm lượng chất thải, lượng nguyên nhiên liệu sử dụng, hiệu quả sản xuất và vận chuyển, các nỗ lực thu hồi và tái sử dụng với các công cụ và kỹ thuật như: tái sử dụng, sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện không độc hại, thân thiện với môi trường…

Kế hoạch cải thiện môi trường, áp dụng các giải pháp sạch hơn là một trong những vấn đề cần thiết nhằm tiến tới hội nhập với nền thương mại khu vực và toàn cầu. Áp dụng đồng thời các giải pháp này sẽ giúp cho các doanh nghiệp quản lý tốt


hơn, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tránh lãng phí, tổn thất trong quá trình sản xuất, do đó góp phần làm giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thông qua áp dụng các giải pháp, các doanh nghiệp đã hoạch định chính sách môi trường, lập kế hoạch môi trường, tổ chức thực hiện, điều hành, kiểm tra và hành động khắc phục. Thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý môi trường cùng với các hệ thống khác là một chiến lược đúng đắn trong kinh doanh, cạnh tranh và hội nhập. Việc áp dụng không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, giảm tình trạng chồng chéo thông qua việc cải tiến quản lý các vấn đề môi trường, người lao động được bảo đảm làm việc trong môi trường đã được kiểm soát ô nhiễm và đặc biệt tránh những rủi ro do phát triển không bền vững gây ra. Với sự quan tâm đến môi trường ngày càng nhiều, động cơ cho việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn môi trường là mục đích sống còn của nhiều doanh nghiệp.

Theo Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững [22].

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cũng như sản xuất sạch hơn và hiệu suất sinh thái, một hệ thống quản lý môi trường có thể là một công cụ đắc lực cho một tổ chức để cải thiện hiện trạng môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc thực hiện một hệ thống quản lý môi trường tạo ra những cơ hội thuận lợi để thực hiện sản xuất sạch hơn, tương tự sản xuất sạch hơn sẽ là công cụ để tổ chức đó có thể cải thiện hiện trạng kinh tế và môi trường của mình. Như vậy sản xuất sạch hơn là một trong những nội dung được quan tâm nhất trong phần mục đích cần đạt được của hệ thống quản lý môi trường. [18].


Ra đời cách đây hơn 5 năm, Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát không ngừng phát triển lớn mạnh, tuy nhiên trước xu thế cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi công ty phải liên tục cải tiến hoạt động sản xuất. Công ty đã tiến hành triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường và được duy trì liên tục. Tuy nhiên, cải tiến liên tục, không ngừng đưa ra các giải pháp giúp cho doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường luôn là bài toán đặt ra cho Công ty. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, sản xuất sạch hơn là một trong những biện pháp được nghiên cứu áp dụng tại công ty.

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn được chọn là:“Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát”.

2. Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng hoạt động Sản xuất và các biện pháp bảo vệ Môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát, kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại.

Đề xuất các giải pháp SXSH và kế hoạch thực hiện cho doanh nghiệp. Thông qua thực hiện các giải pháp SXSH, doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất: giảm nguyên liệu đầu vào (nguyên liệu, năng lượng, nước) và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát”.

3. Phạm vi nghiên cứu

Dây chuyền công nghệ sản xuất tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát.

- Nguyên nhiên liệu sử dụng;

- Sản phẩm của nhà máy;

- Chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất;


- Sản xuất sạch hơn;

- Các biện pháp quản lý.

4. Kết quả và Ý nghĩa thực tiễn Kết quả Nghiên cứu:

Đánh giá hiện trạng sản xuất tại nhà máy (Ưu điểm, nhược điểm của quy trình sản xuất, sản phẩm của nhà máy và lượng chất thải phát sinh tại Nhà máy)

Góp phần vào việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các công ty sơn tĩnh điện tại Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn:

Nghiên cứu góp phần giúp cho nhà máy nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm được tài chính, góp phần bảo vệ môi trường đồng thời giúp cho công ty duy trì cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường được vận hành ngày càng hiệu quả hơn.

Là bài học kinh nghiệm nghiên cứu mở rộng mô hình cho các nhà máy sản xuất sơn tĩnh điện ở Việt Nam.

Đóng góp vào sự phát triển về phương pháp luận về SXSH cho các nhà máy ở Việt nam.

Là tài liệu tham khảo cho các nhà máy sản xuất sơn tĩnh điện ở Việt Nam.

Ý nghĩa khoa học:

Góp phần vào việc hoàn thiện phương pháp luận, cách tiếp cận về SXSH cho ngành công nghiệp sơn.

Kết quả áp dụng tại Nhà máy là cơ sở để cho các nhà máy sản xuất sơn tĩnh điện ở Việt Nam tham khảo

5. Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình sản xuất sơn tĩnh điện trên thế giới

Sơn (hoặc có thể gọi là chất phủ bề mặt) được dùng để trang trí mỹ thuật hoặc bảo vệ các bề mặt vật liệu cần sơn. Sơn đã được loài người cổ xưa chế biến từ các vật liệu thiên nhiên sẵn có để tạo các bức tranh trên nền đá ở nhiều hang động nhằm ghi lại hình ảnh sinh hoạt cuộc sống thường ngày mà ngành khảo cổ học thế giới đã xác định được niên đại cách đây khoảng 25.000 năm [32].

Ai Cập đã biết chế tạo sơn mỹ thuật từ năm 3000 – 600 trước công nguyên. Hy Lạp và La Mã đã chế tạo sơn dầu béo vừa có tác dụng trang trí vừa có tính chất bảo vệ các bề mặt cần sơn trong thời kỳ năm 600 trước công nguyên. Đến năm 400 sau công nguyên và mãi đến thế kỷ 13 sau công nguyên các nước khác của Châu Âu mới biết đến công nghệ sơn này và đến cuối thế kỷ 18 mới bắt đầu có các nhà sản xuất sơn chuyên nghiệp do yêu cầu về sơn tăng mạnh[32].

Cuộc cách mạng kỹ thuật của thế giới đã tác động thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sơn từ thế kỷ 18 nhưng chất lượng sơn bảo vệ và trang trí vẫn chưa cao vì nguyên liệu chế tạo sơn đi từ các loại dầu nhựa thiên nhiên và các loại bột màu vô cơ có chất lượng thấp.

Ngành công nghiệp sơn chỉ có thể phát triển nhảy vọt khi xuất hiện trên thị trường các loại nhựa tổng hợp tạo màng sơn cùng với các loại bột màu hữu cơ chất lượng cao và nhất là sự xuất hiện của sản phẩm bột màu trắng đioxit titan (TiO2) là loại bột màu chủ đạo, phản ánh sự phát triển của công nghiệp sơn màu.

Trong tương lai, thách thức của ngành công nghiệp sơn toàn cầu phải giải quyết bài toán quen thuộc là tìm được giải pháp cân bằng giữa một bên là sức ép về chi phí của năng lượng, nguyên liệu và đáp ứng quy định luật an toàn môi trường của chính phủ với một bên là yêu cầu của thị trường là chất sơn phải hoàn hảo với giá cả tốt nhất. Các thách thức này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành sơn công nghiệp thế giới nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới và sản phẩm mới đó chắc chắn cũng là tác động tích cực đối với sự phát triển hơn nữa của ngành công nghiệp này.


Công nghệ sơn tĩnh điện (Electro Static Power Coating Technology) là công nghệ hiện đại được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950 [32]. Qua nhiều cải tiến bởi các nhà khoa học, các nhà sản xuất chế tạo về thiết bị và bột sơn đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã tốt hơn. Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:

- Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột) [32]: Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox...

- Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi) [32]: Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,...

Mỗi công nghệ đều có những ưu khuyết điểm khác nhau:

- Đối với công nghệ sơn tĩnh điện ướt thì có khả năng sơn được trên nhiều loại vật liệu hơn, nhưng lượng dung môi không bám vào vật sơn sẽ không thu hồi được để tái sử dụng, có gây ô nhiễm môi trường do lượng dung môi dư, chi phí sơn cao.

- Đối với công nghệ sơn khô chỉ sơn được các loại vật liệu bằng kim loại, nhưng bột sơn không bám vào vật sơn sẽ được thu hồi (trên 95%) để tái sử dụng, chi phí sơn thấp, ít gây ô nhiễm môi trường.

Dây chuyền thiết bị sơn tĩnh điện dạng bột bao gồm các thiết bị chính là súng phun và bộ điều khiển tự động , các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn; buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến (chế độ hấp điều chỉnh nhiệt độ và định giờ tự động tắt mở) . Máy nén khí, máy tách ẩm khí nén .. Các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn được chế tạo bằng vật liệu composite.

Sơ đồ qui trình công nghệ sơn tĩnh điện: Xử lý bề mặt hấp phun sơn sấy thành phẩm

- Xử lý bề mặt: Vật sơn phải được xử lý bề mặt trước khi sơn qua các bước sau: Tẩy dầu ,Rửa nước chảy tràn, Tẩy gỉ, Rửa nước chảy tràn, Định hình, Phosphat kẽm , Rửa nước.

- Hấp: Hấp khô vật sơn sau khi xử lý bề mặt.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022