Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về tiểu thuyết của Ngô Tất Tố, qua việc tìm hiểu chúng tôi thấy rằng đến thời điểm hiện tại đã có không ít những bài viết đề cập đến những tác phẩm của ông. Có thể kể đến các nhà phê bình như: Kiều Thanh Quế, Vũ Ngọc Phan, Trần Văn Minh, Nguyễn Đăng Mạnh...

Nhà nghiên cứu Kiều Thanh Quế trong bài phê bình tác phẩm “Lều chòng của Ngô Tất Tố” đã xác định đặc trưng thể loại và đánh giá ý nghĩa nội dung hiện thực: “Lều chòng của Ngô Tất Tố là một phong tục tiểu thuyết nhưng lại có tính cách lịch sử - lịch sử khoa cử ngày xưa! Các nhân vật của lịch sử không có trong đó; nhưng cả một thời đại khoa cử của quá khứ trong đó, được tiểu thuyết hóa bởi một nhân vật của lịch sử khoa cử Việt Nam: ông đầu xứ Ngô Tất Tố... Đọc Lều chòng, nhiều người chỉ để ý đến chỗ khả quan của một chế độ khoa cử phiền phức ngày xưa thôi. Chớ mặt trái chế độ còn chứa biết bao nhiêu là chi tiết đáng thương tâm: nào là phải đóng quyển văn viết bài thi cho hợp phép; nào là không được đồ, di, câu, cải, nếu không, phạm trường qui! Ngoài ra còn các ngoại hạn, ngoại hàm, khiếm trang, khiếm tị, phạm húy... Kể sao cho xiết những điều vô lý ấy? Nó chỉ tổ làm khổ, làm mờ tối niên lực sáng tạo của sĩ phu thuở trước thôi!” [16, 10 – 11].

Trong bài phê bình tác phẩm “Lều chòng” nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cho nên vào thời điểm Lều chòng ra đời, có người đã nhận định Lều chòng thuộc vào loại tiểu thuyết phóng sự. Nghệ thuật phản ánh hiện thực cũng có những chỗ tinh vi, đánh dấu hẳn một giai đoạn lịch sử: vào giữa thế kỉ XIX” [5, 344]

Tóm lại, phân tích các bài viết về tiểu thuyết Lều chòng, chúng tôi nhân xét, những lời phê bình về tác phẩm ở trên chỉ quan tâm tới đặc trưng về thể loại tiểu thuyết, còn nghệ thuật phóng sự, nghệ thuật mà chúng tôi cho là chủ

đạo làm nên diện mạo tiểu thuyết Lều chòng của Ngô Tất Tố thì không được đề cập tới nhiều và đặt nó ở vị trí xứng đáng.

3. Mục đích nghiên cứu

Từ việc khám phá và tìm hiểu chất phóng sự trong tiểu thuyết Lều chòng của Ngô Tất Tố. Chúng tôi rút ra những thành công của tác giả trong nghệ thuật phóng sự. Những sáng tạo đó đã góp phần tạo nên sức ảnh hưởng của nhà văn với nền văn học dân tộc.

4. Đối tượng, pham vi nghiên cứu

Nghiên cứu nghệ thuật phóng sự trong tác phẩm Lều chòng của Ngô Tất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Tố.

5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê

Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 2

Phương pháp đối chiếu – so sánh

6. Đóng góp của khóa luận

Đề tài nghiên cứu đi sâu khám phá nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều chòng nhằm tăng thêm nguồn tài liệu về nghệ thuật phóng sự trong tác phẩm này; nêu bật đặc sắc nghệ thuật phóng sự được sử dụng trong cuốn tiểu thuyết. Từ đó, đã làm nên một kiệt tác văn chương – Lều chòng của Ngô Tất Tố.

Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho học sinh hoặc sinh viên chuyên ngành văn khi nghiên cứu về nhà văn Ngô Tất Tố.

7. Bố cục khóa luận

Khóa luận bao gồm các phần: mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung và kết luận.

Phần nội dung của khóa luận được cấu tạo thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Biểu hiện của nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều chòng.

Chương 3: Giá trị của nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều chòng

NỘI DUNG CHƯƠNG 1‌

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Khái niệm phóng sự

1.1.1. Sự ra đời của phóng sự

Từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX – nền văn học viết Việt Nam hình thành và phát triển trong môi trường xã hội phong kiến trung đại, đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng ít có những giai đoạn diễn ra sự biến đổi mạnh mẽ và mau lẹ. Bước sang đầu thế kỉ XX, cơ cấu xã hội và môi trường văn hóa

– tư tưởng có nhiều biến đổi quan trọng, nền văn học dân tộc đã chuyển dần từ phạm trù văn học trung đại sang văn học hiện đại.

Từ những năm 30 của thế kỷ XX, văn học Việt Nam được đánh giá là phát triển mau lẹ. Sự phát triển mau lẹ ấy thể hiện ở cả sự tăng trưởng về số lượng, cả về nhịp độ kết tinh và ở trên mọi thể loại, mọi khuynh hướng văn học. Nói về tốc độ phát triển của văn học Việt Nam trong thời kỳ này, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, trong bộ Nhà văn hiện đại đã nhận xét: “Một năm ở ta kể như ba mươi năm của người” [12, 22]. Nhiều thể loại mới lần lượt ra đời và đã đóng góp cho sự phát triển của văn học Việt Nam với nhiều tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Trong những thể loại đó thì thể phóng sự chiếm một vị trí lớn trên diễn đàn văn học. Có được vị trí đó là nhờ vào những ưu thế riêng, vô cùng hữu ích cho việc phục vụ nhu cầu cấp thiết của thời đại mà phóng sự mang lại: tính xác thực, tính thời sự, tính chính trị, xã hội. Dưới ngòi bút và lối viết của các tác giả có thực tài, phóng sự thể hiện thành công chức năng vốn có.

Phóng sự từ khi xuất hiện đã làm chấn động dân chúng báo chí, còn các nhà cầm quyền thì ra lệnh đóng cửa các tòa soạn báo, vì tính chất nguy hiểm của các bài phóng sự. Leonard Ray Teel – Ron Tay đã viết: “Phóng sự có thể

là vị trí quyến rũ hơn cả trong nghề báo” [11, 7], còn GS, TS Karel Storkal (Tiệp Khắc) nhận định là: “Phóng sự là một trong những thể loại báo chí được người đọc yêu thích nhất và cũng là một trong những thể loại khó nhất đối với người viết” [11, 7]. Nhiều tài liệu nghiên cứu đã cho rằng thể phóng sự xuất hiện lần đầu ở Châu Âu vào cuối thế kỉ XIX, khi đó độc giả đã bắt đầu chán ngấy sự hư cấu và khát khao những điều chân thực đang hoặc đã diễn ra trong xã hội, về những hiện thực đen tối, thối nát của cả một hệ thống chính trị. Cùng với đó, sự tham gia tích cực của các nhà văn vào địa hạt báo chí đã thúc đẩy thể loại phóng sự xuất hiện trên thế giới vào cuối thế kỉ XIX.

Ở Việt Nam, phóng sự ra đời khá muộn. Có một số ý kiến cho rằng phóng sự bắt đầu manh nha từ những tác phẩm người thực, việc thực như: Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái. Trong công trình nghiên cứu Phóng sự báo chí của nhà xuất bản Lí luận chính trị lại cho rằng: Phóng sự đã có mặt ở Việt Nam vào những năm 30 của thế kỉ XX, mặc dù báo chí Việt Nam có từ năm 1863, với nhiều dẫn chứng rất khách quan và thuyết phục như sau:

Thứ nhất: Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, chúng đã thay “chính sách đồng hóa” bằng “chính sách hợp tác”, chúng đã tung ra những khẩu hiệu mang tính chất lừa bịp như “Pháp – Việt đều hều”. Từ khẩu hiệu này của thực dân Pháp, chúng ta đã đưa rất nhiều thanh niên trí thức lên đường du học tại các nước Nhật, Pháp. Trong đó có không ít những người làm nghề báo, sau một thời gian họ trở về nước và đem theo những ánh sáng mới của phương Tây về. Có thể kể đến một số tên tuổi là Tạ Đình Bích, Phùng Bảo Thạch, Đỗ Văn... Họ đã cùng nhau thực hiện một cuộc cải cách quan trọng trong nghề báo: áp dụng vào Việt Nam lối viết báo và cách trình bày báo hiện đại đã học được từ Châu Âu, với lối hành văn gọn gàng, sáng sủa của người Pháp. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc xuất bản ở Pari năm 1925 có thể

coi là một thiên phóng sự chính luận giàu tính chiến đấu và sôi nổi tinh thần yêu nước. Giai đoạn 1930 – 1945 phóng sự nở rộ với nhiều cây bút tài năng cùng với những tác phẩm xuất sắc và đã có được tiếng vang rộng rãi trong dư luận. Có thể kể tới phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang, được đăng trên tờ Đông Tây vào tháng 8/1932, do Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn, hai người có công lớn trong việc thay đổi báo chí nước ta. Cuộc thay cũ, đổi mới này đã tạo điều kiện cho các thể loại báo chí mang phong cách hiện đại du nhập dần vào Việt Nam, trong đó có phóng sự. Năm 1942, nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan viết: “Ở nước ta, nghề viết báo là một nghề mới có, nên những thiên phóng sự xứng đáng với cái tên của nó, cũng chỉ mới ra đời trong vòng mươi năm trở lại đây” [15, 520]. Nguyễn Đăng Mạnh có viết: “Vào đầu những năm 30 của thế kỉ này (tức thế kỉ XX) cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, một thể văn mới ra đời; thể Phóng sự” [7, 63].

Thứ hai: Hoàn cảnh đất nước ta trong thời kỳ này, liện tục xảy ra hàng loạt các sự kiện. Trước tiên, có thể kể đến cơn bão khủng bố trắng 1930 – 1931. Xã hội Việt Nam thời kỳ này tồn tại những mâu thuẫn gay gắt. Sự áp bức bóc lột của thực dân, những bất công của xã hội đã đẩy dân nhân vào tình trạng vô cùng khổ cực. Thực trạng xã hội với hình ảnh cùng quẫn của tầng lớp nghèo hèn dưới đáy xã hội; sự “phất” lên của những tên quan lại, địa chủ theo Pháp... là mảng đề tài hiện thực nóng bỏng, được các nhà văn lựa chọn để “mổ xẻ”, bằng “một lối tả thực như kí sự, trào phúng như văn châm biếm, cảm người ta như văn tiểu thuyết, mà lại bao gồm tất cả lối bút chiến về việc, nói tóm lại dùng cái lối tạo nên một thể linh hoạt và có hiệu lực vô cùng: thể Phóng sự” [15, 519].

Thứ ba: Vào đúng thời gian này, nền giáo dục của nước ta đã có những khởi sắc đáng kể. Hệ thống trường học ngày càng được mở rộng trên cả nước. Đó là điều kiện tốt để tạo ra một lượng độc giả lớn. Độc giả đòi hỏi phải có

những tác phẩm báo chí vừa phản ánh cụ thể chính xác về hiện thực cuộc sống đa dạng, chân thực, vừa có thể gợi cảm xúc trong lòng người đọc. Điều đó thúc đẩy phóng sự ra đời và nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí: là đứa con đầu lòng của nghề viết báo.

Tóm lại, có thể khẳng định phóng sự bắt đầu manh nha xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng những năm 30 của thế kỉ XX, do tình hình đất nước ta lúc bấy giờ kết hợp với các cây bút tài hoa vào địa hạt báo chí và do công chúng báo chí đòi hỏi.

1.1.2. Quá trình phát triển của phóng sự Việt Nam

Phóng sự là thể văn mới được du nhập vào nước ta, ngay khi ra đời phóng sự đã tồn tại, và khẳng định vị trí của mình. Nó đã làm đảo lộn, tạo nên những “cú sốc” trong công chúng báo chí. Có thể xác định ba giai đoạn phát triển của phóng sự như sau:

Giai đoạn 1: Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

Ở giai đoạn này, phóng sự tuy mới bắt đầu manh nha xuất hiện ở Việt Nam nhưng cũng đã cho công chúng thấy rò được vai trò quan trọng của thể tài này. Phóng sự thời kỳ được đánh dấu bằng tác phẩm “Tôi kéo xe” của Tam Lang Vũ Đình Chí, đăng lần đầu trên tạp chí Đông Tây. Với tác phẩm này đã cho thấy phóng sự vừa ra đời đã đạt tới đỉnh cao về nội dung và hình thức thể loại. phóng sự giai đoạn này được chia làm nhiều khuynh hướng khác nhau. Theo như sự tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy phóng sự giai đoạn này đi theo một số khuynh hướng cơ bản dưới đây:

Khuynh hướng thứ nhất: Ở khuynh hướng này, các nhà báo đã dùng ngòi bút của mình để ca ngợi chế độ thực dân bảo hộ, chính những lời lẽ ca ngợi được sử dụng trong lối viết này đã làm tan rã tinh thần chống ngoại xâm của một bộ phân công chúng. Phóng sự “Tôi buôn lậu” đăng trên báo Dân

Nói, Sài Gòn, tháng 2/1938, của Đồng Phương, hoặc những phóng sự mang tính chất mua vui rẻ tiền, đã đầu độc tâm hồn của thanh niên đến nỗi khiến Ngô Tất Tố phải thốt lên: “Họ không cần thuốc mê, chỉ dùng những văn thơ khêu gợi để đầu độc những óc ngây thơ của phụ nữ” [15, 26].

Khuynh hướng thứ hai: Ở khuynh hướng này các tác giả lại tập trung đi vào việc tái hiện lại cuộc sống bần cùng của con người, đề cập đến những đau khổ của người dân, những bất công ngang trái hiện hữu trong xã hội. Các tập phóng sự ra đời cùng với những tên tuổi tài hoa, chúng ta có thể kể đến tác giả Trọng Lang với những thiên phóng sự đã góp phần tái hiện lại tình trạng thanh niên với cuộc sống trụy lạc ở nơi thành thị; Vũ Trọng Phụng với hàng loạt các thiên phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934); Ngô Tất Tố với những thiên phóng sự về nạn cường hào, hủ tục hương thôn và chế độ khoa cử thời phong kiến như: Lều chòng (1939), Việc làng (1940)... Những phóng sự này đã phần nào phản ánh được nỗi thống khổ của một dân tộc thuộc địa, bên cạnh đó các tác giả cũng đã phần nào thể hiện được rò quan điểm, thái độ và tình cảm của cá nhân mình đối với những người dân nghèo khổ lam lũ – những con người sống ở dưới đáy xã hội.

Khuynh hướng thứ ba: Là khuynh hướng của báo chí cách mạng. Các nhà phóng sự đi theo khuynh hướng này hoạt động bí mật, làm nhiệm vụ chính là tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và lí tưởng cách mạng nhằm khợi gợi lòng yêu nước và kêu gọi nhân dân tham gia cách mạng. Thể loại phóng sự trên báo chí cách mạng đã bám sát cuộc chiến đấu chống kẻ thù của dân tộc ta. Từ mục đích mà lối viết phóng sự này muốn hướng tới, chúng ta có thể nhận định đây là một khuynh hướng tiến bộ, và vô cùng cần thiết cho đất nước ta trong việc kêu gọi toàn bộ quần chúng nhân dân đi theo con đường chân chính – con đường cách mạng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022