Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa - 11


gỗ trắng phau, trơn mịn, trôi trượt rất nhanh” (Lá vàng chải). Những câu văn ấy, vừa gợi hình lại vừa đập mạnh vào cảm xúc của người đọc những liên tưởng rất xa, khiến người đọc vừa thích thú mà không khỏi sờ sợ.

Tạo nên mùi vị văn chương riêng của Phạm Duy Nghĩa là một hệ lời đầy mầu sắc, đầy hình tượng. Chất hội hoạ không chỉ nằm ở những câu văn đầy hình ảnh và chứa chan cảm xúc mà nó còn nằm ở những thủ pháp ngôn từ được thể hiện bằng một ngòi bút điêu luyện, sắc sảo. Ấy là một lớp từ tượng hình được sử dụng dày đặc, như những mảng màu phết đậm nhằm gây ấn tượng với độc giả (người chiêm ngưỡng). Đó là những từ láy được sử dụng liên tục trong những trường đoạn miêu tả, không chỉ mang những cảm giác cụ thể, sinh động về bức tranh đời sống mà còn góp phần tăng thêm chất thơ, chất nhạc cho câu văn. Đó là phép tu từ nhân hoá khiến cho loài tông qua mu, loài móc, loài hoa cẩm tú cầu, cả những con dê nhỏ, những đám mây, đỉnh núi, cơn gió, cả bầu trời... cũng trở thành những nhân vật có hồn, khơi gợi ý niệm vạn vật hữu linh thủa khai thiên lập địa. Nhưng đáng nói hơn, ấy là phép so sánh được sử dụng tràn ngập trong trang văn Phạm Duy Nghĩa. Bằng phép so sánh, tác giả không chỉ thành công trong phương diện tạo hình, biểu hiện khung cảnh thiên nhiên mà còn đẩy xa những liên tưởng, thoả mãn trí tưởng tượng bay bổng. Thông thường, phép so sánh sẽ cho ta nhận những cái cụ thể từ những gì trừu tượng và văn Phạm Duy Nghĩa cũng không thiếu những kiểu so sánh ấy: “Mặt ông đen xạm như được đẽo ra từ tảng đá rửa chân”, “tâm hồn thăm thẳm như cái vực của người đàn ông Mèo”, “cô bé xinh lạ lùng, răng như những hạt ngô non, khuôn mặt có sắc trắng của hoa mận, màu hồng của hoa đào” (Thương nhớ Lèng Hồ), hay “trông anh như vừa được đẽo ra từ một súc gỗ mốc meo bỏ quên trong thung lũng lâu ngày” (Trăng trên rừng Tông Qua Mu)... Tận dụng triệt để khả năng tạo hình - diễn cảm của phép tu từ so sánh trong lời văn nghệ thuật, nhà văn luôn miêu tả những nét giống


nhau chính xác bất ngờ, điều mà người ta không để ý đến hoặc không nhận thấy. Ví như : màu hoa linh lăng “vàng như màu nhẫn vàng”, “chiếc cúc bằng đồng, lành lạnh, như con mắt gườm gườm”, “nắng vàng như bột ngô”.... có lúc lại là những so sánh đầy liên tưởng, bất ngờ và giàu sức gợi. “Tôi biết chỉ cần đẩy bật tấm kính sang bên một chút và thò tay ra ngoài thể nào cũng đụng phải một chùm đào tơ mươn mướt như sơ ý đụng phải bầu ngực non của cô gái dậy thì” (Chuyện ở Ô Cán Hồ), “Những thân bạch đàn mảnh dẻ trắng xanh như tấm thân người phụ nữ vừa ốm dậy” (Ngôi nhà nhỏ bên Hồ), rồi “giống thông khi được lột vỏ cũng đẹp như gái mười tám trút bỏ quần áo” (Thông trên đá), hay "cô gái như mảnh trăng non", tiếng suối "trong như nỗi buồn thiếu nữ" (Lời của suối) ...

Lối viết dày kín so sánh, tuy cổ điển, nhưng do tác giả biết cách điều chỉnh nên vẫn có khí vị tươi mới. Đó là khi tác giả tăng cường những so sánh đánh mất tính cụ thể. Nếu những phép so sánh nhằm cụ thể hoá hình tượng con người và sự vật ở trên đã tạo nên những bức hoạ độc đáo cho trang văn Phạm Duy Nghĩa thì khi đánh mất tính cụ thể, phép so sánh trở thành cái bình chứa đầy những liên tưởng mơ hồ, những khoái cảm ngôn từ mạnh về cảm giác. Và Phạm Duy Nghĩa dường như ưa cách này hơn, chẳng hạn: “Xa xa, mặt hồ biêng biếc như làn hơi mờ trắng phủ nhòa miếng kính xanh” (Lá bạch đàn), “Tiếng đàn ghi ta bập bùng như vó ngựa lướt trên mặt hồ đêm”, “con đường mới rải đá trắng tinh như được lát bằng những phiến trăng” (Lá Vàng Chải). Hoặc, hi hữu có những liên tưởng như thế này: “Không biết vì sao chuyện Tú tỏ tình với May loang khắp đồi như mùi hoa dạ hương” (Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh). Ở đây, "phép so sánh trong câu văn đột ngột làm người đọc sa vào một cuộc tìm kiếm cảm giác mà trên tay bỗng mất sạch dấu vết câu chuyện. Nhưng đó cũng là lúc ta nhận ra rằng, khoái cảm ngôn từ làm ta


mang tình lưu luyến nhiều hơn là bị cứa động tâm trí vì một sự thách đố tư tưởng sâu xa"[51].

Phạm Duy Nghĩa đã làm cho người đọc phải ngước nhìn vùng trời Tây Bắc xa xôi, bí ẩn mà xao lòng. Không phải chỉ vì những câu chuyện, những cái tên đất, tên người đầy chất xứ lạ mà bởi một mạch văn, một giọng văn khác hẳn xung quanh - một chất văn mang đầy đủ vẻ đẹp của ngôn từ. Những câu văn của Phạm Duy Nghĩa, không đơn thuần chỉ mang thông tin, kí thác tư tưởng mà nó thật sự mang một giá trị thẩm mĩ. Những trang văn thấm đượm hơi thơ, tuôn trào chất nhạc và xôn xao bóng hình hội hoạ. Những trang văn thật sự đi vào tâm hồn người đọc với tất cả vẻ đẹp của nó – Hình thức lấp lánh truyền tải một nội dung nhân văn sâu sắc.

Thứ ngôn từ đẹp đẽ, ấn tượng ấy, không chỉ cho thấy một tâm hồn duy cảm, duy mĩ của nhà văn mà hơn hết đó là đem lại cho độc giả ấn tượng về một nhà văn đã lao động nghiêm túc, cẩn trọng và đầy trách nhiệm. Và trên hết là một tâm hồn phong phú, giàu có, nơi "trí tưởng tượng và kí ức bay cao hơn cả".[51]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


PHẦN KẾT LUẬN

Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa - 11

Văn học Việt Nam hiện đại đang chứng kiến sự xuất hiện ngoạn mục của một lớp nhà văn trẻ xông xáo, đầy nhiệt huyết. Cùng với lớp đàn anh đi trước, họ đang góp sức tạo nên một nền văn học đổi mới, đa thanh, đa diện. Hiểu những gì mình viết ra đến tận cùng, Phạm Duy Nghĩa đã góp phần mang lại cho văn xuôi Việt Nam hiện đại một làn gió mới và đang dần khẳng định vị thế riêng, ít lẫn, khó lẫn của mình. Bắt đầu từ miền núi non đẫm sương và mây, Phạm Duy Nghĩa đã mang đến cho người đọc những câu chuyện không chỉ của một vùng sơn cước, mà rộng hơn, là cuộc sống và con người thời đại hôm nay. Tìm hiểu Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, đề tài nhằm khám phá cái tài, cái tâm, sự sáng tạo của một nhà văn trẻ, những yếu tố đã làm nên dấu ấn Phạm Duy Nghĩa trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Khảo sát truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, có thể rút ra những kết luận sau:

1. Chất cổ điển chi phối toàn bộ tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa. Điều này có thể thấy ngay ở cách tổ chức cốt truyện cũng như trong văn phong của nhà văn. Tuy vậy, Phạm Duy Nghĩa cũng không đánh mất cá tính sáng tạo của mình và vẫn hoà nhịp kịp thời cùng xu thế đổi mới chung với một giọng kể đầy dẫn dụ và mê say với những cách tân mới mẻ trong kết cấu và sự dụng công xây đắp những chi tiết có hồn… Điều đó không những đã chinh phục độc giả một cách thuyết phục mà còn truyền cho họ những cảm hứng say mê.

2. Văn xuôi chỉ thực sự cuốn hút bạn đọc khi nhà văn biểu hiện một cách chân thực và độc đáo những vấn đề của con người và thời đại. Với quan niệm đậm màu triết học, Phạm Duy Nghĩa đã mang đến những cách nhìn mới về con người. Đó là con người luôn ở thế giằng giữ giữa tâm hồn và thể xác,


giữa đạo đức và bản năng, giữa bản nguyên và sự tha hoá. Mổ xẻ con người ở tận cùng đáy sâu bản thể, với những bản chất đối lập gay gắt, nhà văn không hoài nghi con người mà chính từ đó để cho "chất người trong con người" cất cánh, thăng hoa. Qua đó, ta thấy niềm tin mãnh liệt và tình yêu tha thiết đối với con người của nhà văn. Ở đó, ta cũng thấy một tâm hồn luôn thao thức và trăn trở về thân phận con người hôm nay, một ngòi bút luôn nỗ lực không ngừng trong việc hướng con người vươn tới cái Đẹp, cái Thiện của người nghệ sĩ có Tài và có Tâm.

3. Đổi mới quan niệm, cái nhìn tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về hình thức nghệ thuật để có sự phù hợp. Là nhà văn duy cảm và duy mĩ, Phạm Duy Nghĩa vì thế nghiêng về bút pháp trữ tình huyền ảo, làm say mê người đọc bằng chất họa, chất thơ trong những trang văn của mình. Đọc văn Phạm Duy Nghĩa độc giả không chỉ đọc mà còn là thưởng thức một thứ văn chương nghệ thuật đích thực. Đó không phải là một lớp vỏ ngôn từ lấp lánh mà sáo rỗng, đó thực sự là những trang văn cuốn hút của một nhà văn có thái độ làm việc say mê, nghiêm túc, cẩn trọng, một nhà văn có tấm lòng tha thiết với cái đẹp của văn chương và của cuộc đời.

Nhà văn là người suốt đời đi tìm cái thật và cái đẹp. Phạm Duy Nghĩa đang bước đi ở chặng đầu tiên của hành trình ấy. Đường văn còn vô số gập ghềnh, nhưng với những gì đã làm được, Phạm Duy Nghĩa khiến chúng ta tin yêu và kì vọng sẽ trở thành cây bút thực sự trưởng thành của văn xuôi Việt Nam hiện đại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Andrew Taylor (2010), Cốt truyện - cửa ải gian khó của nhà văn, http://www.vietvan.vn.

2. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.

4. Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7 (437).

5. Nguyễn Thị Bình (2008), “Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5 (435).

6. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Đoàn Ánh Dương (2007), “Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2(420).

8. Kim Ngọc Đại (2005), “Tiếng gọi lưng chừng dốc – vang vọng một cốt cách văn xuôi trang trọng”, Văn nghệ Trẻ, số 34.

9. Đặng Anh Đào (2008), “Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện, Tạp chí Nghiên cứu văn học”, số 7 (437).

10. Đinh Thị Minh Hải (2009), Truyện ngắn Cao Duy Sơn, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên.

11.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


12.Ngô Minh Hiền (2009), “Thiên nhiên - thế giới tinh thần của con người trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9(443).

13.Nguyễn Thị Thu Hiền (2005), “Phạm Duy Nghĩa: Tôi đã nghĩ về một môi trường giáo dục mà ở đó những gì khiên cưỡng, bề mặt, nhất thời sẽ chảy trôi đi, chỉ để lại những giá trị vĩnh cửu về con người”, An ninh biên giới, số 8.

14.Nguyễn Kim Hoa (1995), Văn học - Sáng tạo và cảm thụ, Nxb Văn nghệ, Hồ Chí Minh.

15.Nguyễn Thị Hóa (2010), Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của Bảo Ninh, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Đại học Vinh.

16.Nguyễn Trọng Hoàn (2002), “Tiếng gọi lưng chừng dốc – Một khởi đầu ấn tượng của Phạm Duy Nghĩa”, Văn nghệ trẻ, số 49.

17.Nguyễn Thị Mai Hương (2006), Ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên.

18.K. Pauxtopxki (2004), Một mình với mùa thu, Phan hồng Giang dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.

19.K. Pauxtopxki (2007), Bông hồng vàng & Bình minh mưa, Kim Ân, Mộng Quỳnh dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.

20.Đinh Trọng Lạc (2000), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21.Mã A Lềnh (2007), “Văn chương không quay lưng với nỗi khổ của con người”, Văn nghệ Trẻ, số 44.

22.Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


23.Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục.

24.Sương Nguyệt Minh (2007), “Đi tìm cơn mưa hoa mận trắng” (Cơn mưa hoa mận trắng), Nxb Thanh niên, Hà Nội.

25.Lê Hồng My(2006), Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, Nxb Giáo dục, Hà nội.

26.Lê Hồng My (2010), Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học Việt Nam hiện đại, Đề cương bài giảng, ĐHSP Thái Nguyên.

27.Phạm Thị Thanh Nga (2008), “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5 (435).

28.Dạ Ngân (2005), “Biết thêm về Phạm Duy Nghĩa, thủ khoa cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2003 – 2004”, Tiền phong, số 11.

29.Dạ Ngân (2007), “Khôi nguyên Phạm Duy Nghĩa – Trước và sau giải Nhất văn chương”, Văn nghệ, số 17 + 18.

30.Phạm Duy Nghĩa (2008), “Cốt truyện trong văn xuôi dân tộc và miền núi”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 11, tr.52-60

31.Phạm Duy Nghĩa (2009), “Quan hệ con người - tự nhiên trong văn xuôi miền núi”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10, tr.71-79.

32.Phạm Duy Nghĩa (2010), Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi, Luận án tiến sĩ ngữ văn,Viện Văn học.

33.Mai Hải Oanh (2009), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí