Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 13


c) Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt phát sinh tại mỏ được Công ty thu gom vào các thùng đựng rác, chất liệu Composite. Hàng ngày, thuê Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Tiến Hòa có địa chỉ tại thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn vận chuyển và xử lý.

4.3.2.4. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn nguy hại

Chất thải nguy hại (CTNH) trong quá trình khai thác, chế biến chủ yếu gồm:

Dầu nhớt thải được sử dụng để bôi trơn bánh xích của xe máy cơ giới và các thiết bị khác, một phần thu gom vào các phuy chứa có nắp đậy và tiêu hủy xử lý; giẻ lau do sửa chữa và lau chùi máy bị nhiễm dầu nhớt, Công ty sẽ thu gom vào thùng phuy có nắp đậy, dung tích 50l, khi đủ khối lượng 1 đợt xe vận chuyển sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý.

Chất thải nhiễm vật liệu nổ, thùng chứa vật liệu nổ sẽ được thu gom theo quy định. Đơn vị sẽ xây dựng kho chứa chất thải nguy hại riêng nằm trong khu vực kho vật tư, hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

Đối với các bình acquy cũ sẽ được tập trung lại và theo định k nhà cung cấp sẽ thu gom và xử lý theo quy định.

4.3.2.5. Trồng cây, tạo thảm thực vật quanh khu mỏ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Trồng và chăm sóc cây xanh xung quanh mỏ, hai bên lề đường vận chuyển nhằm hấp thụ và ngăn cản sự phát tán bụi ra môi trường xung quanh.Đây là biện pháp bảo vệ môi trường rất hiệu quả và có chi phí nhỏ nhất, chiều rộng dải cây xanh rộng từ 10-20m.

Biện pháp này thực sự có tác dụng tốt để giảm thiểu bụi phát tán sang khu vực xung quanh trong quá trình khai thác và vận chuyển.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 13

Hạn chế phát quang lớp phủ thực vật; trồng lại cây và phục hồi nhanh chóng thảm thực vật tại những vùng đất đã bóc lớp phủ thực vật; tránh những tuyến có độ nhạy cảm cao; khống chế tốc độ và lưu lượng nước bằng cách tăng cống thoát và chọn vị trí đặt cống thích hợp, tránh dòng chảy xói.


Trồng cây tại những vùng đất lộ và tại các mái dốc nhằm giảm sạt lở và giữ ổn định mái dốc. Điều này phải được thực hiện càng sớm càng tốt trong quá trình xây dựng và trước khi xâm thực trở nên mạnh mẽ. Thảm thực vật (cỏ) được lựa chọn, đáp ứng nhu cầu chống xói mòn phải có khả năng tạo ra liên kết bề mặt như là một lớp áo giáp chống xói lở và bào mòn.

Để giữ ổn định mái dốc nhằm chống xói mòn cần phải thiết kế các dạng mái dốc, thoát nước phù hợp. Sử dụng kỹ thuật để duy trì các mái dốc thật sự cần thiết khi: mái dốc không ổn định vì quá cao và quá dốc; có những đe doạ xói lở do những nứt nẻ cục bộ hoặc do việc thoát nước khó khăn. Máng thu nước và đập tràn thường được sử dụng khống chế nước chảy xuống mặt dốc. Tạo bậc để giảm độ dốc. Kè đá và chèn đá xen lẫn trồng cây vào mặt mái dốc làm tường chắn, gia cố đất tạo ra tường chắn với những neo sâu vào đất, phun bê tông.

Để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi phát sinh từ khu vực nghiền sàng tiến hành trồng cây xanh khu vực trạm nghiền sàng và khu văn phòng mỏ.

Đối với những khu vực có mật độ mỏ cao tăng cường trồng cây xanh ở khu vực tiếp giáp giữa các mỏ nhằm giảm sự cộng hưởng về bụi và khí thải.


Hình 3.20: Trồng cây xanh khu vực quanh mỏ


4.3.2.6. Bảo vệ sức khỏe người lao động

- Điều kiện khai thác phức tạp, tiềm ẩn các nguy cơ gây các tai nạn lao động. Vì vậy mọi hoạt động được thực hiện đúng quy phạm khai thác mỏ, đúng định k tổ chức huấn luyện an toàn hàng năm cho CBCNV trong mỏ. Các công nhân trực tiếp sản xuất đều tiếp xúc thường xuyên với môi trường ở những nơi phát sinh bụi, nên sẽ áp dụng các giải pháp phòng ngừa bệnh bụi phổi, bệnh đau mắt:

+ Trang bị quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, kính bảo hộ lao động, bịt tai đối với các công nhân trực tiếp tham gia thi công nổ mìn.

+ Tiến hành kiểm tra an toàn lao động vệ sinh công nghiệp. Kiểm tra môi trường lao động trong các phân xưởng hàng tháng, hàng quí.

+ Tổ chức khám sức khoẻ định k hàng năm cho công nhân, phân loại sức khoẻ. Hàng năm tổ chức kiểm tra việc nhiễm bụi cát silic, bụi khoáng chất cho công nhân.

+ Khống chế nồng độ bụi, khí độc, tiếng ồn bằng các biện pháp đã đề xuất, để tránh các bệnh nghề nghiệp do quá trình khai thác mỏ gây nên.

+ Đào tạo và cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn lao động.

- Do hoạt động sản xuất có liên quan đến các yếu tố dễ gây nên các sự cố về tai nạn lao động, nên khi sản xuất, các mỏ cần áp dụng những biện pháp an toàn lao động sau đây để giảm thiểu tai nạn lao động:

+ Thường xuyên kiểm tra các điều kiện làm việc, đường vận chuyển, tuyến đê ngăn, bờ mỏ và các yếu tố khác.

+ Trang bị bảo hộ lao động (áo quần, mũ, găng tay, giầy...) cho công nhân.

+ Có trang bị y tế cấp cứu kịp thời khi công nhân bị tai nạn lao động.

+ Có xe cứu thương s n sàng cấp cứu tai nạn lao động, ốm đau.

+ Tuân thủ luật xây dựng và Qui phạm kĩ thuật khai thác mỏ lộ thiên (TCVN 5326-2008); Qui phạm kĩ thuật an toàn khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178-2004; Quy phạm an toàn về bảo quản vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ, QCVN 02:2008/BCT.


4.3.2.7. Bảo vệ cảnh quan môi trường

Việc triển khai dự án khai thác mỏ không thể tránh khỏi các tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch phục hồi đất đai và cảnh quan môi trường sẽ giảm thiểu những tác động tiêu cực ở mức thấp nhất. Cụ thể là các biện pháp:

- Trồng cây phủ xanh các khu vực đất trống và trên các khai trường tại những vị trí thích hợp nhằm làm giảm tác động rửa trôi, xói mòn đất do mưa lũ, đồng thời góp phần làm giảm thiểu sự phát tán bụi trong khai trường cũng như tạo môi trường cảnh quan tốt hơn trong khu vực khai thác.

- Xây dựng kế hoạch hoàn phục đất đai, thảm thực vật trong toàn bộ khu mỏ. Ngoài ra công tác bảo vệ cảnh quan môi trường ở mỏ đá còn gắn liền với các giải pháp xử lý và quản lý chất thải một cách khoa học, hợp lý bằng cách tập trung quản lý chất thải rắn; nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, định hướng dòng chảy …


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”có thể rút ra các kết quả chính như sau:

- Về công tác bảo vệ môi trường đơn vị khai thác đá vôi: Đã hoàn thành các thủ tục đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường, đã được xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trương. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động để tiết kiệm chi phí đầu tư, nhiều hạng mục phục vụ cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường bị cắt bớt dẫn đến các sự cố về môi trường, đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của người dân trên địa bàn.

- Về môi trường nước và không khí tại khu vực khai thác, chế biến đá vôi tại khu vực xung quanh mỏ đá Tài Lài đang chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi, đặc biệt là môi trường không khí đang có dấu hiệu ô nhiễm.

- Môi trường nước: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt và nước thải tại khu vực mỏ đa số các chỉ tiêu đều có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn cho phép. Tuy nhiên hàm lượng các chất ô nhiễm đang có xu hướng tăng theo thời gian.

- Môi trường không khí: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại mỏ đá vôi Tà Lài cho thấy các chỉ tiêu NOx, CO, SO2 đều nhỏ hơn quy chuẩn. Tuy nhiên, hàm lượng bụi tại khu vực nghiền sàng, văn phòng và tuyến đường vận chuyển đều cao hơn giới hạn cho phép. Hàm lượng bụi tại khu vực nghiền sàng đều vượt ngưỡng cho phép từ là 0,3 lần đến 3 lần (so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT). Đối với khu vực văn phòng hàm lượng bụi vượt 1,03 lần (so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT), nhỏ hơn ngưỡng cho phép theo Quyết định 3733/2002/BYT.


- Về kết quả phỏng vấn người dân: đa số các ý kiến đều cho rằng hoạt động khai thác, chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi Tà Lài đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe của các hộ gia đình, nhất là các hộ xung quanh khu vực mỏ.

2. Kiến nghị

Để hạn chế các tác động xấu tới môi trường từ hoạt động khai thác, chế biến đá vôi tại địa phương, tôi xin có một số kiến nghị như sau:

- Đối với cơ quan quản lý môi trường, UBND huyện, chính quyền địa phương: cần giám sát, tăng cường thanh tra, kiểm tra các đơn vị khai thác về việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường và xử lý triệt để các hoạt động vi phạm về BVMT.

- Đối với các đơn vị khai thác, chế biến đá: Thực hiện nghiêm túc quy trình khai thác và các quy định về bảo vệ môi trường. Đầu tư kinh phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý chất thải trong khai thác, chế biến đá vôi đảm bảo quy chuẩn hiện hành.

- Đối với người dân: cần quan tâm và phản ánh kịp thời các vấn đề liên quan tới môi trường tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan Quản lý Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 3733:2002/QĐ-BYT– Quy định của Bộ Y Tế về Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, chất lượng không khí vùng làm việc, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2016), QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2016), QCVN 26:2016/BYT- Quy chuẩn quốc gia về vi khí hậu- Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên Môi trường (2010), QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên Môi trường (2013), QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên Môi trường (2015), QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội.

6. Công ty Cổ phần Vật Liệu Xây Dựng và Kinh Doanh Tổng Hợp - VVMI (2013), Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Đầu tư, cải tạo, mở rộng, nâng công suất khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”.

7. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (2018), Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn.

8. Phùng Anh Đào (2010), Báo cáo chuyên đề “Tác động do việc khai thác khoáng sản đến nguy cơ sập đất, nứt đất, trượt lở cục bộ”.

9. Hoàng Minh Đạo (07/05/2009), Thực trạng khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.


10. Hồ Sĩ Giao, Nguyễn Sỹ Hội, Trần Mạnh Xuân (1997), Khai thác mỏ vật liệu xây dựng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

11. Hồ Sỹ Giao, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Phụ Vụ (2010), Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong khai thác mỏ lộ thiên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

12. Lê Như Hùng (1998), Bài giảng "Môi trường khai thác mỏ", Hà Nội.

13. Hệ thống báo cáo phân tích của VCBS (2016), Báo cáo ngành đá xây dựng Việt Nam, www.vcbs.com.vn/vn/Services/AnalysisResearch.

14. Hoàng Văn Khanh (2007), "Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam".

15. Đồng Thị Kim Loan (2002), Bài giảng Kiểm kê nguồn phát thải khí, Hà Nội.

16. Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

17. Luật Khoáng sản 2010, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

18. Trần Anh Quân (2009), Báo cáo chuyên đề "Tác động do việc khai thác sử dụng khoáng sản đến hệ sinh thái và đề xuất biện pháp xử lý", Hà Nội.

19. Nguyễn Đức Quý (1996), "Môi trường một số khu khai thác khoáng sản", tạp chí Hoạt động khoa học, số 4-1996.

20. Sở xây dựng tỉnh Lạng Sơn (2016), Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

21. Lê Văn Thành (2004), Khai thác khoáng sản và tác động đến môi trường, Hà Nội.

22. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2012), Kết quả hội nghị Đánh giá hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng đá hoa trắng ở Việt Nam và định hương phát triển.

23. UBND huyện Văn Lãng (2018), Báo cáo Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018; nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch năm 2019.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí