Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa - 10


phẩm, văn chương say sưa, mê đắm, quấn quýt trong vẻ đẹp hư hư thực thực (Chuyện ở Ô cán Hồ, Ngôi nhà nhỏ ven hồ, Giọt nước mắt dưới trăng,...). Ở một số truyện lời văn khá đẹp, công phu, có những câu chữ bột phát từ vô thức, từ trạng thái nửa mê nửa tỉnh (Giọt nước dưới trăng, Đường về xa lắm,...).

Chất thơ xuất hiện trong trang văn Phạm Duy Nghĩa mở rộng biên độ tuởng tượng ở độc giả. Sự ứ đầy của hình tượng, cảm xúc như những chiếc chìa khoá mở mọi cánh cửa của tâm hồn - để con tim đến với con tim.

Đặc biệt Phạm Duy Nghĩa rất biết cách sử dụng sức mạnh của các yếu tố ngoài cốt truyện, những lời trữ tình ngoại đề. Yếu tố ngoài cốt truyện, không những tạo sức cuốn hút đặc biệt cho những cốt truyện vốn đơn giản, không có nhiều đặc biệt của Phạm Duy Nghĩa mà còn tạo nên sức dẫn dụ cho lời văn của anh. Chúng ta khó có thể quên được những câu chuyện bao giờ cũng được xen một cách khéo léo vào cốt truyện – như những câu chuyện cổ tích, huyền tích mơ màng: đó là câu chuyện về người đàn bà góa tóc đổ trắng sau một đêm dài giằng giữ tâm can (Cơn mưa hoa mận trắng) , câu chuyện về giấc mơ của một người xưa đi lạc (Chuyện ở Ô Cán Hồ), chuyện về người tù trốn ngoài đảo hoang (Ngôi nhà nhỏ ven hồ )… Những câu chuyện ấy, có lúc huyền ảo, mơ hồ, là của trí tưởng tượng, của quá khứ xa xăm, có lúc lại là cái chất thơ cất lên từ chính cuộc sống nhọc nhằn … nhưng đều ám ảnh và cuốn hút. Và người đọc, mỗi khi đọc một truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa lại có được cái cảm giác thú vị giống như thưởng thức một câu chuyện của người kể chuyên tài ba Anđecxen. Có lúc, những yếu tố ngoài cốt truyện, những dòng trữ tình ngoại đề ấy lại chính là những câu thơ, vần thơ đích thực (Giọt nước mắt dưới trăng, Hoa đào xứ tuyệt, Lời của suối …).


Người đọc cũng dễ dàng nhận ra một điều, hầu hết những truyện giàu chất thơ và nhạc tính chủ yếu được viết ở thời gian đầu, khi nhà văn mới cầm bút, phải chăng, đó là khi Phạm Duy Nghĩa còn sống và hít thở không gian núi rừng Tây Bắc đầy thơ mộng nên cảm xúc lãng mạn trữ tình còn dào dạt, hay anh vẫn còn giữ được tươi nguyên những cảm xúc lãng mạn của một tâm hồn trẻ trung, vẫn giữ được cái cảm hứng và con mắt của một thi sĩ, hay ít nhất là của một người đã từng làm thơ, từng học nhạc và từng cầm bút vẽ.

Dù sao đi chăng nữa, những dòng chữ luôn ẩn chứa dòng nhạc và hồn thơ ấy của anh đã hấp dẫn người đọc vô cùng. Anh đã cuốn người đọc đi, không phải bằng những ngôn từ mĩ miều, được đánh bóng mà bằng một cái duyên ngầm được tạo nên từ một ngòi bút đầy kỹ thuật và cảm xúc. Cho nên, không viện đến những câu thơ, bài thơ trong các tác phẩm của anh, ta vẫn thấy hiện lên sau những trang văn ấy một tâm hồn thi sĩ đích thực.

3.2.2. Ngôn ngữ giàu chất họa


Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống bằng cách xây dựng hình tượng nghệ thuật và dùng ngôn từ làm phương tiện biểu hiện. Tuy thiếu tính cụ thể cảm tính của các ngành nghệ thuật khác (dùng đường nét, mảng khối, màu sắc, nhịp điệu, âm thanh … để xây dựng hình tượng) nhưng văn học lại biểu hiện bằng ngôn từ tất cả những gì con người có thể hình dung. Khả năng này ở con người hầu như vô hạn, nên văn học có thể phản ánh hiện thực cuộc sống một cách quy mô rộng lớn, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian với khả năng phản ánh những sự việc cụ thể nhất hay trừu tượng nhất. Văn học có thể mô tả và phân tích nội tâm con người một cách tỉ mỉ, trực tiếp và trong một chừng mực nào đó, văn học cũng có thể tạo được cho mình phần nào sức mạnh của hội hoạ, điêu khắc khi mô tả cái có thể nhìn được, sờ được cũng như có phần nào sức mạnh của âm nhạc khi mô tả cái nghe được. Chẳng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


phải tự nhiên mà người xưa nói : “Thi trung hữu hoạ”, “Thi trung hữu nhạc” là như vậy.

Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa - 10

Với một ngòi bút thiên về trữ tình, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, bên cạnh sự hấp dẫn của chất thơ, chất nhạc, nhưng trang văn của Phạm Duy Nghĩa còn mang đậm sắc mầu hội hoạ.

Trong thế hệ những người sáng tác trẻ 7x, 8x, 9x đặc biệt là 8x, 9x ta thấy có một xu hướng “thành thị hoá” rò rệt. Những tác phẩm của các tác giả này thường chú trọng đến đời sống con người cá nhân, cái tôi (thậm chí là cái tôi quá to lớn) với một khung cảnh văn phòng, đường phố, quán xá, phòng ở

… làm cái nền chủ yếu. Những trang văn ấy thường thiếu mầu sắc và ánh sáng. Phạm Duy Nghĩa (cùng với số ít còn lại) thì ngược lại, tác phẩm của anh tràn đầy màu sắc và ánh sáng. Điều đó khiến cho hiện thực trong trang sách trở nên “đầy đặn” hơn, sống động hơn. Và nó cũng giống như phết một nét mới, tươi sáng cho một bức tranh đang trở nên u nhàm.

Hiếm thấy một trang văn nào của Phạm Duy Nghĩa lại thiếu mầu sắc. Màu sắc của thiên thiên, của cảnh vật được chưng cất ở sắc độ nguyên thuỷ và đặc biệt nhiều hơn cả là ở sự biến đổi, ở sự va xiết vào nhau, cứ "triền miên nảy nở" trong mỗi trang viết. Màu sắc, trước hết hiện lên như vẻ đẹp riêng của văn phong Phạm Duy Nghĩa. Nếu là mùa đông thì “cỏ tranh trên đồi vàng xuộm, đôi chỗ vểnh lên vài cụm lau trắng lơ phơ” (Trên đồi lập loè ánh lửa), là mùa thu thì “nắng vàng như bột ngô sấy khô núi rừng ẩm” (Thương nhớ Lèng Hồ), có lúc lại là một Kin Chu Phìn “biến mất trong cơn mưa trắng xoá” (Cơn mưa hoa mận trắng), một Phan Xi Phăng với “những tảng trắng đặc bò lan trên sườn và nhồi kín trong hẻm núi, không biết gọi là mây hay là sương” (Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh), một Lèng Hồ “hoa kim ngân bên suối nở trắng ngần, lấp loá, hoa linh lăng rập rờn trên núi…”. Mầu sắc trở thành khế ước


của thiên nhiên, nơi nó thấy quyền chung sống, chiếm lĩnh sự sống thầm lặng mà bạo liệt.

Nhiều nhất trong trang văn Phạm Duy Nghĩa là màu trắng, tinh khiết, tươi lành, hoang sơ, để diễn tả cái “ý nghĩa siêu thoát và chay tịnh”. Không thể nào quên đựơc những cơn mưa hoa mận trắng ào ào trút xuống như một nhịp điệu ca ngợi lòng nhân và cứu rỗi con người trong Cơn mưa hoa mận trắng Đồi hoa lạnh. Cũng chẳng thể nào quên màu tuyết trắng mênh mông, sáng loá khắp đất trời Sa pa trong Hoa đào xứ tuyết, hay những tảng trắng đặc, cuồn cuộn, ôm trùm của mây, của sương trong Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh, Tiếng gọi lưng chừng dốc… Màu trắng còn hiện lên trong ánh trăng ngân, dòng suối bạc đầy thơ mộng, huyền ảo và in dấu cả trong tâm trí người đọc với làn da trắng muốt của người thiếu phụ (Trên đồi lập loè ánh lửa). Nhưng bên cạnh sắc trắng được sử dụng như một sắc màu huyền thoại ấy, Phạm Duy Nghĩa còn khiến người ta không thể bỏ qua những mầu sắc khác khi nó hiện ra dưới ngòi bút của anh. Từ cái màu đỏ: “không hiểu sao đất ở đây có mùi tanh, quánh đỏ như máu .. Một lỗ huyệt đỏ loét được khoét ra, chờ nuốt một cỗ áo quan cũng sơn mầu đỏ chóe”, chưa hết, còn “mồ mả đỏ loét”, vết sẹo “đỏ bầm” (Lưng đồi lập loè ánh lửa) và chùm quả sẫm lại “như tụ máu người”, cả một bầu trời “đỏ rực”, cả “trời mây đỏ, thảm cỏ đỏ” , “bồng bềnh”, “ấm nóng” nữa … Đến màu vàng : không chỉ là “hoa linh lăng vàng như mầu nhẫn vàng”, là “nắng vàng như bột ngô” mà là cả một không gian được miêu tả như một bức vẽ tĩnh vật mang "tông" vàng với các sắc độ khác nhau: “Chà, nhà ông trưởng thôn, phảng phất không khí tiền sử, bước vào thấy cái gì cũng mầu vàng. Vách đất nứt nẻ, cây cột ám khói vàng khè. Treo trên bếp lửa, lúc lỉu những chùm quả ngô giống vàng xuộm, những chùm ngô giống quắt queo và la liệt chuối goòng vàng ửng. Trên gác, thóc chất vàng rộm, và cạnh đó là chỗ ngủ của người cũng lót rơm vàng. Bàn thờ là một tập


giấy vàng xỉn đính loăn xoăn mấy sợi lông gà treo ở vách gian giữa, một năm được thay một lần” (Thương nhớ Lèng Hồ). Không chỉ gây ấn tượng bằng lớp từ chỉ mầu sắc, đoạn văn trên còn tác động mạnh vào cảm giác của người đọc bằng hàng loạt từ láy đầy sinh động. Sức mạnh của tính hình tượng trong ngôn ngữ văn học dường như càng được phát huy dưới sự kết hợp tài tình của Phạm Duy Nghĩa.

Không chỉ sử dụng một cách linh hoạt đầy sống động lớp từ sẵn có, Phạm Duy Nghĩa còn mang đến cho người đọc những khám phá thú vị, những liên tưởng sâu sắc khi sáng tạo nên những mầu sắc của riêng mình. Đó là những cánh bằng lăng “tím muốt” (Vệt sáng trên ban công), là những chiếc lá bàng “đỏ tịm” như máu người đông lại (Người đổi mặt), là làn khói “xanh mơ nhòa nhạt trên mái bếp, mái nhà” (Chuyện ở Ô cán Hồ),…. Những sắc mầu ấy khiến ta bất ngờ, và không khỏi thầm thán phục óc quan sát, tư duy sáng tạo của nhà văn. Anh đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới từ những điều rất quen thuộc. Mầu sắc không còn là một ô của cảm xúc duy mĩ ban đầu mà mở rộng suy tư về bản ác, bản thiện của con người, của thiên nhiên. Sắc mầu cũng là phiên bản của nhân sinh, là căn cước của vùng đất và nhiều khi, thay vì ở thế vô can với con người, sắc mầu trở thành tiếng gọi trở về bản xứ, bản thể.

Ngôn ngữ là một chất liệu kì diệu, không mầu sắc, không hình khối nhưng nó lại có khả năng tạo dựng hình khối, mầu sắc một cách sống động trong tâm trí người đọc và đem lại cho con người những cảm xúc mà có thể nhiều khi, chính những tác phẩm điêu khắc và hội họa cũng khó mà truyền tải được. Đó chính là sức mạnh của chất tạo hình của ngôn ngữ và phẩm chất này của ngôn ngữ đã được Phạm Duy Nghĩa vận dụng triệt để khi miêu tả thiên nhiên, vật thể, con người. Đây là một bức tranh đầy góc cạnh: “Cô đi về phía bên kia thung lũng phố núi, nơi vượt lên trập trùng đá xám là rừng thông nhấp


nhô trải dài một đường răng cưa đen thẫm lên nền trời xanh lam, như đường hằn khắc nghiệt và nên thơ của một vùng đất hoang sơ, đói nghèo và luôn khan hiếm nước”(Thông trên đá), và đây nữa : “Từ “bướu lạc đà” nhìn ra xa chỉ thấy núi đồi trùng điệp, mênh mông. Màu xanh đậm như mặt phải rồi xanh xám như mặt trái một tờ giấy than, là những núi gần. Màu xanh rất non nhạt như màu trứng sáo, là núi xa. Có màu xanh mơ hồ ở xa hơn nữa, thì không biết là mây hay là núi” (Thương nhớ Lèng Hồ). Chỉ đơn giản là một màu xanh nhưng với cách “pha màu” tài tình, Phạm Duy Nghĩa đã “vẽ ” nên một bức tranh đầy đủ cả ánh sáng, màu sắc, bố cục hài hoà và được mở rộng đa tầng bậc. Còn đây lại là bức tranh đầy mầu sắc sáng tươi, đẹp lãng mạn như bức tranh về thiên thiên nước Nga xa xôi. “Một buổi chiều, cô bé Nhi đến rủ Viễn ra hồ. Mùa thu trải dọc ven hồ như một tấm khăn san sặc sỡ. Hơi thu hiu hắt trong sắc cỏ đỏ hung, trong lác đác lá khô đúc bằng vàng nguyên chất. Mênh mông bạch đàn uốn rạp thân mềm, thê thiết ru mình trong gió xanh.

Giữa núi đồi thăm thẳm tứ bề, hồ Thác Xanh như một tiếng thở dài trầm tư từ vách đá. Hồ xanh biếc một nỗi buồn ẩn giấu trong lòng bí mật ngàn năm. Xa xa một chiếc tàu sơn trắng chạy băng băng, vẽ ra dải bọt trắng tinh như vệt tuyết” (Ngôi nhà nhỏ ven hồ). Màu sắc, hình khối ở đây hiện lên chủ yếu bằng sức gợi từ trí tưởng tượng bay bổng và vươn cao của chính tác giả. Và đây nữa: “Con đường hun hút giữa núi đồi nhấp nhô ngọn cây lá kim hình tháp, lấp lánh những vệt nắng hanh vàng mỏng mảnh, đẹp như cảnh trong phim châu Âu. Nắng Sapa bao giờ cũng là thứ nắng rất nhẹ, rất thanh, là vàng chắt ra từ thiên nhiên, dát lên đồi núi phút nào quý phút ấy” (Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh). Đọc những câu văn ấy, người đọc không khỏi liên tưởng đến bức tranh “Mùa thu vàng” nổi tiếng của Levitan.

Không chỉ dừng lại ở thiên nhiên, con người trong văn Phạm Duy Nghĩa cũng hiện lên với những nét chạm khắc đầy ấn tượng. Đây là Thắm


(Lưng đồi lập loè ánh lửa): “Một người đàn bà có vóc hình tuyệt mĩ trong bộ quần áo mỏng hở nửa ngực. Màu lam thẫm của vải ăn vào làn da trắng nuột, và tôn lên bầu ngực muôn muốt ứ đầy. Gương mặt như vẽ, sắc sảo đến từng chi tiết … Cả thân xác và sắc diện phảng phất kiểu đàn bà quý phái, cổ xưa thường thấy trong tranh thời phục hưng hoặc các tranh thiên chúa giáo”. Đây là Thuý (Thương nhớ Lèng Hồ): “Vừa lách mình qua một ngách đá cao, Thịnh chết lặng. Thuý đang đứng trên tảng đá lấp xấp nước, trần truồng quay lưng lại phía anh. Nước trên người nhỏ giọt, chảy vào khe tối dưới lưng. Tảng thịt rung rung, vệt tà dương hiếm muộn xẹt qua chân, đỏ loang như máu”. Dù bình thường Thuý xấu, nhưng trong hoàn cảnh này, Thuý lại như một nàng vệ nữ, hằn nổi, sống động, đầy ám ảnh.

Có khi, bức hoạ sống động trần tục về con người hoang dại lại hàm ẩn một thông điệp tự do. Vi Văn Quăm (Trăng trên rừng Tông Qua Mu). “nhảy múa như một hung thần, một vũ điệu man rợ và trần truồng”, ông xếp (Người đổi mặt) cởi phăng quần áo như “cởi phăng mọi xiềng xích lệ bộ trên người” tự do chạy nhảy thoả thuê rồi “tồng ngỗng đi về như một người vượn Neandectan thời tiền sử” hay anh công nhân yêu ca hát “tồng ngồng mọi rợ” “chạy như điên quanh bãi cỏ, gào rống lên như con thú bị chọc tiết”, với bài hát về niềm vui và nỗi khốn nhục của con người (Lá Vàng Chải) ... không chỉ là những hình tượng điêu khắc sống động về con người bản thể mà còn mang theo khát vọng tự do, bung toả của nhà văn.

Nếu như ở các truyện sáng tác ở giai đoạn đầu cầm bút, chất thơ đong đầy trong văn Phạm Duy Nghĩa bằng một văn phong thiên về trữ tình, dịu dàng thì các truyện sau này chuyển sang lối viết bạo liệt, góc cạnh. Cái bạo liệt, góc cạnh ấy không chỉ thể hiện ở những chi tiết “người khác có thể ngại miêu tả” mà còn biểu hiện ngay ở việc khắc hoạ chân dung con người. Nếu F.Kafka chọn con bọ cánh cứng cồng kềnh, thô kệch để biểu thị sự tha hoá


của con người, thì Phạm Duy Nghĩa chọn cho nhân vật của mình một sự biến dạng khác, nhưng cũng không kém phần đáng sợ: "đổi mặt". Một khuôn mặt bị biến dạng, khác với nguyên bản cũ như giọt nước, giọt mực, được tác giả đặc tả với cái nhìn cận cảnh, hiện lên hằn nổi như một bức phù điêu sống động: “Những nét mềm thoai thoải biến mất, nhường chỗ cho những đường cứng, sắc. Một biếm họa đặc tả sắc sảo cái sọ người chắc nịch bằng chì xám. Mao mạch, biểu bì căng nở hết cỡ. Độ sáng đạt đến maximum. Mớ tóc bẹp dí phía trên khoảng trán bóng loáng như được quang dầu, mũi gồ như thỏi sắt gắn vào cơ hàm bạnh ra như đẽo từ đá tảng. Đôi mắt lấp lánh ấm áp giả tạo. Mồm vừa nhe nhe, đã vạc hai nét đen ngòm hai bên như cái ngoặc đơn chú giải đầy bí hiểm, đồng thời lộ ra cái khoang miệng đầy lưỡi, lợi đỏ lòm”. (Người đổi mặt). Chi tiết hoá đến tàn nhẫn, tác giả đã soi tỏ sự biến chất của tâm hồn bằng cách chiếu sáng khuôn mặt đổi dạng dưới ánh sáng maximum. Hiện lên trước mắt người đọc một bức chân dung của hội hoạ lập thể với những đường nét, góc cạnh, những mảng sáng tối rò ràng đến nhức nhối. Dựng một chân dung dưới ánh sáng khuyếch đại như thế, Phạm Duy Nghĩa đã tác động trực tiếp vào cảm xúc người đọc, thức tỉnh, cảnh báo mạnh mẽ con người trước sự tha hoá đang diễn ra ngày càng đáng sợ, đồng thời cũng cho thấy thái độ không khoan nhượng của tác giả trước sự tha hoá của con người. Người đọc cũng chẳng thể quên những hình ảnh đầy ấn tượng của một loài cây ngạo nghễ và quái đản: “Gỗ nó rắn như gỗ loài tứ thiết, nếu bửa ra chắc phải đỏ như thịt gỗ cây ngọc am. Rễ nó cắm sâu trên đá phủ đầy rêu đỏ loét như quết trầu. Bốn mùa, lá cây độc một màu đỏ rực. Suốt đêm, lá rít gió, cả cây rung chuyển ào ào như một cơn bão lớn, nhiều chiếc lá bị bứt khỏi cây như những giọt hồng cầu ném quyết liệt vào không gian” (Trăng trên rừng Tông Qua Mu), hay loài thông được tác giả giải phẫu một cách điềm tĩnh: “Giống thông khi được lột vỏ cũng đẹp như gái mười tám trút bỏ quần áo: thịt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022