Ngôn Ngữ Giàu Chất Thơ Và Nhạc Tính


học phản ánh được quá trình vận động không ngừng của đời sống trong không gian và thời gian ở bất cứ giới hạn nào và có khả năng tái hiện lời nói và thế giới tư tưởng của con người.

Sau đổi mới, ngôn ngữ văn học cũng có sự thay đổi. Đó là sự nhường chỗ dần của ngôn ngữ sử thi cho ngôn ngữ gần gũi của đời sống. Đặc biệt sự thay đổi ấy càng được thể hiện ở những người viết trẻ hôm nay, những người “đã có ngôn ngữ mới” (Nguyễn Khoa Điềm). Những người viết trẻ hôm nay ít bị ràng buộc bởi những tín điều đạo đức, luân lý vừa đầy tự tin vào mình, vừa đầy hoài nghi với cuộc đời. Họ chọn cho mình thứ ngôn ngữ có thể bộc lộ nhiều nhất cái tôi của mình. Sự cởi mở của không khí dân chủ, sự chi phối của hiện thực được lựa chọn mang đến cho mỗi nhà văn trẻ một ngôn ngữ riêng. Nếu Đỗ Tiến Thuỵ chọn cho mình thứ ngôn ngữ nồng ấm, Nguyễn Ngọc Tư chọn lời văn da diết, buồn thương, Đỗ Bích Thúy chọn cách nói dung dị, hồn hậu và giàu nữ tính .... thì ngôn ngữ trong trang văn Phạm Duy Nghĩa lại “khiến cho người đọc có thể bị "choáng" ngay từ lần đọc đầu tiên” khi đem đến một vẻ đẹp lấp lánh của nhạc, của thơ, của hoạ.

3.2. NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA


3.2.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ và nhạc tính


Pautopxki từng nói: Văn xuôi chân chính bao giờ cũng thắm đượm chất thơ. Chất thơ ấy trước tiên thể hiện tình yêu sâu sắc với vẻ đẹp cuộc sống và một sự làm việc lao động tỉ mỉ, nghiêm cẩn của nhà văn duy cảm, duy mĩ.

Chọn cho mình bút pháp cơ bản là hiện thực kết hợp với lãng mạn pha trộn huyền ảo, ngôn ngữ truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa do đó rất đời và cũng rất thơ. Anh không từ chối thứ ngôn ngữ nhiều thi vị nhưng cũng không ngần ngại khi sử dụng thứ ngôn ngữ đầy gai góc, có khi là thô mộc.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Cái trữ tình đầu tiên vốn tồn tại tự thân trong đối tượng miêu tả. Có thể nói Phạm Duy nghĩa là một trong số ít các nhà văn trẻ hiện nay còn giữ được vẹn nguyên tình yêu của mình đối với thiên nhiên. Tác phẩm của anh dựa trên nền thiên nhiên sống động ấy, sống một cách lâu bền trong lòng độc giả cũng là một phần nhờ sự bồi đắp của thứ "thiên nhiên điểm tựa" ấy. Đó là màu xanh ngằn ngặt của rừng như một chất moócphin làm dịu nỗi đau tâm hồn cho con nguời, màu trắng tinh khiết của những cơn mưa hoa mận trắng, là mây, là sương bảng lảng mịt mù, là trăng xanh, trăng bạc, là những cánh hoa linh lăng vàng như màu của nhẫn vàng, là con suối ngày đêm thì thầm không bao giờ ngừng chảy,….Phạm Duy Nghĩa dẫn người đọc đến với thiên nhiên mơ mộng mà hùng vĩ. Thứ thiên nhiên trữ tình ấy bao giờ cũng gắn với tâm trạng con người hoặc bộc lộ cảm xúc con người, hoặc làm chỗ dựa cho con người, thậm chí có lúc còn tham gia vào câu chuyện như một nhân vật. Cho nên, Phạm Duy Nghĩa đã có một thứ thiên nhiên của mình và chính thiên nhiên ấy cũng góp phần làm nên bản sắc Phạm Duy Nghĩa.

Ai có thể quên một khung cảnh “đào nguyên” như thế này: “Tôi đang lạc vào một vùng hoang vắng quạnh hiu không phải còi trần. Nhà Tần chìm khuất trong màu xanh man mác của đào, lê, mận. Dạo ấy đang là mùa hè, ngoài thị xã nóng như thiêu nhưng nơi đây mùa đông còn ngự trị. Mặt đất cây cối như toả hơi băng. Không gian trong veo và tịch lặng đến nỗi từ xa có thể nghe thấy tiếng một trái đào rơi thảng thốt. Hương thơm tươi mát của cây trái cứ dìu dịu theo bên, cho đến lúc tưởng mỗi bước chân cũng để lại mùi thơm là lạ” (Chuyện ở Ô Cán Hồ). Mà không chỉ một lần ta bắt gặp chốn đào nguyên như thế.

Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa - 9

Đọc văn Phạm Duy Nghĩa người đọc nhiều khi liên tưởng đến những khung cảnh đã được viết thành thơ, phổ thành nhạc. Những dòng văn như thế này: “Bên ngoài vắng tanh, chỉ có trăng rải trên vườn đào như tuyết. Dưới


trăng, những thân cây như được chuốt lại trắng tinh. Trăng tan theo lá cành, trăng nhập vào giọt sương sáng loé tinh khiết. Hồi lâu nghe thảng thốt một trái đào rụng ....” dễ khiến người ta nhớ đến những vần thơ trăng của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư ...Và khi đọc câu này: “Xa xa, thấp thoáng vườn đào và bóng người trăng trắng”, người đọc không khỏi nghĩ đến câu thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc – Lá trúc che ngang mặt chữ điền” của Hàn Mặc Tử.

Nếu ví văn xuôi là sợi cốt còn thơ là sợi ngang thì trong văn Phạm Duy Nghĩa, cái sợi cốt kia thêm bền lâu, dẻo chắc là nhờ có một lớp sợi ngang dày đặc, lấp lánh và quấn bện. Những sợi ngang ấy khi thì được nhuộm bằng “màu xanh bạc” của bầu trời đêm ngả về sáng, khi lại thấm đẫm màu xanh của cây rừng tông qua mu, khi lại được tưới nhuần bằng sắc trắng miên man của những cơn mưa hoa mận rợp trời, lúc lại được dệt thắm bằng những bông hoa đào xứ tuyết .... Và tràn ngập trăng. “Trăng ùa vào phòng trắng tinh”, “Trăng thì thầm xối bạc lên cây cối”, “Trăng rơi đầy như tuyết trên sân” (Chuyện ở Ô Cán Hồ), trăng dát lên cầu, trăng thấm đẫm dòng nước suối (Tiếng gọi lưng chừng dốc). Trăng ở còi thực, trăng trong còi mộng, trong cả cơn nhập đồng của thăng hoa cảm xúc người nghệ sĩ (Giọt nước mắt dưới trăng). Cũng có lúc trăng ở còi thực mà lại huyền ảo như đang ở còi mơ: “Con đường mới dải đá trắng tinh như được lát bằng những phiến trăng. Ánh trăng làm cho con đường dài hơn, trôi mãi về phía xa xăm, hoang vắng, mơ hồ” (Lá VàngChải). Ít có truyện ngắn nào của Phạm Duy Nghĩa lại thiếu ánh trăng. Và dù xuất hiện ít hay xuất hiện nhiều, dù ở còi thực hay chốn mơ huyền thì trăng của Phạm Duy Nghĩa luôn mang ánh bạc, sáng xanh, một thứ trăng “trôi ngân bàng bạc”, “miên man màu nguyệt bạch”, mà khiết tinh, hư ảo. Phải chăng, đó là “làn trăng mơ ước” của nhà văn, là hiện thân của cái đẹp, hiện thân của giấc mơ người nghệ sỹ. Trăng trong văn Phạm Duy Nghĩa


lúc nào cũng đẹp, lung linh, huyền ảo nhưng người đọc vẫn cảm thấy có điều gì đó lành lạnh, cô đơn trong mỗi ánh trăng của nhà văn. Phải chăng, giữa cuộc đời lấm láp xô bồ, thiếu sự tri âm tri kỉ và đồng điệu, cô đơn đã trở thành bản chất của Cái Đẹp?

Cùng với trăng, mây và sương trở thành thứ đặc sản tràn đầy trong trang văn Phạm Duy Nghĩa. Nếu ánh trăng bạc là nàng thơ trong trang văn của Phạm Duy Nghĩa thì mây lại đem đến nét sống động đầy chất tạo hình cho khuôn tranh về “một sứ sở gói trong mây trắng” của anh. Mây, có lúc “quấn quanh núi như một chiếc khăn choàng mỏng tang rồi từ từ trùm lên một mền bông trắng” (Tiếng gọi lưng chừng dốc), có lúc lại cuộn thành từng “nắm” những “cục” nhét trong khe núi, có lúc lại lẫn vào sương, đầy hư ảo.

Nhịp điệu trong văn xuôi là cốt tạo một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn. Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa phần lớn thuộc thể loại trữ tình. Cho nên, ngôn ngữ nhiều khi được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu hết sức cô đọng hàm súc và đặc biệt gợi cảm. Cái miên man của văn Phạm Duy Nghĩa được gợi lên từ những câu văn dài êm êm, gời gợi “Trời đang vào cuối thu, buổi sáng mùa thu trong veo trôi nhẹ qua của như một tấm trắng mơ hồ. Buổi chiều những đốm hoa điệp vàng rưng rưng nhẹ rớt xuống chiều thu những vệt nắng cuối cùng ấm áp. Và đêm heo may lãng đãng tràn về đánh thức trong cơ thể người đàn ông trung niên những miền thiêm thiếp ngủ ” (Giọt nước mắt dưới trăng). Chất thơ, chất nhạc luôn cất lên một cách tự nhiên từ những câu văn đăng đối, cân xứng hài hoà với sự phối thanh bằng trắc trầm bổng nhịp nhàng “Đồi hoang vắng, hồ trầm ngâm. Đồi nhàn nhạt xanh và hồ lúc nào cũng bàng bạc như có khói” (Lá bạch đàn). “Nhưng đi đâu bây giờ? Trở về quê hương để dân làng xì xào, họ hàng thất vọng ư. Nghĩ đến đồi núi thân thương lại rưng rưng muốn ùa về tây Bắc, nhưng chân đã bước ra khỏi cửa mất rồi. Đường bao đèo dốc, thăm thẳm khói


sương, mỗi lần nghĩ đến ngược xuôi Hà Nội lại rùng mình. Đường về xa lắm

....” (Đường về xa lắm).


Có những đoạn văn như những đoạn thơ: “Xa xa có tiếng hát ngân dài trên đồi tuyết Trong veo và tha thiết

Mênh mang ....” (Hoa đào xứ tuyết).


Lại có những câu văn tự ngắt thành một dòng như một nốt nhạc nhẹ buông, ngân nga mà lắng đọng (xuất hiện trong các truyện Lưng đồi lập lòe ánh lửa, Cơn mưa hoa mận trắng, Đường về xa lắm,...).

Đọc truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ta thường bắt gặp những câu thơ, những đoạn thơ, thậm chí cả những bài thơ giữa những trang văn. Khi là những câu hát dân gian làm đậm không khí truyện (Trăng trên rừng Tông Qua Mu), khi lại là những lời trữ tình nói thay lời nhân vật (Lời của suối, Giọt nước mắt dưới trăng), nhưng có lúc lại lắng sâu truyền đi cả thông điệp thẩm mĩ của nhà văn (Hoa đào xứ tuyết). Những câu, đoạn, bài thơ ấy đã đem một không khí mới vào trang văn Phạm Duy Nghĩa làm cho câu chuyện kể có những phút ngưng nghỉ, người đọc có những lúc được thả hồn khỏi cốt truyện chính mà phiêu lưu cùng tác giả đến một miền liên tuởng xa xăm – cái miền liên tưởng không thể truyền tải hết bằng những câu văn dài mà lại có thể chứa đựng bằng những câu thơ lắng đọng.

Nhưng, không có nghĩa chất thơ, chất nhạc của văn Phạm Duy Nghĩa được làm nên với những câu thơ ấy. Chất thơ trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa được hình thành và lên hương - không khác gì chính bằng những câu văn xuôi đích thực của anh. Viết chủ yếu về núi rừng – cái cội nguồn vốn có chất thơ tự thân lại thêm bút pháp trữ tình, Phạm Duy Nghĩa đã mang đến cho


người đọc những câu văn giàu sức biểu cảm. Không ít lần người đọc được thả mình vào một khoảng miên man, trôi về một miền tít tắp theo những giấc mơ của hồn mình với những dòng trữ tình ngoại đề như thế này: “Tôi bồi hồi nghe chất nhạc thuỷ tinh lấp lánh trong máu thịt ... khi chói xót dập dồn âm nhạc cào xé tâm hồn những vết thương dữ dội. Khi tê dịu đê mê âm nhạc phủ xuống lòng tôi làn sương mù man mác. Những lúc trống vắng niềm tin đối với cuộc đời, âm nhạc ùa về, tôi lại thấy đó đây thấp thoáng những bến bờ đích thực. Những lúc thấy mình hèn kém, âm nhạc rung lên, tôi lại say lòng và muốn mình sống tốt hơn, tự thấy mình cao quý. Âm nhạc bí ẩn và linh diệu, âm nhạc thanh lọc tâm hồn con người”(Chuyện ở Ô Cán Hồ).

Và khi đọc những dòng này hẳn ai cũng cảm giác mình đang bay vùn vụt, xuyên không gian, xuyên thời gian trong vũ khúc đầy mạnh mẽ, hân hoan của bài tráng ca của trí tưởng tượng luôn bay cao, bay xa với vẻ đẹp của những giá trị văn học vĩnh cửu: “Khuôn mặt cô bé nhoà đi trong mắt Viễn. Anh mơ hồ nghe tiếng gọi từ đâu đó rất xa vẳng qua màn sương tiềm thức. Bên tai anh, tiếng gió rít vù vù. Anh thấy mình đang ngồi trên cỗ xe tam mã chạy băng băng qua thảo nguyên, qua rừng tai-ga trắng xóa tuyết dâng, qua rừng phong mênh mông đỏ rực. Trên xe lấp lánh những gương mặt thời thơ ấu. Timua nắm tay cô bé bán diêm. Các chú bé của Amicis trao cho anh một lẵng phúc bồn tử ....Bất thần bão tố ập đến, bóng đêm tràn tối đen. “Tiến lên các con!” - Tiếng thét của cụ già Vitali khàn đặc. Từ đâu trong bóng tối, một cỗ xe khác hiện ra, bay vùn vụt. Trên xe Giamilia và anh thương binh đứng bên nhau cùng hát. Gió hú, sấm nổ cỗ xe nghiêng ngả. Ngựa hí vang. Danko bỗng vượt lên dẫn đầu đoàn xe, tay giơ cao trái tim phụt cháy. Những tia lửa xanh lam bắn ra. Bóng đêm ầm ào tan chảy, và chân trời mênh mang hiện ra trước mọi người ...” (Ngôi nhà nhỏ bên hồ). Câu văn đạt đến một âm điệu hào hùng, đầy sức lôi cuốn do sự cân đối, nhịp nhàng, khúc chiết của các bộ phận


trong một kiến trúc chặt chẽ, nguy nga mà vẫn giữ tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển vì bên cạnh vai trò của ngữ cú nó còn có một tiết tấu ngữ điệu lên xuống đặc biệt hài hoà. Đó là bản giao hưởng sôi nổi, hào hùng, rạo rực, đắm say được tấu lên bằng sự hoà quyện giữa nhạc và thơ, giữa tình yêu văn chương sâu thẳm với một trí tưởng tượng đầy lãng mạn và bay bổng.

Có lúc ta lại nhịp hồn mình với những câu văn êm đềm, man mác đầy bâng khuâng: “Tôi đi chầm chậm xuống đồi. Nương đào xao xác đỏ hồng trải đến mênh mông một niềm trống vắng. Có tiếng xe ầm ì từ dưới đồi vọng tới đến khi chìm xa mãi về phía Bình Lư ....” (Chuyện ở Ô Cán Hồ). Một câu văn kết thúc truyện với nhiều thanh bằng đã tạo nên dư ba cho truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, không chỉ ở truyện ngắn này mà còn ở nhiều truyện khác nữa. Đó cũng là một nét rất riêng tạo nên cái duyên ngầm đầy dẫn dụ của tác giả này.

Có lẽ một trong những điều cuốn hút nhất ở Phạm Duy Nghĩa chính là ngôn từ nghệ thuật. Người đọc đến với truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa dường như là để thưởng thức thứ ngôn ngữ đầy dâng hiến ấy. Đọc văn Phạm Duy Nghĩa ta như được nghe một giọng nói khoan thai, điềm đạm, được gặp gỡ những ý nghĩ lắng đọng sâu xa về cuộc đời, xúc động với những xúc cảm li ti đầy run rẩy truớc vẻ đẹp thiên nhiên và lòng người. Hiếm có khi nào Phạm Duy Nghĩa bỏ qua một vẻ đẹp nào của thiên nhiên, của lòng người. Ngòi bút không vội vàng, không tất bật mà lặng lẽ, chỉn chu, chắt lọc từng vẻ đẹp của cây cỏ, đất trời - dấu hiệu rò ràng cho một tâm hồn phong phú bên trong. Đằng sau tấm màn mơ mộng hư ảo của những trang sách, ta thấy một tình yêu sâu nặng với con người, một tâm hồn luôn khát khao vươn tới những gì đẹp đẽ nhất của cuộc sống.

Trong cái bộn bề của cuộc sống, cái tuần hoàn buồn tẻ, đơn điệu của nhịp sống thường nhật, cái bộn bề đơn điệu và tẻ nhạt người ta người ta lãng


quên nhiều thứ, trang văn Phạm Duy Nghĩa đã níu giữ ta, làm dịu lòng ta bằng màu xanh của núi, của rừng, bằng màu trắng của mây, của sương, của những cơn mưa hoa mận trắng,.... Đó không còn là vẻ đẹp tự thân - để lại hình ảnh, màu sắc, hương vị, âm thanh trong tâm trí chúng ta, vẻ đẹp thiên nhiên ấy đã trở thành vẻ đẹp tấm lòng con nguời, vẻ đẹp của chính con nguời.

Cho nên, không phải viện đến những câu thơ, những bài thơ xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, mà chỉ bằng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, những câu văn đăng đối, nhịp nhàng, ta có thể thấy ngay một bài thơ sau những trang văn xuôi được chắt lọc từ cảm nhận của một giác quan tinh tường, một tâm hồn nhạy cảm. Và tiếng nhạc của những trang văn ấy, không hẳn chỉ thoát ra từ cách phối hợp câu văn dài ngắn, thanh cao phối hợp với thanh thấp, nhịp mau rồi lại nhịp thưa...., ở sự thay đổi những cách viết câu khác nhau để tạo nên nhạc điệu phù hợp với nội dung miêu tả và tâm tư của người viết, việc dùng từ tượng thanh, tượng hình, những từ láy, những biện pháp tu từ cú pháp... mà chính là ở những tình cảm say sưa của tác giả với cảnh, với người, với những điều mình đang viết ra. Lời văn Phạm Duy Nghĩa quả thật đã đi sâu vào tâm hồn người đọc qua cái âm nhạc của tình cảm.

Không phải là một cuộc dạo chơi, nghệ thuật là một cuộc lao động đầy cực nhọc và nghiêm túc. Văn học phản ánh cuộc sống nhưng không phải là cuộc sống thô mộc vốn có mà cuộc sống được nhìn bằng con mắt nhà văn, được kể lại dưới ngòi bút sáng tạo của nhà văn. Cuộc sống vốn đầy chất thơ. Nhưng để chất thơ ấy đến được với độc giả cần phải chờ tài năng và cả kỹ thuật của người cầm bút. Phạm Duy Nghĩa đã khiến cho cuộc sống tươi đẹp bên ngoài cất lên chất thơ, chất nhạc bằng những câu văn đăng đối nhịp nhàng, bằng sự phối hợp hoà thanh trầm bổng, cân xứng, hài hoà…Trạng thái nhập đồng ngôn ngữ thường xuất hiện khi người viết đắm sâu vào tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022