Ngôn Ngữ Giàu Tính Thời Sự Và Tính Chiến Đấu

“Cái tôi” trần thuật trong phóng sự chính là cái tôi của tác giả - nhân chứng khách quan, người đóng vai trò dẫn chuyện, kể lại những điều mắt thấy, tai nghe, người trình bày, lý giải, phân tích, xâu chuỗi các sự kiện rời rạc thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, tạo ra một văn bản có nghĩa khiến cho công chúng luôn tin rằng họ đang được tiếp xúc vơi sự thật. Và trên cơ sở của niềm tin như thế, họ sẽ có sự thay đổi trong nhận thức, tình cảm như tác giả mong đợi.

Ở chương XII, tiểu thuyếtLều chòng, Ngô Tất Tố thuật lại cảnh trước khi sĩ tử vào trường thi ở kỳ đệ tam như sau: “Đến cửa trường rồi. Quan trường vẫn chưa ra. Ngoài trường, các cửa còn đóng im ỉm. Hôm nay vắng teo, số người lại chỉ bằng một phần ba kỳ trước. Nếu so với kỳ đệ nhất, có lẽ không được bằng một phần mười. Những ông đầu bạc và những cậu còn để hồng mao, bây giờ không thấy có mấy, phần đông là những người trong ngoài bốn mươi. Trời tuy giá rét, nhưng trên nết mặt mỗi người đều như vẽ ra một cái tâm trạng vui sướng. Phải! Đã vào đến kỳ đệ tam, mười phần chắc đỗ bảy phần rồi, không cử nhân cũng tú tài. Dù có hỏng nữa cũng là một ông nhị trường, đủ cho thiện hạ phục mình học cứng. Đứng trước cái cảnh trạng ấy, dẫu người chín chắn đến đâu cũng không giấu được vẻ tự hào” [1, 213]. Hay ở chương XIX, tiểu thuyết Lều chòng, Ngô Tất Tố có thuật lại buổi tiệc xướng danh các sĩ tử đỗ đạt như sau: “Bấy giờ quan trường đều đã tề tựu ở nhà Thí viện. Cụ Bảng Tiên Kiều, cụ Nghè Quỳnh Lâm, cụ Cử Mai Đình và nhiều văn thân các tỉnh cùng được mời đến. Sau khi hai chàng vái chào khắp lượt, cụ Cử Mai Đình liền nói các quan biết khoa này học trò cụ Bảng Tiên Kiều chiếm một góc bảng cử nhân. Cử tọa đều hết sức ca tụng, phục cụ là bậc sư biểu của sỹ lâm. Một lát sau, các ông cử mới lục tục đến dần. Theo lệnh quan Chánh Chủ khảo, hết thảy mọi người đều lên nhà thí nghiệm làm lễ...” [1, 370 – 371].

Theo mạch ngôn ngữ trần thuật, từng tình tiết sẽ lần lượt xuất hiện theo trình tự nhất định, độc giả có cảm nhận là câu chuyện như đang diễn ra trước mắt. Đây là lối tổ chức dòng sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật thường thấy trong văn chương trung đại. Ở Lều chòng, tác giả đã sống ở những điều tác giả viết, và từ cái vốn thực tế ấy Ngô Tất Tố đã tái hiện vào tác phẩm vô cùng đầy đủ những tư liệu và tạo sức hấp dẫn với bạn đọc. Ta thấy được tất cả những hình ảnh về thi cử được hiện ra một cách đầy đủ: như cảnh thi hương, thi hội, thi đình, về việc tổ chức kỳ thi, cách ra bài thi, cảnh sống và chấm bài của các ông sơ khảo, phúc khảo, giám khảo... Không khí và quang ảnh trường thi, các phong tục tập quán của các tầng lớp xã hội có liên quan đến việc thi cử của xã hội phong kiến đương thời, tất cả đã được tác giả thể hiện lại hết sức sinh động.

2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật

Ngoài ngôn ngữ trần thuật của tác giả, thì ngôn ngữ nhân vật cũng đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của các sáng tác văn chương. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm lời nói của nhân vật, hành động của nhân vật, ánh mắt nét mặt lời nói được ghi lại... Trung tâm cuộc sống hiện thực chính là con người. Cần tôn trọng ngôn ngữ nhân vật, vì ngôn ngữ nhân vật chính là nhân chứng chung thực của phóng sự. Căn cứ vào hình thức thể hiện, người ta chia ngôn ngữ nhân vật thành hai loại là ngôn ngữ nhân vật trực tiếp và ngôn ngữ nhân vật gián tiếp.

Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp

Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp là tất cả các từ ngữ được trích dẫn trực tiếp, xuất hiện trong những tình huống đàm thoại, phỏng vấn.

Trong Lều chòng, Ngô Tất Tố đã cho nhân vật đối thoại trực tiếp. Ở chương IX, có đoạn nói về cuộc đối thoại giữa Vân Hạc, Đốc Cung và Khắc Mẫn sau khi họ đi xem bảng kết quả thi về:

“... - Ông có tự tử cái con...! Đừng trêu tiết ông mà không ra gì bây giờ.

Hai thằng xỏ lá!...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

- Thằng chó! Cáu gì chúng ông! Hãy lại cửa trường mà xem. Chẳng tên thằng Nguyễn Khắc Mẫn thì tên con chó ở bảng đấy à!” [1, 170].

Về nguyên tắc, lời nói của nhân vật trực tiếp thường mang dấu ấn cá nhân rất rò nét. Ta thấy được những đặc điểm riêng của chủ thể phát ngôn: từ giới tính, tuổi tác, quê quán cho đến trình độ, nghề nghiệp hay tính cách... Ở đoạn trích trên đã thể hiện toàn bộ điều đó, từ tuổi tác, quan hệ cấp bậc, quê quán cho đến trình độ học vấn, tính cách của người nói trong phóng sự.

Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 6

Ở chương XVIII, Ngô Tất Tố viết về cuộc nói chuyện của Vân Hạc và cô Ngọc vợ anh, sau khi Đào Vân Hạc đi thi bị đánh hỏng tuột, như sau:

“- Mình ở Hà Nội về hay ở bên Đào Nguyên sang?

- Tôi ở bên Đào Nguyên sang.

- Mình về Đào Nguyên từ hôm nào?

- Tôi về Đào Nguyên hôm qua. Vì thấy bác Giáo Kinh Môn ở trong trường ra, nói là tôi hỏng tuột, nên sáng hôm sau, tôi và các anh về ngay, chẳng thiết ở lại xem bảng.

- Xem bảng làm cái quái gì nữa! Tôi chắc khoa này cũng chẳng ai đỗ.”

Tuy nhiên, khi xuất hiện trong các sáng tác, đôi khi lời nói của nhân vật đã mất đi cái dáng vẻ nguyên sơ như nó vốn có trong đời thực vì nó đã trải qua sự nhào nặn dưới ngòi bút tác giả. Dù vậy, ngôn ngữ nhân vật trực tiếp, nếu được tác giả tái hiện một cách trung thành (tất nhiên không vượt quá giới hạn mà sự chuẩn mực cho phép) so với nguyên gốc, luôn mang những đặc trưng rất rò nét của phong cách khẩu ngữ.

Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp

Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp chúng ta gặp trong trường hợp tác giả dùng lời của mình để diễn đạt lại nội dung các lời nói của nhân vật. Ngôn ngữ

nhân vật gián tiếp có thể gặp ở phóng sự, bút ký... một mặt làm cho giọng điệu của tác giả phóng sự trở nên đa dạng, linh hoạt hơn; mặt khác, thể hiện vai trò tổ chức các thành tố nội dung của tác giả rò hơn. Ngôn ngữ gián tiếp có vai trò hết sức quan trọng, để diễn đạt một sự việc, tác giả không phải lúc nào cũng có thể nói ra một cách tường minh, trực tiếp mà có những trường hợp phải dùng lối nói gián tiếp mới đem lại hiệu quả như ý muốn.

Lều chòng, có đoạn: “Bởi vì từ thuở tấm bé đến giờ, chưa từng thấy người con gái nào được cái vinh hạnh như mình, và cô cứ phải loanh quanh suy tính: “Không biết chốc nữa mình sẽ phải ngồi thế nào, phải đứng thế nào, và phải ăn nói thế nào cho đúng điệu bộ một bà Tiến sĩ? Hỏi mãi, cô vẫn không tìm được câu trả lời”. Ở đoạn này tác giả cho người đọc thấy rò những dòng độc thoại nội tâm cùng sự hồi hộp, bồn chồn không yên của cô Thúy trước giờ đi đón cậu Khóa Trần Đăng Khoa chồng cô về làng.

Ta thấy, ngôn ngữ nhân vật gián tiếp còn tạo điều kiện cho tác giả bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình đối với sự việc, đang nói tới một cách rò ràng công khai. Đoạn cô Ngọc nghe tin chồng bị bắt giam cũng thể hiện bằng ngôn ngữ nhân vật gián tiếp: “Là vì trước đây bảy ngày, người đầy tớ của cô thuê đi theo hầu Vân Hạc vào Kinh, vừa về báo cho cô biết tin chàng bị bắt vào ngục. Thật là xét đánh ngang tai cũng không sợ bằng. Lúc ấy mặt mũi cô không còn sắc máu, chân tay cô run cầm cập, trống ngực cô đánh thình thịch, luống cuống cô vội hỏi hắn vì cớ gì mà chàng bị bắt. Nhưng mà ai biết? Chính chàng cũng còn chưa biết, huống chi đầy tớ của chàng” [1, 394].

Bản sắc của phóng sự văn học còn được nhân diện ở nghệ thuật di chuyển điểm nhìn trần thuật. Ở tiểu thuyết phóng sự ta thấy được trình tự trần thuật nhiều khi không tuân thủ theo diễn biến của sự kiện. Thời gian, không gian có thể được thay đổi theo mong muốn của người viết. Do đó, Dù được sử dụng loại hình ngôn ngữ nào thì tình tiết trong tác phẩm Lều chòng của Ngô

Tất Tố cũng rất chính xác. Sự chính xác đó thể hiện sự tinh tế, cái nhạy cảm của tác giả trong việc lựa chọn từ ngữ chứ không phải chính xác theo logic khoa học. Ở các sáng tác của mình ông đều cho người đọc thấy được cái tài tình của mình trong việc sử dụng hệ thống từ ngữ đắt giá để diễn đạt nội dung của cuốn tiểu thuyết sao cho thích hợp nhất. Ngoài tính chân thật Ngô Tất Tố còn cho chúng ta thấy tình cảm thái độ của mình ở trong tác phẩm, chính vì vậy mà mọi tình tiết của câu chuyện trong phóng sự hiện lên vô cùng sinh động và sắc nét.

2.2.3. Ngôn ngữ giàu tính thời sự và tính chiến đấu

Tính thời sự thể hiện trong cách dùng từ

Với tác giả, chúng ta nhận thấy chính tố chất của một nhà báo đã giúp ông tiếp cận nhanh nhạy với những vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội lúc bấy giờ. Đất nước ta vào những năm trước cách mạng tháng Tám, tuy gặp phải những khó khăn gian khổ, nhưng các phong trào do Đảng lãnh đạo vẫn kiên trì và dần dần lớn mạnh khắp cả nước, nhiều lúc sôi nổi, làm cho thực dân Pháp hoảng sợ; chúng chỉ còn cách dựa vào bọn quan lại, địa chủ và cường hào, bọn chúng trở thành những tôi tớ trung thành của chúng. Tất cả những cái gì là phong kiến đều được chúng đề cao; đặc biệt là những gì lỗi thời, lạc hậu và mê tín ở dân gian, tôn sùng nho giáo, đề cao chân lý phong kiến... Để đánh lạc hướng dư luận và quần chúng nhân dân, chúng đã tuyên truyền những gì mà chúng cho là “quốc túy, quốc hồn”, hòng mục đích ru ngủ nhân dân ta cam chịu làm nô lệ. Đặc biệt trong đó, chúng đề ra phong trào phục cổ, bảo tồn quốc túy của thực dân Pháp.

Bài “Dưới ánh sáng cứu quốc, xét qua văn hóa Việt Nam trong sáu năm chiến tranh 1939 – 1945” đăng trên báo Tiền Phong số 1, Nguyễn Đình Thi viết về thời kì 1940 – 1942 như sau:

Văn hóa phong kiến được dịp tái sinh. Nó hét đắc thắng và lên tiếng mỉa mai những sự “lầm đường lạc lối” trong những năm xã hội nối gót tư sản Pháp. Nó hô hào trở lại với những giá trị cũ, với tôn ti trật tự, với luân lí Khổng Mạnh, với hương thôn, quan trường, với gia đình. Những giá trị muôn đời ấy ngay đến Petanh đã chẳng phải công nhận đó sao. Phong trào bảo thủ thụt lùi đã chiếm ưu thế một cách rò rệt. Nó đã đề ra “Trai nước cam làm gì?” của Hoàng Đạo Thúy, “Thanh đạm” của Nguyễn Công Hoan, “Bút nghiêng” của Chu Thiên, “Một nền giáo dục mới” của Thái Phỉ, tạp chí Tri tân của nhóm Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Phượng

Phục cổ trở thành một cuộc vận động lớn cả trong chính trị và trong văn hóa, văn học. Thực dân Pháp ráo riết tuyên truyền văn hóa nô dịch, cố gây một phong trào phục cổ, làm cho giới trí thức Việt Nam vốn đã không sát thực tế, lại càng thoát ly khỏi thực tế, quên lãng đi những nhiệm vụ hàng đầu trước mắt là chiến đấu trống kẻ thù chung. Chứng kiến hoàn cảnh đó, những người trí thức đã tự tạo ra một con đường phù hợp. Phần lớn những người trí thức, có lòng yêu nước sớm nhận ra âm mưu thâm độc của kẻ thù đã văn chương như một thứ vũ khí để chống lại chủ nghĩa Phục cổ, góp phần cảnh tỉnh nhân dân trước thủ đoạn của bọn xam lược và bọn tay sai bán nước.

Trước hoàn cảnh đó, Ngô Tất Tố bằng tấm lòng thiết tha yêu nước, cùng với sự cảm thông thấu hiểu trước tình cảnh cùng cực của nhân dân, và đặc biệt có vốn hiểu biết văn hóa sâu sắc, ông đã theo kịp và bám sát thời đại, vì vậy mà các sáng tác của ông luôn đề cập đến vấn đề nóng bỏng lúc bấy giờ điển hình như phong trào phục cổ. Ngô Tất Tố đã đả kích rất mạnh vào những cái thối nát của phong kiến. Ông đã phê bình kịch liệt Nho giáo về chế độ phong kiến của Trần Trọng Kim, ông đã đánh những đòn rất nặng vào đầu não chế độ phong kiến và những kẻ muốn lấy đạo Nho làm nền tảng để “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Chính vào thời điểm đó, tác phẩm Lều chòng của

Ngô Tất Tố ra đời. Tác phẩm là một đóng góp to lớn của ông về đề tài lịch sử, tiểu thuyết đã cung cấp một kho tư liệu quý giá về chế độ thi cử thời phong kiến, làm sống lại không khí khoa cử của một thời kỳ lịch sử.

Thái độ phê phán hiện thực trong cách dùng từ

Lều chòng, những người mà tác giả thông cảm là những người thi hỏng, nạn nhân của chế độ thi cử ngặt nghèo lúc bấy giờ. Như nhân vật chính Đào Vân Hạc, được tác giả giới thiệu là một anh chành học giỏi, tài hoa, có những tư tưởng tiến bộ và ghét lối văn sáo bã, làm văn có chỗ bướng bỉnh... tác giả thông cảm cho loại thi hỏng như anh ta. Rồi có người đi thi đến già rồi vẫn hỏng, có người còn chết ở trong lều vì thời tiết quá lạnh, có người đi thi sợ hỏng đến nỗi không làm được bài nên lại hỏng tiếp... Phản ứng của những người thi hỏng cũng được tác giả thuật lại khác nhau, những Ngô Tất Tố cho người đọc thấy rằng lý do chính khiến họ thi hỏng là do chế độ khoa cử quá lạc hậu cổ hủ. Tác giả phản ánh lại thực tế đó một cách khách quan chân thực nhưng cũng để độc giả cảm nhận được từng quan điểm riêng của tác giả trong hoàn cảnh đất nước đương thời. Viết cuốn tiểu thuyết mà như tác giả đang bộc bạch nhính những tâm sự thật của mình, khi chính bản thân tác giả cũng đã từng vác “lều” vác “chòng” đi thi. Đọc xong tác phẩm người đọc có cảm giác là nếu chế độ khoa cử mà hợp lý hơn thì những người như Vân hạc sẽ có sự nghiệp sáng lạng hơn, và người đọc cũng không khỏi lấy làm tiếc cho một người như chàng mà không thể làm nên sự nghiệp gì. Bên cạnh đó với những người học dốt thì tác giả lại tỏ thái độ và dùng những ngôn ngữ châm biếm, mỉa mai sâu sắc:

“Đức Chinh lại ngồi phắt dậy:

- Thế thì tôi làm thế nào bây giờ! Nếu lại cách quyển lần nữa, thì viết bao giờ cho xong, không khéo sẽ bị ngoại hàm!

Vân Hạc ra bộ thương hại:

- Vậy thì chữ “đăng” ấy ở tờ thứ mấy?

- Thưa ông ở tờ thứ ba.

Vân Hạc không thể nín cười:

- Thế thì sợ gì? Xé mẹ cái tờ giấy ấy mà viết tờ khác. Đức Chinh hí hửng như mơ mới tỉnh...” [1, 230 – 231].

Ngôn ngữ đầy giọng châm biếm mỉa mai người học dốt như Đức Chinh mà vẫn cắp cặp đi thi. Thật mang tiếng là con quan lớn mà ham chơi, học hành không tới nơi tới chốn, giờ đi thi thì bỏ tiền ra để làm gà ngay trong chốn trường thi. Vì vậy việc Ngô Tất Tố để Đức Chinh thông báo với mọi người là mình đã thi hỏng cũng thật đáng chế diễu, vì đa phần các sĩ tử đi thi đều mong mình sẽ được vào tiếp, nhưng riêng Đức Chinh lại tỏ ra sung sướng khi mình bị hỏng. Người đọc lại cũng thầm hiểu rằng, nếu anh ta được Vân Hạc giúp mà vào được vòng này nữa thì khi vào trường thi anh ta sẽ làm bài thi như thế nào. Vì càng vào vòng trong trường thi càng coi phòng nghiêm ngặt hơn kỳ trước.

“Vân Hạc sẽ hỏi Đức Chinh: Cậu có được “vào” hay không?

Đức Chinh đáp bằng vẻ mặt sung sướng:

- Không, tôi bị hỏng.” [1, 270].

Khác hẳn với nhân vật Đốc Cung, cũng cùng thi hỏng như Đức Chinh, nhưng lại được hết thảy mọi người cùng xem lại quyển thi và tìm cho ra quyển của anh bị “khiếm tỵ” ở chỗ nào. Vì anh cũng là một sĩ tử chăm học, có tri thức và đi thi bằng chính lực học của mình. Tâm trạng của một người thi hỏng như anh cũng được nói đến bằng những từ ngữ có phần lạc quan nhưng không khỏi buồn rầu: “... tôi bât giờ ruột gan đương bồn chồn, còn thiết gì đến chơi bời?” [1, 276].

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí