Nhân Vật Thể Hiện Vẻ Đẹp Tâm Hồn Của Con Người


Hiện lên trên trang văn Phạm Duy Nghĩa, hình tượng những giáo viên ấy không hề khô cứng, mô phạm, giáo điều mà ngược lại, họ hồn hậu, tự nhiên với những bản chất rất Người. Họ chính là những con người mang thông điệp của tác giả về “một môi trường giáo dục mà ở đó những gì khiên cưỡng, bề mặt, nhất thời sẽ chảy trôi đi, chỉ để lại những giá trị vĩnh cửu của con người”.[13]

Trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa luôn tồn tại các nhân vật có tính cách hai mặt. Điều này không chỉ thể hiện qua những nhân vật khác nhau, đối lập nhau mà nhiều khi còn tồn tại trong một nhân vật : Doanh – tha hoá nhưng vẫn là con người đạo đức trong bản chất, thể hiện bằng những suy nghĩ, dằn vặt, sự đấu tranh tâm lí theo hướng tích cực và cả giấc mơ đầy hối hận. Là Minh (Lá bạch đàn) ngoại tình để “trả thù đời”, để khỏa lấp những khoảng trống tâm hồn mà người vợ ít học, “phàm phu tục tử” không bù đắp nổi, nhưng vẫn “không ăn tạp”. “Thứ nhất chỉ xuất phát từ nhu cầu chia sẻ tinh thần, không vì thể xác. Thứ hai, chỉ chăn gối với những người đàn bà thực sự chán chồng”. Đến khi gặp Liên, nghe kể về chồng của Liên, thì hoảng hốt, bỏ chạy vì chợt nhận ra mình đã có lỗi với người đàn ông ấy, vì thấy rằng những điều mình biết từ trước đến nay vẫn còn là chưa đủ, vì vẫn còn tồn tại những người như Liên, như chồng Liên.

Đặc biệt, xuất hiện trong thế giới nhân vật của Phạm Duy Nghĩa là những người phụ nữ làm tiền - những con người bị coi là “dưới đáy của xã hội, thường bị mọi người coi thường và khinh bỉ. Không hẳn là “chiêu tuyết” cho họ nhưng Phạm Duy Nghĩa đã đưa ra một cách nhìn khác đối với họ - đầy tính nhân văn. Thắm (Trên đồi lập loè ánh lửa) bị đám đàn bà con gái làng người coi là “bớp” là “phò” là “phạch” nhưng lại được đám đàn ông âu yếm thân thương gọi là “nàng Thắm”. Rồi Thắm được soi rọi ở đủ mọi góc độ để thấy nàng hiện ra: “không phải hạng tầm thường” “mang lại niềm vui cho bao


người”, không những “nhân đạo”, giản dị, truyền thống, mà nàng còn “sạch như sương, trong như nước cất ...”. Con người vốn bị coi là “đĩ từ trong máu, đĩ tận xương” mà khi đã quyết định giải nghệ, hoàn lương thì “có mang một tỷ đồng đến nàng cũng không nhận”. Và khi có đựơc tấm chồng thì thuỷ chung, tận tụy hết lòng với chồng, với mẹ chồng, trở thành người con dâu hiền thảo với tấm lòng lay động lòng người. Còn Diễm (Cô gái xuống ga Vĩnh Yên) cũng là một cô gái làng chơi bị cuộc đời dày vò đến bầm nát, dạn dày vẫn khát thèm và quyết định đi tìm một tình yêu trong sáng, khiết lành. May (Hoa cẩm thú cầu ứng mệnh) nay cặp với người này, mai đi với người khác mà chẳng tìm thấy một bến đỗ bình yên là bởi hoa cẩm tú ứng mệnh. Nhưng có lẽ, những cuộc tình của cô chính là những phép thử không thành trên con đường kiếm tìm tình yêu đích thực của đời mình.

Với họ, Phạm Duy Nghĩa đã cho thấy những con người rất người. Dù họ bị coi là tha hoá, biến chất, đáng khinh, đáng thương với thân phận “dưới đáy” nhưng bên trong cái vỏ bọc rách rưới, tàn tạ, xấu xa ấy vẫn là những tâm hồn có ước mơ, đầy khát vọng và dám sống cho ước mơ, khát vọng của mình dù chỉ một lần, dù biết là chẳng đi đến đâu. Vẻ đẹp đó tuy nhỏ bé nhưng vẫn “nồng nàn như một giọt nguyên sinh phập phồng sự sống” được ủ kĩ trong tấm thân chai sạn, tàn tạ trước cuộc đời mưa gió dập vùi. Phải là con người giàu lòng thấu cảm, trắc ẩn và nhân văn vô cùng thì người cầm bút mới có thể khám phá được "vẻ đẹp tiềm ẩn" ấy nơi họ.

Người phụ nữ, cũng hiện lên đa chiều và phức tạp, đầy đối lập trong con mắt của Phạm Duy Nghĩa. Có khi là “loài tráo trở dâm loạn” có lúc lại là một sinh thể “trong trẻo đến lạ lùng” có lúc là kẻ đầy khát thèm dục vọng cần đến thú vui trần thế như cỏ ngải xanh rờn cần mưa ... có lúc lại là thiên thần “trinh trắng, sáng trong và thánh thiện - thánh thiện đến mức ... không một người đàn ông nào dám làm một việc tầm thường dù chỉ là trong ý nghĩ” (Cơn


mưa hoa mận trắng), và ngay cả những người phụ nữ làm tiền “Phàm là gái đĩ, cầm chân mỗi đứa dốc ngược, rơi ra lông lốc hàng rổ chim. Nhưng nếu kiếm được chồng, lại trở thành con nhện ôm trứng, chung thuỷ số một, hết đời chỉ biết một chồng” (Lưng đồi lập lòe ánh lửa).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Điều đó cho thấy một ngòi bút rất am hiểu phụ nữ và cho dù có lúc những tức giận mà có những câu mắng mỏ đến cay nghiệt nhưng người đọc vẫn thấy thẳm sâu trong tác giả một tấm lòng yêu thương nâng niu, người phụ nữ - thứ sinh thể đầy phức tạp mà cũng đầy bí ẩn, đáng yêu. Như chính tác giả từng thừa nhận: “Không có ý định thiên vị phụ nữ trong tác phẩm của mình. Đối với tôi, phụ nữ luôn là một thế giới phức tạp, bí ẩn. Họ làm ta say mê nhưng cũng khiến ta mệt mỏi vì bất lực khi cố gắng giải mã họ. Đàn ông thường rành mạch dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, có lẽ với tham vọng khám phá “một nửa thế giới” tôi đã nắm bắt tâm lí của họ không đến nỗi tồi nên nhân vật nữ trong các truyện đã thể hiện các suy nghĩ và quan niệm của tôi rò nét và sinh động hơn các nhân vật nam giới”.

Có một điều khá rò là, trong những giằng xé của nhân vật giữa thiên thần và ma quỷ, giữa khát vọng và dục vọng, giữa ánh sáng và bóng tối, bao giờ cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về ánh sáng, thiên thần, cho dù có những lúc, sự đấu tranh giành giật ấy tưởng chừng có thể làm con người ta bạc tóc. Như cuộc đấu tranh tư tưởng của Thuận (Cơn mưa hoa mận trắng) trước khoảng tối giữa hai chiếc giường, những giằng co trong suy nghĩ của Doanh (Đồi hoa lạnh), sự dằn vặt của nhân vật "tôi" về cô bé Hà (Vệt sáng trên ban công), hay là chiến thắng của “sự thương cảm bỗng nhói giữa tim” trước ý nghĩ nanh nọc “như một mũi dao sắc nhọn” của nhân vật "tôi" trước cô gái tên Diễm đầy bí ẩn (Cô gái xuống ga Vĩnh Yên ), ... Điều này có lúc đã khiến độc giả la ó, có nhà nghiên cứu phê bình cho là sắp đặt, đi ngược tâm lý thông thường ... Nhưng xét đến cùng, giữa chốn văn chương ngày càng bạo liệt,

Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa - 6


phơi bày tất cả những gì trần trụi của cuộc đời hiện nay, một sự gián cách như thế cũng là cần thiết. Văn học là nhân học, là nhằm hướng tới xây dựng cho con người niềm tin, lý tưởng về cái đẹp, cái cao cả, làm giảm những vết thương, xoa dịu những chai sạn cuộc đời ... như chính Phạm Duy Nghĩa vẫn tâm niệm “Văn học cựa quậy tung phá đến đâu cũng cần giật mình nghĩ tới tính lý tưởng. Lý tưởng không phải là cái gì giả tạo mà là cái vốn có trong bản chất xã hội của con người”. Vì “Từ xa xưa, bên cạnh nhu cầu bản năng, những đam mê trần thế, con người đã có một nhu cầu trái ngược với nó là được thanh lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, tính giáo dục cũng chính là ở vấn đề này.[13]

Xây dựng những nhân vật phong phú về nghề nghiệp, đa dạng thậm chí đối lập về tính cách, nhà văn đã cho ta thấy một chân dung của con người hôm nay. Đó là con người với cả thiên thần và ma quỷ trên vai, có cả khát vọng lẫn dục vọng trong trái tim và có cả ánh sáng lẫn bóng tối trong tâm hồn. Con người, dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn luôn tự đấu tranh để giữ phẩm chất Người sáng trong, tốt đẹp của mình. Với quan niệm đó, mặc dù Phạm Duy Nghĩa chủ yếu đặt nhân vật của anh trong bối cảnh miền núi, nhưng những gì mà các nhân vật ấy thể hiện, họ có thể đại diện cho bất cứ con người nào, ở bất cứ đâu với những tính cách thuộc về bản chất người như vậy.

Ngày nay, bạn đọc mong mỏi nhà văn không chỉ miêu tả hành động mà còn lý giải hành động – lý giải một cách sâu sắc và thuyết phục. Muốn thế, đời sống nội tâm, kể cả những lo toan, trăn trở, dằn vặt, ưu tư .... cần có vị trí xứng đáng trên trang viết .... Trên chiều hướng chung ấy, mặt tự nhiên, mặt sinh vật của bản chất người cũng cần được các nhà văn chú tâm thể hiện. Nhiều dục vọng, ham muốn, thậm chí cả tình dục trên thực tế không còn là điều cấm kỵ trong văn chương. Khía cạnh bản năng sau nhiều năm bị né tránh đã xuất hiện mạnh mẽ cùng ý thức cá nhân và trở thành một khía cạnh đặc


biệt của con người cá nhân trong văn học đương đại. Trong tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa yếu tố sex cũng xuất hiện khá nhiều và rất đa dạng. Khi thì được miêu tả bằng những câu văn nhẹ nhàng, trong sáng, đắm say (Cô gái xuống ga Vĩnh Yên), khi lại được miêu tả một cách mạnh mẽ, bạo liệt như những cuộc tình giữa Thuận với thằng Tốn, với anh đánh cá có tài thổi sáo sau này trở thành chồng Thuận (Cơn mưa hoa mận trắng), khi thì lại xuất hiện một cách đầy phàm tục (Người đổi mặt), có khi lại là những phút giây đầy linh thiêng của tình yêu và hạnh phúc (Thông trên đá)... Không giống như một số nhà văn trẻ hiện nay, đưa yếu tố bản năng (sex) vào trang viết của mình như một yếu tố cần phải có cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, hay như một thứ trang sức làm thoả mãn nhu cầu tầm thường của một bộ phận độc giả, hoặc như một thứ gia vị bỏ quá tay ...., sex trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa xuất hiện như một phần tất yếu của con người. Nó biểu hiện cho những khát khao thầm kín mà mãnh liệt của con người, vốn tồn tại trong bản năng gốc. Bởi đằng sau mỗi dáng hình, xiêm áo đủ màu, đủ vẻ của những con người thuộc mọi tầng bậc của xã hội, vẫn phập phồng một trái tim đầy đam mê tục lụy. Cái phần khuất lấp ấy đã làm đầy đặn và hoàn chỉnh một dung mạo người. Ở đây, yếu tố bản năng không chỉ là yếu tố để tác giả hoàn thiện tính cách, nhân cách nhân vật một cách sống động, chân thực mà nó còn ẩn chứa thông điệp thẩm mỹ của nhà văn trong hành trình vươn tới khát vọng tìm ra “con người trong con người” (Bakhtin).

2.2.1.2. Nhân vật thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của con người


Trong tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa, như một sự phân thân của chính tác giả, xuất hiện rất nhiều nhân vật nghệ sĩ. Vẻ đẹp tâm hồn con người, trước hết, được nhà văn thể hiện ở những nhân vật nghệ sỹ ấy.


Đó là nhân vật nhà văn trong Giọt nước mắt dưới trăng, luôn vật vã để tìm ra một thứ ánh trăng riêng của tác phẩm mình. “Nó không đỏ như máu và chui lên từ chốn thảo nguyên như vầng trăng của Gorki, không phớt xanh lưỡi liềm như của Sholokhov hay sắc bụi vàng trên sông như của Nam Cao, mà miên man màu nguyệt bạch khó tả”. Nhưng khi đã ngộ ra được chân lý nghệ thuật đích thực, anh chợt nhận ra những trang viết mà anh cho là "ngấm đầy hơi trăng" đã khiến anh rạo rực kia chỉ là một nắm vỏ bào, “một thứ vỏ bào nhuộm khéo” mà thôi.

Thi sỹ họ Hoàng (Hoa đào xứ tuyết) trở thành thi sỹ như bị “trời đầy” mười sáu tuổi say mê đến héo hắt một người đàn bà goá chồng có tài chơi đàn, 21 tuổi mụ mẫm vì yêu một người con gái trong trang sách đến nỗi có ý định đi tìm người con gái vì tin nàng có thật, là một con mọt sách nhưng “đã chơi thì chơi cho cạn dòng cạn giọt”. Không chỉ đam mê vẻ đẹp nghệ thuật trong tiếng đàn, trong sách, chàng thi sĩ còn luôn kiếm tìm và theo đuổi vẻ đẹp trong cuộc đời, theo đuổi kiếm tìm và chinh phục người con gái đẹp. Tình yêu với cô gái có vẻ đẹp “chả nghệ thuật nào tả nổi. Văn học rò ràng là bất lực. Hoạ sỹ tài ba cố lắm cũng chỉ đem lại một khái niệm mơ hồ về nó mà thôi”, làm chàng trai như được hồi sinh, sống trong mơ. Khi mất người con gái mình yêu thì anh đau đớn đến tuyệt vọng, để rồi mãi mãi chỉ tôn thờ một tình yêu đó. Người nghệ sĩ ấy đã sống trọn với tình yêu, sống trọn với đam mê của mình.

Nhà văn (Cô gái xuống ga Vĩnh Yên), một con người giàu lòng trắc ẩn bị ám ảnh bởi một cô gái kỳ lạ, bí ẩn đã cất công đi tìm để giải mã thắc mắc của lòng mình. Để cuối cùng nhận ra mình cũng như cô gái ấy, chỉ là một linh hồn bé nhỏ, bất lực và cô đơn giữa cuộc đời dông gió.


Nổi bật hơn hết là Vi Văn Quăm (Trăng trên rừng Tông Qua Mu), một cái định nghĩa về người nghệ sỹ. Chảy trong dòng máu của chàng nhạc sỹ tài hoa ấy là khát khao được cống hiến, anh đã đem cái đẹp đến giữa còi đời dung tục, đặt sự mơ mộng giữa những toan tính lạnh lùng, muốn cho cuộc đời đầy tiếng hát. Vì đam mê, si mê mà Vi Văn Quăm sẵn lòng trèo đèo, lội suối, băng rừng, vượt đèo cao vực thẳm đến những bản làng mù sương của người Giáy để ghi lại những câu hát dân gian. Ở con người ấy toát lên khát vọng tự do, một tâm hồn khoáng đạt và bay bổng, hết mình phụng sự cho nghệ thuật. Trong trái tim, trong tâm hồn của người nghệ sỹ phong trần, ngạo nghễ đến hoang tàn ấy chỉ có ánh sáng của nghệ thuật và anh luôn tắm gội mình trong thứ ánh sáng ấy để sống giữa còi đời nhộm nhoạm vượt lên trên những toan tính tầm thường, đê tiện của không ít kẻ xấu xa như loài sâu mọt. Vi Văn Quăm, nhạc sỹ, ca sỹ, con người "nứt ra từ thiên nhiên hoang dại" của núi rừng như một cánh chim bằng bay liệng tự do trong không gian nghệ thuật của mình, một không gian “đầy gió, mang nhịp chạy gằn của ngựa, sức nóng của rượu vùng cao, tiếng lở của đá núi và tiếng dội khản đặc của đại ngàn”. Sự phóng khoáng và ngạo nghễ, cái đắm say quên mình và lòng tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống của anh không những trở thành sợi dây phóng túng mà bền chắc neo giữ anh với cuộc đời để làm đẹp, làm say cho đời mà còn có sức lay động và cảm hóa lòng người, truyền cho lòng người tình yêu và niềm tin vào cuộc sống.

Còn rất nhiều nhân vật khác là hoạ sỹ (Ngôi nhà nhỏ bên hồ), nhà văn, nghệ sỹ nhiếp ảnh (Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh)..... họ đều là những con người theo đuổi cái đẹp trong nghệ thuật và cả trong cuộc sống.

Nhưng tâm hồn nghệ sĩ không chỉ tồn tại trong những nghệ sĩ đích thực mà nó còn trú ngụ trong những con người không mang danh nghệ sĩ. Đã đọc


truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, không ai có thể quên được những nhân vật đặc biệt ấy.

Sểnh Mẩy, người con gái dao đỏ có khuôn mặt vừa tinh anh vừa hoang dã, người con gái thông minh, mơ mộng và mạo hiểm. “Ánh sáng văn hoá từ sách vở thấm quyện với khí chất rừng núi hoang dã, ngang tàng đã tạo cho nó một tính cách khác thường”. Tính khí khác thường biểu hiện bằng những ý thích khác thường: “vì một lời thách, dám bò trên vách đá dựng đứng như một con sên, nhặt xác một con chim trên mỏm đá cao do mình bắn rụng. Nó còn thích vượt qua vực thẳm đầy sương mù trên một thân cây mờ mờ nằm vắt ngang ....”, vì một tiếng hát đã cuốn hút, đã làm mình say mê mà sẵn sàng cưỡi ngựa thâu đêm đi tìm, thậm chí “bắt ép” người ta chỉ để được nghe tiếng hát ấy. Thẳng thắn khi bộc lộ cảm xúc của mình – khi vui thích cũng như khi buồn phiền, lúc đắm say, cả khi giận dữ. Sự quyết liệt được bày tỏ bằng cả hành động và lời nói: “liếc nhìn vực sâu một cách bí hiểm, nó bất ngờ quật tôi ngã sấp xuống cỏ thì thầm “Tôi không muốn anh về đâu. Anh phải ở đây đến khi trời sáng..”, bằng cả những suy nghĩ thẳm sâu toát lên từ đôi mắt tuyệt vọng, “vừa khao khát, vừa buồn rầu”: “Anh không thích tôi, anh ghê sợ tôi đến thế sao? Tôi sẵn lòng theo anh xuống vực đây”. Sểnh Mẩy là một tâm hồn lạ kỳ khác biệt. Hoang dã, bạo liệt, khát thèm tự do, muốn vươn tới cái cao rộng, khoáng đạt và đẹp đẽ, ở nhân vật này ẩn chứa một trái tim yêu cuộc sống, ham sống đến quyết liệt nhưng cũng tồn tại một tâm hồn cô độc đến khôn cùng với ước vọng “tự do như chim trời”.

Gần với Sểnh Mẩy là nhân vật Hà (Vệt sáng trên ban công), cô gái với tâm hồn đi hoang, luôn khát thèm được sẻ chia, được thấu hiểu. Cũng như Sểnh Mẩy, ở Hà tồn tại một tính cách khác thường. Uống rượu một mình đến say mềm khi uất ức với lũ bạn. Sẵn sàng trốn nhà, trèo tường đột nhập vào kí túc xá giữa đêm khuya để tìm người bạn tri âm chỉ vì “ở nhà buồn không chịu

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí