Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác, Chế Biến Đá Vôi Tại Mỏ Đá Vôi Tà Lài Đến Môi Trường


4.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi Tà Lài đến môi trường

4.2.1. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường nước

4.2.1.1. Chất lượng môi trường nước mặt

Để đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến hành lấy mẫu nước mặt tại suối cầu Bắc Hang Chui. Kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt được thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại suối cầu Bắc Hang Chui


TT

Chỉ tiêu phân tích


Đơn vị


Năm 2016


Năm 2017


Năm 2018


Phương pháp phân tích

QCVN 08- MT:2015/ BTNMT

(cột B1)

1

pH

-

6,74

7,13

7,06

TCVN 6492-2011

5,5 - 9,0

2

BOD5 (200C)

mg/l

2,8

10,5

12,2

TCVN 6001-

1:2008

15

3

COD

mg/l

15,5

18,5

25,09

TCVN 6491:1999

30

4

Ôxy hòa tan (DO)

mg/l

4,8

6,12

5,2

TCVN 7324:2004

≥ 4

5

TSS

mg/l

10

33

38,4

TCVN 6625:2000

50

6

TDS

mg/l

264

453

485

SOP.QT.N.07

-

7

NH4+ N

-

mg/l

0,08

0,38

0,173

TCVN 6179:1996

0,9

8

NO2-- N

mg/l

0,006

0,025

0,034

TCVN 6178:1996

0,05

9

NO3-- N

mg/l

2,1

3,05

2,358

TCVN 6180:1996

10

10

As

mg/l

<0,002

0,0005

<0,0023

SMEWW 3113B:2012

0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 10



TT

Chỉ tiêu phân tích


Đơn vị


Năm 2016


Năm 2017


Năm 2018


Phương pháp phân tích

QCVN 08- MT:2015/ BTNMT

(cột B1)

11

Cd

mg/l

<0,0003

0,0008

<0,0006

SMEWW 3113B:2012

0,01

12

Pb

mg/l

<0,0025

0,0005

<0,0015

SMEWW 3113B:2012

0,05

13

Zn

mg/l

<0,05

0,035

<0,04

SMEWW 3113B:2012

1,5

14

Hg

mg/l

<0,0003

<0,000

3

<0,0003

SMEWW 3113B:2012

0,001

15

Fe

mg/l

0,28

0,43

0,015

SMEWW 3113B:2012

1,5


16

Dầu mỡ khoáng

(*)


mg/l


0,8


0,7


0,5

SMEWW 5520 B:

2012


1

17

Coliform

MPN/

100ml

2.300

3.900

4.300

TCVN 6187-2:1996

7.500

Ghi chú:

QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1;

“-”: Không quy định

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2016, 2017 và 2018 so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cho thấy các chỉ tiêu cơ bản trong mẫu nước mặt trong 3 năm liên tiếp như: pH giao động từ 6,74 - 7,13, DO giao động từ 4,18 - 6,12 mg/l, TSS giao động từ 10 - 38,4 mg/l, COD giao động từ 15,5 - 25,09 mg/l, BOD5 giao động từ 2,8 - 12,2 mg/l và các chỉ tiêu kim loại nặng được tìm thấy với hàm lượng khá thấp và đều nhỏ hơn giới hạn cho phép. Điều này cho thấy đơn vị luôn thực hiện tốt biện pháp xử lý nước mặt, đảm bảo chất lượng nước thải ra đạt Quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên năm 2018 hàm lượng của các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng theo thời gian. Hàm lượng BOD5 COD và TSS tại suối cầu Bắc Hang Chui đều ở mức cao, nước có dấu hiệu ô nhiễm BOD5, COD và TSS nguyên nhân do nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ gia


đình, hoạt động thi công tuyến đường trong khu vực phi thuế quan phía bên bờ suối đã ảnh hưởng đến chất lượng nước tại suối cầu Bắc Hang Chui.

- Độ pH: Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt nêu trên cho thấy, độ pH của mẫu nước mặt tại khu vực mỏ đá vôi Tà Lài (nước suối tại Cầu Bắc Hang Chui) 3 năm liên tiếp 2016, 2017, 2018 giao động từ 6,74 - 7,13 nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Từ đó cho thấy, các hoạt động khai thác và chế biến của mỏ ít làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khu vực mỏ.

- Oxy hòa tan (DO): Hàm lượng DO cho thấy lượng oxy hòa tan trong nước mặt tại nước suối Cầu Bắc Hang Chui cả 3 năm 2016, 2017, 2018 đều đạt giá trị khá cao, đạt tiêu chuẩn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Nguyên nhân là do điểm lấy mẫu nằm trong khu vực có nguồn nước không ổn định, chảy liên tục.

- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)


Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS

Từ kết quả phân tích chất lượng nước khu vực mỏ và biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS cho thấy, tổng chất răn lơ lửng (TSS) đo được tại nước suối cầu Bắc Hang Chui của 3 năm dao động từ 10 – 38,4 mg/l. Tuy nhiên lượng chất rắn lơ lửng có xu hướng tăng lên theo từng năm khai thác. Nguyên nhân lượng TSS, tăng cao liên tục là do việc thi công tuyền đường trong khu vực khu phi thuế quan tại lưu vực tại phía đối diện bờ bên kia suối của cầu Bắc Hang Chui từ năm 2017 đến nay làm rửa trôi đất, chảy vào suối.


- Nhu cầu oxy hóa học (COD) và sinh học (BOD5)


Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD


Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5

Qua kết quả phân tích và biểu đồ giá trị COD và BOD5 trong nước suối tại cầu Bắc Hang Chui cho thấy: Cả hai giá trị COD và BOD5 đều năm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Từ đó có thể thấy hoạt động khai thác, chế biến của mỏ chưa làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khu vực và các nguồn nước này vẫn còn khả năng tiếp nhận nước thải của mỏ.Tuy nhiên cũng giống chỉ tiêu TSS, cả 2 giá trị COD và BOD5 trong năm 2017, 2018 đều có xu hướng tăng dần. Nguyên nhân: do nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, một số lán trại của công nhân tham gia thi công tuyến đường trong khu vực phi thuế quan đã làm cho COD và BOD5 trong nước suối tại cầu Bắc Hang Chui tăng lên.


4.2.1.2. Chất lượng nước thải

Nước thải sinh hoạt tại mỏ sau khi xử lý được xả ra suối Cầu Bắc Hang Chui và đây cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu. Vì vậy, đề tài đã tiến hành lấy mẫu nước thải tại điểm cuối bể xử lý nước thải sinh hoạt. Kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải được thể hiện trong bảng 4.06.

Bảng 4.6: Kết quả phân tích thành phần nước thải điểm cuối bể xử lý nước thải sinh hoạt








QCVN








14:2008/B

TT

Thông số

Đơn vị

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Phương pháp phân tích

TNMT

Cmax (Kf








= 1,2) (Cột








B)

1

pH

-

6,85

6,73

7,04

TCVN 6492:2011

5 - 9

2

Nhiệt độ

0C

27,2

24,5

24,6

SMEWW 2550.B:2012

-

3

BOD5 (200C)

mg/L

2,8

38,6

36,5

TCVN 6001-

1:2008

60

4

TDS

mg/L

345

535

482

SOP.QT.N.07

1200

5

NH4+ N

-

mg/L

<0,02

0,52

3,41

TCVN 6179-

1:1996

12

6

NO3-- N

mg/L

4,94

5,67

0,548

TCVN 6180:1996

60

7

Dầu mỡ ĐTV

mg/L

1,2

2,5

2,4

SMEWW 2550.B:2012

24

8

PO43-- P

mg/L

0,18

0,328

0,60

TCVN 6202:2008

12

9

Colifom

MPN/100

ml

1.100

1.800

4.300

TCVN 6187-

2:1996

5.000

Ghi chú:

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thụât quốc gia về nước thải sinh hoạt Cột B: quy định giá trị của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá


trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

(-): Không quy định;

Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt (sau khi xử lý) năm 2016, 2017 và 2018 so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B, Nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích sinh hoạt) cho thấy các chỉ tiêu cơ bản trong mẫu nước thải sinh hoạt đều nhỏ hơn giới hạn cho phép cụ thể như: pH giao động từ 6,58 - 7,04, BOD5 giao động tư 2,8 -38,6 mg/l, TDS giao động tư 345 - 535 mg/l, Colifom giao động từ 1.100 - 4.300 MPN/100ml. Điều này cho thấy đơn vị luôn thực hiện tốt biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt, đảm bảo chất lượng nước thải ra đạt Quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên BOD5, Colifom đều có dấu hiệu tăng lên khi số lượng công nhân có mặt

tại mỏ tăng kể tư khi công suất khai thác mỏ tăng từ 100.000 m3/năm lên

150.000 m3/năm.

- Độ pH


Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH

Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải và hình 4.8 cho thấy, độ pH của mẫu nước thải sinh hoạt đầu ra của bể xử lý nước thải sinh hoạt của 3 năm 2016, 2017, 2018 giao động từ 6,58 - 7,04 đều nằm trong giới hạn cho phép theo


QCVN 14:2008/BTNMT cột B. Từ đó cho thấy chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.

- Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD5)


Hình 4.9: Biều đồ thể hiện hàm lượng BOD5

Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 trong mẫu nước thải đầu ra của bể xử lý nước thải sinh hoạt của dự án khai thác, chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi Tà Lài giao động tư 2,8 -38,6 mg/l cho thấy rằng hàm lượng BOD5 từ năm đầu khai thác 2016 đến năm khai thác tiếp theo 2017, 2018 tăng vọt một cách đáng kể. Tuy nhiên hàm lượng BOD5 của cả 3 năm đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT – cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- Tổng chất rắn hòa tan trong nước (TDS)


Hình 4.10: Biều đồ thể hiện hàm lượng TDS

Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng TDS ta thấy hàm lượng TDS của 3 năm


2016, 2017, 2018 giao động tư 345-535 mg/l thấp hơn nhiều so quy chuẩn cho phép. Như vậy nước thải sinh hoạt đầu ra của mỏ khai thác đá vôi Tà Lài đảm bảo tiêu chuẩn xả ra môi trường tại QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B).

- Hàm lượng vi sinh vật (Coliform)


Hình 4.11: Biều đồ thể hiện hàm lượng Colifrom

Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform cho thấy hàm lượng Coliform từ năm 2016, 2018 giao động từ 1.100 - 4.300 MPN/100ml có xu hướng tăng dần. Kết quả phân tích năm 2018 khá cao, gần sát ngưỡng QCVN 14:2008/BTNMT. Tuy nhiên cả 3 kết quả phân tích đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

4.2.2. Chất lượng môi trường không khí

Để đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến hành đo các thông số khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, tốc độ gió và hướng gió) tại hiện trường;

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí