Với tính chiến đấu rò rệt của thiên phóng sự, nhà văn được đánh giá là “Một cây bút chiến đấu xuất sắc trong văn học nghệ thuật Việt Nam”.
Lều chòng là tiểu thuyết phóng sự tái hiện lại sự thật. Những sự việc diễn ra trong tác phẩm này được khẳng định là ở khoảng giữa thế kỷ XIX (Minh Mạng thứ 12 (1831) cho đến ngày thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta”. Xã hội phong kiến nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, nạn ngoại xâm đe dọa đất nước, thế nhưng triều đình nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ giáo dục nhồi sọ, giáo điều. Việc tuyển chọn nhân tài cho đất nước như vậy trong hoàn cảnh này đã không còn phù hợp, vì trước hoàn cảnh đất nước sắp lâm nguy mà thí sinh đi thi vẫn chỉ nhai đi nhai lại các giáo lý và tuân thủ nguyên tắc “tôn Khổng, sùng Nho, chuyên kinh, phục cổ” [17, 274].
Tác phẩm không chỉ là chuyện văn chương, chữ nghĩa. Tác phẩm còn thể hiện mọi mặt của chế độ khoa cử, những mặt trái của chế độ khoa cử ấy ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh hay lụi tàn của một dân tộc. Không giống các tác giải khác khi viết về giáo dục Hán học trong những năm từ 1937 đến 1945, cũng có phần sa đà vào việc suy tôn một chiều Nho giáo, ngợi ca cuộc sống vinh danh của kẻ sĩ, nhưng cây bút chân thực, sắc sảo và châm biếm của Ngô Tất Tố đã có cái nhìn và thủ pháp nghệ thuật sáng tạo khác hẳn, như vậy là tác giả đã tự tạo cho mình một lối đi riêng.
Trong Lều chòng, Ngô Tất Tố miêu tả từ lớp sơ học đến lớp đại học và những cảnh thi hương, thi hội, thi đình thời phong kiến. Theo sự tìm hiểu về lịch sử thì: “Năm Minh Mạng thứ 6 (1825) khoa Ất Dậu là năm bắt đầu có cử nhân và tú tài... Năm Minh Mạng thứ 12 khoa Giáp Ngọ, chuẩn định ở Bắc kỳ đặt hai trường: I – Trường Hà Nội thì hợp thi các tỉnh: Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, cộng là mười tỉnh” [2, 19]. Trong tác phẩm, tác giả có nhắc tới cử nhân, tú tài và trường thi Hà Nội. Như vậy, ta thấy đề tài mà tác
giả nói tới trong tiểu thuyết là khai thác từ chính hiện thực mà ra. Đề cập tới chủ đề rất lớn thuộc quá khứ, Lều chòng có công “làm cho nước ta thành một nước có văn hóa, rồi chính nó đã đưa đát nước đến còi diệt vong”. Tiểu thuyết đã triển khai râu rộng việc chẩn trị “trọng bệnh quốc gia” là “nạn cử nghiệp” đã hành hạ và tàn phá “cơ thể xã hội” trong hơn 1.000 năm lịch sử.
Tiểu thuyết không chỉ giới thiệu việc “dạy và học” của giáo dục Hán học thời xưa, nội dung xuyên suốt của tác phẩm còn là mô tả một cách tỉ mỉ, mạch lạc và vô cùng sinh động toàn bộ hệ thống “khoa cử” từ khảo hạch, thi Hương, đến thi Hội cho tới thi Đình. Nơi trường sở, “Lều chòng” nêu bật bộ sách giáo khoa thống nhất, ngự trị cả ngàn năm với nội dung và luật lệ khắc nghiệt, thậm chí có điều vô lý nhưng vẫn phải cúi đầu tuân theo và thực hiện. Nơi trường thi, tác phẩm phơi trần các “án xử phạm trường quy” đầy oan ức tủi hờn, các quyết định ngang trái xóa sạch tài năng, cách tuột bằng cấp, Lều chòng còn phanh phui các mẹo thuật lừa dối, các hành vi ăn gian chữ nghĩa, các thủ đoạn mua bán văn chương một cách trắng trợn. Ngô Tất Tố đã thẳng thắn đề cập tới “bi kịch” của giới nhà Nho – tầng lớp trí thức thời xưa. Đã vỡ mộng ảo tưởng khao khát “cuộc đời vàng son” khi thi cử và đỗ đạt, họ lao đao trên “con đường lều chòng”, “kẻ sĩ” đã thức tỉnh và cùng người thân rũ bỏ tâm lý ảo vọng vinh danh nơi khoa cử.
Tác giả quan niệm, phóng sự là tái hiện những sự thật ở đời. Ông cho rằng: Làm phóng sự là phải mạnh dạn tố cáo. Ở các tác phẩm của mình, ông luôn thẳng tay đả kích, vạch ra những cái thoái hóa, lạc hậu trong xã hội. Nhà văn phải biết viết ra sự thật, đó cũng chính là tố chất cần thiết của người đi theo con đường văn chương này. Ngô Tất Tố nói về những gì ông từng chứng kiến. Từ hiện thực mà chính ông đã từng chứng kiến và trải qua đó cùng với nghệ thuật xử lý vô cùng tinh tế, ông đã tái hiện lại một cách sinh động các sự việc có thật nơi làng quê và khung cảnh trường thi một cách tỉ mỉ và chi tiết
nhất. Tác phẩm không chỉ là nơi chứa đựng hiện thực vô cùng phong phú, sâu sắc mà còn thể hiện một tài năng độc đáo và một bản lĩnh nghệ thuật già dặn.
Nhân vật chính trong Lều chòng, Vân Hạc, phần nào mang tính cách của bản thân tác giả, anh là một thanh niên tài hoa phóng túng. Anh phản đối lối học nhồi sọ: “Không hiểu vì sao người ta lại cứ bắt tội trẻ con phải học những sách vở quái gở? Những đứa độ tám, chín tuổi, mới vỡ lòng được vài bốn tháng, còn biết đời “hỗn mang” là cái gì, kẻ “hiền hào” là người thế nào, vậy mà chúng nó cứ phải học cho thuộc lòng, thật là một sự khổ cho con trẻ” [1, 49]. Vân Hạc rất ghét lối văn sáo bã giả dối, điển hình ở đoạn:
“Vân Hạc thình lình trở vào vừa cười vừa hỏi:
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 2
- Phóng Sự Sử Dụng Bút Pháp Miêu Tả, Tường Thuật Kết Hợp Với Nghị Luận
- Tiểu Thuyết Lều Chòng Của Ngô Tất Tố
- Ngôn Ngữ Giàu Tính Thời Sự Và Tính Chiến Đấu
- Góp Phần Hoàn Thiện Bức Tranh Hiện Thực Về Chế Độ Khoa Cử Phong Kiến
- Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 8
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
- Giò lan bạch ngọc mới nở ở đâu? Hoa rụng anh quét đổ vào chỗ nào?
Sao tôi không thấy?
- Khắc Mẫn ngơ ngác:
- Mùa này làm gì có lan, lấy đâu ra hoa mà rụng?
- Thế sao trong thư, anh lại dám nói là “thấy lan nở” và quét hoa rụng?
- Thì cũng nói thế cho đẹp câu văn, cần gì phải có hoa, có lan mới được? Tôi thấy cổ nhân thường thường viết như vậy cả.” [1, 54].
Vân Hạc nói thẳng với Khắc Mẫn rằng: “Nhưng tôi không thích kiểu đó. Nếu anh còn chơi với tôi, thì phải chừa lối nói văn sáo bã ấy đi” [1, 55]. Vân Hạc có nhiều suy nghĩ và lối viết văn khác hẳn với các sĩ tử cùng thời. Cụ Bảng, thầy dạy của anh có nhận xét: “Văn chương anh ta tuy cũng khá đấy, nhưng phải cái tật rất lớn là có nhiều đoạn rắc rối bướng bỉnh, không chịu theo đúng khuân phép. Đó là một điều tối kỵ trong các lối văn cử nghiệp, nhất là thể văn tứ lục” [7, 87].
Sống trong cảnh lận đận đeo đuổi khoa cử, lần đầu cứ ngỡ được đỗ thủ khoa những cũng chỉ vì tuổi đời còn trẻ mà phải đợi khoa sau: “... trong chỉ phê rằng: Đoàn Vân Hạc quả là tay đại tài, sự học hơn hẳn Nguyễn Văn Chu,
đáng được đỗ đầu khoa này. Chỉ hiềm tên ấy vẫn còn trẻ tuổi, văn chương không khỏi có chỗ ngông nghênh. Nếu lấy đỗ cao, sợ sẽ nuôi thêm cho y cái bệnh kiêu ngạo, thì khó trở nên một người đại dụng. Triều đình trọng sự tác thành nhân tài, không muốn cho kẻ có tài đến nỗi uổng phí. Vậy khoa này hãy cho tên ấy hỏng tuột, để mài giũa bớt những khách khí thiếu niên của y. Rồi đến khoa sau thì sẽ cho đậu Giải nguyên...” [1, 329 – 330]. Khoa sau đúng như lời hứa Vân Hạc đỗ thủ khoa, được vinh quang; nhưng đến kỳ thi hội, chẳng may dùng lầm có mấy chữ mà anh suýt mất mạng: “Chiều hôm thứ ba, chàng đương cùng bọn cống sĩ trò chuyện vui đùa, bỗng thấy có hai tên lính vác hèo và gông xồng xộc vào trong nhà. Sau khi hỏi qua tên chàng, họ liền đưa chàng một mảnh giấy dấu chữ son đỏ chóe. Té ra có lệnh của viện Đô sát sai đi nã chàng, không biết là vì việc gì. Cái gông ở tay người lính liền ghép luôn vào cổ chàng, rồi họ điệu chàng về giam ở ngục Hộ hành.” [1, 392]. Hóa ra chàng bị “phạm húy” và bị cách tuột thủ khoa. Còn cả đợt chàng thi hương, biết bao là khổ cực cho cả Vân Hạc và bao sĩ tử khác.
Khoa thi hương năm ấy, tác giả không nói rò là khoa năm nào, nhưng tất cả những ai đã từng lận đận trường ốc đều rò là khoa Nhâm Tý (1912). Khoa ấy, mưa to gió lớn, trường thi ngập nước, có một ông lão ở Phú Thọ đi thi, chết rét trong trường thi. Trong chương XI của Lều chòng, tác giả có thuật lại: “Ai cũng giật mình kinh sợ, khi nghe Vân Hạc thuật lại những cảnh mưa rét lầm lội trong trường. Nhất là lúc thấy chàng nói rằng có ông cụ già chết rét trong lều, thì không người nào là không ái ngại thương sót”. Khoa ấy, vì mưa quá lớn mà luống đất trường thi bị mưa ngấm vào, nó đã thành ra luống bùn, không đủ sức để đỡ cái chòng và một người ngồi. Vì vậy cái chòng bị thụt xuống, thụt đến mức bốn chân ngập hết như bốn cái cọc. Đi thi không chỉ khổ cực vì thời tiết khắc nghiệt mà ở cách làm bài thi cũng vô cùng gò bó, thể lệ phức tạp, lại phải kiêng tên vua, tên hoàng hậu, tên hoàng tử, tên bố mẹ vua,
cho đến cả những tên cung điện, lăng tẩm cũng phải kiêng. Ai phạm phải có khi còn nguy hiểm cả tính mạng, rồi việc trắng trợn gian lận trong thi cử, kẻ học dốt có thể bỏ tiền ra để thuê người làm gà cho mình, hay đem giấu những sách in thạch bản chữ nhỏ li ti để vào trường chép. Trong Lều chòng, Đức Chinh, một câu ấm con quan lớn dốt đặc cán mai, đã thuê Vân Hạc làm gà nên cũng vào được tam trường. Đoạn này được tác giả nói tới ở chương XII: “Đức Chinh gấp tờ giấy ráp bỏ túi rồi trịnh trọng mó tay vào hai nén bạc ở mặt chòng và ngẩng lên nhìn Vân Hạc: Thưa ông, gọi là thêm một chầu chay, xin ông nhận cho. Vân Hạc mỉm cười cám ơn, và giục Đức Chinh phải về lều mà viết cho mau, kẻo nữa chậm quá. Sau khi Đức Chinh ra khỏi, Vân Hạc cầm hai nén bạc giắt vào dải lưng.”
Người đời sau không khỏi thắc mắc rằng, vì sao thời xưa có những người như Vân Hạc dù chán nản chuyện thi cử mà vẫn cứ đeo đẳng với thi cử để ôm hết cái hỏng này đến cái hỏng khác. Thời xưa học hành thi cử là cách duy nhất để tiến thân, để có được công danh sự nghiệp khiến ai cũng phải ngưỡng mộ, cung phụng cái ngày “vòng anh đi trước, vòng nàng đi sau”. Vì vậy dù Vân Hạc là một anh chàng đào hoa, phóng túng nhưng vẫn phải sống theo khuân khổ của lễ giáo phong kiến, và việc anh ta phải làm là học hành thi cử để mài dũa bớt đi những gì là khí phách, là bản lĩnh, là sự bướng bỉnh ngông nghênh của tuổi trẻ. Vân Hạc trong tác phẩm cũng chỉ vì đi theo mong ước của vợ anh được làm bà nghè, bà thám: “... người chàng, nết chàng, tài học của chàng, bấy nhiêu cái đã làm cho cô bồn chồn sung sướng mỗi khi nghĩ đến ngày mình làm người vợ chàng. Cô tin đời cô sẽ có một lần cũng như cô Thúy, chễm chện ngồi trên chiếc vòng mành mành cánh sáo, để hàng tổng hàng xã rước đi rước về” [1, 96]. Như vậy, ta thấy nghệ thuật phản ánh hiện thực cũng có những chỗ tinh vi, đánh dấu hẳn một giai đoạn lịch sử: vào giữa thế kỉ XIX, người trí thức Việt Nam còn bị bả công danh cám dỗ, người
phụ nữ thuộc gia đình nho sĩ thì mắc căn bệnh trầm trọng đó là yêu công danh hơn yêu con người, không cần gặp gỡ và có tình cảm gì, mà chỉ cần biết anh ta học giỏi có tài và có khả năng cho mình được làm “bà nghè, bà thám” là ưng thuận lấy làm chồng. Vân Hạc đã bị cuốn vào con đường học hành thi cử chông gai. Chế độ thi cử ngặt nghèo khắc nghiệt không chỉ khiến cho sĩ tử khổ cực, mà các quan chấm thi cũng không có gì sung sướng. “... Trong lúc làm trường, người ta đã tính đủ số quan trường, dựng cho mỗi ông một gian nhà lá, trong nhà có bếp, có chuồn xí, có vại chứa nước, có nồi nấu cơm, đủ các đồ lề của một gia đình, bốn bên đều có phên lứa che kín, gian nọ không được thông với gian kia. Sau khi tiến trường, người ta tống hết các ông sơ khảo, phúc khảo, giám khảo, cho mỗi ông vào một gian, rồi khóa trái cánh cửa ra ngoài, giao chìa khóa cho ông Đề Điệu, bao giờ thi xong, ông Đề Điệu mới mở của cho các ông này cùng ra” [1, 250]. Rồi cảnh đưa thức ăn vào cho các ông ấy thì vô cùng tằn tiện, khi vào trường thì tốt béo, khi ra thì mặt mũi xanh xao ốm yếu. Tất cả đã được Ngô Tất Tố thuật lại như sau: “... đến những ông sơ khảo, phúc khảo, thì ôi thôi, cực kỳ bần tiện. Mỗi ông một ngày chỉ được hai lạng thịt lợn, hay là hai con tôm he, có thịt đừng tôm, có tôm đừng thịt; ba ngày mới được một lọ nước mắm và ít muối trắng” [1, 251].
Ngô Tất Tố xây dựng tiểu thuyết Lều chòng, là muốn cho người đọc thấy được những nét tiêu biểu của việc học và lối thi cử thời phong kiến. Tất cả những lời văn và các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng chỉ để làm nổi bật việc giảng dạy, học tập, thi cử, còn những sự việc trong truyện như việc cưới xin hay tình yêu chỉ là việc phụ. Nhân vật cô Ngọc chỉ được nói đến là trước kia định lấy nghè Long, nhưng sau gia đình nghè Long lại đi hỏi cô Thúy làm vợ nghè Long; tác giả chỉ nói qua chứ không đi sâu và phân tích mối tình duyên không thành ấy. Khi nghè Long được vinh quy thì cô vì uất ức mà ngất giữa đường, nhưng cái mà tác giả nhấn mạnh ở đây không phải là cô
Ngọc ngất vì tiếc anh nghè Long mà thực chất là cô tiếc cái danh bà nghè mà đúng ra cô đã được nhận. Lúc bị ngất giữa đường mà cô Ngọc vẫn lảm nhảm: “... trong lúc mê sản, nói sảng, mình cũng xưng là cô Thám, cô Bảng luôn luôn”. Cho nên sau khi làm vợ Vân Hạc, cô Ngọc chỉ ước mơ được làm bà nghè, bà thám. Tác giả muốn nhấn mạnh đến hiện thực xã hội lúc bấy giờ là hạnh phúc đôi lứa không được xây dựng bằng tình yêu, mà bằng ước vọng công danh hão huyền.
Cuốn tiểu thuyết chỉ chú tâm phơi bày hiện thực học hành, thi cử nên những cảnh từ dọc đường đến trường thi; khung cảnh của trường thi; luật lệ khi làm bài đều được Ngô Tất Tố miêu tả rất tỉ mỉ và sinh động. Ngô Tất Tố đã quan sát hiện thực, thấu hiểu nó và thuật lại một cách thẳng thắn, chân thực việc giáo dục và thi cử của chế độ phong kiến vào lúc suy tàn. Cho thấy ngòi bút chiến đấu và khả năng tái hiện lại hiện thực của tác giả là vô cùng tinh tế và sắc sảo.
2.2. Nghệ thuật trình bày tư liệu
Việc sắp xếp các tư liệu gắn liền với cuộc đời và số phận của con người sẽ làm cho nội dung cuốn tiểu thuyết trở lên sinh động hơn. Đặc biệt là nguồn tư liệu sẽ trở lên sống động và chân thực hơn rất nhiều. Thành công của một phóng sự còn thể hiện ở cách thức sử dụng ngôn từ. Để có thể chuyển tải được thông tin đến người đọc, phóng sự văn học có thể tái hiện hiện thực bằng những hình ảnh ngôn ngữ giàu hình tượng thẩm mỹ, đó là những ngôn ngữ sống động và giàu sắc thái biểu cảm. Tất cả những ngôn ngữ đó được ngòi bút sắc sảo của tác giả tạo ra, từ đó mà các thiên tiểu thuyết phóng sự không còn sự khô cứng mà thay vào đó là sự hấp dẫn cuốn hút người đọc.
Trong lời giới thiệu của Cao Đắc Điểm và Ngô Thị Thanh Lịch về tác phẩm và tác giả có đoạn: Cuộc đời hoạt động sáng tác của Ngô Tất Tố gắn liền với cuộc đột biến sâu rộng trong lịch sử ngôn ngữ của dân tộc, đã khai
sinh “kỷ nguyên tiếng Việt có chữ viết riêng”: “duốc tự mới” là chữ Quốc ngữ bùng phát, hoàn toàn thay thế “quốc tự cổ truyền” là chữ Hán.
Xuất thân từ vùng “Kinh Bắc”, vùng đất quy tập sức trường tồn tiếng nói Việt Kinh, được thường xuyên thừa hưởng và ngày càng thấu hiểu “tư duy ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ”, “gặp thời tiếng mẹ đẻ có chữ viết mới”, Ngô Tất Tố rất nhạy cảm, tài tình chuyển “khẩu ngữ” thành “bút ngữ”, chuyển “phiếm đàm” sang “bút đàm”, ra sức thử nghiệm các thể văn mới để “hiện hình hiện tại: và “tỏa sáng nhân bản” giữa biển đời.
Luôn luôn tâm niệm “viết có thần của ngòi bút”, “viết theo luật thiên nhiên của cha ông mình vẫn nói”, Ngô Tất Tố dày công vận dụng “sức mạnh của bút lực”, “viết xác chỉ, không phiếm chỉ”, thảnh thơi khai thác “quyền uy của câu chữ”, linh hoạt “tùy theo thế câu mà đặt chữ miễn sao xem hiểu” [1, 3]. Với tài năng của mình cùng với cái tâm của người cầm bút, mà suốt đời Ngô Tất Tố đã cầm bút chăm lo thân phận của con người, gánh vác “việc đời”, chia sẻ “chuyện đời”, can dự và xử lý “sự đời”.
Nói đến ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương là nói tới ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ sử dụng chủ yếu trong tác phẩm văn chương. Do hoàn cảnh sống, mà Ngô Tất Tố có điều kiện hiểu kĩ về người trí thức, đặc biệt là các phong tục, tập quán... và ngôn ngữ của họ. Vì vậy, Ngô Tất Tố đang phô diễn tất cả những ý tưởng quan trọng, những chế độ ngặt nghèo đã hoặc đang chi phối cả một dân tộc, một xứ, cùng tất cả lễ giáo, tập tục cổ hủ ấy nó điều khiển cả bộ máy chính trị, xã hội của cả một dân tộc. Chính những hiểu biết và sự tìm tòi của Ngô Tất Tố, đã mang đến những thành công nhất định trong những sáng tác của ông, một trong những thành công vang dội ấy không thể không kể đến tác phẩm Lều chòng. Ngôn ngữ phóng sự, nếu xét theo góc độ chủ thể phát ngôn, tồn tại dưới hai dạng chính là ngôn ngữ mang “cái tôi” trần thuật của tác giả và ngôn ngữ nhân vật.
2.2.1. Ngôn ngữ mang “cái tôi” trần thuật của tác giả